1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ thương mại của vương quốc ayutthaya với một số nước châu á thế kỷ XIV XVI

73 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong khuôn khổ một cuốn giáo trình đại cương nên quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI được tác giả trình bày sơ lược thông qua

Trang 1

vị vua Ayutthaya được gọi là Siam Người Ấn thường gọi là thành phố Siam”

[5; 280] Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tôi dùng khái niệm Ayutthaya để chỉ vương triều tồn tại trong lịch sử Thái Lan và phát triển hưng thịnh trong suốt hơn 400 năm Khi đứng ở điểm nhìn từ hiện tại về quá khứ tôi sử dụng khái niệm Thái Lan Phụ thuộc vào các quan điểm khác nhau mà các thuật ngữ Ayutthaya, Siam hoặc Thái Lan được sử dụng thay thế

Nằm ở phía Tây Nam của bán đảo Đông Dương với lãnh thổ hẹp ngang

và đường bờ biển chạy dài, vương quốc Thái Lan vừa ở vị trí giữa hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, lại là nơi tiếp giáp giữa hai vùng lãnh thổ Đông Bắc Á và Đông Nam Á; đồng thời vừa gắn với lục địa châu Á vừa hòa nhập với môi trường kinh tế biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Chính

vì vậy, ngay từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên, Thái Lan đã có mối liên

hệ sớm với khu vực Đông Á, Tây Nam Á, là nơi tiếp nhận các mạch nguồn lịch sử và chia sẻ với các quốc gia trong khu vực những giá trị lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội

Thế kỷ X – XV, là thời kỳ thịnh đạt của các quốc gia phong kiến dân tộc

ở Đông Nam Á Trên bình diện khu vực giai đoạn này xuất hiện các đế chế

Trang 2

lớn như: Srivijaya, Majapahit (Indonesia), Angkor, Đại Việt, Bằng nhu cầu

và khả năng tiếp nhận, các quốc gia Đông Nam Á tham gia vào hệ thống thương mại quốc tế ở những mức độ khác nhau Cùng với việc đẩy mạnh tiếp xúc – giao lưu với hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, những mối liên

hệ mang tính nội vùng, khu vực đã và đang là nhu cầu cấp thiết của các quốc gia Đông Nam Á Với tư cách là một thành viên của khu vực, bước sang thế

kỷ XIV, vương quốc Ayutthaya đã “trỗi dậy”, trở thành một thể chế mạnh và quan trọng ở khu vực Đông Nam Á Với vị trí địa lý thuận lợi, Ayutthaya là địa điểm giao thương hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới, rất nhiều thương thuyền của Trung Quốc, Ấn Độ, Arập, các nước Đông Nam Á và thế giới đã đến Ayutthaya

Với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình lịch sử của các nhà nước quân chủ Thái Lan nhưng không phải vì thế mà giao thương của Thái Lan thời kỳ tồn tại của vương quốc Ayutthaya bị hạn chế Thực tế lịch sử đã chứng minh thế kỷ XIV – XVI, quan hệ thương mại của vương quốc này vẫn có sự phát triển nhất định

Hàng hóa của Ayutthaya được đưa ra nước ngoài không chỉ bằng con đường buôn bán thuần túy mà còn bằng con đường chính trị, ngoại giao dưới hình thức cống nạp và theo chân các sứ đoàn ngoại giao ra nước ngoài Đây cũng là điểm tương đồng của Ayutthaya với các nước trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Thái Lan trong những thế kỷ gần đây

là kết quả của nhiều nhân tố trong đó có sự kế thừa của quan hệ giao thương được thiết lập trong suốt chiều dài lịch sử Đó chính là tiền đề để Thái Lan đạt được những thành tựu như ngày hôm nay Có thể nói, thời kỳ tồn tại của vương triều Ayutthaya nhất là thế kỷ XIV – XVI, là giai đoạn mang tính bản

lề cho thương mại Thái Lan vươn lên mạnh mẽ trong những thế kỷ tiếp theo

Trang 3

Quan hệ thương mại của Ayutthaya đã góp phần tạo nên quan hệ thương mại của Thái Lan sau này Ayutthaya với tư cách là một vương triều thịnh trị tồn tại suốt bốn thế kỷ tạo nên nền tảng kinh tế vững chắc cho Thái Lan Nhìn lại những thành tựu kinh tế mà các vương triều đã đạt được tạo nên truyền thống văn hóa cũng như một truyền thống thương mại đậm nét Từ đó, kinh nghiệm buôn bán và giao thương của các tầng lớp thương nhân Thái Lan đã được hình thành

Quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya đã tạo nên quan hệ quốc

tế rộng mở Thái Lan có điều kiện tiếp thu và giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài Thương mại giống như sợi dây liên kết để từ đó thiết lập nên các mối liên hệ khác Không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mối quan hệ thương mại ở một phương diện nào đó là hình thức mở đường cho quan hệ ngoại giao

và chính trị

Ngoại giao và thương mại nằm trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, tạo thuận lợi cho nhau trong quá trình phát triển Bên cạnh đó, thương mại cũng góp phần giúp ta có những hiểu biết về mặt văn hóa của các quốc gia Đó là điều kiện tốt để Thái Lan giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết văn hóa và thị trường tạo tiền đề cho cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ XIX Có thể xem xét quá trình ấy như một động lực cho nền kinh tế Thái Lan có bước tiến xa hơn và khẳng định được vị trí của mình không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế

Xuất phát từ những ý tưởng đó, tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề sự phát triển thương mại của vương quốc Ayutthaya cũng như quan hệ thương mại của Ayutthaya với một số nước châu Á là một đề tài hấp

Trang 4

dẫn đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả Thái Lan, Việt Nam và các nhà nghiên cứu thế giới Các công trình nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị của vương quốc Ayutthaya được công bố ngày càng nhiều Trong

đó, quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI là một vấn đề có ý nghĩa khoa học Tuy nhiên, cho đến nay những công trình đi sâu nghiên cứu về quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI còn chưa nhiều

E.O Becdin trong cuốn “Lịch sử Thái Lan” (tóm lược), Nhà xuất bản Khoa học Matxcơva, 1973, đã đề cập đến nhà nước Ayutthaya và quan hệ buôn bán của nó với các nước trong khu vực Tuy nhiên, trong khuôn khổ một cuốn giáo trình đại cương nên quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI được tác giả trình bày sơ lược thông qua mối quan hệ giữa các nước trong khu vực

Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E Hall, xuất bản ở Luân Đôn năm 1956 là một công trình tổng hợp về lịch sử Đông Nam Á Trong đó, tác giả trình bày toàn bộ lịch sử Đông Nam Á với tư cách là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa qua từng thời kỳ phát triển Ở chương VII, tác giả đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa Ayutthaya với các nước láng giềng như Malacca, Đại Việt, Trung Quốc,…trong thế kỷ XIV – XVI, trong đó cũng có

đề cập đến quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya Tuy nhiên, do bố cục của cuốn sách và mục đích nghiên cứu nên vấn đề quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI chưa được tác giả trình bày thành một vấn đề riêng có hệ thống

Cuốn “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của Lê Văn Quang (Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, 1995) đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiến trình phát triển của lịch sử Thái Lan từ thời cổ đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX Trong khi trình bày về lịch sử vương quốc Ayutthaya, tác giả

Trang 5

đã đề cập đôi nét đến quan hệ thương mại giữa Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI

Cuốn “Lịch sử Thái Lan” xuất bản năm 1998 do Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai đồng chủ biên đã trình bày những nét cơ bản của lịch sử Thái Lan từ thời Tiền sử đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trên phương diện kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội Tuy nhiên, vấn đề quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với các nước châu Á thế kỷ XIV – XVI mới được các tác giả trình bày lồng ghép với các vấn đề lịch sử, kinh tế, đối ngoại

ở dạng khái quát mà chưa trở thành một vấn đề có tính hệ thống, rõ ràng Những công trình nghiên cứu khác như “Vương quốc Thái Lan – lịch sử

và hiện tại” của Vũ Dương Ninh, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1990;

“Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Thái Lan” của Viện nghiên cứu Đông Nam Á; cuốn “Lịch sử Thái Lan từ thế kỷ XIII đến những năm 80” của Huỳnh Văn Tòng, Khoa Đông Nam Á, Học viện đào tạo và mở rộng Tp Hồ Chí Minh, 1993; cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của Lương Ninh (Chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, 2005,…đều nghiên cứu về lịch sử Thái Lan nói chung và vương quốc Ayutthaya nói riêng trên nhiều phương diện khác nhau trong đó có đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI

Bên cạnh đó có một số bài viết, công trình nghiên cứu khác như: “Quan

hệ của Ruykyu và Siam thế kỷ XIV – XVI” của Lê Thị Khánh Ly, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 2/2006, “Quan hệ của Malacca với các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1400 – 1511” của Phạm Văn Thủy, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 3/2006, “Lịch sử Đông Nam Á” của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2001,…

Một số công trình nghiên cứu về lịch sử vương quốc Ayutthaya nói riêng

và lịch sử Thái Lan nói chung được xuất bản bằng tiếng Anh như: “Ayutthaya

Trang 6

– Venice of the East” của Drich Ganier (Bangkok; River Book Co, 2004);

“Thailand: A short history” của Davidk Wyatt (Chiang Mai: Silkworm Books, 2003), “From Japan to Abrabia: Ayuthaya’s Maritime Relation with Asia” của Kennon Breazeale (The foundation for the Promotion of Social Sciences and Humanities Textbooks Project, 1999); “An early age of commerce in Southeast Asia” của Geoff Wade (The Nationnal University of Singapore, 2009), “Thailand in the light of official chines historiography: A chapter in

the Ming dynasty” của Grimm T (Journal of the Siam Society Bangkok, 1961); “The Ming Shi-lu as a Source for Thai History Fourteeth to Seventeeth

Centuries” của Geoff Wade (University Hong Kong, 2000),…Đây là những công trình nghiên cứu về nhiều khía cạnh của lịch sử Thái Lan, trong đó có mối quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI đã được các tác giả đề cập đến

Trong các công trình, các bài nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập đến mối quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI dưới nhiều góc độ và những tác động của nó ở nhiều khía cạnh khác nhau Nhưng tất cả mới chỉ đề cập đến mà chưa trình bày thành một vấn đề có hệ thống Tuy nhiên, những công trình và những bài nghiên cứu đó vẫn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho tác giả khi nghiên cứu

về “Quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu

Trang 7

+ Thông qua việc tái hiện những nét cơ bản nhất về quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI,

đề tài đi vào phân tích những tác động của những quan hệ thương mại này đối với sự phát triển kinh tế của vương quốc Ayutthaya nói riêng và của các nước châu Á nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Dựa vào lý luận về hình thái kinh tế - xã hội và cơ sở địa lí kinh tế thương nghiệp, khóa luận làm rõ những điều kiện hình thành quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á

+ Khóa luận tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI

+ Từ kết quả nghiên cứu, khóa luận đánh giá khách quan những tác động của quan hệ thương mại đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vương quốc Ayutthaya nói riêng và châu Á nói chung trong giai đoạn thế kỷ XIV – XVI

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Không gian giới hạn trong phạm vi các nước châu Á

Phạm vi về thời gian là từ thế kỷ XIV - là thời kỳ vương quốc Ayutthaya chính thức được thành lập cho đến hết thế kỷ XVI

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Trên cơ sở tham khảo và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả trước trong hệ thống giáo trình Lịch sử thế giới trung đại của các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, các tác phẩm thông sử, sách chuyên khảo viết về kinh tế Thái Lan thời kỳ vương triều Ayutthaya của các tác giả trong và ngoài nước nhờ

đó tôi có một cái nhìn tương đối toàn diện về các mối quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI

Trang 8

Với đề tài: “Quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một

số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI”, nguồn tư liệu chính của khóa luận sử

dụng là các công trình nghiên cứu về lịch sử Thái Lan do các học giả nước ngoài biên soạn, các báo cáo, các tập san, các tài liệu lưu trữ bắng tiến Anh như:

+ “Thailand: A short history” của Davidk Wyatt (Chiang Mai: Silkworm Books, 2003);

+ “From Japan to Abrabia: Ayuthaya’s Maritime Relation with Asia” của Kennon Breazeale (The foundation for the Promotion of Social Sciences and Humanities Textbooks Project, 1999);

+ “The Ming Shi-lu as a Source for Thai History Fourteeth to Seventeeth

Centuries” của Geoff Wade (University Hong Kong, 2000);

Các tài liệu hiện còn được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Mặc dù không khảo sát được hết nguồn tài liệu này nhưng tác giả đã thống kê được một số tài liệu đáng tin cậy về mối quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV-XVI Dựa trên cơ sở đó, khóa luận đã cố gắng so sánh và làm nổi bật những điểm riêng của những mối quan hệ đó

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đây là một đề tài thuộc phạm trù lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tác giả sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Những sự kiện lịch sử được nghiên cứu đều đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể

và nằm trong mối quan hệ biện chứng với các sự kiện khác Những sự kiện lịch sử được sử dụng trong đề tài được gắn với thời gian và không gian cụ thể, được nghiên cứu, so sánh, chọn lọc và liên hệ với các sự kiện lịch sử khu vực

và thế giới ở cùng thời điểm

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, đối chiếu, so sánh, lập bảng, xác minh,…làm sáng tỏ các nội dung, sự kiện lịch sử

Trang 9

5 Đóng góp của khóa luận

Trên cơ sở kế thừa những thành quả của những người đi trước, đề tài mong muốn đóng góp một phần vào việc dựng lại bức tranh lịch sử một cách

tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh và có hệ thống về “Quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI”

Bên cạnh đó, khóa luận còn đi sâu phân tích, chỉ ra những tác động từ quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế

kỷ XIV – XVI đối với sự phát triển kinh tế của Ayutthaya nói riêng và châu Á nói chung

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung khóa luận chia làm 2 chương:

Chương 1: Những nhân tố đưa đến sự hình thành quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI

Chương 2: Quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV – XVI và những tác động của nó

Trang 10

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ ĐƯA ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VƯƠNG QUỐC AYUTTHAYA VỚI MỘT SỐ

NƯỚC CHÂU Á THẾ KỶ XIV – XVI

1.1 Bối cảnh thương mại khu vực Đông Nam Á đến trước thế kỷ XVI Trước thế kỷ XV, quan hệ thương mại của Đông Nam Á chịu sự chi phối của hai trung tâm kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ Do khu vực Đông Nam Á không có nhiều sản phẩm thương mại cao nên nó chủ yếu đóng vai trò

là trung gian cho hai thị trường này Những thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc tới Đông Nam Á chủ yếu là để trao đổi hàng hóa, họ cũng nhập hàng hóa của Đông Nam Á như vàng, bạc, hương liệu, lâm thổ sản

Chứng cứ thành văn đầu tiên về mối liên hệ thông qua biển giữa vùng Nam Trung Quốc và Ấn Độ Dương là những ghi chép trong sách Hán thư Theo đó, con đường này có thể được hình thành vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên

Vào thế kỷ II TCN hoặc có lẽ sớm hơn một chút, quan hệ hàng hải giữa

Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu Bước ngoặt đã diễn ra vào đầu Công nguyên Ở phía Bắc, đế chế Hán được thành lập vào năm 206 TCN, có khuynh hướng hướng về phương Nam rất mạnh Không chỉ trao đổi tự nhiên, mà một hệ thống thương mại địa phương và quốc gia đã được hình thành, trong đó, Việt Nam trở thành một vùng đất giữ vị trí cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á

Con đường hàng hải nối Trung Quốc và Ấn Độ đi bắc Việt Nam lúc bấy giờ chịu sự thống trị của người Trung Hoa, dọc theo bờ biển bán đảo Đông Dương, qua bán đảo Mã Lai ở phần phía Bắc và tới Kancipura ở miền Nam

Ấn Độ Một con đường khác không cắt ngang bán đảo nhưng đi xuyên qua eo biển Malacca Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Trung Hoa là vàng và tơ

Trang 11

lụa Còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Hoa từ Ấn Độ là đá quý

và đồ thủy tinh

Do kỹ thuật đi biển trong thời gian đầu còn hạn chế nên hải trình của các thương nhân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện gió mùa Xuất phát từ các cảng

ở phía Nam Ấn Độ, thương thuyền phải dựa vào gió mùa Tây – Nam ở biển

Ấn Độ Dương giữa tháng 4 và tháng 8 để đi về phía Đông Vì thời gian của một đợt gió mùa kéo dài nên sau khi dỡ hàng tại các bến cảng ở Đông Nam Á

họ có thể trở về cùng trong một đợt gió mùa Để tránh những đợt gió xoáy trên vịnh Bengan vào tháng 10, thương thuyền trở về vào tháng 12 khi gặp gió mùa Đông Bắc

Để phục vụ cho việc buôn bán lâu dài, thương nhân Ấn Độ thường thiết lập những khu định cư dọc bờ biển phía Tây của bán đảo Mã Lai và mời dân địa phương đến cùng sinh sống Điều này đã kích thích sự ra đời của các quốc gia – đô thị

Chúng ta đều biết rằng, ở miền Bắc Ấn Độ, đế chế Mauryan (317 – 180 TCN) đã nhập vàng bạc từ Tây Á Dưới thời Mauryan, tiền vàng và bạc đã được lưu hành rộng rãi Kancipura, trạm cuối của tuyến đường biển từ Trung Hoa, nằm ở miền Nam Ấn Độ và về mặt kinh tế phụ thuộc vào Bắc Ấn Độ

Có thể nói rằng, Nam Ấn Độ đã khai thác và tinh chế được vàng nhưng không

đủ để buôn bán với Bắc Ấn Độ và do đó, Nam Ấn Độ đã tìm nguồn vàng cung cấp từ vùng ven biển Đông Nam Á Đòi hỏi này đã được Trung Hoa, quốc gia muốn có sản phẩm quý lạ từ Ấn Độ nhận ra Và kết quả là dòng vàng và sản phẩm thay thế của nó là tơ lụa bắt đầu từ Trung Hoa theo đường ven biển Đông Nam Á chảy sang

Cũng trong khoảng thời gian này, các thương nhân Ấn Độ bắt đầu đến đảo Mã Lai để mua vàng, mặt hàng được thu gom ở bán đảo Sumatra hoặc được mua từ Trung Hoa Con đường bộ thông dụng nhất là qua eo đất Kra tại

Trang 12

Takuapa Từ đây, tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua eo Kra tới Chaiya ở phía đông của bán đảo Mã Lai Tới được phía đông, đoàn người phải đáp thuyền tới thương cảng của Siam, Chiêm Thành, Đại Việt rồi mới tới cảng phía Nam của Trung Quốc Ngoài con đường qua eo Kra còn có con đường từ Kedah theo đường bộ thẳng tới Tumasik (Singapo) rồi mới tới các cảng phía Nam của Đông Nam Á Hoặc có thể từ Tavoy qua đèo Bachua tới sông Kanburi, từ đây mới tới sông Mê Nam rồi mới tới Siam trước khi vào Trung Quốc

Ở Đông Dương, những hoạt động thương mại sôi động đã giúp hình thành nên những vương quốc hùng mạnh, đặc biệt là ở phía Nam Việt Nam hiện nay như Phù Nam, Lâm Ấp Từ thế kỷ III, thuyền buôn của Phù Nam đã tới mua hàng ở các quần đảo chẳng hạn như mua dầu long não từ Padang, đinh hương từ Maluku và vàng từ Borneo Những điều trên đây biết được qua hàng loạt ghi chép trong các sách của Trung Quốc vào thế kỷ III Phù Nam là vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ và Trung Quốc vào Đông Nam Á và

có thể coi là trung tâm liên thế giới đầu tiên ở khu vực đồng thời là nơi nối

thông mạng lưới vốn có của Đông Nam Á với thế giới bên ngoài [7; 32] Tương đương với Phù Nam, ở bờ biển bán đảo Đông Dương có vương quốc Lâm Ấp (Champa) Vương quốc này nằm ngay ở phía Nam đèo Hải Vân Con đường thương mại từ Ấn Độ đến được tới Lâm Ấp theo con đường

bộ qua thung lũng sông Mê Kông và theo đường biển dọc theo bờ biển bán đảo Đông Dương

Từ thế kỷ II đến thế kỷ VII, là thời kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Ấn

Độ tới Đông Nam Á Dưới sự trị vì của hai vương triều Gupta (320 – 535) và vương triều Hacsa (606 – 648), Ấn Độ đã đạt tới mức cực thịnh Nhu cầu truyền bá văn hóa cũng như nhu cầu về trao đổi hàng hóa đã thúc đẩy thương nhân Ấn Độ tới Đông Nam Á thường xuyên hơn [3; 12]

Sau khi triều đại Hacsa sụp đổ vào giữa thế kỷ VII, Ấn Độ mất dần ảnh hưởng đối với Đông Nam Á

Trang 13

Cũng từ thế kỷ VII, trong mạng lưới thương mại Đông Nam Á đã được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các tàu buôn từ Tây Á tới Trung Hoa, mang theo bạc khai thác từ các mỏ ở Ba Tư và các vùng lân cận

Cũng trong thời gian này, vương quốc Phù Nam bắt đầu suy yếu đã đẩy hoạt động thương mại tiến sâu xuống phía Nam của bán đảo Mã Lai Sự suy yếu của vương quốc Phù Nam vừa là hệ quả của một quá trình dịch chuyển con đường thương mại trong khu vực từ phía Bắc xuống phía Nam bán đảo

Mã Lai; đồng thời sự suy yếu của Phù Nam đã trở thành điều kiện khách quan

để hình thành ở Đông Nam Á những trung tâm thương mại mới đặc biệt là sự xuất hiện của Srivijaya

Cho đến thế kỷ VII – VIII, kỹ thuật hàng hải đã đạt được những bước tiến mới, đặc biệt là sự tham gia của những thủy thủ Arập đã có thể tận dụng được những ưu việt của hoạt động gió mùa vào trong các hoạt động buôn bán,

đi biển Đồng thời các thuyền mành của Trung Quốc đã bắt đầu cập bến các thương cảng của Đông Nam Á và vượt biển tới Ấn Độ Đây là loại thuyền buồm lớn có thể chở được trên 500 người và về trọng lượng có thể đến 500 tấn Chính sự ưu việt của loại thuyền mành này đã làm cho hoạt động đi biển thuận lợi hơn rất nhiều Các thương thuyền không còn lo sợ hoạt động của gió mùa mà còn tận dụng sức gió làm sức đẩy cho những con thuyền của mình Hoạt động thương mại vì thế cũng theo định kỳ để tận dụng những ưu điểm của gió mùa Đây là điều kiện để ra đời những cảng thị như là nơi thu gom hàng hóa và là chốn nghỉ chân cho những thương thuyền Nhờ kiểm soát được những tuyến thương mại mà nhiều đế chế đã ra đời chẳng hạn như Srivijaya

và Ayutthaya

Căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch của nhiều nước đã cho thấy mặt hàng chính của con đường buôn bán trên biển ở Đông Nam Á thời kỳ này không chỉ là tơ lụa mà còn có hương liệu và gốm sứ từ phương Đông mang sang phương Tây để đổi lấy vàng bạc, đá quý, thủy tinh

Trang 14

Có thể thấy trước thời Đường (618 – 907) các tuyến buôn bán quốc tế

đã được xác lập và chúng đặt cơ sở cho sự hình thành “con đường tơ lụa trên biển” sau này chạy xuyên qua nhiều quốc gia Đông Nam Á Từ thế kỷ VI, các

thương nhân Tây Á đã thay thế người Ấn Độ trong quan hệ thương mại ở biển Đông Tuy nhiên, từ thế kỷ VIII, các thương nhân người Hoa bắt đầu xâm nhập mạnh vào khu vực Đông Nam Á và lại thay thế các thương nhân Tây Á

Do đó, Đông Nam Á với lợi thế là eo biển Malacca và eo biển Sunda đã trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa các khu vực Đông Bắc Á với Nam Á và Tây Á

Quá trình thâm nhập trực tiếp của người Hoa đã đẩy vai trò thương mại của các nước Đông Nam Á xuống vị trí thứ yếu và thụ động Nhiều cảng thị thực tế chỉ là các trung tâm buôn bán địa phương, nơi thu gom, cung cấp hàng hóa cho các thuyền buôn ngoại quốc do thương nhân Hoa kiều chi phối Có

thể xem kẻ thống trị “con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ IX – X là các thương

nhân Trung Hoa và thương nhân Arập Đặc biệt là các thương nhân Trung Hoa họ chỉ cần đến một số cảng vùng Đông Nam Á là có thể mua được hàng hóa của Trung Quốc Điều đó khiến cho khu vực Đông Nam Á dần nóng lên bởi các chuyến thương mại từ Trung Quốc đến đây và từ đây sang khu vực

Ấn Độ Dương

Đối với hàng hóa của khu vực Đông Nam Á, thị trường Trung Quốc có

vị trí đặc biệt quan trọng cho đến tận thế kỷ XIX Vì vậy mà nhịp độ buôn bán

và tình trạng kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn có thể làm biến động mạng lưới thương mại Đông Nam Á Trong khoảng thế kỷ IX đến thế kỷ X,

sự đình trệ về kinh tế suốt gần một thế kỷ rưỡi ở Trung Quốc đã làm tan rã mạng lưới kinh tế ở các nước nhỏ như: An Nam, Lâm Ấp, Dvaravati, Pyu, Mataram ngay cả mạng lưới ven biển như Srivijaya cũng bị ảnh hưởng

Từ khoảng cuối thế kỷ XI, thị trường Trung Quốc dần sống lại Sự biến đổi quan trọng nhất trong thời kỳ này là sự hưng thịnh của các đô thị ở vùng

Trang 15

Trung và Nam Trung Quốc Sự phát triển đó cần sự buôn bán trên biển Về mặt kỹ thuật, thuyền buồm lớn xuất hiện ở các vùng phía Nam Trung Quốc, sức chở của loại thuyền này tăng lên nhanh chóng và hải trình của chúng cũng thay đổi từ cận hải (chạy ven bờ) đến viễn dương (đi biển xa) Hàng hóa chuyên chở cũng thay đổi từ hàng nhẹ, quý như tơ lụa sang hàng nặng như đồ

sứ, từ những đồ xa xỉ như dầu thơm sang những vật hữu dụng hơn như giấy Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thuyền mành, các thương nhân nhận ra: việc gom hàng từ các cảng lớn còn thu lợi nhiều hơn Sự “sực tỉnh” này cùng với sự lớn mạnh trở lại của trung tâm buôn bán vùng hạ lưu bán đảo Mã Lai, bắc Sumatra và sự tham gia trực tiếp của các thế lực đất liền (Angkor, Pagan), làm cho khu vực từ vịnh Bengan qua bán đảo Mã Lai, nam biển Đông hưng thịnh trở lại và tham gia tích cực vào con đường buôn bán quốc tế

Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XI sang thế kỷ XII, trên thế giới hình thành hai xu hướng độc chiếm con đường buôn bán trên biển: người Arập chi phối vùng phía Đông Địa Trung Hải, người Hồi giáo ở phía Tây Ấn

Độ Dương còn ở biển Đông lúc này vị trí đó thuộc về người Trung Quốc Năm 1368, nhà Minh được thành lập thay thế cho nhà Nguyên Sau khi lên ngôi Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ) tiếp tục tiêu diệt những thế lực cát cứ còn sót lại của nhà Nguyên, thống nhất đất nước, mặt khác ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc, đi đến xây dựng một chính quyền phong kiến trung ương tập quyền đủ mạnh để cai trị đất nước, phát triển kinh tế Triều Minh là một trong những triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử Trung Quốc, với nền kinh tế phát triển, quan hệ ngoại giao được mở rộng hơn bao giờ hết Trong giai đoạn này, lần đầu tiên Trung Quốc “đóng cửa” đất nước Đó là chính sách của nhà Minh nhằm độc quyền ngành thương mại hàng hải vốn nằm trong tay những thương nhân người Hoa Chính quyền cấm các thuyền bè tư nhân đi ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ

Trang 16

giành cho các đội tàu của Hoàng đế và những ai tới thăm Trung Hoa dưới hình thức các sứ bộ đến triều cống Chính quyền Trung Quốc cũng đã ra sức tìm cách thiết lập và kiểm soát “vùng biển Nam Trung Hoa” Đây cũng chính

là nguyên nhân dẫn tới chính sách “hải cấm” vào cuối thế kỷ XVI

Cũng trong khoảng thời gian này, Nhật Bản đã xuất hiện như một bạn hàng hùng hậu trong thương mại hàng hải quốc tế Kể từ thế kỷ VII, các tàu buôn Trung Hoa đã đến Nhật Nhật cần đến tơ lụa, đồ gốm sứ, các sản phẩm thủ công Trung Hoa và các kinh Phật đã được dịch ra chữ Hán Các mặt hàng xuất khẩu của Nhật là đồng có chứa bạc, các sản phẩm thủ công như quạt giấy

và kiếm Nhật Sau khi triều đình Trung Hoa thực hiện chính sách “hải cẩm” thì việc buôn bán giữa Nhật Bản và Trung Quốc được các sứ bộ Nhật Bản sang triều cống tiến hành hoặc thông qua con đường thương mại trung gian với vương quốc Ryukyu và cũng bằng hình thức các sứ bộ triều cống Vương quốc Ryukyu cũng có quan hệ buôn bán với một số cảng ở ven biển Đông Nam Á [8; 210]

Còn đối với Ấn Độ, thế kỷ XIII cũng có một sự thay đổi lớn Ở miền Bắc

Ấn, vương triều Hồi giáo Đê li (1206 – 1526) được thành lập đã tách khỏi sự phụ thuộc vào Apgaxnitan và thực sự phát triển cường thịnh Thêm vào đó là việc người Mông Cổ ở Trung Á thường xuyên tấn công Ấn Độ đã kích thích thương nhân Ấn Độ thường xuyên lui tới thương cảng Đông Nam Á hơn Vì vậy, những ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á giai đoạn này càng được tăng cường Khi mối quan hệ giữ Ấn Độ và Đông Nam Á được thiết lập trở lại thì cũng là lúc hoạt động thương mại của Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng Do chính sách hạn chế thương mại của nhà Minh, những thương nhân Tây Á và Ấn Độ không thể trực tiếp tới Trung Quốc để nhập hàng mà phải thông qua thị trường trung gian là Đông Nam Á Để bù lấp vào những thiếu hụt về mặt hàng Trung Quốc, nhiều mặt hàng Đông Nam Á cũng

Trang 17

bắt đầu gia nhập vào mạng lưới buôn bán quốc tế Hơn nữa, trong thời gian này, ở Đông Nam Á, nhiều thương cảng đã được thành lập, đáp ứng nhu cầu

là trạm trung chuyển hàng hóa không những của Đông Nam Á mà cho cả Đông Bắc Á

Mặt khác, bản thân Đông Nam Á sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, học hỏi giao thương với bên ngoài cũng đã có những mặt hàng có giá trị thương mại cao như tơ lụa, gốm sứ của Việt Nam, gốm của Champa, gốm của Thái Lan, gia vị của quần đảo Maluku, Sumatra Những hàng hóa này sau thời gian mang tính thử nghiệm ở thị trường phương Tây đã được chấp nhận ở mức độ cao Khi nhu cầu về hàng hóa Đông Nam Á ngày càng cao là nhân tố thúc đẩy việc hình thành những trung tâm thương mại trong vùng Những đế chế lớn như Majapahit, Ayutthaya, Malacca ra đời cũng trong bối cảnh đó Trước tiên, thành phố và vương quốc Ayutthaya được thành lập năm 1350, đóng vai trò là trạm trung chuyển giữa người Thái và người Mã Lai Cũng như vương quốc Majapahit, nó kiểm soát khu vực nông nghiệp từ cảng thị Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ayutthaya bao gồm gạo, hàng lâm sản như

gỗ và một số thủy sản

Trên bán đảo Mã Lai, thành phố và vương quốc Malacca ra đời vào thế

kỷ XV Ban đầu nó chính là đất cống cho vương quốc Ayutthaya nhưng được

sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc hợp tác với các cuộc viễn chinh ven biển của đô đốc Trịnh Hòa từ năm 1405 đến năm 1433, đã thoát khỏi ách thống trị của người Xiêm để trở thành đất cống của Trung Hoa Sau năm 1433, khi không còn tàu bè của Trung Hoa xuất hiện ở đó nữa, nó lại bị vương quốc Ayutthaya tấn công

Từ thế kỷ XIV – XV trở đi, buôn bán quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á ven biển trở nên sôi động bởi không chỉ tăng nhanh về quy mô hàng hóa, số lượng các thuyền buôn và các nhà buôn trong vùng mà còn diễn

Trang 18

ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà buôn Trung Quốc, Nhật Bản với các thương nhân Ấn Độ và Arập Từ thời gian này các thương nhân Đông Bắc

Á và Đông Nam Á mà trước hết là người Trung Hoa, Nhật Bản, Java đã chiếm được thế độc quyền thương mại trên biển ngay từ tay người Ấn Độ và Arập Tuy vậy, dòng chảy thương mại từ phía Ấn Độ Dương không ngừng đổ

về khu vực này Kết quả của sự sôi động đó đã dựng lên “hệ thống mậu dịch châu Á” hay “kỷ nguyên thương mại châu Á” cũng có thể gọi theo cách của Anthony Reid về thời kỳ này là “thời kỳ hoàng kim của hoạt động thương mại Đông Nam Á 1450 – 1680” [25; 21], trong đó Trung Quốc đóng vai trò then

chốt của quá trình này

Như vậy trong sự vận động của bối cảnh thương mại khu vực, vương quốc Ayutthaya đã tận dụng và phát huy được những lợi thế của mình, thiết lập mối quan hệ giao thương với các quốc gia châu Á, tạo điều kiện để Ayutthaya có thể dự nhập mạnh mẽ vào mạng lưới thương mại của khu vực

và thế giới

1.2 Vương quốc Ayutthaya cho đến trước thế kỷ XVI

1.2.1 Khái quát về sự thành lập vương triều Ayutthaya năm 1350

Vào thế kỷ XIII, trước áp lực xâm lược của đội quân Mông Cổ một bộ phận người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông đã chuyển xuống phía nam Luồng thiên di đó đã tạo ra nhiều sáo trộn trong tình hình kinh tế và chính trị của Siam Quá trình thiên di đó diễn ra lâu dài nhưng đến thế kỷ XIV là mạnh

mẽ nhất

Vào những năm đầu thế kỷ XIV, lịch sử vương quốc Thái Lan đã diễn ra nhiều biến động lớn Sau cái chết của người anh hùng Rakhămhẻng, bản thân vương triều trước Ayutthaya là Sukhothai đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy vong dưới thời con trai của nhà vua là Lơthay (1317 – 1347) Ngay vào thời kỳ đầu trị vì của vị vua mới này, Nam Mianma đã tách ra khỏi vương

Trang 19

quốc Mianma và hình thành một đạo quân rất mạnh tràn xuống tấn công vào quân đội Lơthay Cùng với sự suy nhược từ bên trong và sức mạnh xâm lược của thế lực bên ngoài Lơthay đã thất bại nặng nề Sau đó, các công quốc trên lãnh thổ của nước Lào hiện nay và hàng loạt các công quốc ở Nam Thái Lan cũng đã tách ra Và cho đến khi con trai của Lơthay tức là Lithay lên ngôi (1347 – 1368) thì vương vị của người đứng đầu Sukhothai cũng chỉ còn là hư danh, thực tế khả năng chèo lái đất nước đã hoàn toàn mất đi

Về mặt kinh tế, nền kinh tế của vương quốc Sukhothai đã bộc lộ những mâu thuẫn giữa nền kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế ở miền Bắc và nền kinh tế thương nghiệp ở miền Nam Trước đó, vương quốc Sukhothai đã cố gắng củng

cố vững chắc chính quyền Tuy nhiên, những cố gắng đó không thể nào cưỡng lại với xu thế của thời đại: kinh tế tự nhiên dẫn dắt miền Bắc dần dần mất vai trò, giới quý tộc ở miền Nam dần vứt bỏ quan hệ của họ với miền Bắc xa xôi

và Sukhothai trở nên không còn quan trọng với họ nữa Trong lúc đó, chính quyền phong kiến Thái Lan vẫn chưa đủ vững mạnh Song cũng chính từ yêu cầu phát triển nền kinh tế, những lợi ích của việc buôn bán đã yêu cầu có sự củng cố mới đối với đất nước nhưng lần này với trung tâm là ở miền Nam Vào những năm 1159 – 1187, tại một vương quốc Thái không lớn lắm ở Bắc Thái Lan hiện nay có ông hoàng Chaixiri cầm quyền Mặc dù vương quốc này không lớn nhưng tầm ảnh hưởng của nó lại lan tới cả các quốc gia Sukhothai và Phagiau

Năm 1187, sau cuộc đột nhập và tấn công của quân Chang, Chaixiri đã quyết định đốt thành phố của ông và rời đi cùng với những người thân cận tới

thượng nguồn sông Mê Nam “Tuy nhiên, ông đã không dừng lại ở đây và để lại cho con trai ông là Mahả Chaichan trị vì ở đây, ông đã rời đến Kăm phengphết Nhưng ông hoàng này cũng không ở lại đây được lâu Ông đã nhanh chóng tiến xa hơn nữa về phía Nam, tới Nakhon Pathốm – trung tâm

Trang 20

xưa kia của người Môn Có lẽ tại Nakhon Pathốm, ông đã định cư lập nghiệp cùng với những quần thần của ông” [14; 154] Vào giữa thế kỷ XIV, người

cầm quyền ở đây là Chaixiri II (cháu của Chaixiri) đã kết hôn với con gái của người cầm đầu tiểu quốc Môn Úthoong Đến năm 1347, lợi dụng tình trạng lộn xộn khi Lithay lên ngôi, Chaixiri II đã mở rộng ảnh hưởng của mình và vào năm 1350, ông đã xây dựng trên một hòn đảo gần địa điểm hợp lưu của sông Mê Nam và Paxak một kinh đô mới Ayutthaya và lấy danh hiệu là Rama Thipbôđi I, mở đầu cho vương triều mới Ayutthaya tồn tại suốt 416 năm trong lịch sử vương quốc Thái Lan

1.2.2 Chính sách đối ngoại của vương triều Ayutthaya

Khi nói về chính sách đối ngoại của người Thái, sử gia D.G.E Hall nổi

tiếng người Anh đã viết: “chưa có ai giỏi hơn người Thái về quan hệ ngoại giao” Trong suốt chiều dài lịch sử của vương quốc Thái Lan, các vương triều đều thể hiện rất rõ sự “tài giỏi” của mình trong đường lối đối ngoại và vương

triều Ayutthaya cũng không nằm ngoài số đó

Thế kỷ XIV – XVI, tình hình chính trị khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp Trong bối cảnh đó, đường lối đối ngoại của Ayutthaya cũng

có sự biến đổi linh hoạt cho phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm khác nhau

Tuy nhiên, “có thể xem xét mối quan hệ của Ayutthaya với các nước láng giềng gồm những điểm sau: bành trướng mở rộng lãnh thổ, thực hiện đối đầu

và thiết lập mối quan hệ thân thiện cùng có lợi” [19; 53-58]

Xuyên suốt lịch sử phong kiến phương Đông, Trung Quốc luôn được coi

là một trung tâm quyền lực chính trị và kinh tế hàng đầu, vai trò và ảnh hưởng của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia trong khu vực

Đông Nam Á là rất lớn Chính vì vậy, “không chắc chắn một Trung Quốc mạnh có cho phép một quốc gia hùng mạnh nhưng nhỏ bé như Ayutthaya nổi lên mà không có cản trở Hốt Tất Liệt và những người kế nhiệm của mình đã

Trang 21

khuyến khích người Thái chia cắt đế chế Khơ me phù hợp với truyền thống của Trung Quốc là chia để trị đối với “nam man”, nhưng chính quyền lực suy yếu của nhà Nguyên Mông vào giữa thế kỷ XIV đã tạo khả năng cho một vương quốc hùng mạnh như Ayutthaya có thể hình thành Ít lâu sau, khi nhà Minh thay thế nhà Nguyên Mông thì tình hình đã cơ bản thay đổi Các vua Xiêm dường như nhận thức rất rõ điều này” [5; 282] Chính vì vậy, họ thường

xuyên cử các sứ thuyền đến Nam Kinh, kinh đô của nhà Minh và kiên trì vun đắp cho quan hệ đó

Vương quốc Ayutthaya chú ý đến phát triển ngoại giao và ngoại thương

mà đối tượng chủ yếu là duy trì, củng cố quan hệ với Trung Quốc “Từ thế kỷ XIV, hằng năm hai vị sứ thần Ayutthaya đến Trung Hoa dâng lễ vật gồm các sản vật quý của vương quốc như ngà voi, tê giác, tơ lụa, hồ tiêu, quế Theo sách Trung Hoa được biết năm 1387, họ mang tới 6.000kg hạt tiêu, 10.000 kg quế sang triều cống” [18;42]

Trong quá trình trị vì của bất cứ vương triều nào, khát vọng bành trướng

mở rộng lãnh thổ và thiết lập vai trò, ảnh hưởng của mình đối với các quốc gia lân cận luôn được giới cầm quyền quan tâm và Ayutthaya cũng không nằm ngoài quy luật ấy Chính sách của Ayutthaya đối với các nước láng giềng trong các thế kỷ XIV – XVI là bành trướng Trên cơ sở nền tảng kinh tế phát triển và một nền chính trị tương đối ổn định, các triều vua của Ayutthaya thực hiện chính sách bành trướng, xâm lược các quốc gia láng giềng yếu hơn hoặc

có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của vương triều Các ông

vua của Ayutthaya đã tiến hành “mở rộng hơn lãnh thổ về phương Tây và tới phía Nam vịnh Malacca nhằm thiết lập trọn vẹn hơn nữa tuyến đường thông thương giữa Ấn Độ và Trung Quốc” [14; 169]

Ngoài ra, bằng các cuộc tấn công và đột nhập có hệ thống vào Campuchia ở phía Đông và chống lại Chiêngmay ở phía Bắc, chiếm lĩnh đất

Trang 22

đai, bắt dân cư địa phương và lùa họ về Siam “Năm 1369, quân Siam đã mở rộng các cuộc tấn công vào nam Mianma và bắt những người Môn ở nam Mianma đã buộc chuyển về kinh đô Pêgu Tiếp sau đó, vương quốc Siam chinh phục toàn bộ bán đảo Malacca” [14; 169] “Vương quốc Ayutthaya là một vương quốc hùng mạnh và đã sớm thể hiện sức mạnh của mình: đã giành quyền kiểm soát miền trung và hạ lưu sông Mênam và phần lớn bán đảo Mã Lai kể cả Tenasserim và Tavoy tức là Miến Điện ngày nay và thực hiện quyền

bá chủ với Sukhothay” [5; 282] Với những chính sách bành trướng đó, cương

vực lãnh thổ của Ayutthaya đã được mở rộng ra rất nhiều, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường buôn bán, góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương với các quốc gia khác trong khu vực; đồng thời đưa Ayutthaya hòa nhập vào mạng lưới giao thương quốc tế

Song song với việc dùng áp lực quân sự và chính trị để mở rộng lãnh thổ, Ayutthaya cũng tiến hành những chính sách rộng mở về kinh tế, tăng cường các mối giao thương với nước ngoài từ đó, xác lập vai trò kinh tế của mình ở khu vực Đó là việc thiết lập các mối giao thương với các nước ở khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Ryukyu, Nhật Bản) và các nước ở khu vực Đông Nam Á (Malacca, Đại Việt) Đặc biệt, thế kỷ XIV – XVI là thời kỳ Siam buôn bán thịnh vượng với Ấn Độ Các đoàn thương thuyền của Ayutthaya chuyên chở các nông phẩm và thương phẩm sang tiến hành trao đổi, buôn bán với các thương nhân Ấn Độ

Có thể nói, chính sách đối ngoại của vương triều Ayutthaya rất mềm dẻo

và luôn biến đổi linh hoạt phù hợp với nhu cầu của chính quyền Giới cầm quyền đã lợi dụng được những điểm yếu đồng thời biết tận dụng những lợi thế khách quan do quan hệ ngoại giao mang lại để phát triển nội thương và ngoại

thương “Ayutthaya biết dựa vào vị thế chính trị của mình và hoàn cảnh của từng nước láng giềng trong việc thiết lập các mối quan hệ Đó là hòa hảo cho

Trang 23

lợi ích quốc gia, cứng rắn với các nước ngang bằng và lấn át, bành trướng đối với các nước yếu hơn” [19; 53-58] Chính nhờ đường lối đối ngoại linh

hoạt đó của chính quyền Ayutthaya mà trong suốt thời kỳ tồn tại của vương triều lợi ích quốc gia luôn luôn được đảm bảo

1.2.3 Những ưu thế của vương quốc Ayutthaya – nền tảng cho sự phát triển thương mại

Nằm ở phía Tây Nam của bán đảo Đông Nam Á, vương quốc Xiêm vừa gắn với lục địa châu Á vừa hòa nhập với môi trường kinh tế biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Ngay từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên, một số quốc gia trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay đã có những mối liên hệ giao thương

từ rất sớm với các quốc gia thuộc khu vực Đông Á, Tây Nam Á cùng nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa khác Do nằm ở vị trí bán đảo, lại có vịnh Thái Lan rộng và tương đối kín rất thuận lợi cho các đoàn tàu thuyền neo đậu và chuyên chở lúa gạo cũng như các loại nông sản thực hiện trao đổi buôn bán, nên Xiêm đã nhanh chóng trở thành điểm đến của nhiều đoàn thuyền buôn quốc tế Ngay từ thời nhà Hán (203 TCN – 220), đặc biệt từ thời nhà Lương (502 – 507) các đoàn thuyền buôn Trung Hoa ngày một xuất hiện thường xuyên ở vịnh Xiêm cùng nhiều thị trường Đông Nam Á khác

Đến thế kỷ IX – X, trên lãnh thổ của vương quốc Siam đã hình thành một số trung tâm chuyên sản xuất chuỗi hạt và đồ trang sức Tiêu biểu trong

số đó là trung tâm sản xuất – thương cảng Muang Thong với địa danh Ko Kho Khao nổi tiếng Tiếp nối truyền thống thủ công và thương mại đó, từ thế kỷ XIII – XV, chính quyền Sukhothai và sau đó là Ayutthaya đều rất coi trọng phát triển kinh tế công thương nghiệp Cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt các trung tâm sản xuất thủ công mới phải kể tới như Sangkalok, Bang Poom (Shuphaburi), Mae Nam Noi,…là những khu vực chuyên sản xuất sản phẩm thương mại nổi tiếng

Trang 24

Trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của những nhân tố kinh tế - xã hội, vào thế kỷ XIII – XIV, một số vương quốc đã xuất hiện ở miền Trung và Nam Thái Lan Vương quốc Thái độc lập đầu tiên là Sukhothai (1238 – 1438) đã

có những liên hệ mật thiết với miền Nam Ayutthaya – quốc gia trung tâm trong lịch sử Thái Lan suốt 416 năm sau đó

Do nằm ở giữa Lopburi và Suphanburi thuộc hạ lưu sông Chao Phraya

có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nên ngay từ thế kỷ XIV, Ayutthaya đã trở thành thương cảng sôi động, sớm vươn lên trở thành vương quốc trung tâm rồi thống nhất vịnh Thái Lan

Đến thế kỷ XIV, vùng hạ lưu sông Chao Phraya có sự phát triển mạnh

mẽ của trung tâm quyền lực mới Ayutthaya Nguồn lợi từ đồng bằng Chao Phraya đã hỗ trợ đắc lực cho người Thái mở rộng các hoạt động giao thương, buôn bán mà trước tiên là kiểm soát chặt chẽ nông phẩm Chính vì vậy mà

Anthony Farrington và Dhiravat na Pombejra đã cho rằng: “Thương cảng Ayutthaya đã trông cậy vào những nguồn lợi tự nhiên trù phú trong nội địa, đặc biệt là sản phẩm lâm nghiệp, họ có thể bán lại hoặc vận chuyển đến các cảng thị khác Thành phố của Ayutthaya rất gần vịnh Xiêm, chiều dài bờ biển của Xiêm được nuôi dưỡng bằng cả thương mại ven biển và thương mại đường dài Trong khi đất đai được bao phủ bởi những cánh rừng nhiệt đới tươi tốt, mang lại sản lượng rất lớn nguồn động vật hoang dã, gỗ thơm và thuốc nhuộm cùng nhiều mặt hàng có giá trị khác, các vùng biển có nhiều cá, trong đó da cá đuối rất có giá trị kinh tế Ngoài ra phải kể đến các khoáng sản tự nhiên như chì, nhất là thiếc…Đó là điều kiện địa lí tự nhiên tạo nền tảng khẳng định vai trò của Xiêm trong nền hải thương châu Á” [23; 3]

Mặt khác, vương triều Ayutthaya được thành lập năm 1350 là nhà nước hùng mạnh nhất trong số tất cả các vương triều đã từng tồn tại trong lịch sử vương quốc Thái Lan Tổ chức xã hội của Ayutthaya được định hình dưới

Trang 25

triều vua Trailok (1448 – 1488) Thiết chế chính trị hoàn chỉnh được định hình và kiện toàn dần dần đã tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế và ngoại giao phát triển

Như vậy, với tất cả những ưu thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thể chế chính trị cũng như truyền thống thương mại của

cư dân Thái đã trở thành những nhân tố quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển ngoại thương của vương quốc Ayutthaya, tạo điều kiện để Ayutthaya có thể dự nhập mạnh mẽ vào nền hải thương châu Á nói riêng và hải thương quốc tế nói chung

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung trước thế kỷ XVI, tình hình khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến: Trước hết đó là sự dịch chuyển của tuyến đường buôn bán đông tây từ vùng thượng bán đảo Mã Lai xuống eo Malacca đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thương mại khu vực góp phần đưa đến sự suy tàn của một số trung tâm thương mại (tiêu biển như Phù Nam) đồng thời tạo điều kiện cho quốc gia biển Srivijaya nổi lên như một trung tâm thay thế Tiếp đó, là những biến đổi trong nền hải thương Trung Hoa với sự hình thành của con đường tơ lụa trên biển thay thế cho con đường tơ lụa trên đất liền đã bị suy thoái Đế quốc Đường được thành lập với những ưu thế về kinh tế, chính trị đã có tác động mạnh mẽ, chi phối đến sự phát triển của nền hải thương khu vực Ngoài

ra, những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải trong giai đoạn này cũng làm cho quan

hệ thương mại chuyển vận với tốc độ cao hơn và lớn hơn Sự thay đổi trong phương thức vận chuyển hàng hóa và buôn bán giữa các trung tâm kinh tế lớn như vậy đã khiến cho vị thế của Đông Nam Á được tôn vinh, thúc đẩy nền hải thương Đông Nam Á phát triển

Năm 1350, vương triều Ayutthaya được thành lập Sau thời gian ổn định

về kinh tế, chính trị, Ayutthaya đã “trỗi dậy” trở thành một thể chế mạnh và

Trang 26

quan trọng ở khu vực Đông Nam Á Trước những chuyển biến của bối cảnh thương mại khu vực và thế giới, chính quyền Ayutthaya đã có những chính sách đối ngoại linh hoạt và khéo léo; đồng thời đã tận dụng và phát huy những ưu thế vốn có của mình thiết lập mối quan hệ giao thương với các quốc gia châu Á, tạo điều kiện để Ayutthaya có thể dự nhập mạnh mẽ vào mạng lưới thương mại khu vực và thế giới

Trang 27

Chương 2 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VƯƠNG QUỐC AYUTTHAYA VỚI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á THẾ KỶ XIV - XVI VÀ NHỮNG TÁC

ĐỘNG CỦA NÓ

2.1 Các mối quan hệ thương mại của vương quốc Ayutthaya với một số nước châu Á thế kỷ XIV-XVI

2.1.1 Quan hệ thương mại với khu vực Đông Bắc Á

2.1.1.1 Quan hệ giao thương với Trung Quốc

Xuyên suốt lịch sử chế độ phong kiến phương Đông, Trung Quốc luôn được coi là một trung tâm quyền lực chính trị và kinh tế hàng đầu, vai trò và

sự ảnh hưởng của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia Đông Nam Á trong suốt thời kỳ phong kiến là rất lớn

Người Thái từ khi lập quốc ở lưu vực sông Chao Phraya đã nhận thức rõ

vị trí và vai trò của Trung Quốc đối với khu vực Năm 1350, vương quốc Ayutthaya được thành lập và phát triển trở thành một vương quốc hùng mạnh trong lịch sử chế độ phong kiến Xiêm nói riêng và lịch sử Đông Nam Á thời Trung đại nói chung Trong chính sách đối ngoại, các vị vua của Ayutthaya đều thực hiện nhất quán chính sách thân Trung Hoa mà biểu hiện rõ nhất đó là việc sớm thiết lập quan hệ ngoại giao và duy trì quan hệ triều cống đối với Trung Quốc trong suốt thời kỳ tồn tại của vương triều

Vào khoảng giữa thế kỷ XIV, nước Xiêm chưa có mối quan hệ chính thức với Trung Quốc vì ở đó đang sôi sục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại các hoàng đế Mông Cổ Từ nửa sau thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, đây

là giai đoạn vương quốc Ayutthaya được hình thành và bước đầu phát triển, đồng thời tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng nhằm

mở rộng lãnh thổ Do đó, Ayutthaya đã thực hiện chính sách thân Trung Quốc

Trang 28

một cách tích cực, duy trì khá đều đặn quan hệ triều cống với hoàng đế Trung Hoa nhằm nâng cao vị thế của vương quốc và thúc đẩy nền kinh tế phát triển Theo thống kê trong công trình nghiên cứu của Suebsaeng Promboon

cho thấy “Sự thiết lập quan hệ ngoại giao của Ayutthay với triền đình Trung Hoa được biết tới sớm nhất kể từ hai thập kỷ đầu tiên khi bắt đầu thành lập vương triều Thời gian trước đó, từ năm 1289 tới năm 1323, những người thống trị hai vương triều trước của Thái Lan gửi tới tổng số 14 sứ đoàn triều cống tới Trung Hoa” [31; 23] Từ đây, bước đầu xác lập quan hệ bang giao

của triều đình Trung Hoa và vương quốc mới thành lập Ayutthaya Sự trao đổi các đoàn sứ thần làm cho mối quan hệ giữa hai vương quốc ngày càng gắn

bó mật thiết hơn Do đó, Trung Hoa ngày càng phát huy được ảnh hưởng rộng lớn của mình tới các quốc gia phương Nam và Ayutthaya cũng nhờ đó mà tìm kiếm thêm cho mình cơ hội để thiết lập được mối quan hệ giao thương với một đối tác thương mại lớn trong hệ thống thương mại khu vực và thế giới Năm 1368, sau khi nhà Minh được thành lập, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương đã cử các xứ thần tới các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á để tuyên bố việc lên ngôi của mình đồng thời yêu cầu

các nước này phải thần phục “Một trong những hành động đầu tiên của nhà Minh khi nắm trọn quyền lực là cử các quan chức đến các chính thể khác để tuyên bố về triều đại mới Các sứ bộ nhà Minh cũng đã được cử đến cả các chính thể này để thực hiện các chức năng “phong tước” hoặc viếng lễ tang các

vị vua ở đó” [30; 28] và nước Xiêm gần như là nước đầu tiên phái sứ thần tới

Vào năm 1371, tức là một năm sau khi tiếp nhận sứ thần Trung Quốc đầu tiên là Lưu Txdun Txiun, đoàn sứ thần của vương triều Ayutthaya đã có mặt tại Nam Kinh (Trung Quốc) mang theo thư thần phục và tặng phẩm rất phong phú bao gồm voi, rùa sáu chân và các sản phẩm địa phương khác Năm

1372, Ayutthaya tiếp tục cử sứ thần và gửi cống phẩm đến Trung Quốc gồm

Trang 29

một con gấu đen, khỉ trắng cùng nhiều sản vật nổi tiếng địa phương Năm

1372, Ayutthaya đã cử từ 1 đến 2 đoàn sứ thần đến Trung Quốc Từ đó hàng năm vương triều Ayutthaya đều đặn cử hai đoàn sứ thần có mang theo cống phẩm tới Trung Quốc Năm 1387, Ayutthaya lại gửi cống vật đến Trung Quốc bao gồm 10.000 cân (5.000 kg) hồ tiêu, 10.000 (5.000 kg) tô mộc Năm 1390, Ayutthaya tiếp tục gửi cống phẩm đến Trung Quốc gồm các loại hồ tiêu, tô mộc, giáng chân, tổng cộng là 171.880 cân (85.940kg) Theo thống kê, từ năm 1400 đến năm 1510, Ayutthaya đã cử tất cả 48 phái đoàn ngoại giao và cống phẩm đến Trung Quốc Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì số lượng các phái đoàn của Ayutthay chỉ đứng sau Champa (59 đoàn) và Java (50 đoàn) [24; 16] Các món đồ triều cống là nguồn sản vật của địa phương,

lâm sản, nông sản hay các sản phẩm thủ công có giá trị “Đồ triều cống của Thái gồm các sản phẩm tự nhiên như gỗ tô mộc, gỗ lô hội, hạt tiêu đen và ngà voi” [31; 69]

Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI, Ayutthaya đã duy trì chính sách triều cống khá đều đặn với Trung Quốc Số lượng cống phẩm mà Ayutthaya gửi tới Trung Quốc cũng rất phong phú, có tới hơn 44 loại, trong đó có 2 loại cống phẩm quý mà chỉ Ayutthaya mới có là rùa sáu chân và khỉ trắng, số lượng cống phẩm này nhiều gấp đôi của Malacca (26 loại), gấp ba lần cống phẩm của Johore (15 loại) [28; 15]

Do Ayuthaya thực hiện chính sách đối ngoại thân thiện và duy trì đều đặn quan hệ triều cống hàng năm với Trung Quốc nên quan hệ giữa hai nước

luôn diễn ra tốt đẹp và “mỗi khi đoàn sứ thần tới sau những lễ đón tiếp trang trọng, triều đình Trung Hoa tặng cho đoàn sứ thần Thái những món quà hậu hĩ” [31; 69] Năm 1377, hoàng đế nhà Minh đã ban tặng cho vua Ayutthaya là

Boromrajadhiraj I danh hiệu cao quý và con dấu bằng bạc dành cho quốc vương chư hầu Ngoài ra, hoàng đế nhà Minh còn ban tặng lại cho các sứ thần

Trang 30

Ayutthaya nhiều vật quý như vải quý, đặc bệt là tơ tằm Năm 1394, nhà Minh ban hành sắc lệnh chấm dứt việc trao đổi sứ thần với nước ngoài song vẫn cho phép Ayutthaya và Campuchia được gửi cống phẩm đến Trung Quốc cũng cử

sứ thần của mình đến Ayutthaya để tăng cường và đảm bảo cho mối quan hệ

giữa hai nước được duy trì tốt đẹp Minh sử ghi lại sự kiện năm 1395, vua

Ayutthaya là Rama Rajadhiraj sai sứ đến Trung Quốc triều cống và báo tang cha Nhà Minh đã sai Trưng quan Triệu Đạt sang viếng, hạ chiếu cho thế tử được kế thừa ngôi vua và ban tặng cho nhiều cống phẩm Lời dụ của hoàng đế

nhà Minh viết: “Trẫm từ khi tức vị đến nay, sai sứ ra khỏi biên cương, đi khắp bốn phương, chân đặt lên đất của 36 xứ, tiếng nói lọt vào tai có đến 31 loại, phong tục khác nhau, nước lớn có 18 nước, nước nhỏ có 149 nước So với ngày nay thì nước Xiêm La là gần nhất” [8; 368] Trong những năm từ 1403

đến 1421, Trung Quốc cũng đã cử 13 đoàn sứ thần đến Ayutthaya trong đó có hai sứ đoàn của Trịnh Hòa vào các năm 1408 và 1421 [26; 182] Riêng năm

1403, sau khi nhà Minh xóa bỏ lệnh “hải cấm”, đẩy mạnh giao thương đường

biển với quy mô lớn đã có tới 4 đoàn sứ thần của Trung Quốc đến Ayutthaya Trong những năm 90 của thế kỷ XVI, bình quân mỗi năm có 4 tàu của Trung Quốc đến Ayutthaya [32; 123]

Các đoàn sứ thần không chỉ đảm nhận nhiệm vụ triều cống mà họ cũng chính là những người tham gia và tiến hành trao đổi buôn bán một cách hiệu

quả “Các sứ thần thường đi đến Trung Quốc với một vài tàu lớn, đã lợi dụng quyền được miễn thuế các hàng hóa mà sứ thần Ayutthaya đem vào Trung Quốc Chính vì vậy dưới hình thức quan hệ ngoại giao đã đồng thời tiến hành hoạt động ngoại thương hết sức có lợi cho Xiêm trong hàng chục năm đó”

[14; 175]

Huyết mạch kinh tế của Trung Hoa theo dòng chảy xuôi về phương Nam Hòa chung xu hướng đó, Đông Nam Á trở thành một địa điểm quan

Trang 31

trọng trong mạng lưới thương mại do Hoa thương thiết lập từ những thế kỷ trước và kết quả là vai trò của Hoa thương trong mạng lưới thương mại khu vực ngày càng được thiết lập chắc chắn Theo những mô tả sớm nhất của người Bồ Đào Nha cho thấy, vào đầu thế kỷ XVI, những hoạt động thương mại của các thương nhân ở Ayutthay rất nhộn nhịp trong đó có thương nhân Trung Hoa Một số lượng lớn các thương nhân Trung Hoa thường xuyên lui tới Ayutthaya để buôn bán Do mối quan hệ thân thiện của hai quốc gia đã được xác lập từ trước nên các thương thuyền Trung Hoa khi đến Ayutthaya

buôn bán đều được hưởng sự khoan nhượng và ưu đãi về thuế suất “Theo một báo cáo đầu những năm 1500, thuế xuất khẩu ở Ayutthaya là 6,7% Trong khi những thương nhân ngoại quốc khác phải trả 22,2% thuế nhập khẩu Những thương nhân Trung Hoa chỉ phải trả 16,7% thuế nhập khẩu Chứng tỏ thương nhân Trung Hoa có được sự ưu đãi hơn so với thương nhân từ các quốc gia khác Thuế quant hay đổi theo thời gian và gần một thế kỷ sau đó thuế nhập khẩu cũng như thuế xuất khẩu ở Ayutthaya chỉ là 5% Tỉ lệ thuế quan như vậy được ứng dụng ở Patani Đây là cảng gần nhất và quan trọng nhất mà các đoàn thuyền mành Trung Hoa, những tàu thuyền từ phía Nam và phương Tây hay lui tới…Tỷ lệ thuế quan được báo cáo ở kinh đô cuối thời kỳ Ayutthaya là 3% được áp dụng cho những tàu thuyền từ những quốc gia duy trì mối quan

hệ thân thiện và 5% cho tất cả những quốc gia khác” [31; 16-17] Chính nhờ

những chính sách ưu đãi đó cùng với mối quan hệ bang giao hòa hảo giữa hai chính quyền các vương quốc được xây dựng trước đó đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động giao thương phát triển mạnh mẽ Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ Hoa thương tham gia vào các hoạt động kinh tế quan trọng trong khu vực Mặt khác, từ mối giao thương giữa Trung Quốc và Ayutthaya mà nhiều mối giao thương khác trong khu vực đã được hình thành tạo nên mạng lưới thương mại nhộn nhịp

Trang 32

Thế kỷ XIV – XVI, Ayutthaya là nước đứng thứ nhất trong khu vực trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc Ở Đông Nam Á, vương quốc Ayutthaya là nước đứng đầu về việc nhập hàng từ Trung Hoa Thế kỷ XV – XVI, theo các

nguồn sử liệu Trung Hoa ghi chép lại: “Campuchia nhập 15 loại hàng từ Trung Quốc, Chàm nhập 52 loại, Malacca nhập 14 loại, Java nhập 54 loại, còn Xiêm thì nhập đến 65 loại Ở đây đã nhập vào 12 loại tơ lụa, 2 loại sa tanh, gấm vóc, vải gai, the, các mặt hàng bằng đồng đen, sắt, những đồ kim hoàn, những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, giấy, một số thực phẩm khác (như thóc, hoa hòe,v.v…)” [14; 175] Trung Hoa là đối tác thương mại quan trọng của Xiêm

không chỉ trong truyền thống mà cho đến tận ngày nay

Quan hệ thương mại giữa cảng thị của Xiêm và cảng thị Trung Hoa được

chia thành ba loại: Thương mại triều cống, thương mại quan phương và thương mại phi quan phương Bên cạnh mạng lưới buôn bán chính thức do

các đoàn thương thuyền của chính quyền trung ương đảm trách và thiết lập qua con đường ngoại giao thì mạng lưới buôn bán không thể thiếu là theo con

đường tư thương “buôn bán phi quan phương” Càng ngày, mạng lưới buôn

bán của các tư thương càng được mở rộng hơn Ở một khía cạnh nào đó, khối lượng hàng hóa do mạng lưới tư thương trung chuyển, buôn bán còn lớn hơn

mạng lưới buôn bán “quan phương” chính thức do triều đình thiết lập Các

đoàn thuyền mành của tư thương quy tụ tại các cảng thị và các thương nhân này cùng gia đình của họ ở Trung Hoa và các quốc gia khác Charnvit giải thích rằng, thương mại triều cống tiến hành bởi đoàn thuyền mành của Ayutthaya thường xuyên tới Guangzhou (Quảng Châu): các đoàn triều cống được tiếp nhận tại các cảng thị Hầu hết, đoàn thuyền mành của tư thương lại tránh xa Quảng Châu có thể do họ không thể cạnh tranh được với thương thuyền do chính quyền tiến hành buôn bán về giá cả và hàng hóa Tuy nhiên,

họ có thể thành công ở các hàng hóa có giá trị nhỏ Đoàn thuyền mành từ

Trang 33

Ayutthaya đến các vùng xa hơn: Shantou và xa hơn nữa là Phúc Kiến Một số khác tới các vùng xa hơn Ninh Ba và gần Thượng Hải Một số dừng lại ở hải cảng Trung Hoa để tiến hành giao thương buôn bán và nhập thêm hàng hóa trước khi tới Nhật Bản [31; 24] Thương nhân Ayutthaya tìm nhiều phương cách để xâm nhập vào thị trường Trung Hoa, thậm chí là tiến cả tới những vùng xa xôi hơn

Là quốc gia đứng thứ nhất của khu vực Đông Nam Á trong quan hệ giao thương với Trung Hoa Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Ayutthaya và Trung Hoa phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách đối ngoại của hai vương triều Năm 1394, trong bối cảnh kinh tế - xã hội của khu vực, triều đình nhà Minh

thực hiện chính sách “Hải cấm” nhằm hạn chế các thương thuyền của nhà

nước ra buôn bán với nước ngoài Tuy nhiên, với nguồn lợi to lớn do ngoại thương đem lại, chính quyền Trung Hoa không thể đóng cửa một cách tuyệt

đối “Chính sách đưa ra không phải là sự tuyệt giao với thế giới bên ngoài mà

đó là biện pháp của chính quyền trung ương nhằm kiểm soát các hoạt động của các tuyến hải thương, đưa chúng vào hệ thống quản lý của nhà nước” [6;

71-79] Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương nhưng hệ thống thương mại ngoài luồng do các tư thương tiến hành vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền trung ương Do đó, mạng lưới

thương mại “phi quan phương” như có mảnh đất để phát triển Thương mại

ngoài luồng góp một phần quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa trong

khu vực và thế giới Hoạt động buôn bán “quan phương” và “phi quan phương” làm cho giao thương trong khu vực trở nên sôi động và nhộn nhịp

hơn với nhiều loại hình thương mại

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ

XV, hoạt động ngoại giao – buôn bán giữa Ayutthaya và Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên phương diện nhà nước Từ giữa thế kỷ XV trở đi, sự tham gia

Trang 34

ngày càng nhiều của các thương nhân tự do khiến cho hoạt động buôn bán của Ayutthaya trở nên nhộn nhịp hơn Song chính việc tham gia vào hệ thống thương mại giữa Ayutthaya và Trung Quốc của các thương nhân tự do lại là một nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế dần các đoàn sứ thần thương mại của vương triều Ayutthaya đến Trung Quốc trong các thế kỷ XVI – XVII

Mặt khác, trong quan hệ giao thương giữa Ayutthaya và Trung Quốc, cả hai bên đã tìm thấy cho mình rất nhiều lợi ích trong mối quan hệ đó Do vậy, mối quan hệ thương mại giữa hai vương triều này đã được thiết lập và duy trì không chỉ trong các thế kỷ XIV – XVI mà còn tồn tại cho đến tận ngày nay Trong khu vực Đông Nam Á, Ayutthaya là một vương triều hùng mạnh

và có vị thế rất lớn Song, chắc chắn một điều Trung Quốc cần Ayutthaya như cần một bạn hàng Trung Quốc muốn thiết lập quan hệ với một trung tâm thương mại lớn ở bên ngoài và Ayutthaya đã đáp ứng được yêu cầu đó Hơn nữa, Trung Quốc cần Ayutthaya bởi vị trí trung gian và thị trường giàu có của đất nước này Các đoàn tàu buôn của Trung Quốc thường khởi hành vào mùa xuân theo hướng gió Đông Bắc để đi xuống phía Nam, đến các cảng biển của khu vực Đông Nam Á trong đó, đặc biệt là các cảng biển Ayutthaya Tại đây,

họ có thể bán và mua những hàng hóa cần thiết sau đó trở về Trung Quốc vào mùa thu theo hướng gió mùa Tây Nam Điều mà các thương nhân Trung Quốc ưu thích thị trường Ayutthaya là vì họ có thể đi về ngay trong năm, đó

là một lộ trình ngắn và an toàn nhưng vẫn đảm bảo được việc lưu thông hàng hóa đồng thời họ cũng có thể mua bất cứ mặt hàng cần thiết nào tại thị trường Ayutthaya Trên phương diện nhà nước, các vương triều phong kiến Trung Quốc đã nhận thấy một cách rõ rệt giá trị thương mại trong việc thiết lập quan

hệ với Ayutthaya Mỗi lần Ayutthaya cử sứ thần đến Trung Quốc, các hoàng

đế Trung Hoa sẽ nhận được một lượng hàng hóa lớn, có giá trị là vật cống phẩm Sử sách nhà Minh đã liệt kê một danh sách không dưới 44 loại sản vật

Trang 35

được coi là cống phẩm của Ayutthaya Đó đều là những sản phẩm mà các hoàng đế Trung Quốc ưa chuộng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của hoàng gia Cũng vì sự triều cống đều đặn và sự phong phú các chủng loại cống phẩm

mà các hoàng đế Trung Quốc đã đánh giá Ayutthaya không phải là một đất nước “tầm thường” như khi được nghe miêu tả [28; 15]

Về phía vương triều Ayutthaya, việc thiết lập quan hệ giao thương với Trung Quốc xuất phát từ lợi ích kinh tế Các tiểu quốc Thái đã thiết lập được quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ rất sớm Tuy nhiên, đến thời kỳ Ayutthaya, cùng với việc duy trì khá đều đặn các đoàn sứ thần triều cống đến Trung Quốc, kinh tế ngoại thương của Ayutthaya được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ bởi lẽ Trung Quốc ngoài vai trò là một trung tâm kinh tế lớn, song đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa ở khu vực châu Á Dưới hình thức hoạt động ngoại giao, các đoàn thuyền của sứ thần Ayutthaya đã đưa một khối lượng lớn hàng hóa vào thị trường Trung Quốc, bao gồm các sản phẩm nổi tiếng của Ayutthaya và của cả nước ngoài Đó đều là những mặt hàng được ưa chuộng tại Trung Quốc Trên thực tế, với vị trí và vai trò trung gian thương mại, Ayutthaya đã tái xuất khẩu sang Trung Quốc 22 loại sản phẩm của nước ngoài, 14 loại vải mua từ Ấn Độ và các nước phương Tây [28; 15] Ngược lại, Ayutthaya đứng đầu khu vực về việc nhập các mặt hàng từ Trung Quốc với 65 loại sản phẩm (trong khi đó Java nhập 54 loại, Champa nhập 52 loại, Malacca nhập 44 loại), bao gồm: 12 loại tơ lụa, 2 loại sa tanh, gấm, vải the, các mặt hàng kim hoàn, đồng đen, sắt, những mặt hàng thủ công

mỹ nghệ, giấy, hoa hòe [14; 175-176] Những sản phẩm này khi đưa về Ayutthaya một phần cung cấp cho nhu cầu trong nước, song phần lớn được sử dụng để tái xuất khẩu ra nước ngoài Ayutthaya với tư cách là một bạn hàng chính thức của Trung Quốc, đồng thời giống như một cảng lưu giữ hàng hóa

của Trung Quốc Chính vì vậy, “hoạt động thương mại triều cống” giữa

Trang 36

Ayutthaya và Trung Quốc đã mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai nước và tất nhiên, cả Ayutthaya và Trung Quốc đều muốn duy trì mối quan hệ này

2.1.1.2 Quan hệ giao thương với Ryukyu

Vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, trên cơ sở những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong nước và tác động của môi trường chính trị khu vực, quá

trình thống nhất dân tộc ở vương quốc Ryukyu đã hoàn thành “Với tư cách là một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản, Ryukyu đã phát huy triệt để vị thế trung gian giữa hai khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á để phát triển thành một cường quốc thương mại” [9; 210] ở Đông Á trong thế kỷ XV – XVI Trong

khuynh hướng mở rộng quan hệ giao thương với các quốc gia châu Á, thương nhân Ryukyu đã dựa vào những nguồn hàng cao cấp vốn rất nổi tiếng như tơ lụa và gốm sứ của Trung Quốc hay đồ sơn mài, kiếm, lưu huỳnh…của Nhật Bản để trao đổi và buôn bán với thị trường Đông Nam Á Mặt khác, thuyền buôn của vương quốc này cũng đem hương liệu, da hươu, trầm, sừng tê, ngà voi, gỗ quý,…của các quốc gia phương Nam đến tiêu thụ ở thị trường phương Bắc Trong các mối quan hệ đa chiều với các quốc gia Đông Nam Á, từ thế kỷ XIV, Ryukyu đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với vương quốc Siam (Thái Lan) Là một thị trường tương đối cởi mở và giàu tiềm năng, quan hệ giữa Ryukyu và Siam, một vương quốc có nền hải thương phát triển ở Đông Nam

Á đã được thiết lập sớm nhất và phát triển mạnh mẽ Bộ Reikidai hoan (Lịch

đại bảo án), một bộ sử biên niên rất có giá trị của vương quốc Ryukuy cho biết: trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á mà Ryukyu đặt quan hệ ngoại giao trong giai đoạn thế kỷ XV – XVI, thì quan hệ của Ryukyu với Siam

“được thiết lập sớm nhất, đồng thời cũng duy trì thường xuyên và lâu dài nhất” [10; 149]

Ngày đăng: 29/11/2015, 16:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w