Quan hệ giao thương với Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại của vương quốc ayutthaya với một số nước châu á thế kỷ XIV XVI (Trang 43)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.1.3. Quan hệ giao thương với Nhật Bản

Khác với một số nước trong khu vực, quan hệ thương mại Siam – Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ và đồng thời của ba nhân tố: ngoại giao, thương mại và hoạt động quân sự.

Nhật Bản là một trong những nước có chủ trương đối ngoại tương đối rộng mở. Nhìn thấy những thế mạnh của thị trường Đông Nam Á, nhất là về lĩnh vực kinh tế nên chính quyền trung ương Nhật Bản đã có những chính sách ngoại giao phù hợp; đồng thời khuyến khích phát triển quan hệ ngoại giao tạo đà cho thương mại phát triển. Cho đến thế kỷ XVI, các thương thuyền của Nhật Bản xuất hiện ở vùng biển Đông Nam Á ngày càng thường

xuyên hơn: “Những lợi nhuận trong thương mại của Nhật Bản tăng lên vào thế kỷ XVI hối thúc sự dự nhập của một số lượng lớn các thương nhân Nhật Bản. Các cảng thị ở Đông Nam Á luôn có sự hiện diện của thương nhân Nhật Bản” [29; 9]. Trong số các cảng thị của khu vực Đông Nam Á, Ayutthaya là

một trong những địa điểm mà thương nhân Nhật Bản thường xuyên lui tới. Tuy nhiên, quan hệ giao thương giữa vương quốc Ayutthaya và Nhật Bản lại trải qua nhiều bước thăng trầm.

Vào thế kỷ XV – XVI, mặc dù cuộc tranh đoạt quyền lực và đất đai giữa các lãnh chúa diễn ra hết sức quyết liệt nhưng kinh tế Nhật Bản vẫn có bước phát triển rõ rệt. Vào thời gian này, cùng với việc tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Trung Quốc và Triều Tiên thì Ryukyu (một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản) còn mở rộng quan hệ đến một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có vương quốc Siam. Sau khi Bồ Đào Nha chiếm Malacca (1511), do bị các tàu buôn phương Tây cạnh tranh và uy hiếp bằng vũ lực, hoạt động buôn

bán của Ryukyu bị suy giảm nhanh chóng và “sau chuyến đi cuối cùng đến Siam năm 1570, mọi liên hệ giữa Ryukyu với Đông Nam Á căn bản cũng chấm dứt” [10;107].

Sau một thời gian gián đoạn, đến thời vua Naresuen (1590 – 1605), quan hệ thương mại giữa Siam và Nhật Bản được khôi phục lại. Vua Naresuen sau khi giành được quyền độc lập thực sự về chính trị đã chú ý phát triển mối

quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực. “Thời vua Naresuen nhà vua giành được độc lập thực sự về chính trị đồng thời quản chế về quan hệ ngoại giao. Ông thực sự đưa Siam trở thành vương quốc quan trọng nhất trong khu vực” [9; 210]. Chính vì vậy, Nhật Bản đã đặt Siam vào vị trí quan

trọng trong mối quan hệ thương mại với khu vực và Ayutthaya trở thành mục tiêu trong sứ mạng ngoại giao của triều đình Nhật Bản.

Trên cơ sở kinh nghiệm và hệ thống thương mại truyền thống của thương nhân Ryukyu trước đây, các thương nhân Nhật Bản đã đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với Siam. Với chủ trương đối ngoại tương đối rộng mở, những năm cuối thế kỷ XVI, thuyền buôn Nhật Bản ngày càng xuất hiện nhiều ở Đông Nam Á. Tại Siam, các thương nhân Nhật Bản đã lập cơ sở buôn bán của mình ở Ayutthaya và Patani. Về phần mình, triều đình Siam ngày

càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng trong quan hệ với Nhật Bản: “Năm 1599, một đoàn ngoại giao đã được cử đến Nhật Bản để thiết lập quan hệ

thương mại. Ba năm sau, một phái bộ ngoại giao khác đã được cử đến Edo”

[9; 211-212] nhằm củng cố và hoàn thiện quan hệ thương mại, làm cho mối quan hệ ngoại giao, thương mại ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Do sự phát triển của thị trường Siam, nhiều thuyền buôn đã tập trung về Ayutthaya để buôn bán và trao đổi hàng hóa. Lúc này, Ayutthaya vừa là kinh đô, vừa là trung tâm kinh tế lớn nhất của vương quốc.

Trên con đường thương mại từ Bắc xuống Nam, Đông Nam Á trở thành một thị trường giàu tiềm năng và có nhiều sản phẩm quý là nhu cầu quan trọng của chính quyền phong kiến Nhật Bản. Khi đó, phương tiện để thực hiện giao thương giữa các quốc gia chủ yếu là thuyền vì khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn và phù hợp với tập quán giao thông trên biển. Trong quá trình hướng về thị trường Đông Nam Á, Nhật Bản nhanh chóng thiết lập quan hệ với vương quốc Siam đồng thời duy trì thường xuyên quan hệ ngoại giao và kinh tế đó. Nhật Bản tìm thấy ở Siam một thị trường phong phú với sự đa dạng của các loại hình sản phẩm là nguồn hàng quý hiếm của nhiều quốc gia trong khu vực.

“Theo ghi chép của người Hà Lan, hàng nhập từ Siam đến Nhật Bản vẫn chủ yếu là các sản phẩm da thú, gỗ quý, gỗ nhuộm vải, đường, hạt tiêu, trầm, san hô cùng nhiều sản phẩm của khu vực Nam Á” [9; 220].

Để tiện cho việc giao thương buôn bán, thương nhân Nhật thường cư trú ở một khu vực nhất định hay thiết lập các thương điếm, một bộ phận không nhỏ cư trú ở Ayutthaya. Thành phần Nhật kiều cư trú ở Ayutthaya cũng rất

phong phú và đa dạng, xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau: “Thật hợp lí khi cho rằng những gia đình Thiên chúa giáo Nhật Bản buộc phải di cư đến Ayutthaya ít nhất kể từ năm 1597 do chính quyền Nhật Bản muốn chống và bài trừ Thiên chúa giáo. Từ đó tạo ra làn sóng di cư của những tín đồ Cơ Đốc Giáo đến Ayutthaya. Do đó, thời kỳ cuối của vương triều Naresuen cộng đồng người Nhật ở Ayutthaya bao gồm: thương nhân, tín đồ Cơ Đốc Giáo và

cả chiến binh chiếm số lượng lớn” [29; 9]. Theo công trình khảo cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Kim cho thấy vào cuối thế kỷ XVI, “số Nhật kiều sinh sống ở Ayutthaya vào khoảng 1.500 người. Thương nhân Nhật kiều buôn bán lâu dài ở đây và do vậy việc định cư ở Ayutthaya mang lại cho họ nhiều thuận lợi hơn trong công việc giao thương buôn bán. Họ thiết lập mối quan hệ với cư dân bản địa ở đây để tiện cho công việc làm ăn buôn bán của họ” [9; 216].

Do số lượng Nhật Kiều ngày càng đông đảo nên cộng đồng người Nhật ở

Siam cũng được củng cố ngày càng chặt chẽ. “Họ cư trú thành từng nhóm gần kinh đô Ayutthaya, nơi tụ cư đông nhất là Lihon Machi (phố Nhật). Ngoài

ra, họ còn cư trú ở hạ lưu sông Chao Phraya.

Bước sang thế kỷ XVII, do chịu sự tác động của nhiều nhân tố nên quan hệ thương mại giữa Ayutthaya và Nhật Bản tạm thời lắng xuống.

Như vậy, trên cơ sở kế thừa mối quan hệ thương mại truyền thống trước đó, thế kỷ XIV – XVI, quan hệ thương mại giữa Siam và Nhật Bản tiếp tục phát triển. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm và có sự đan xen của nhiều nhân tố (ngoại giao, thương mại và hoạt động quân sự) nhưng quan hệ Siam – Nhật

Bản thời kỳ này vẫn đạt được “sự thân thiện vừa đủ” để cả hai quốc gia có thể

phát triển kinh tế đối ngoại của mình.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại của vương quốc ayutthaya với một số nước châu á thế kỷ XIV XVI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)