6. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Quan hệ thương mại với khu vực Đông Bắ cÁ
2.1.1.1. Quan hệ giao thương với Trung Quốc
Xuyên suốt lịch sử chế độ phong kiến phương Đông, Trung Quốc luôn được coi là một trung tâm quyền lực chính trị và kinh tế hàng đầu, vai trò và sự ảnh hưởng của các triều đại phong kiến Trung Hoa đối với các quốc gia Đông Nam Á trong suốt thời kỳ phong kiến là rất lớn.
Người Thái từ khi lập quốc ở lưu vực sông Chao Phraya đã nhận thức rõ vị trí và vai trò của Trung Quốc đối với khu vực. Năm 1350, vương quốc Ayutthaya được thành lập và phát triển trở thành một vương quốc hùng mạnh trong lịch sử chế độ phong kiến Xiêm nói riêng và lịch sử Đông Nam Á thời Trung đại nói chung. Trong chính sách đối ngoại, các vị vua của Ayutthaya đều thực hiện nhất quán chính sách thân Trung Hoa mà biểu hiện rõ nhất đó là việc sớm thiết lập quan hệ ngoại giao và duy trì quan hệ triều cống đối với Trung Quốc trong suốt thời kỳ tồn tại của vương triều.
Vào khoảng giữa thế kỷ XIV, nước Xiêm chưa có mối quan hệ chính thức với Trung Quốc vì ở đó đang sôi sục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại các hoàng đế Mông Cổ. Từ nửa sau thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, đây là giai đoạn vương quốc Ayutthaya được hình thành và bước đầu phát triển, đồng thời tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng nhằm mở rộng lãnh thổ. Do đó, Ayutthaya đã thực hiện chính sách thân Trung Quốc
một cách tích cực, duy trì khá đều đặn quan hệ triều cống với hoàng đế Trung Hoa nhằm nâng cao vị thế của vương quốc và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo thống kê trong công trình nghiên cứu của Suebsaeng Promboon
cho thấy “Sự thiết lập quan hệ ngoại giao của Ayutthay với triền đình Trung Hoa được biết tới sớm nhất kể từ hai thập kỷ đầu tiên khi bắt đầu thành lập vương triều. Thời gian trước đó, từ năm 1289 tới năm 1323, những người thống trị hai vương triều trước của Thái Lan gửi tới tổng số 14 sứ đoàn triều cống tới Trung Hoa” [31; 23]. Từ đây, bước đầu xác lập quan hệ bang giao
của triều đình Trung Hoa và vương quốc mới thành lập Ayutthaya. Sự trao đổi các đoàn sứ thần làm cho mối quan hệ giữa hai vương quốc ngày càng gắn bó mật thiết hơn. Do đó, Trung Hoa ngày càng phát huy được ảnh hưởng rộng lớn của mình tới các quốc gia phương Nam và Ayutthaya cũng nhờ đó mà tìm kiếm thêm cho mình cơ hội để thiết lập được mối quan hệ giao thương với một đối tác thương mại lớn trong hệ thống thương mại khu vực và thế giới.
Năm 1368, sau khi nhà Minh được thành lập, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương đã cử các xứ thần tới các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á để tuyên bố việc lên ngôi của mình đồng thời yêu cầu
các nước này phải thần phục. “Một trong những hành động đầu tiên của nhà Minh khi nắm trọn quyền lực là cử các quan chức đến các chính thể khác để tuyên bố về triều đại mới. Các sứ bộ nhà Minh cũng đã được cử đến cả các chính thể này để thực hiện các chức năng “phong tước” hoặc viếng lễ tang các vị vua ở đó” [30; 28] và nước Xiêm gần như là nước đầu tiên phái sứ thần tới.
Vào năm 1371, tức là một năm sau khi tiếp nhận sứ thần Trung Quốc đầu tiên là Lưu Txdun Txiun, đoàn sứ thần của vương triều Ayutthaya đã có mặt tại Nam Kinh (Trung Quốc) mang theo thư thần phục và tặng phẩm rất phong phú bao gồm voi, rùa sáu chân và các sản phẩm địa phương khác. Năm 1372, Ayutthaya tiếp tục cử sứ thần và gửi cống phẩm đến Trung Quốc gồm
một con gấu đen, khỉ trắng cùng nhiều sản vật nổi tiếng địa phương. Năm 1372, Ayutthaya đã cử từ 1 đến 2 đoàn sứ thần đến Trung Quốc. Từ đó hàng năm vương triều Ayutthaya đều đặn cử hai đoàn sứ thần có mang theo cống phẩm tới Trung Quốc. Năm 1387, Ayutthaya lại gửi cống vật đến Trung Quốc bao gồm 10.000 cân (5.000 kg) hồ tiêu, 10.000 (5.000 kg) tô mộc. Năm 1390, Ayutthaya tiếp tục gửi cống phẩm đến Trung Quốc gồm các loại hồ tiêu, tô mộc, giáng chân, tổng cộng là 171.880 cân (85.940kg). Theo thống kê, từ năm 1400 đến năm 1510, Ayutthaya đã cử tất cả 48 phái đoàn ngoại giao và cống phẩm đến Trung Quốc. Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì số lượng các phái đoàn của Ayutthay chỉ đứng sau Champa (59 đoàn) và Java (50 đoàn) [24; 16]. Các món đồ triều cống là nguồn sản vật của địa phương,
lâm sản, nông sản hay các sản phẩm thủ công có giá trị. “Đồ triều cống của Thái gồm các sản phẩm tự nhiên như gỗ tô mộc, gỗ lô hội, hạt tiêu đen và ngà voi” [31; 69].
Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI, Ayutthaya đã duy trì chính sách triều cống khá đều đặn với Trung Quốc. Số lượng cống phẩm mà Ayutthaya gửi tới Trung Quốc cũng rất phong phú, có tới hơn 44 loại, trong đó có 2 loại cống phẩm quý mà chỉ Ayutthaya mới có là rùa sáu chân và khỉ trắng, số lượng cống phẩm này nhiều gấp đôi của Malacca (26 loại), gấp ba lần cống phẩm của Johore (15 loại) [28; 15].
Do Ayuthaya thực hiện chính sách đối ngoại thân thiện và duy trì đều đặn quan hệ triều cống hàng năm với Trung Quốc nên quan hệ giữa hai nước
luôn diễn ra tốt đẹp và “mỗi khi đoàn sứ thần tới sau những lễ đón tiếp trang trọng, triều đình Trung Hoa tặng cho đoàn sứ thần Thái những món quà hậu hĩ” [31; 69]. Năm 1377, hoàng đế nhà Minh đã ban tặng cho vua Ayutthaya là
Boromrajadhiraj I danh hiệu cao quý và con dấu bằng bạc dành cho quốc vương chư hầu. Ngoài ra, hoàng đế nhà Minh còn ban tặng lại cho các sứ thần
Ayutthaya nhiều vật quý như vải quý, đặc bệt là tơ tằm. Năm 1394, nhà Minh ban hành sắc lệnh chấm dứt việc trao đổi sứ thần với nước ngoài song vẫn cho phép Ayutthaya và Campuchia được gửi cống phẩm đến. Trung Quốc cũng cử sứ thần của mình đến Ayutthaya để tăng cường và đảm bảo cho mối quan hệ
giữa hai nước được duy trì tốt đẹp. Minh sử ghi lại sự kiện năm 1395, vua
Ayutthaya là Rama Rajadhiraj sai sứ đến Trung Quốc triều cống và báo tang cha. Nhà Minh đã sai Trưng quan Triệu Đạt sang viếng, hạ chiếu cho thế tử được kế thừa ngôi vua và ban tặng cho nhiều cống phẩm. Lời dụ của hoàng đế
nhà Minh viết: “Trẫm từ khi tức vị đến nay, sai sứ ra khỏi biên cương, đi khắp bốn phương, chân đặt lên đất của 36 xứ, tiếng nói lọt vào tai có đến 31 loại, phong tục khác nhau, nước lớn có 18 nước, nước nhỏ có 149 nước. So với ngày nay thì nước Xiêm La là gần nhất” [8; 368]. Trong những năm từ 1403
đến 1421, Trung Quốc cũng đã cử 13 đoàn sứ thần đến Ayutthaya trong đó có hai sứ đoàn của Trịnh Hòa vào các năm 1408 và 1421 [26; 182]. Riêng năm
1403, sau khi nhà Minh xóa bỏ lệnh “hải cấm”, đẩy mạnh giao thương đường
biển với quy mô lớn đã có tới 4 đoàn sứ thần của Trung Quốc đến Ayutthaya. Trong những năm 90 của thế kỷ XVI, bình quân mỗi năm có 4 tàu của Trung Quốc đến Ayutthaya [32; 123].
Các đoàn sứ thần không chỉ đảm nhận nhiệm vụ triều cống mà họ cũng chính là những người tham gia và tiến hành trao đổi buôn bán một cách hiệu
quả. “Các sứ thần thường đi đến Trung Quốc với một vài tàu lớn, đã lợi dụng quyền được miễn thuế các hàng hóa mà sứ thần Ayutthaya đem vào Trung Quốc. Chính vì vậy dưới hình thức quan hệ ngoại giao đã đồng thời tiến hành hoạt động ngoại thương hết sức có lợi cho Xiêm trong hàng chục năm đó”
[14; 175].
Huyết mạch kinh tế của Trung Hoa theo dòng chảy xuôi về phương Nam. Hòa chung xu hướng đó, Đông Nam Á trở thành một địa điểm quan
trọng trong mạng lưới thương mại do Hoa thương thiết lập từ những thế kỷ trước và kết quả là vai trò của Hoa thương trong mạng lưới thương mại khu vực ngày càng được thiết lập chắc chắn. Theo những mô tả sớm nhất của người Bồ Đào Nha cho thấy, vào đầu thế kỷ XVI, những hoạt động thương mại của các thương nhân ở Ayutthay rất nhộn nhịp trong đó có thương nhân Trung Hoa. Một số lượng lớn các thương nhân Trung Hoa thường xuyên lui tới Ayutthaya để buôn bán. Do mối quan hệ thân thiện của hai quốc gia đã được xác lập từ trước nên các thương thuyền Trung Hoa khi đến Ayutthaya
buôn bán đều được hưởng sự khoan nhượng và ưu đãi về thuế suất. “Theo một báo cáo đầu những năm 1500, thuế xuất khẩu ở Ayutthaya là 6,7%. Trong khi những thương nhân ngoại quốc khác phải trả 22,2% thuế nhập khẩu. Những thương nhân Trung Hoa chỉ phải trả 16,7% thuế nhập khẩu. Chứng tỏ thương nhân Trung Hoa có được sự ưu đãi hơn so với thương nhân từ các quốc gia khác. Thuế quant hay đổi theo thời gian và gần một thế kỷ sau đó thuế nhập khẩu cũng như thuế xuất khẩu ở Ayutthaya chỉ là 5%. Tỉ lệ thuế quan như vậy được ứng dụng ở Patani. Đây là cảng gần nhất và quan trọng nhất mà các đoàn thuyền mành Trung Hoa, những tàu thuyền từ phía Nam và phương Tây hay lui tới…Tỷ lệ thuế quan được báo cáo ở kinh đô cuối thời kỳ Ayutthaya là 3% được áp dụng cho những tàu thuyền từ những quốc gia duy trì mối quan hệ thân thiện và 5% cho tất cả những quốc gia khác” [31; 16-17]. Chính nhờ
những chính sách ưu đãi đó cùng với mối quan hệ bang giao hòa hảo giữa hai chính quyền các vương quốc được xây dựng trước đó đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động giao thương phát triển mạnh mẽ. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ Hoa thương tham gia vào các hoạt động kinh tế quan trọng trong khu vực. Mặt khác, từ mối giao thương giữa Trung Quốc và Ayutthaya mà nhiều mối giao thương khác trong khu vực đã được hình thành tạo nên mạng lưới thương mại nhộn nhịp.
Thế kỷ XIV – XVI, Ayutthaya là nước đứng thứ nhất trong khu vực trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Ở Đông Nam Á, vương quốc Ayutthaya là nước đứng đầu về việc nhập hàng từ Trung Hoa. Thế kỷ XV – XVI, theo các
nguồn sử liệu Trung Hoa ghi chép lại: “Campuchia nhập 15 loại hàng từ Trung Quốc, Chàm nhập 52 loại, Malacca nhập 14 loại, Java nhập 54 loại, còn Xiêm thì nhập đến 65 loại. Ở đây đã nhập vào 12 loại tơ lụa, 2 loại sa tanh, gấm vóc, vải gai, the, các mặt hàng bằng đồng đen, sắt, những đồ kim hoàn, những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, giấy, một số thực phẩm khác (như thóc, hoa hòe,v.v…)” [14; 175]. Trung Hoa là đối tác thương mại quan trọng của Xiêm
không chỉ trong truyền thống mà cho đến tận ngày nay.
Quan hệ thương mại giữa cảng thị của Xiêm và cảng thị Trung Hoa được
chia thành ba loại: Thương mại triều cống, thương mại quan phương và thương mại phi quan phương. Bên cạnh mạng lưới buôn bán chính thức do
các đoàn thương thuyền của chính quyền trung ương đảm trách và thiết lập qua con đường ngoại giao thì mạng lưới buôn bán không thể thiếu là theo con
đường tư thương “buôn bán phi quan phương”. Càng ngày, mạng lưới buôn
bán của các tư thương càng được mở rộng hơn. Ở một khía cạnh nào đó, khối lượng hàng hóa do mạng lưới tư thương trung chuyển, buôn bán còn lớn hơn
mạng lưới buôn bán “quan phương” chính thức do triều đình thiết lập. Các
đoàn thuyền mành của tư thương quy tụ tại các cảng thị và các thương nhân này cùng gia đình của họ ở Trung Hoa và các quốc gia khác. Charnvit giải thích rằng, thương mại triều cống tiến hành bởi đoàn thuyền mành của Ayutthaya thường xuyên tới Guangzhou (Quảng Châu): các đoàn triều cống được tiếp nhận tại các cảng thị. Hầu hết, đoàn thuyền mành của tư thương lại tránh xa Quảng Châu có thể do họ không thể cạnh tranh được với thương thuyền do chính quyền tiến hành buôn bán về giá cả và hàng hóa. Tuy nhiên, họ có thể thành công ở các hàng hóa có giá trị nhỏ. Đoàn thuyền mành từ
Ayutthaya đến các vùng xa hơn: Shantou và xa hơn nữa là Phúc Kiến. Một số khác tới các vùng xa hơn Ninh Ba và gần Thượng Hải. Một số dừng lại ở hải cảng Trung Hoa để tiến hành giao thương buôn bán và nhập thêm hàng hóa trước khi tới Nhật Bản [31; 24]. Thương nhân Ayutthaya tìm nhiều phương cách để xâm nhập vào thị trường Trung Hoa, thậm chí là tiến cả tới những vùng xa xôi hơn.
Là quốc gia đứng thứ nhất của khu vực Đông Nam Á trong quan hệ giao thương với Trung Hoa. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Ayutthaya và Trung Hoa phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách đối ngoại của hai vương triều. Năm 1394, trong bối cảnh kinh tế - xã hội của khu vực, triều đình nhà Minh
thực hiện chính sách “Hải cấm” nhằm hạn chế các thương thuyền của nhà
nước ra buôn bán với nước ngoài. Tuy nhiên, với nguồn lợi to lớn do ngoại thương đem lại, chính quyền Trung Hoa không thể đóng cửa một cách tuyệt
đối. “Chính sách đưa ra không phải là sự tuyệt giao với thế giới bên ngoài mà đó là biện pháp của chính quyền trung ương nhằm kiểm soát các hoạt động của các tuyến hải thương, đưa chúng vào hệ thống quản lý của nhà nước” [6;
71-79]. Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương nhưng hệ thống thương mại ngoài luồng do các tư thương tiến hành vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Do đó, mạng lưới
thương mại “phi quan phương” như có mảnh đất để phát triển. Thương mại
ngoài luồng góp một phần quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa trong
khu vực và thế giới. Hoạt động buôn bán “quan phương” và “phi quan phương” làm cho giao thương trong khu vực trở nên sôi động và nhộn nhịp
hơn với nhiều loại hình thương mại.
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV, hoạt động ngoại giao – buôn bán giữa Ayutthaya và Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên phương diện nhà nước. Từ giữa thế kỷ XV trở đi, sự tham gia
ngày càng nhiều của các thương nhân tự do khiến cho hoạt động buôn bán của Ayutthaya trở nên nhộn nhịp hơn. Song chính việc tham gia vào hệ thống thương mại giữa Ayutthaya và Trung Quốc của các thương nhân tự do lại là một nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế dần các đoàn sứ thần thương mại của vương triều Ayutthaya đến Trung Quốc trong các thế kỷ XVI – XVII.
Mặt khác, trong quan hệ giao thương giữa Ayutthaya và Trung Quốc, cả hai bên đã tìm thấy cho mình rất nhiều lợi ích trong mối quan hệ đó. Do vậy, mối quan hệ thương mại giữa hai vương triều này đã được thiết lập và duy trì không chỉ trong các thế kỷ XIV – XVI mà còn tồn tại cho đến tận ngày nay.
Trong khu vực Đông Nam Á, Ayutthaya là một vương triều hùng mạnh và có vị thế rất lớn. Song, chắc chắn một điều Trung Quốc cần Ayutthaya như cần một bạn hàng. Trung Quốc muốn thiết lập quan hệ với một trung tâm thương mại lớn ở bên ngoài và Ayutthaya đã đáp ứng được yêu cầu đó. Hơn nữa, Trung Quốc cần Ayutthaya bởi vị trí trung gian và thị trường giàu có của đất nước này. Các đoàn tàu buôn của Trung Quốc thường khởi hành vào mùa xuân theo hướng gió Đông Bắc để đi xuống phía Nam, đến các cảng biển của khu vực Đông Nam Á trong đó, đặc biệt là các cảng biển Ayutthaya. Tại đây, họ có thể bán và mua những hàng hóa cần thiết sau đó trở về Trung Quốc vào mùa thu theo hướng gió mùa Tây Nam. Điều mà các thương nhân Trung Quốc ưu thích thị trường Ayutthaya là vì họ có thể đi về ngay trong năm, đó là một lộ trình ngắn và an toàn nhưng vẫn đảm bảo được việc lưu thông hàng