1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình giải phóng nô lệ ở mĩ (1986 1865)

115 640 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 768,71 KB

Nội dung

Đến năm 1688, cách mạng tư sản thành công của nước Anh đã làm xáo động cả châu Âu phong kiến thì năm 1775, nhìn sang bờ bên kia Đại Tây Dương, cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang th

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là sự thay thế của các phương thức sản xuất Ở phương Tây, khi thay thế phương thức sản xuất chiếm nô, chế độ phong kiến được coi là một phương thức sản xuất tiến bộ, giải quyết được những mâu thuẫn tồn tại trong phương thức sản xuất chiếm nô Tuy nhiên đến thế kỉ XV – XVI, sau một thời gian dài tồn tại và phát triển, phương thức sản xuất phong kiến lại trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội Với những kìm kẹp cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thời kì

“đêm trường Trung cổ” đã làm cho phương Tây gần như bị lãng quên, tụt hậu

lại so với tiềm năng vốn có của nó Lúc này, sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản ra đời thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến là tất yếu của lịch sử Nếu năm 1566, bình minh của chế độ tư bản lần đầu tiên ló sáng trên “vùng đất thấp” Hà Lan Đến năm 1688, cách mạng tư sản thành công của nước Anh đã làm xáo động cả châu Âu phong kiến thì năm 1775, nhìn sang bờ bên kia Đại Tây Dương, cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ như một phát súng phá tan sự “yên bình” của cả châu Mỹ hầu như còn đang chìm đắm trong sự mông muội, dã man của

xã hội nguyên thủy và ngột ngạt trong ách đô hộ của các nước thực dân phương Tây Sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân nhân dân 13 bang thuộc địa vì đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền thực dân Anh mà cón có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử thế giới: Kích thích cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh, khẳng định đà thắng lợi của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến và sự kiện đó còn giúp chúng ta chứng minh rằng: sự phát triển

Trang 2

của lịch sử loài người không chỉ là sự phát triển một cách tuần tự mà còn xen vào đó những bước nhảy vọt

Với sự mở rộng nhanh chóng về mặt lãnh thổ và tốc độ phát triển đến chóng mặt về kinh tế, quân sự dưới thiết chế Cộng hòa, chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi ra đời, Mĩ đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về công nghiệp Song ánh sáng của chủ nghĩa tư bản liệu có chiếu rọi được mọi ngõ ngách của đất nước này hay không? Theo cách phổ biến, người ta biết rằng mặt trái của chủ nghĩa tư bản Mĩ trong giai đoạn này là chế độ nô lệ

Cho đến những năm giữa thế kỉ XIX, nước Mĩ – một dân tộc được hình thành từ cuộc chiến tranh giành độc lập đầy vinh quang lại phải đối mặt với nguy cơ chia rẽ trong cuộc Nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Nhưng cũng từ cuộc chiến tranh ly khai đó, một Liên bang Mĩ thống nhất thực sự về kinh tế, chính trị, văn hóa mới được định hình Bởi vậy, lịch sử nước Mĩ nói chung và lịch sử nước Mĩ thời kì nội chiến nói riêng đã trở thành hiện tượng cần được nghiên cứu, một thực nghiệm về tinh thần và chính trị cần được đánh giá

Có thể nói, một vấn đề trọng tâm vận động xung quanh cuộc nội chiến

là vấn đề về chế độ nô lệ Tất nhiên ta có thể nói rằng những yếu tố khác cũng cần được nói tới là Hiến pháp, lý tưởng tự do và bình đẳng, biên giới được mở rộng và sự nhập cư, nhưng từng yếu tố này đều được hình thành dựa trên thực

tế một nước Mĩ nửa tự do, nửa nô lệ Do vậy, rất nhiều các tài liệu về lịch sử nước Mĩ giai đoạn này đã tập trung nghiên cứu thể chế chế độ nô lệ, nguồn gốc và những nguyên nhân dẫn tới việc xóa bỏ nó bởi cuộc Nội chiến tàn khốc nhất trong lịch sử Hoa Kì Ở Bắc Mĩ, cuộc chiến tranh giành độc lập của

13 bang thuộc địa Anh (1775 – 1783) mặc dù là cuộc cách mạng “ba trong một” nhưng vẫn không thể xóa bỏ được chế độ nô lệ Phải đến nửa đầu thế kỉ

XIX, khi chế độ nô lệ đang có nguy cơ lan rộng và trở thành vật cản cho chủ

Trang 3

nghĩa tư bản Mĩ thì cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột tàn bạo này mới không còn là vấn đề riêng của những người nô lệ da đen mà trở thành vấn đề chung của quốc gia, dân tộc

Chế độ nô lệ xuất hiện trên thế giới từ thời tiền sử Nhưng có lẽ nó chỉ được thể chế hóa khi những tiến bộ về nông nghiệp làm xuất hiện các hình thức xã hội có tổ chức cao thời cổ đại Sau đó được thực hành trên khắp thế giới qua mọi thời đại

Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI đã giúp tìm ra các con đường đến phương Đông không cần qua Địa Trung Hải Không chỉ thế, người châu Âu còn phát hiện ra vùng đất mới – châu Mĩ, một nơi giàu có về vàng bạc và là nơi lí tưởng cho sự làm giàu cho giai cấp tư sản

Từ phát kiến địa lí, chủ nghĩa thực dân ra đời Sự ra đời của nó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy cho tư sản Tây Âu bằng các biện pháp cướp bóc, bóc lột thuộc địa Trong số đó, buôn bán nô lệ là biện pháp tàn bạo nhất nhưng cũng đem lại nhiều lời lãi nhất

Không phải ngẫu nhiên mà giai cấp tư sản châu Âu làm những việc đê tiện và hèn hạ đó, buôn bán nô lệ bắt nguồn từ bản chất của giai cấp tư sản: tất

cả vì lợi nhuận Nó đem lại lợi nhuận kếch xù cho tư bản Tây Âu, góp phần quan trọng làm cho họ mạnh lên, nhanh chóng lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Buôn bán nô lệ da đen cũng tác động trực tiếp và lớn lao đến tiến trình lịch sử của châu Phi và châu Mĩ Trong gần năm thế kỉ, hàng chục triệu người châu Phi đã bị đẩy ra khỏi quê hương của họ, bị đưa lên những hầm tàu tối tăm, ẩm thấp, lênh đênh trên biển hàng tháng trời Trong số đó không ít người phải bỏ mạng ở dọc đường, những người “may mắn” sống sót đến với Tân lục địa, họ bị bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ, bị đối xử tàn tệ, bóc lột cùng cực…Từ thế kỉ XV – XVIII, chế độ nô lệ ở các nước thuộc địa đã trở nên tàn

Trang 4

bạo đến nỗi loài người không thể dung thứ được Đến cuối thế kỉ XVIII, việc buôn bán nô lệ bắt đầu bị cấm Đan Mạch là nước mở đầu với việc cấm buôn bán nô lệ (1792), tiếp đó là chính quyền cách mạng Pháp (1794) Đến đầu thế

kỉ thứ XIX, nước Anh chính thức cấm buôn bán nô lệ (1807), tiếp đó là Hợp chủng quốc Hoa Kì (các bang miền Bắc năm 1808) Đến năm 1813, Anh và

Achentina chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ Và với bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” của Tổng thống Mĩ Abraham Linconl có một ý nghĩa to lớn

trong tiến trình giải phóng nô lệ của nước Mĩ nói riêng và nhân loại nói chung

Chế độ nô lệ ở châu Mĩ, đặc biệt ở Hoa Kì là một trong những vấn đề đặc sắc của lịch sử thế giới cận đại Hiện nay, mặc dù chế độ nô lệ đã bị xóa

bỏ từ lâu nhưng tàn dư của nó vẫn còn tồn tại dai dẳng ở Mĩ, nổi bật là sự kì thị chủng tộc Vấn đề xóa bỏ tận gốc nạn phân biệt chủng tộc, giải phóng hoàn toàn người da đen vẫn còn là một vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước Mĩ hiện nay, nên việc nghiên cứu chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế

độ nô lệ là một vấn đề rất cần thiết đối với những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới cận đại

Chính vì vậy mà em chọn đề tài “Quá trình giải phóng nô lệ ở Mĩ

(1861 -1865)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn

đề chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ trên thế giới nói chung

và ở nước Mĩ nói riêng Tuy nhiên các tài liệu tiếng Việt và tài liệu dịch lại chưa đề cập cụ thể về vấn đề mà người viết tìm hiểu Có thể kể ra một số tài liệu liên quan như:

Cuốn “Lịch sử thế giới cận đại (1640 – 1870)” gồm hai quyển của các

tác giả: Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Phan Hữu Lư, Trần Văn Trị, là một cuốn thông sử, đề cập đến hầu hết những sự kiện lớn trên thế giới giai đoạn

Trang 5

nay trong dó có vấn đề chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ trong thời kì Nội chiến ở Mĩ Tuy nhiên, vấn đề này chưa được các tác giả đi sâu tìm hiểu và chưa có hệ thống

Tác giả Eric Foner trong cuốn “Lược sử nước Mĩ thời kì tái thiết

(1863 – 1977)” Đây là cuốn sách rút ngọn của cuốn “Tái thiết cuộc cách mạng dở dang của Hoa Kì (1863 – 1877)” của tác giả Tuy đã được rút ngọn

nhưng những vấn đề chính yếu của lịch sử Hoa Kì thời kì này vẫn được tác giả diễn tả một cách khá chi tiết Trong cuốn sách Eric Foner đã đề cập đến những vấn đề sự ra đời của bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ, vấn đề người da đen, công cuộc tái thiết nước Mĩ Nhưng tác giả mới chỉ diễn tả được bối cảnh

và tình hình chung của hai miền Nam – Bắc nước Mĩ chứ chưa đề cập đến vấn đề cụ thể mà tác giả nghiên cứu Song đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu đề tài

Tác giả Nguyễn Thái Yên Hương trong cuốn “Liên bang Mĩ, đặc điểm

xã hội - văn hóa” đã trình bày về tình hình nước Mĩ trước Nội chiến, ở một

mức độ nào đó đã phân tích về cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, lực lượng trong xã hội Mĩ xung quanh vấn đề nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô

lệ trước Nội chiến

Tìm hiểu về vấn đề nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ chúng ta

không thể không kể tới tác giả F.Ia.Pooolianxki, trong hai cuốn “Lịch sử kinh

tế các nước ngoài Liên Xô”, tập một (thời phong kiến) và tập hai (thời chủ

nghĩa tư bản) do Trương Hữu Quýnh và Lương Ninh dịch, xuất bản tại NXB khoa học xã hội năm 1978 Poolianxki đã đề cập đến việc buôn bán nô lệ da đen, nguyên nhân của việc buôn bán nô lệ và tình trạng hủy diệt người da đỏ, nhu cầu về lao động ở châu Mĩ….Những tư liệu mà Poolianxki đã đưa ra chủ yếu đề cập đến vấn đề buôn bán nô lệ da đen nhưng vấn đề về chế độ nô lệ cà cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ được tác giả đề cập rất hạn chế

Trang 6

Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin như Mác, Ănghen cũng đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ ở mức độ khái quát, lí luận, chưa cụ thể và tạo thành hệ thống

Ngoài ra, chúng ta phải kể đến các công trình chuyên khảo cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề này như những khóa luận tốt nghiệp:

Tác giả Nguyễn Thị Nga, khoa lịch sử, trường đại học sư phạm Hà Nội

năm 1987 với đề tài “Chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở

Bắc Mĩ” Đề tài nghiên cứu những nét cơ bản về chế độ nô lệ và cuộc đấu

tranh xóa bỏ nó ở Bắc Mĩ, đặc biệt là ở miền Nam nước Mĩ Tác giả đi sâu vào tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của chế độ nô lệ, tình cảnh người nô lệ trong xã hội tư bản Mĩ và những phong trào đấu tranh tiêu biểu của những người nô lệ và nhân dân Mĩ chống chế độ tàn bạo này Tuy nhiên, những vấn

đề như, yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ, tác động của việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ…vẫn chưa được tác giả nói tới

Tác giả Nguyễn Hồng Liên, khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà

Nội với đề tài “Lịch sử buôn bán nô lệ da đen (XV – XIX) và cuộc đấu

tranh xóa bỏ nó (cuối XVIII – cuối XIX)” năm 2008 Đây là đề tài tác giả

tập trung nghiên cứu về việc buôn bán nô lệ da đen, còn vấn đề đấu tranh xóa

bỏ việc buôn bán nô lệ và chế độ nô lệ được đề cập ở tất cả các châu lục như : châu Âu, châu Phi và châu Mỹ nên khi đề cập đến vấn đề chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ cũng chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược

Tác giả Phùng Thị Hà, khoa Lịch Sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội

với đề tài “Bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ của nước Mĩ và tác động của

nó đến tình hình nước Mĩ trong thời kì nội chiến (1863 - 1865)” khóa luận

tốt nghiệp năm 2010, đã đề cập khá chi tiết và đầy đủ về tình hình nước Mĩ trong thời kì Nội chiến, đặc biệt là bản “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” do tổng thống Abraham Linconl soạn thảo Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu trọng tâm về

Trang 7

vấn đề của bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và tác động của nó chứ chưa diễn

tả cụ thể quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ

Đề tài: “Tổng thống Abraham Linconl (1809 – 1865)” của tác giả Lù

Văn Thành khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong khóa luận tốt nghiệp năm 2005 đã đề cập khá chi tiết về con người Abraham Linconl – một con người giản dị, chân thực, gắn bó và cảm thông với người lao động nghèo khổ Tác giả đã phân tích khá đầy đủ về nhận thức của Abraham Linconl trước những sự thực lịch sử ở nước Mĩ trước Nội chiến để thấy được thái độ của ông đối với chế độ nô lệ, từ đó dẫn đến hành động đấu tranh xóa

bỏ chế độ nô lệ và ban bố bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ

Ngoài ra, còn có một số trang web có đề cập đên các vấn đề về cuộc Nội chiến Mĩ, về Abraham Linconl như: http//www.mrlincolnandfreedom Org; http//www.mrlincolnandnewyork.org…cũng cung cấp một số tài liệu liên quan đến đề tài

Như vậy, điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước đều chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về quá trình giải phóng nô lệ ở Mĩ giai đoạn 1861 -1865 Vì vậy, đây cũng là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp của mình

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: của khóa luận là quá trình giải

phóng nô lệ ở Mĩ giai đoạn 1861 – 1865 Bao gồm những nét khái quát nhất

về tình hình nước Mĩ nửa đấu thế kỉ XIX, sự ra đời của chế độ nô lệ và yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ, cũng như tác động của quá trình giải phóng nô

lệ đến tình hình nước Mĩ trong thời kì Nội chiến Tuy nhiên, do lịch sử nước

Mĩ giai đoạn này bao gồm rất nhiều vấn đề lớn nên đề tài chỉ đi sâu vào tìm hiểu quá trình giải phóng nô lệ và tác động của nó đến lịch sử nước Mĩ

Trang 8

* Về nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là quá trình giải phóng nô lệ ở Mĩ (1861 – 1865) nên nhiệm vụ của khóa

luận là:

Phân tích sự ra đời của chế độ nô lệ và yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ ở

Mĩ bao gồm việc khái quát tình hình nước Mĩ trong nửa đầu thế kỉ XIX, sự ra đời của chế độ nô lệ, ảnh hưởng cũng như tác động của chế độ nô lệ đến lịch

sử nước Mĩ và những yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ, trong đó phân tích cả yêu cầu khách quan và yêu cầu chủ quan, để làm rõ những nguyên nhân dẫn đến quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ

Đi sâu tìm hiểu quá trình giải phóng nô lệ ở Mĩ Quá trình này có thể chia ra làm 3 giai đoạn: trước, trong và sau cuộc Nội chiến (1861 – 1865) Sau đó, phân tích những tác động của quá trình giải phóng nô lệ đến lịch sử nước Mĩ, đặc biệt là những tác động đến sự phát triển kinh tế nước Mĩ, những thay đổi về địa vị chính trị, kinh tế của người da đen

*Về phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về không gian: đề tài tìm hiểu về sự giải phóng chế độ nô lệ ở Hợp chủng quốc Hoa Kì

Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 1861 – 1865

4 Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận

Phương pháp luận: Để thực hiện đề tài, người viết đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nghiên cứu khoa học lịch sử Đó là kim chỉ nam trong quá trình xử lý, hệ thống, khai thác và sử dụng tư kiệu liên quan đến nội dung nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, người viết vận dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic nhằm đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu các sự

Trang 9

kiện, hiện tượng lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác như phân tích, so sánh, tổng hợp, liệt kê… để rút ra những nhận xét cần thiết

5 Đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học: Khóa luận là một công trình khoa học, tìm hiểu một

cách có hệ thống về chế độ nô lệ và quá trình giải phóng nô lệ ở Mĩ giai đoạn

1861 – 1865, từ đó cho ta thấy một bức tranh khái quát về xã hội Mĩ trong thời kì Nội chiến và hiểu sâu sắc hơn về bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ dưới lá bài “thế giới tự do”

Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài đáp ứng nhu cầu tìm hiểu toàn

diện về lịch sử nước Mĩ trong thời kì cận đại Đồng thời công trình có thể là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành lịch sử thế giới cận đại, cho việc dạy và học lịch sử thế giới giai đoạn này ở chương trình phổ thông và những ai có nhu cầu đi sâu tìm hiểu về quá trình giải phóng nô

lệ ở Mĩ

Khóa luận cũng cung cấp một số tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là một số tranh ảnh hay một số thông tin về những nhân vật điển hình trong thời kì Nội chiến Mĩ, đặc biệt là những nhân vật liên quan trực tiếp đến cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được trình bày theo 2 chương:

Chương 1: Chế độ nô lệ và yêu cầu xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ

Chương 2: Quá trình giải phóng chế độ nô lệ ở Mĩ

Trang 10

Chương 1 CHẾ ĐỘ NÔ LỆ VÀ YÊU CẦU XÓA BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ 1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC MĨ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Sau khi giành được độc lập, một dân tộc mới – dân tộc Mĩ vừa được sinh ra trong cách mạng bắt đầu vươn mình, làm nên những biến đổi lớn Từ một loạt những khu định cư bên bờ Đại Tây Dương đã mở rộng lãnh thổ của mình sang tận bờ Thái Bình Dương

Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các nhà lãnh đạo của Mĩ đã lần lượt thôn tính được nhiều vùng đất rộng lớn như mua lại của Pháp, tước đoạt từ tay Tây Ban Nha, xâm chiếm vùng đất từ tay người bản địa, chiến tranh với Mexico…nó đã biến những bang Florira, Texas, New Mexico…thành một dải đất chung của người Mĩ

Đến giữa thế kỉ thứ XIX nước Mĩ đã trải rộng từ bờ Đại Tây Dương đến tận bờ Thái Bình Dương, một vùng đất mênh mông tràn đầy nhựa sống

Mĩ trở thành một tên đế quốc thực dân trẻ tuổi hùng mạnh Cho tới “1853 diện tích nước Mĩ lên tới 3.062.798 dặm vuông (một dặm bằng 1,6km2)” [5;

44] Đây là điều mà các bậc tổ phụ của người Mĩ không bao giờ dám mơ ước khi họ đổ bộ lên Plymouth Rock mấy thế kỉ trước

Việc mở rộng đất đai đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ Có thể nói những vùng đất mới mênh mông, giàu tài

nguyên này chính là “kho vàng” để nước Mĩ nhanh chóng vươn lên đuổi kịp

các nước châu Âu và trở thành một siêu cường trên thế giới Đồng thời, vùng đất tràn đầy nhựa sống này đã trở thành điểm đến, ước mơ của hàng triệu người dân trên thế giới

Vì thế cùng với việc mở rộng lãnh thổ sang phía Tây, kéo theo một phong trào di dân về phía Tây một cách đại qui mô Những dòng người nô nức, những đoàn xe kéo nhau đi thẳng tiến về phía Tây như dòng thác lũ đang

Trang 11

chảy cuồn cuộn về phía trước Từ nhỏ đền già, từ nam đến nữ, từ chủ đến thợ,

tất cả đều đi tìm một cái mới với khát vọng đổi đời “Từ năm 1787 – 1850 đã

có gần năm triệu người di cư từ châu Âu sang châu Mĩ” [1; 364] Việc di cư

ồ ạt sang Mĩ là hậu quả của nạn đói vào cuối những năm 1840 ở Aixơlen, của

sự thất bại trong cách mạng 1848 – 1849 ở châu Âu và sự phát hiện ra mỏ vàng ở California Dòng người di thực đã tràn vào các vùng đất thực dân mới

xác lập của Mĩ đã làm cho dân số tăng nhanh “Dân số tăng từ 7,22 triệu người lên tới 23 triệu người từ năm 1812 – 1852 Đất đai có sẵn cho việc định cư tăng gần bằng diện tích châu Âu từ 4,4 triệu lên tới 7,8 triệu km2”

[11; 166]

Cùng với công cuộc bành trướng đất đai và di dân sang phía Tây Những nhà tư sản trẻ tuổi Mĩ đã mưu toan mở rộng sự thống trị của mình đối với các nước Mĩ La tinh mới giành được độc lập Mở đầu cho âm mưu đó là

học thuyết Mơnrô được Tổng thống Mơnrô tuyên bố tháng 12 năm 1823 “Lục địa châu Mĩ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa” [18; 554] với khẩu hiệu: châu Mĩ của người châu Mĩ

Học thuyết Mơnrô được đưa ra khi các nước Mĩ La tinh vừa mời giành được độc lập, do đó nó cũng có những tiến bộ nhất định Nhưng đó chỉ là thủ đoạn, sự thật vẫn không gì che giấu nổi Thực chất, đế quốc Mĩ muốn độc chiếm toàn bộ thị trường châu Mĩ, trước khi muốn vươn tới nhiều khu vực khác trên trái đất Vì thế chỉ hai năm sau khi học thuyết Mơnrô ra đời, Mĩ đã cho quân chiếm đảo Puectorico thuộc địa của Tây Ban Nha Đúng như Uyliam Phosto đã viết: không còn nghi ngờ gì nữa, ngay từ đầu chủ nghĩa Monro đã mang sẵn ý đồ muốn thiết lập bá quyền của Mĩ ở khắp Tây bán cầu Năm 1853, Mĩ uy hiếp Nhật Bản mở cửa, năm 1854 tham gia can thiệp vào chiến tranh thuốc phiện lần hai ở Trung Quốc Như vậy, từ giữa thế kỉ XIX

Trang 12

nước Mĩ tư bản đã trở thành một tên đế quốc đầy tham vọng muốn chiếm

nhiều đất đai

Cùng với việc bành trướng lãnh thổ, nền kinh tế tư bản chủ ngĩa Mĩ do được thừa hưởng rất nhiều thành tựu cách mạng kĩ thuật của châu Âu, đặc biệt

là cách mạng công nghiệp Anh nên nó cũng phát triển một cách mạnh mẽ

Từ cuối thế kỉ thứ XVIII, nước Mĩ đã bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp, ngành công nghiệp phát triển sớm nhất là ngành dệt sợi bông vải Trong nửa đầu thế kỉ XIX, công nghiệp dệt đã có nhiều tiến bộ nhanh chóng Chỉ trong 25 năm (1815 – 1840) số lượng sợi bông sử dụng tăng gấp 5 lần

“đồng thời vào đầu thế kỉ thứ XIX công nghiệp len dạ cũng được xúc tiến xây dựng Năm 1840 có 24 nhà máy Từ 1830 người ta bắt đầu xây dựng nhiều nhà máy qui mô lớn Trong thời gian từ 1840 – 1860 số xí nghiệp được xây dựng tăng từ 1420 lên 1909 Giá trị sản phẩm thặng dư tăng 2,6 triệu lên 68,8 USD” [5;45]

Từ năm 1814 trở đi hầu hết các ngành công nghiệp Mĩ đều đã sử dụng máy móc Chế độ sản xuất trên cơ sở công xưởng đã thay thế chế độ sản xuất

trên cơ sở thủ công “Đến thập niên 40, ở Mĩ đã bắt đầu dùng máy móc chế tạo máy móc Điều đó đã dánh dấu cách mạng công nghiệp ở Mĩ đã bước vào một giai đoạn càng cao hơn Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở Mĩ, hiệu suất lao động được nâng cao một cách rõ rệt, sản lượng tăng Sản lượng than đá năm 1840 là 2 triệu tấn dến năm 1860 lên hơn 100 triệu tấn Sản lượng ga năm 1840 là 320 nghìn tấn đến năm 1860 tăng lên 920 nghìn tấn”.[20; 12]

Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi các vùng trao đổi nhiều hơn Do đó vấn đề vận chuyển, giao thông được đặt ra cấp bách Chính phủ bắt tay vào xây dựng hệ thống đướng xá, cầu cống một cách cấp tốc Nhất là công nghiệp

đướng sắt phát triển nhanh chóng “Năm 1850 Mĩ đã xây dựng được 15 nghìn

Trang 13

km, đứng hàng đầu thế giới Đến năm 1860 đã dài tới 49 287 km Những hệ thống đường xe lửa lớn tại miền bờ biển Đại Tây Dương, những trung tâm New York, Pelxinvania… được nối với miền Tây rộng lớn Việc cung cấp lương thực, nguyên liệu cho các trung tâm công nghiệp được giải quyết kịp thời nhờ sự phát triển của đường sắt Năm 1860 đã có tới 460 đầu máy xe lửa chế tạo tại Mĩ” [18; 184]

Nhìn chung cách mạng công nghiệp phát triển với tốc độ khá nhanh

“Năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp đã vượt quá giá trị sản lượng nông nghiệp” [5; 45] Nhiều thành phố, thị trấn công nghiệp mọc lên như rừng dọc theo bờ biển Đại Tây Dương “Điều đáng chú ý là công nghiệp chế tạo máy

đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng Đến giữa thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ đứng hàng thứ tư trên thế giới” [18; 185] Tuy nhiên, sự

phát triển này chưa đều trên toàn liên bang, chủ yếu nó chỉ tập trung ở phía Bắc

Đằng sau sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không thể không nói đến lực lượng lao động đông đảo – công nhân Cũng như bất cứ nước nào, công nhân Mĩ cũng bị bóc lột kiệt sức và đói khổ, thất nghiệp, chết chóc luôn đe

dọa họ Đó là lí do họ đứng lên đấu tranh “Từ 1833 – 1837 ở Mĩ có tới 168 cuộc bãi công đại qui mô thành phố” [18; 186]

Công nghiệp chế tạo máy không chỉ hạn chế trong phục vụ công nghiệp

mà còn mở rộng chế tạo ra các máy phục vị cho nông nghiệp Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp đã làm tăng năng suất và ngược lại nông nghiệp phát triển đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu và lương thực cho công nghiệp Vì thế, công nghiệp và nông nghiệp sớm gắn bó với nhau

Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp nước Mĩ lại có sự đối lập giữa hai miền Nam – Bắc trong một liên bang thống nhất Cụ thể đây là sự khác biệt giữa hai khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp

Trang 14

Trong khi miền Bắc nông nghiệp phát triển mạnh theo con đường trang trại tư bản chủ nghĩa và hầu hết những trang trại tư bản chủ nghĩa hiên đại đều áp dụng máy móc, kĩ thuật tiên tiến như máy xới, máy gieo hạt, máy thu hoạch lúa, máy cày bằng động cơ hơi nước… Việc sử dụng máy móc cho phép con người mở rộng diện tích canh tác và tăng vụ, nên sản lượng nông nghiệp tăng

“Từ 1840 – 1860 chỉ trong vòng 20 năm việc sản xuất lương thực ở các bang Tây Bắc tăng gấp ba lần” [18; 186], đến giữa thế kỉ XIX thành phố Chicago

trở thành vựa lúa thế giới

Còn miền Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn còn ngự trị trong nông nghiệp Những đồn điền ở đây kinh doanh theo con đường kinh tế nô lệ, chủ yếu trồng bông, mía, thuốc lá Cùng với nhu cầu của bông vải của thị trường miền Bắc, diện tích trồng bông cũng được mở rộng Việc mở rộng sản xuất của họ là dựa vào sự bóc lột tàn nhẫn đối với nô lệ Những đồng tiền trong túi của chủ nô đều từ giọt máu, giọt mồ hôi của người nô lệ làm nên Họ phải làm việc dưới làn roi vọt trong tầm kiểm soát của chủ như những tên tù khổ sai

Vì thế ta có thể ví chế độ nô lệ ở Mĩ như chế độ nô lệ thời cổ đại ở Hi Lạp Song cái khác của nó là chế độ nô lệ ở Mĩ là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, được giai cấp tư bản sử dụng để phục vụ cho họ Vì sử dụng chủ yếu là lao động đồn điền nên ở các đồn điền phía Nam ít sử dụng máy móc, kĩ thuật, năng suất thấp Các chủ đồn điền ở đây luôn muốn tìm những vùng đất mới

để thay thế các vùng đất bạc màu phía Nam

Bởi đặc điểm của nền kinh tế Mĩ như vậy nên thúc đẩy chế độ nô lệ đồn điền phát triển, mạnh nhất là các đồn điền phía Nam lãnh thổ Hoa Kì

Trong quá trình phát triển và tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp Nam – Bắc một vấn đề có tính chất thời sự đặt ra là cả hai hệ thống này cùng muốn vươn sang phía Tây

Trang 15

Giai cấp tư sản ở miền Bắc nước Mĩ muốn biến vùng đất phía Tây trở thành hậu phương nông nghiệp tư bản chủ nghĩa chuyên cung cấp nguyên liệu, lương thực cho nó Cũng như muốn biến nó thành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của mình Với họ chỉ có việc đẩy mạnh cho kinh tế nông nghiệp phát triển thì mới đạt được mục đích đó Vì thế họ chủ trương chống lại việc mở rộng chế độ nô lệ sang phía tây và chủ trương thành lập những tiểu bang tự do

Còn chủ nô miền Nam cũng muốn nhảy vào vùng đất này với mục đích thay thế vùng đất bạc màu ở miền Nam Hơn nữa sau khi Eli Whitney phát minh ra máy tuốt hạt bông cho phép cơ giới hóa việc kéo sợi đã làm cho việc trông bông phát triển mạnh mẽ ở miền Nam Cộng thêm nhu cầu về bông vải của châu Âu sau chiến tranh Napoleon Để đáp ứng tất yếu phải mở rộng việc trồng bông, mà việc trồng bông chỉ có lợi khi sử dụng lao động nô lệ Vì thế, các chủ đồn điền miền Nam muốn mở rộng chế độ nô lệ sang phía Tây

Vì mục đích riêng của mình hai bên chủ nô và tư sản giành giật, tranh chấp nhau từng tấc đất ở miền Tây Mâu thuẫn ngày càng gay gắt, những nhà

tư bản miền Bắc tập trung quyền lực ở trung ương để thống nhất điều khiển kinh tế, đòi hỏi phải đánh thuế cao các hàng công nghiệp nhập vào Còn chủ

nô muốn thuế quan thấp để mua hàng rẻ của châu Âu

Mâu thuẫn trong đường lối phát triển kinh tế ngày càng gay gắt và đã trở thành một vấn đề cần bàn trong Quốc hội Quốc hội liên tiếp đối mặt với sức ép của cả hai thế lực

Sự tồn tại của chế độ nô lệ vừa ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa mà còn duy trì tình trạng tồi tệ, bất công trong xã hội Mĩ Nhất là các nước Mĩ La tinh xung quanh đã vứt bỏ chế độ nô lệ mà riêng nước Mĩ vẫn còn duy trì chế độ này

Trang 16

Mâu thuẫn giữa hai miền Nam – Bắc ngày càng trở nên gay gắt, đăc biệt đến giữa thế kỉ XIX mâu thuẫn này đã lên tới đỉnh điểm mà biểu hiện của

nó là cuộc Nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mĩ, người ta thường gọi đó là cuộc chiến tranh ly khai

1.2 SỰ RA ĐỜI CỦA CHẾ ĐỘ NÔ LỆ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ

ĐỘ NÔ LỆ ĐẾN LỊCH SỬ NƯỚC MĨ

1.2.1 Sự ra đời của chế độ nô lệ ở Mĩ

Chế độ nô lệ xuất hiện từ thời tiền sử và nó được thể chế hóa khi xã hội loài người đạt đến những tiến bộ nhất định về trình độ sản xuất - xã hội chiếm hữu nô lệ Chế độ nô lệ (slavery) là chế độ kinh tế xã hội dựa trên sự bóc lột sức lao động của người nô lệ Hay nói cách khác, nó dựa trên sự thống trị và

sự qui phục bằng cách một người có quyền sở hữu người khác và có quyền yêu cầu người đó phục vụ mình

Chế độ chiếm hữu nô lệ là một hình thái kinh tế xã hội ra đời và tồn tại

từ khoảng thế kỉ VIII – VII TCN đến thế kỉ V Trong thời gian đó ở các nước

có chế độ chiếm nô điển hình, nô lệ là lực lượng lao động chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất và nuôi sống xã hội Cũng trong thời gian đó nô lệ là món hàng để trao đổi, mua bán Ngoài những nô lệ bị bắt làm tù binh trong các cuộc chiến tranh, người ta còn mua nô lệ từ các nơi khác về Các chợ chuyên buôn bán nô lệ như: Chois, Rhodef và Delos phát triển từ rất sớm và mạnh trong suốt thời đại hoàng kim của Hy Lạp Ephesus là chợ buôn bán nô lệ lớn nhất ở Địa Trung Hải trong vòng hàng trăm năm Ở Roma, buôn bán nô lệ trở thành ngành kinh doanh đầy lời lãi Lúc này, người châu Phi (đặc biệt người Ethiopia) cũng đã bị bắt làm nô lệ

Những tưởng chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ đã chấm dứt vào thế kỉ V, khi những bộ tộc người Giecman chiếm đoạt ngôi báu của hoàng đế Tây La

Mã và xây dựng vương quốc của mình Nhưng đến thời kì tư bản chủ nghĩa,

Trang 17

1000 năm sau chế độ này lại được khôi phục lại ở châu Mĩ Phải chăng đó là một bước lùi của lịch sử, khi Marx đã khẳng định xã hội loài người phát triển

từ thấp đến cao và lần lượt trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy – chiếm hữu nô lệ - chế độ phong kiến – chủ nghĩa tư bản – cộng sản nguyên thủy (giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội)

Chế độ nô lệ ở châu Mĩ thời cận đại cũng là chế độ người bóc lột người, cưỡng bức lao động của các chủ đồn điền đối với người da đen từ châu Phi bị bán làm nô lệ ở châu Mĩ Tuy nhiên, chế độ này phát sinh và tồn tại trên cơ sở của sự phát triển tư bản chủ nghĩa, mang lại sự giàu có và sự phồn vinh cho các ông chủ tư bản Tây Âu Do đó, chế độ nô lệ ở châu Mĩ không hoàn toàn giống chế độ nô lệ ở thời cổ đại

Để chế độ nô lệ ở châu Mĩ có thể tồn tại được, trong khi việc cưỡng bức lao động đối với người Indian không mấy hiệu quả và sự giảm sút đáng

kể đã dẫn tới sự tuyệt diệt người da đỏ ở một số nơi đã khiến các nhà tư bản phải quay sang một hướng khác: Mua sức lao động từ nơi khác về để đáp ứng nhu cầu về nhân công lao động đang trở nên ngày càng cấp bách Từ đó buôn bán người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ ở châu Mĩ ngày càng trở thành nguồn lợi nhuận lớn và qui mô ngày càng được mở rộng trong các thế kỉ XVI – XVIII

Chúng ta có thể nói rằng, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

là nguồn gốc đẻ ra chế độ nô lệ Bởi vì ngay trong lòng xã hội Mĩ tư bản chủ nghĩa đã phát triển đúng với qui luật của nó là tồn tại trên sự cướp đoạt của con người Những tên thực dân ở Bắc Mĩ đã lợi dụng những thành tựu của người Indian Chúng đã sớm khởi hành việc cướp bóc người Indian Những tên thực dân chủ mưu trong việc này là bọn thực dân Tây Ban Nha từ thời Columbus Sau này bọn thực dân các nước khác cũng chỉ bắt trước chúng mà thôi Bắt đầu vào thế kỉ XVI, Anh cũng tiến hành các cuộc khẩn thực và âm

Trang 18

mưu thành lập vùng cư trú của người Anh ở Bắc Mĩ Người Nga cũng tham gia vào công cuộc khẩn thực, nhưng công cuộc khẩn thực của người Nga không phát triển được Ngoài ra còn có người Hà Lan, nhưng chủ yếu vẫn là người Tây Ban Nha Người Tây Ban Nha đã trở thành lãnh chúa ở Bắc Mĩ Chúng đã thi hành những chính sách rất tàn bạo: thủ tiêu hầu như toàn bộ nền văn minh trước đây của người Indian, lập nên những thuộc địa bao la rộng lớn Dưới những chính sách bóc lột, người Indian đã bị biến làm nô lệ bởi cơn khát vàng của chúng Vì vậy, lịch sử Bắc Mĩ cận đại là lịch sử đầy máu và nước mắt Lao động cưỡng bức trở thành số phận của những thổ dân bị đẩy xuống địa vị những người nô lệ Người Tây Ban Nha thực hành rộng rãi việc biến người Indian thành nô lệ Những người Indian bị bọn mạo hiểm bắt được sau đó bị đem bán cho chủ đồn điền như một món hời và việc buôn bán nô lệ thực sự xuất hiện Chế độ nô lệ được củng cố vững chắc ở phần châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha Người Tây Ban Nha sử dụng lao động cưỡng bức của người Indian vào mục đích phát triển những ngành sản xuất cung cấp sản phẩm quý để xuất khẩu sang châu Âu Ngay từ thời Columbus những đồn điền trồng mía ngày càng được mở rộng trên lãnh thổ Bắc Mĩ Tuy nhiên, do

sự bóc lột tàn nhẫn lao động khổ sai tới mức hủy hoại cơ thể người Indian Họ chịu không nổi nên bị chết hàng loạt Nhưng, những kẻ chinh phục Tây Ban Nha đã tìm ra giải pháp căn bản cho vấn đề sức lao động bằng việc sử dụng người da đen châu Phi vì họ có sức chịu đựng tốt hơn người Indian, dân di thực từ châu Âu sang và việc buôn bán nô lệ da đen ở châu Phi xuất hiện

Từ khi chế độ nô lệ được xác lập thì nó ngày càng phát triển và được củng cố Đặc biệt là việc tăng cường bóc lột của bọn thống trị và việc buôn bán nô lệ da đen ngày càng làm cho chế độ nô lệ phát triển

Chế độ nô lệ được xác lập chủ yếu dưới hình thức nô lệ đồn điền mà tồn tại nhiều ở miền Nam nước Mĩ bởi điều kiện phát triển của nó Chế độ nô

Trang 19

lệ đồn điền có ý nghĩa tiên quyết cho sự tồn tại của hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam nước Mĩ Sử dụng nô lệ trong các đồn điền ở miền Nam là đặc trưng của nền kinh tế bắc Mĩ Những người nô lệ, ngoài những con nợ không trả được nợ, những kẻ lang thang không nhà cửa từ châu Âu sang thì chủ yếu là nhưng người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi Người ta tính rằng, hằng năm vào đầu thế kỉ XVIII, các thuyền buôn Anh đã trở từ châu Phi sang tân thế giới khoảng 20.000 nô lệ Con đường đi của họ là những câu chuyện dài và kinh khủng gồm 30% những hàng sống này đã chết dọc đường Khi mắc bệnh tật họ bị vứt ra khỏi tàu như những con vật bị đói khát, bệnh truyền nhiễm là những bạn đường của họ Trường hợp thiếu nước, gặp cướp biển chủ tàu ra lệnh vứt bỏ bớt cho cá mập

Chế độ nô lệ trong chừng mực nào đó nó góp phần phá sản nền kinh tế trang trại nhỏ Càng tiến sâu vào thế kỉ XIX, chế độ nô lệ đồn điền càng có xu hướng lấn áp nền kinh tế trang trại, hòng phủ trùm bóng đen của chế độ nô lệ không chỉ ở miền Nam mà còn cả miền Bắc, thậm chí cả miền Tây nữa

Chế độ nô lệ đồn điền tồn tại dai dẳng trong gần một thế kỉ Trong khi

ở miền Bắc và miền Tây chế độ trang trại phát triển mạnh mẽ và giành được phần thắng thì trái lại ở miền Nam chế độ nô lệ đồn điền không những được bảo tồn mà còn được phát triển lên đến đỉnh cao của nó Đặc biệt sau phát minh máy cán bông năm 1793 và phát triển sản xuất đường mía năm 1795, chế độ nô lệ đồn điền đã lan rộng nhanh chóng ở miền Nam

Chế độ nô lệ là con đẻ của chủ nghĩa thực dân Khi chế độ nô lệ ra đời, thì từ thế kỉ XVII – XVIII nó đã phát triển rộng rãi trên các đất của thực dân Anh ở bắc Mĩ và sau này là hợp chủng quốc Hoa Kì đã thừa hưởng Có thể

nói “lịch sử Hợp chủng quốc bắt đầu từ chế độ nô lệ chứ không phải sự tự do” [9;125] Chế độ nô lệ là điểm xuất phát của sự phát triển kinh tế Hợp

chủng quốc, của sự làm giàu giai cấp tư sản Mĩ Lịch sử đẫm máu của chế độ

Trang 20

nô lệ đồn điền đã vạch rõ bản chất mị dân trong các thần tượng “nền tự do Mĩ”

Với chế độ nô lệ đồn điền, một lực lượng nô lệ lớn gồm đủ các hạng người (nhiều màu da), nhưng chủ yếu là nô lệ da đen Thổ dân người Indian sống ở những nơi núi cao rừng rậm, thung lũng hẹp, họ không có quyền lợi – kinh tế - chính trị gì cả và luôn đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt Người da đen gốc Phi mà bọn chủ đồn điền mua của bọn lái buôn nô lệ châu Âu đưa từ châu Phi sang đều bị đối xử một cách tàn tệ nhất Một số nô lệ là người da trắng, quyền lợi của họ có hơn nô lệ da đen nhưng họ cũng không có quyền tham gia chính quyền các tỉnh và trung ương

Ở đây, vật hi sinh của chủ nghĩa thực dân không phải chỉ là người da đen Suốt trong hai thế kỉ ròng, ngay những người di dân châu Âu cũng đã lại

bị nô dịch Người da trắng nói chung cũng không thoát khỏi chế độ nô lệ Mĩ

Mà ngược lại nô lệ da trắng rất nhiều Một số nô lệ loại này vốn là những người bị các điều luật ác liệt của Anh cưỡng bức đưa sang Mĩ để mở rộng công cuộc khẩn thực ở Bắc Mĩ, nước Anh vào các thế kỉ XVII – XVIII đã đẩy sang đây 50.000 người bị kết án Tất nhiên những người này bị rơi vào địa vị

lệ thuộc Trong những năm 40 của thế kỉ XIII người ta bán sang nước Mĩ một

số tù binh để làm tôi tớ Những người phạm tội được đưa nhiều nhất sang Vocginia Các chủ đồn điền tự nguyện mua những loại này chừng nào mà họ chịu làm việc trong một thời gian rất dài cho chúng Những con nợ không trả được nợ, những kẻ lang thang… đã trở thành nô lệ ở tân thế giới Việc bóc lột

nô lệ đã mang lại những món lãi kếch xù cho bọn chủ đồn điền

Sự thực từ năm 1807, việc “du nhập” nô lệ đã bị cấm nhưng nó lại xuất hiện dưới hình thức buôn lậu Ở đây, thương nghiệp hóa nền nông nghiệp Mỹ

đã kích thích và bảo tồn chế độ nô lệ Sự suy kiệt của các đồn điền thuốc lá đã làm cho việc bóc lột nô lệ trở nên kém sinh lời hơn Nhưng nghề trồng bông

Trang 21

với đầy đủ khả năng và đặc điểm của nó đã giữ chân chế độ nô lệ và đẩy nó lên

quy mô rộng lớn hơn Đúng như K Mac đã viết: “Sự phát triển mạnh mẽ của nghề kéo sợi bông, không chỉ đẩy mạnh nghề trồng bông ở Hợp chủng quốc mà

cả nghề làm nô lệ ở châu Phi” [9; 463] Quy mô của đồn điền ngày càng rộng

lớn, việc sử dụng lao động nô lệ ngày càng nhiều Số lượng nô lệ tăng lên nhanh chóng, đặc biệt bằng hình thức buôn bán nô lệ Nô lệ do buôn bán từ

châu Phi và nô lệ chính quốc ngày càng tăng lên mạnh mẽ Theo K Mac: kể từ đợt đăng ký nô lệ đầu tiên ở Hợp chủng quốc, số lượng nô lệ là 697.000 nhưng

70 năm sau (năm 1861) con số là gần 4 triệu, tức là gấp 6 lần [9; 460] Năm

1860, trong các bang chiếm hữu nô lệ của Hợp chủng quốc có 384.000 chủ nô

và 75% nô lệ trực tiếp làm nông nghiệp Trong số này thì 1733 chủ đồn điền đã

có từ 100 nô lệ trở lên [9; 461] Cũng có những đồn điền có vào khoảng 20 nô

lệ và gần 700 - 800 ê-cơ đất Song ở Louisiana, có những đồn điền rộng lớn với diện tích từ 200.000 – 400.000 ê-cơ đất và có trên 500 nô lệ

Như vậy, sau gần hai thế kỉ rưỡi qua đi kể từ ngày 20 người nam và nữ

da đen đầu tiên được tàu Hà Lan đưa đến bang Virginia Từ những hạt giống bé xíu này đã nảy sinh những chùm quả độc của hiện tượng nô lệ trên các đồn điền Chế độ nô lệ ở Mĩ là một chế độ người bóc lột người tàn, ngăn cản sự phát triển của xã hội, nhưng ở mặt nào đó nó cũng giúp cho nền kinh tế Mĩ đạt được những thành tựu đáng kể

1.2.2 Ảnh hưởng của chế độ nô lệ đến lịch sử nước Mĩ

Cho đến khi các nước Tây Âu xâm nhập vào Bắc Mĩ, cư dân ở đây hầu hết vẫn sống trong thời kì công xã nguyên thủy, một số bộ lạc bước vào thời kì tan rã của công xã thị tộc, nhưng đạt đến trình độ phát triển nhất là người Azotec, người Maya và người Inca Họ đã xây dựng được nhà nước và có trình độ văn minh cao, có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ và vĩ đại Tuy nhiên, nhược điểm của họ là sự thiếu thống nhất, có trình độ kĩ thuật thấp Họ quá sợ hãi và thần

Trang 22

thánh hóa những vũ khí của bọn thực dân Chính điều này mà họ bị bọn thực dân lợi dụng, chúng không từ một thủ đoạn nào để vơ vét thật nhiều của cải tài nguyên của Tân lục địa, đi đầu là người Tây Ban Nha Sau đó các tên thực dân khác cũng lao vào xâu xé bóc lột châu Mĩ Nhưng sự bóc lột đến cùng cực đã làm hủy diệt hàng loạt người dân da đỏ - nguồn cung cấp công nhân tại chỗ bị sa sút, thậm chí ngưng trệ, còn các hầm mỏ và đồn điền ngày càng đem lại lợi nhuận khổng lồ, nhu cầu lao động càng trở nên cấp thiết Xuất phát từ nhu cầu này, trên thị trường thương mại thế giới Âu – Phi – Tân lục địa đã xuất hiện một nghề kinh doanh mới được tổ chức với qui mô ngày càng lớn và có hệ thống, đó

là nghề săn bắt người châu Phi bán sang châu Mĩ làm nô lệ

Người ta giao việc hàng ngày cho nô lệ, hay dùng họ làm người trông nom nhịp độ lao động của đội người da đen Bạo lực trực tiếp là một yếu tố của sản xuất Người da đen sống trong những túp lều lụp xụp, mặc quần áo vải thô

và hầu như ăn toàn ngô, tiền nuôi một nô lệ vào khoảng 20 USD/năm Trong lúc

đó, anh ta làm được từ 5 - 10 ê - cơ bông Những người được gọi là “nô lệ trồng bông” bị đối xử như một con vật Ngay từ giữa thế kỷ XIX, ở các bang ở Mĩ bắt đầu thông qua các luật lệ, vẫn được biết đến dưới tên gọi chung "Đạo luật nô lệ"

(Slave Codes) với nội dung nghiêm cấm nô lệ da đen được sở hữu vũ khí, đi học, không được tổ chức hội họp hoặc di chuyển nếu như không được phép của chủ nô Nô lệ da đen bị hành hạ và đối xử thô bạo

Bằng việc vắt kiệt sức lao động của nô lệ trong các đồn điền, cũng như trong các nhà máy, xí nghiệp, giai cấp chủ nô và tư sản Mĩ giàu lên nhanh chóng Chế độ nô lệ đã trở thành một động lực quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ thời kỳ lập quốc

Trước hết, có thể khẳng định rằng chế độ nô lệ là một sản phẩm hoàn

toàn hợp quy luật trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mĩ, nó “không phải

là một hiện tượng tuyệt đối xa lạ với chủ nghĩa tư bản, khi mà sự phát triển

Trang 23

của công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã đẻ ra và đẩy mạnh sự bành trướng của chế độ nô lệ” [9; 469] Ngay từ đầu, chế độ nô lệ đóng một vai trò quan trọng

trong đời sống kinh tế, xã hội Mĩ Ở đây, cũng như máy móc, tín dụng… chế

độ nô lệ trực tiếp là cơ sở của nền công nghiệp tư sản Không có chế độ nô lệ thì không có bông; không có bông thì công nghiệp hiện đại trở nên vô nghĩa Chế độ nô lệ đã đem lại giá trị cho các thuộc địa; các thuộc địa tạo nên nền thương nghiệp quốc tế; nền thương nghiệp quốc tế lại là điều kiện cần thiết của đại công nghiệp

Trên thực tế, không chỉ có nghề trồng bông mới thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của chế độ nô lệ mà ngược lại chính chế độ nô lệ đồn điền đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nghề trồng bông nói riêng và nông nghiệp miền Nam nói chung Những sản phẩm xuất khẩu của miền Nam do bàn tay lao động của nô lệ làm ra như bông, thuốc lá, mía… chỉ có lãi trong trường hợp các sản phẩm đó được sản xuất bởi những tập đoàn rất đông nô lệ trên quy mô lớn và trên diện tích bao la của những mảnh đất phì nhiêu và chỉ đòi hỏi lao động thô sơ mà thôi Còn những cây trồng thâm canh phụ thuộc không chỉ vào độ phì nhiêu của đất đai, mà còn phụ thuộc nhiều hơn vào vốn đầu tư, vào hiểu biết và tính sáng tạo của người lao động, sẽ mâu thuẫn với chính ngay bản chất của chế độ nô lệ Nhờ khai thác triệt để sức lao động của

nô lệ nên ngành sản xuất bông không ngừng phát triển Các ruộng đất mới ở miền Tây sau năm 1812 mở rộng việc trồng bông Nghề trồng bông đã chuyển dịch nhanh chóng từ các bang miền nước thủy triều sang bờ biển miền Đông qua miền Nam trũng thấp hơn tới vùng đồng bằng châu thổ sông Mississippi

và cuối cùng là Texas Tổng sản lượng từ 4.000 kiện năm 1790 đã tăng lên 175.000 kiện năm 1810 và 4.000.000 kiện năm 1860 Nghề trồng bông phát triển lại kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp dệt và thương mại

Theo tác giả F Ia Pôlianxki trong cuốn Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên

Trang 24

Xô) – thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì ngay từ đầu thế kỷ XIX, ngành công nghiệp

dệt của Mỹ đã phát triển hết sức mạnh mẽ Nếu như năm 1805, trong các nhà máy dệt vải bông của Mỹ chỉ có 4.500 guồng sợi thì năm 1815, đã có đến 130.000 Việc tiêu thụ bông từ năm 1790 – 1827 đã tăng từ 11.000 kíp lên 149.000 kíp, dẫu rằng cho đến năm 1815, công việc chế biến bằng máy mới hoàn toàn thay thế cho việc kéo sợi bằng tay Năm 1815, chỉ có 90.000 kíp bông được máy kéo thành sợi ở các nhà máy Đến năm 1825, số guồng sợi đạt 800.000 chiếc Từ năm 1820 - 1830, con số đó tăng lên gấp 4 lần Về sau, công nghiệp dệt phát triển với một nhịp độ nhanh chóng Từ năm 1840 đến năm 1860, số nhà máy dệt giảm xuống (từ 1369 xuống còn 1091 nhà máy), trong lúc đó, số guồng sợi lại tăng lên từ 2,2 triệu lên 5,2 triệu Việc tiêu thụ bông cũng tăng từ 237.000 kíp lên 1.056.726 kíp [9; 476]

Sự nhập cư nô lệ châu Phi đã tiếp sức cho hệ thống thương mại của các thuộc địa trong thời kỳ trước cách mạng và đem lại món lợi lớn cho các

chủ nô tại các bang duy trì nô lệ trước khi Nội chiến xảy ra “Chế độ điền trang và nô lệ của Mĩ là một trong những đặc trưng của nước Mĩ thời bấy giờ Giai cấp tư sản Mĩ làm giàu chính nhờ sự bóc lột nô lệ tại các điền trang của họ” [10; 256]

Bên cạnh ấy, sự xuất hiện của nô lệ da đen châu Phi có ảnh hưởng khá lớn đến xã hội của người da trắng, liên quan đến các giá trị văn hóa cũng như sự phát triển của nền kinh tế Ví dụ: người Mĩ vùng Chesapeake, dần dần tiếp nhận cách nhìn nhận của người châu Phi về thời gian cũng như công việc Nói chung, người châu Phi chịu được cuộc sống ở vùng nóng tốt hơn người châu Âu nhập cư Và người da trắng đã nhanh chóng học được cách sử dụng thời gian của người châu Phi – đó là làm việc vào buổi sáng sớm và chiều muộn, nghỉ dài vào thời gian giữa ngày Họ từng bước hấp thụ cách suy nghĩ của người châu Phi đối với công việc, nói chung, có phần đơn giản hơn so với

Trang 25

người dân ở vùng New England Trong khi đó, người dân ở khu vực North Carolina học được cách dệt lưới câu cá của người Phi, thực tế cho thấy có hiệu quả hơn loại lưới có nguồn gốc từ Anh Người Phi cũng áp dụng kỹ thuật truyền thống về chăn nuôi gia súc vào hoàn cảnh vùng đất mới Xuất khẩu gia súc vốn là nguồn thu nhập chính của North Carolina và nô lệ da đen đóng góp không nhỏ vào sự thịnh vượng của nền kinh tế Mĩ Người châu Phi sang Bắc

Mĩ mang theo vốn văn hóa bản địa giàu tính dân gian, làm giàu thêm văn hóa

Mĩ Những điệu múa, khúc nhạc sôi nổi, nhiệt tình của họ hòa nhập với môi trường sống của họ tạo nên những sản phẩm văn hóa tinh thần mang đặc trưng “Mĩ”, tồn tại cho đến thời kỳ đương đại

Sự có mặt của người da đen ở Tân lục địa đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa các dân tộc châu Mĩ nói chung và Hoa Kì nói riêng Sự pha trộn giữa ba nền văn hóa: văn hóa của người da trắng, văn hóa của người

da đen và nền văn hóa bản địa đã đưa đến một nền văn hóa đa màu sắc như văn hóa nước Mĩ hiện nay

Ngoài ra nó còn tạo nên sự pha trộn chủng tộc giữa người châu Âu, châu Phi và người Indian Trong khi số người da đen được đưa đến châu Mĩ trong các thế kỉ XV - XIX là hơn 10 triệu người, còn người da đỏ bị tuyệt diệt Điều đó lí giải vì sao ở châu Mĩ nói chung và ở Hoa Kì nói riêng, số người da đen và người lai da đen lại chiếm tỷ lệ trong dân cư và nền văn hóa các dân tộc châu Mĩ lại mang đậm nét văn hóa của người châu Phi như vậy

Nhưng bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển của nước Mĩ thời

kỳ lập quốc, chế độ nô lệ vẫn mang nhiều hạn chế Sang đầu thế kỷ XIX, những hạn chế đó càng bộc lộ rõ và trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế

xã hội: Trong khi sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng mạnh

mẽ đang đòi hỏi một lực lượng lao động tự do to lớn thì chế độ nô lệ đang kìm hãm nó Chế độ tư bản chủ nghĩa Mĩ mới ra đời với những tuyên ngôn

Trang 26

bất hủ về quyền con người trong khi sự tồn tại của chế độ nô lệ chính là đi ngược lại những giá trị dân chủ to lớn đó… Chính điều đó đã đi ngược lại những tiến bộ của xã hội mới, cản trở xã hội phát triển Vì thế, đã đặt ra những yêu cầu với nước Mĩ cần phải xóa bỏ chế độ nô lệ

1.3 YÊU CẦU XÓA BỎ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở MĨ

1.3.1 Yêu cầu khách quan

1.3.1.1 Những tiến bộ của văn minh loài người

Từ thế kỉ XIV – XV, mặc dù quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị ở châu Âu, nhưng quan hệ sản xuất mới, tư bản chủ nghĩa đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh Càng ngày chế độ phong kiến Tây Âu càng khủng hoảng nghiêm trọng, sự phát triển của kĩ thuật càng tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất mới vươn lên mạnh mẽ Sự ra đời của các công trường thủ công phân tán đến các công trường thủ công tập trung dần thay thế cho các xưởng thủ công mang tính gia đình Ở Anh, quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập sâu vào nông nghiệp Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ dần dần thay thế nền kinh tế lãnh địa khép kín Nền kinh tế hàng hóa –

tiền tệ càng phát triển, càng thiếu vàng bạc, vốn liếng để kinh doanh, thiếu thị

trường để trao đổi, buôn bán Chính vì thế lược lượng sản xuất mới hình thành cần điều kiện ban đầu để phát triển – đó là tích lũy nguyên thủy tư bản

Theo Mac, tích lũy nguyên thủy tư bản là quá trình bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động làm cho người lao động tách khỏi lao động sản xuất, đồng thời tập trung tư liệu sản xuất và của cải bằng tiền vào tay một

số ít người, biến chúng thành tư bản

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và nhu cầu của việc tích lũy tư bản nguyên thủy đã thôi thúc các nhà thực dân Tây Âu đổ xô vào việc buôn bán

nô lệ Nhưng chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản lại khiến cho những

Trang 27

người từng là đầu sỏ trong việc buôn bán nô lệ trước kia quay trở lại phản đối

và lên án gay gắt Điều gì đã tạo nên sự thay đổi đó?

Buôn bán nô lệ mang lại sự giàu có và phồn vinh cho các nước tư bản Tây Âu và cảng biển ven bờ đông của châu Mĩ Cùng với các thủ đoạn khác bóc lột nhân dân trong nước và bóc lột nhân dân thuộc địa, quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt là ở Anh, cơ bản hoàn thành trong thế kỉ XVIII Đến 30 năm cuối thế kỉ XVIII, Anh dần dần trở thành một nước đứng hàng đầu, một cường quốc thương nghiệp và thực dân, có một nền công nghiệp phát triển Cuộc cách mạng trong công nghiệp không chỉ tạo ra vốn mà còn tạo ra cho nước Anh một lực lượng lao động đông đảo Đến nửa sau thế kỉ XVIII, ở Anh có 3 triệu nông dân biến thành vô sản, hầu như không có ruộng đất Nhờ những điều kiện thuận lợi về kinh tế và chính trị, Anh nhanh chóng bước vào quá trình công nghiệp hóa, là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trong thế kỉ XVIII

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong kĩ thuật sản xuất, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí Cuộc cách mạng này diễn ra trước tiên ở Anh (những năm 60 của thế kỉ XVIII), sau đó lan ra các nước khác: Mĩ, Pháp, Đức…và kéo dài đến những năm cuối thế kỉ XIX

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản đồ địa lí kinh tế của nước Anh London trở thành trung tâm thương mại với 50 vạn dân, và cũng là thành phố đầu tiên tiến lên con đường công nghiệp hóa Nguyên tắc trọng thương của chủ nghĩa tư bản nguyên thủy chuyển sang nguyên tắc tự do mậu dịch của thời đại công nghiệp Bước chuyển đó kéo theo yêu cầu thay đổi tương ứng và hoàn toàn trong các phương pháp cai trị thuộc địa

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản Máy móc đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình đối với lao động thủ công

Trang 28

bằng tay Sản lượng công nghiệp làm ra ngày càng nhiều Chính sự phát triển của công nghiệp đã giúp cho thực lực kinh tế của tư sản công nghiệp phát triển nhanh chóng, vượt qua và áp đảo tư sản thương nghiệp Càng ngày, tư sản công nghiệp càng chiếm ưu thế và trở thành lực lượng có địa vị thống trị trong bộ máy của giai cấp tư sản, có quyền đưa ra những chính sách đối nội

và đối ngoại có lợi cho họ Và chế độ “tự do cạnh tranh”, phá vỡ sự độc quyền của tư sản thương nghiệp, đã thắng thế

Cách mạng công nghiệp, với sự xác lập các công xưởng lớn, dùng máy móc để sản xuất, áp dụng những thành tựu của khoa học và kĩ thuật, đã làm sức sản xuất tăng nhanh chóng chưa từng có Yêu cầu về nguyên liệu sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm tăng lên Thị trường trong nước và các thị trường cũ không đáp ứng được Do đó, việc phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa mới cũng như vùng cung cấp nguyên liệu mới trở thành cấp thiết

Trong khi đó, trước cuộc cách mạng công nghiệp, các nước thực dân lại thi hành chính sách lấy việc mua bán nô lệ làm chính sách đối với châu Phi

Họ không đi sâu thám hiểm vào nội địa, một phần vì các tù trưởng muốn giữ độc quyền cung cấp nô lệ nên không cho bọn lái buôn xâm nhập vào trong nội địa châu Phi, phần nữa là do bọn thực dân cho rằng châu Phi nghèo nàn, không có gì, họ khai thác Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico… có lợi hơn nhiều Chính vì thế bọn thực dân chỉ xây dựng các thương điếm ven biển để có khu vực mua nô lệ

Trước đó, hàng hóa làm ra còn hạn chế, ngoài cung cấp cho thị trường trong nước và các thuộc địa ở châu Mĩ, châu Á còn mang sang châu Phi để đổi lấy nô lệ Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, các thị trường cũ không đáp ứng được nên cần

mở rộng thị trường tiêu thụ Bọn thực dân nhận thấy châu Phi là nơi đầy tiềm năng và muốn biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp

Trang 29

nguyên liệu cho nền công nghiệp của chúng Muốn vậy, chúng phải mở toang

“cánh cổng” châu Phi và cần thiết phải xóa bỏ việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ nô lệ – một chính sách mà chúng áp dụng cho châu Phi từ trước đến nay

Mặt khác, việc sử dụng nô lệ và sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm

sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Âu – Mĩ và là nguồn gốc của các xung đột mới Ở Anh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh của “công thừa” Thợ thủ công và công nhân phá sản ngày càng nhiều và hầu hết đều thất nghiệp Đó cũng là nguyên nhân vì sao mà người châu Âu lại di cư ồ ạt sang châu Mĩ trong các thế kỉ XVIII – XIX Trong hành trang cửa mình, họ mang theo những tư tưởng tiến bộ của các

cuộc cách mạng tư sản Đó là tư tưởng về “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của

Cách mạng tư sản Pháp (1789) đến với nhân dân châu Mĩ và làm dấy lên làn sóng đấu tranh đòi tự do của nhân dân thuộc địa và cả nô lệ da đen Mặt khác, cuối thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cuộc đấu tranh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ và chế độ nô lệ ngày càng được đẩy mạnh Khi chủ nghĩa đế quốc ra đời, chúng không chỉ có nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa và thị trường cung cấp nguyên vật liệu mà còn cần thị trường để xuất khẩu tư bản Trong những hình thức xuất khẩu tư bản, đầu tư trực tiếp vào thuộc địa và các nước phụ thuộc là hình thức phổ biến nhất Do đó, nhu cầu về thuộc địa tăng lên Bên cạnh đó, khi đầu tư trực tiếp vào thuộc địa, nhu cầu về nguồn nhân công lao động tự do tại chỗ cũng không ngừng tăng Chỉ có chấm dứt buôn bán nô lệ da đen và xóa bỏ chế độ nô lệ ở châu Mĩ mới đáp ứng được yêu cầu đó Chính vì thế, cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống buôn bán và sử dụng nô lệ ngày càng triệt để

Như vậy, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp kéo theo là nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa và thị trường cung cấp nguyên liệu, cung

Trang 30

cấp sức lao động tự do cho phát triển công nghiệp đã khiến các nhà tư sản (đặc biệt là tư sản công nghiệp) nhận ra chế độ buôn bán và sử dụng nô lệ da đen không còn đem lại cho họ nguồn lợi nhuận kếch xù như trong thời kì tích lũy tư bản nguyên thủy nữa Trái lại, sự tồn tại đó lại là nguyên nhân kìm hãm sức sản xuất tư bản chủ nghĩa Do đó, những nhà công nghiệp, đầu tiên là ở Anh, sau đó là ở các nước khác cũng phụ họa theo, đã lên tiếng tố cáo sự dã man của việc buôn bán và sử dụng nô lệ Phong trào đấu tranh đòi xóa bỏ chế

độ buôn bán nô lệ của các nhà tư bản bùng nổ từ những thập niên cuối thế kỉ XVIII

Bên cạnh đó, thời kì này bắt đầu có những ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ đến Châu Âu và các nước thuộc địa nên công luận thế giới cũng bắt đầu lên án việc buôn bán dã man này

Châu Phi, nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của chế độ buôn bán này cũng không ngừng đấu tranh chống lại nó Châu Mĩ, nơi nô lệ da đen chiếm tỉ

lệ tương đối lớn trong dân cư, cũng không ngừng bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại chế độ nô lệ Trong hoàn cảnh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, phong trào này càng phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn

Với chế độ nô lệ đã bác bỏ các quyền tự do dân chủ của con người Người nô lệ không được xem là người mà chỉ là công cụ biết nói Điều kiện lao động rất nặng nề, một ngày họ phải làm việc từ 18 – 19 giờ và bị bọn chủ đàn áp rất dã man Nhưng xã hội loài người ngày càng phát triển Nhận thức của những người nô lệ ngày càng cao hơn, họ dần biết đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho riêng mình, mặt khác, họ còn được sự ủng hộ của loài người tiến bộ trên thế giở trong cuộc đấu tranh giải phóng mình Chính vì vậy

mà chế độ nô lệ mất dần địa vị của mình

Khi chủ nghĩa tư bản ra đời và trở thành một hệ thống trên toàn thế giới, với những ưu điểm vượt trội của nó so với các hình thái xã hội tồn tại trước

Trang 31

đó, đặc biệt là quyền tự do dân chủ của con người được nới rộng đã trở thành vật cản của chế độ nô lệ Yêu cầu bức thiết phải giải phóng con người, giải phóng sức lao động được đặt ra cho mọi quốc gia tư bản, trong đó có cả Mĩ đã làm cho chế đọ nô lệ không còn chỗ đứng và dần bị diệt vong

1.3.1.2 Sự giải phóng nô lệ trên thế giới

Như đã nói ở trên, sự tiến bộ của văn minh loài người đã dần làm cho chế độ nô lệ không còn chỗ đứng của nó Phong trào giải phóng nô lệ lên cao

ở tất cả các nước, các châu lục trên thế giới Cụ thể:

Ở châu Âu: Từ cuối thể kỉ XVIII, việc buôn bán nô lệ bắt đầu bị cấm,

mở đầu là Đan Mạch năm 1792 Sự xóa bỏ tình trạng nô lệ ở Anh quốc cũng bắt đầu khá sớm Năm 1772, nhà quý tộc Mansield tuyên bố nước Anh không công nhận chế độ nô lệ, giải phóng được 15.000 người da đen mà chủ nhân của họ đã mang vào Anh.Tuy nhiên trong thời gian này việc cấm buôn bán nô

lệ da đen là rất khó khăn, vì Anh đang trong thời kì hưng thịnh và thu được

nhiều lợi nhuận trong việc này

Sang đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống nô lệ và buôn bán nô

lệ ngày càng phát triển mạnh mẽ Anh, “tên trùm” của thị trường buôn bán nô

lệ giờ đây cũng lên tiếng phản đối kịch liệt Phái Tự Do trong giai cấp tư sản

Anh, tập đoàn tiêu biểu của tư sản công nghiệp, đề xuất phương án “thông thương” (commerce), truyền giáo (christmianity), văn minh (civilization),

thực dân (colonization) được gọi tắt là cụm từ 4C Trong đó, thực dân là cụm

từ then chốt “Chính sách này được đa số trong Quốc hội Anh thông qua với

230 phiếu thuận, 85 phiếu trống đã chấp thuận dự án luật chống nô lệ” [25;

176] Đặc biệt, năm 1807, nước Anh tuyên bố cấm mua bán nô lệ Bên cạnh việc đó, Anh tạo điều kiện cho những người nô lệ da đen không phải sống trong các đồn điền ở châu Mĩ, mặc dù họ phải sống dưới sự cai quản của mình Chính phủ Anh còn tích cực lập các căn cứ hải quân và các đội tầu tuần tiễu

Trang 32

trên mặt biển, đặc biệt là ở Đại Tây Dương, để bắt những tên buôn nô lệ

“Năm 1808, hải quân Anh đã giữ lại 600 trăm người da đen bị bắt làm nô lệ

và đem đến Sierria Leone để định cư” [25; 176] Đến năm 1813, Anh (cùng

Argentina) chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ Năm 1833, chế độ nô lệ bị hủy bỏ trên các thuộc địa của Anh (với bản tuyên ngôn bãi bỏ chế độ nô lệ được thông qua trong hội nghị ở Philadelphia tháng 10 - 1833) Ở các vùng thuộc địa của mình, đặc biệt Nam Phi, nơi có các chủ đồn điền người Boer, Anh phải bồi thường chi phí cho các ông chủ ở đây để giải phóng nô lệ Năm 1836, Anh đã phóng thích 3.900 nô lệ ở Cape Province (Nam Phi) và chi trả cho chủ đồn điền ở đây 2.824.000 bảng Anh (trên thực tế là 1.247.000 bảng Anh) [25; 176] Mặc dù mất tiền bồi thường, Anh vẫn là kẻ thu lại lợi nhuận lớn nhất Chính phủ Anh cũng rất tích cực tuyên truyền cho các nước thực dân khác chống lại việc buôn bán nô lệ Tại Hội nghị Viên năm 1814, Anh đã dùng ảnh hưởng của mình để khuyến khích các quốc gia khác thi hành chính sách tương tự của mình Những việc làm của Anh có tác động cực kì to lớn đến việc bãi bỏ chế độ buôn bán người mất nhân tính này

Ở Pháp, việc buôn bán nô lệ cũng bị cấm khá sớm, dưới thời của chính

phủ cách mạng Dưới ánh sáng của tư tưởng cách mạng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, Quốc hội Pháp năm 1794 đã ra tuyên bố xóa bỏ “việc buôn bán nô lệ” và “chế độ nô lệ” ở những vùng đất thực dân của mình Cuộc đại cách

mạng Pháp với những tư tưởng tiến bộ về con người, đã có ảnh hưởng mạnh

mẽ và sâu rộng đến nhiều nơi trên thế giới, là một đòn đánh mạnh vào chế độ

nô lệ Sau này, Chính phủ Pháp lại tiếp tục ra các sắc lệnh năm 1815, 1817,

1818 cấm việc buôn bán nô lệ Ngày 4 – 3 – 1848, chế độ nô lệ bị cấm hoàn toàn trên các thuộc địa của Pháp

Trang 33

Các nước thực dân khác ở Tây Âu cũng lần lượt tuyên bố cấm “mua bán nô lệ”: Thụy Điển ra lệnh cấm năm 1813, Hà Lan năm 1814, Bồ Đào

Nha 1820, Tây Ban Nha 1823…

Mặc dù sự thay đổi chính sách của các nước thực dân có ý nghĩa rất lớn, quyết định đối với cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ buôn bán nô lệ Tuy nhiên,

đó chưa phải là cuộc đấu tranh duy nhất chống lại chế độ này Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ La tinh, bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn,

là những cuộc đấu tranh đem lại quyền lợi thực sự cho người da đen Dưới ảnh hưởng của tư tưởng mới từ châu Âu, các cuộc đấu tranh chống buôn bán

và sử dụng nô lệ da đen ở châu Phi và châu Mĩ dường như mạnh mẽ hơn trong các thế kỉ XVIII – XIX

Ở châu Phi: Ngay từ những ngày đầu bọn thực dân tiến hành việc săn

bắt và mua bán nô lệ da đen, nhân dân châu Phi đã tiến hành những cuộc đấu tranh không khoan nhượng với chúng Trong các vùng lục địa châu Phi, những người thổ dân ở đây đã dùng giáo mác, cung tên để chống lại những đội săn bắt nô lệ Trong các nhà lao đen tối trên bờ biển, những người da đen

bị bắt và chuẩn bị được đưa lên tàu chở sang châu Mĩ đã bí mật tổ chức các cuộc bạo động, vượt ngục, bỏ trốn, Theo các tài liệu chữ viết còn lại đến ngày nay cho ta thấy có khoảng 15 cuộc khởi nghĩa như vậy của nô lệ da đen trong thế kỉ XVIII Trên các con tàu chở nô lệ vượt Đại Tây Dương, những người

da đen vẫn nổi lên đấu tranh chống lại bọn lái buôn nô lệ Theo những thống

kê không đầy đủ, từ năm 1700 đến năm 1845, chỉ nói riêng trên những chiếc

thuyền chở nô lệ của Anh, Mĩ đã xảy ra 55 vụ bạo động của người da đen

Bước sang thế kỉ XIX, những ngọn gió của luồng tư tưởng mới đã thổi vào các dân tộc châu Phi và làm bùng nổ phong trào cải cách ở đây, tiêu biểu

là Ethiopia và Madagascar Những cải cách này ít nhiều động chạm, ngăn cẳn việc buôn bán và sử dụng nô lệ da đen: Giữa thế kỉ XIX, Ethiopia là một quốc

Trang 34

gia phong kiến cát cứ với 6 vị hoàng đế trên một vương quốc và đang đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Anh Trước tình hình dó, Carza (1818 – 1868) đã đứng lên tự xưng là hoàng đế, lấy niên hiệu là Theodoro II, bằng tài chí và sức mạnh của mình để thống nhất đất nước Cuộc cải cách của ông diễn

ra khá toàn diện trên các kĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm củng cố quyền lực của chính quyền trung ương và chống ự xâm nhập của thực dân phương Tây Đối với việc buôn bán nô lệ, ông ra lệnh xử phạt nghiêm khắc những người mua nô lệ Ông còn tập trung những người nô lệ mới được tự do

để học kĩ năng sản xuất Mặc dù những cải cách của Carza chưa hoàn thành

và bị thực dân đàn áp nhưng nó có ý nghĩa rất lớn, là một đòn đánh mạnh vào chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ da đen

Madagascar cũng là nơi vừa bị săn bắt nô lệ, vừa là nơi sử dụng sức lao động nô lệ, đặc biệt khi chủ ngĩa thực dân xâm nhập vào đây, việc sử dụng

nô lệ ngày càng trở nên phổ biến Các vương quốc ở trên đảo thường xuyên gây chiến tranh với nhau và cướp bóc tài sản và bắt những người của vương quốc bị thua về làm nô lệ Ngoài ra, nô lệ ở đây còn là những người thiếu nợ không trả được nợ hay người phạm pháp bị bắt làm nô lệ Nô lệ trở thành thành phần không nhỏ của cư dân ở đây Ví như năm 1858, tại Tananazive có 75.000 người nô lệ chiếm 2/3 dân số Đến khi bọn thực dân phương Tây xâm nhập vào mà chủ yếu là Pháp (cuối thế kỉ XVIII), đã biến nơi này thành nơi cướp bóc gỗ, gia súc và nô lệ Họ tiến hành bắt nô lệ ở Fort Dacophin và một

số nơi khác ở phía dông Madagascar Không những thế, người Pháp còn cung cấp một số vũ khí tối tân cho những người cầm đầu ở địa phương để săn lùng

nô lệ sau đó bán lại cho chúng

Nhưng chính sự xâm nhập của thực dân phương Tây đã đoàn kết các dân tộc trên hòn đảo này và tăng cường ý thức đoàn kết chống ngoại xâm Những người đứng đầu đã thống nhất hòn đảo, thống nhất vương quốc Merria

Trang 35

Đến thế kỉ XIX, vua Radama I lên ngôi đã tiến hành cải cách nhằm đưa vương quốc tiến lên trình độ cận đại hóa Cuộc cải cách diến ra trên các lĩnh vực: quân đội, ngoại giao, kinh tế, giáo dục… Radama I còn thực hiện xóa bỏ chế độ nô lệ đã tạo điều kiện cho xã hội phát triển Ông còn kí kết với nước Anh những điều ước ngăn cấm việc buôn bán nô lệ, ra sắc lệnh xóa bỏ chế độ

nô lệ ở trong nước

Mặc dù những cải cách của Radama I chưa thành công nhưng nó cũng

đặt nền móng cho sự phát triển và “cận đại hóa” của Madagascar Đối với

chế độ nô lệ, nó đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung trên thế giới nhằm xóa

bỏ chế độ người bóc lột người tàn nhẫn này

Ở châu Mĩ: Thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, những thay đổi của tình hình

quốc tế đã có tác động mạnh mẽ đến châu Mĩ, đặc biệt là ảnh hưởng từ luồng

tư tưởng mới của cách mạng tư sản (sau cuộc chiến tranh giành độc lập của

13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp) Antinio Narino

(1769 – 1822), người Colombia, năm 1794 đã in và phát hành bản “Tuyên ngôn nhân quyền” của Pháp bằng chữ Tây Ban Nha Họ còn đọc và thảo luận

bản tuyên ngôn và bộ sách bách khoa toàn thư Do đó, các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Mĩ, ngoài việc đòi độc lập dân tộc, đã chú ý đến quyền của con người, đặc biệt là đòi giải phóng nô lệ, xóa bỏ chế độ nô lệ Cụ thể:

Ở Haiti, cuối thế kỉ XVIII, nằm dưới sự thống trị của thực dân Pháp Ở đây, nô lệ da đen chiếm 9/10 dân số với 480.000 người, bị áp bức, bóc lột nặng nề Nhiều cuộc nổi dậy của người da đen và da màu đã nổ ra: Năm 1791, một cuộc khởi nghĩa vũ trang đã bùng nổ, thu hút đông đảo người da đen tham gia Cuộc khởi nghĩa L`ouverture, vốn là một nô lệ da đen đứng ra lãnh đạo nghĩa quân đốt phá đồn điền của người da trắng và nhanh chóng khống chế được các vùng ở Haiti Nghĩa quân đã đánh bại quân Pháp, sau đó là quân

Trang 36

Tây Ban Nha và sự can thiệp của Anh: Tháng 10/1798, Anh buộc phải kí điều ước với L`ouverture thừa nhận nền độc lập của Haiti

Năm 1801, L`ouverture tuyên bố nền độc lập của Haiti và ban bố Hiến pháp, quy định: chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ; mọi người trong quốc gia đều bình đẳng, không phân biệt màu da Sau đó người da đen được chia đất để canh tác, được làm chủ những đồn điền lớn… Nhưng chưa giành được độc lập bao lâu, Haiti bị tư sản Pháp không chế trở lại và sử dụng nô lệ như trước kia Ở châu Âu, Napoleon đang bành trướng thế lực của mình Tầng lớp đại tư sản Pháp khống chế lại Haiti Tuy nhiên, bằng ý chí đấu tranh của mình, nhân dân Haiti tiếp tục tấn công vào quân xâm lược Pháp, đánh tan đạo quân 43.000 người của Napoleon (với 35.000 nằm lại trên đất Haiti và 8.000 người

phải đem tàu chở về) Ngày 29 - 11- 1803, nhân dân Haiti thông qua “Tuyên ngôn độc lập” Ngày 1 – 1 – 1804, Haiti là quốc gia ở khu vực Mĩ La tinh

tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ Haiti trở thành tấm gương cho các dân tộc ở đây

và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng phát triển, trong đó có cả phong trào đấu tranh giải phóng chế độ nô lệ

Sau Haiti, một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã bùng nổ ở khu vực Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX Lần lượt các quốc gia đều nổi dậy làm cách mạng để lật đổ sự thống trị của bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Trừ một số khu vực như Cuba, Puerto Rico và một số hòn đảo ở Trung

Mĩ, tuyệt đại đa số những khu vực khác đều giành được độc lập Có 17 quốc gia tuyên bố độc lập: Haiti, Mexico, Guatemala, El Salvador, Nicaragua, Honduras, Costaria, Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Chile, Argentina, Paraguay, Bolovia, Brazil Cuộc đấu tranh giải phóng của các nước Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX gắn liền với cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng xã hội Bởi vì, sau khi giành được độc lập, hầu hết các quốc gia đều ban bố hiến pháp, xây dựng nước cộng hòa và có những văn bản pháp luật cụ

Trang 37

thể ngăn cấm buôn bán và sử dụng lao động nô lệ, tiến hành giải phóng nô lệ (trừ Brazil) Những thành quả mà cuộc cách mạng ở các nược Mĩ La tinh đạt được đã tạo điều kiện cho xã hội phát triển; đồng thời đó cũng là những đòn đánh dồn dập và liên tiếp vào chế độ nô lệ và việc buôn bán nô lệ da đen

Lúc này, việc buôn bán nô lệ dường như đã chững lại không còn sôi động và rầm rộ, công khai như trước Tuy nhiên, do chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại ở một số nước châu Mĩ và khi nguồn cung cấp nô lệ tại chỗ (tức con cháu

nô lệ sinh ra chúng cũng bị coi là nô lệ) không đáp ứng đủ thì người ta vẫn tiến hành buôn lậu người da đen từ châu Phi sang

Brazil có lẽ là nước cuối cùng tiến hành thành công cuộc đấu tranh xóa

bỏ chế độ nô lệ Là một trong những nước giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX nhưng Brazil là nước duy nhất trong 17 nước không ra văn bản pháp luật xóa bỏ chế độ nô lệ Bởi vì thành quả của cuộc cách mạng đầu thế kỉ XIX đã

bị các chủ nô và các đại địa chủ tước đoạt nên cho đến giữa thế kỉ XIX, chế

độ nô lệ đồn điền vẫn là nền tảng của nền kinh tế, còn nô lệ vẫn là lực lượng lao động chủ yếu Thập niên 20 của thế kỉ XIX, nô lệ chiếm phân nửa tổng dân số của Brazil, hàng năm có 44.000 nô lệ da đen lại được chuyển từ châu Phi sang Mặc dù năm 1831, Ủy ban nhiếp chính đã ban bố lệnh cấm vận chuyển và buôn bán nô lệ nhưng khi chế độ này vẫn tồn tại, việc buôn lậu nô

lệ vẫn không chấm dứt

Đến thập niên 40 – 50 của thế kỉ XIX, nền kinh tế của Brazil có nhiều thay đổi, lượng cà phê tăng cao (thập niên 40 chiếm 40% tổng sản lượng café thế giới thì đến năm 1889 chiếm 57%) Trong khi đó, nguồn lao động nô lệ ngày càng thiếu hụt, cuộc đấu tranh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ làm cho số nô

lệ nhập khẩu từ châu Phi ngày càng hạ thấp Các chủ đồn điền buộc phải kí hợp đồng lao động với các kiều dân châu Âu Số lượng nô lệ ngày càng sụt giảm Tỷ lệ giữa nô lệ trong số cư dân giảm: năm 1850, nô lệ chiếm 31% đến

Trang 38

cuối thập niên 60 chỉ còn chiếm 17% Bên cạnh đó, kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển và mâu thuẫn gay gắt với chế độ nô lệ đồn điền Phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ngày càng lên cao Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân: những người nô lệ da đen, công nhân, nông dân, tiểu tư sản, phái tự do và phái cộng hòa của giai cấp tư sản tham gia

Sau cuộc Nội chiến ở nước Mĩ, phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ở Brazil như có một sự khích lệ mới, phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ và phong trào chống chế độ quân chủ chuyên chế liên kết với nhau Các hiệp hội giải phóng nô lệ thành lập, hỗ trợ cho nô lệ bỏ trốn Những người da đen thành lập những đồn lũy riêng, họ tự bầu ra tổng thống và tự tổ chức sản xuất

Cuộc đấu tranh liên tục chống chế độ nô lệ cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn Năm 1870, tại Rio de Janerio, Hiệp hội giải phóng nô lệ được thành lập Năm 1871, Chính phủ công bố pháp luật thai nhi tự do, quy định con cái của người da đen sinh ra là người tự do Tháng 5 – 1888, Hạ viện thông qua luật xóa bỏ chế độ nô lệ Ngày13 – 5 – 1888, đạo luật này bắt đầu

có hiệu lực, 750.000 nô lệ da đen được tự do Brazil là nước đặt dấu chấm cuối cùng cho chế độ nô lệ da đen

Các cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ trên thế giới có tác động mạnh

mẽ đến tình hình nước Mĩ thời kì này Nó làm dấy lên phong trào đòi xóa bỏ chế độ nô lệ ở nước Mĩ

1.3.2 Yêu cầu chủ quan

1.3.2.1 Sự cản trở của chế độ nô lệ đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và tiến bộ xã hội ở Mĩ

Nếu như trước đây, sự thỏa hiệp giữa chủ nô và tư sản công thương là một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của kinh tế Bắc Mĩ thì giờ đây nó lại trở thành vật cản cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và mở rộng chủ nghĩa

tư bản ra toàn bộ lãnh thổ Mĩ

Trang 39

Đã gần 100 năm phát triển cho đến trước Nội chiến, kinh tế Mĩ chủ yếu phát triển theo hai hướng khác nhau: miền Bắc công nghiệp và hạ tầng cơ

sở, miền Nam nông nghiệp gắn liền với chế độ nô lệ đồn điền Các khu công nghiệp và thành phố lớn đã phát triển khá mạnh ở cả hai vùng Nông nghiệp ở miền Nam cũng phát triển nhưng không có sự chuyển đổi mạnh mẽ như miền Bắc Sự chênh lệch kinh tế giữa hai miền đã gây nên nhiều mâu thuẫn Đại diện cho hai nền kinh tế là lợi ích của các nhóm chủ nô miền Nam và các nhà

tư bản miền Bắc Mỗi nhóm đều tìm cách kiểm soát Chính phủ Liên bang nhằm củng cố lợi ích của mình Các nhà tư bản miền Bắc tập trung quyền lực

ở trung ương để thống nhất điều khiển sự phát triển kinh tế, đòi hỏi phải đánh thuế cao hàng công nghiệp nhập khẩu có hại cho nền sản xuất trong nước Trong khi đó, các chủ nô miền Nam, đặc biệt là những chủ kinh doanh bông muốn hạ thấp thuế quan xuất khẩu Như vậy, sự tồn tại của chế độ nô lệ đã mâu thuẫn với nhu cầu phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của bản thân nước Mĩ Điều đó cũng có nghĩa là chế độ nô lệ đang mâu thuẫn với một xu hướng kinh tế tiến bộ không chỉ của bản thân nước Mĩ mà của cả thế giới lúc

bấy giờ Và "cuộc đấu tranh hiện nay giữa hai miền Nam và Bắc không phải

là cái gì khác mà là cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội: hệ thống chiếm hữu nô lệ và hệ thống lao động tự do" [13; 453]

Sự tồn tại của chế độ nô lệ còn cản trở quá trình công nghiệp hóa - một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Bước sang thế kỷ XIX, khi cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở miền Bắc thì

ở miền Nam, tình hình dường như ngược lại Ngay trong nông nghiệp, sự tồn tại của chế độ nô lệ đồn điền đã duy trì phương thức sản xuất lạc hậu, thô sơ Với nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt, các chủ nô tính toán rằng chỉ cần khai thác triệt để sức lao động của các nô lệ da đen là có thể mang lại nguồn lợi

nhuận lớn mà không cần đầu tư máy móc và kĩ thuật hiện đại “Chính trong

Trang 40

nông nghiệp, chế độ nô lệ đồn điền đã mất sức sống của nó – nó đã kiệt sức”

[16; 22] Chi phí mua nô lệ quá lớn, năng suất lao động của nô lệ giảm từ 3-4 lần, nô lệ cũng không có khả năng lao động kĩ thuật và sử dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp Hơn nữa, các cánh đồng bông với chế độ nô lệ đồn điền không hẳn là điều hoàn toàn có lợi Chúng đã làm cạn kiệt nguồn đất, vì vậy, trước thời Nội chiến, các vùng đất lớn ở miền Nam hầu như không còn dùng được nữa Chỉ bằng cách lấn chiếm đến những vùng đất chưa khai phá thì các chủ đồn điền mới có thể tự bảo đảm nguồn thu nhập

Các chủ đồn điền lại thích đầu tư vốn vào những vùng đất mới và nô lệ hơn là đầu tư vào máy móc và các phân xưởng Mà cho dù người miền Nam sẵn lòng đầu tư vào công nghiệp thì chính chế độ nô lệ cũng sẽ gây cản trở Các nô

lệ thiếu những kỹ năng cần thiết, thiếu sự khích lệ, cổ vũ và nền giáo dục cho những công việc thuộc về công nghiệp Hơn nữa để gây dựng thành công những công ty công nghiệp có nguồn lao động thích hợp là một gánh nặng quá lớn đối với các nhà đầu tư Ngoài việc phải có những tòa nhà lớn, máy móc, họ còn phải mua các công nhân cho mình Trong khi đó, các nô lệ da đen với tình trạng hơn 90% không biết đọc, biết viết thì không để đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ công nhân có tay nghề và trình độ trong quá trình công nghiệp hóa Các sử gia

đã từng tuyên bố rằng “với một xã hội nô lệ mang những tính chất này thì chẳng

có gì phải ngạc nhiên khi miền Nam vẫn còn là một khu vực có tỷ lệ phát triển nông nghiệp và kinh tế chậm hơn so với các vùng khác trong quốc gia” [12;

423] Và cũng bởi vậy nên xét về sự phát triển công nghiệp thì miền Nam vẫn tụt lại so với miền Bắc mặc dù nó có tài nguyên thiên nhiên về sức nước, than đá, sắt và sợi bông – tất cả những nguồn lực chủ yếu cho sự khởi đầu của một cuộc

cách mạng công nghiệp Như vậy, chính chế độ nô lệ - thứ “thể chế khác thường” mà miền Nam coi như một yếu tố cần thiết cho nền kinh tế của mình lại

Ngày đăng: 29/11/2015, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Ephinop (1995), Lịch sử cận đại, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử cận đại, tập 1
Tác giả: A. Ephinop
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1995
2. Vương Kính Chi (2000), Lược sử nước Mĩ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử nước Mĩ
Tác giả: Vương Kính Chi
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
3. Cơ quan thông tin Mỹ. Người dịch: Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương (2006), Lược sử nước Mĩ, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử nước Mĩ
Tác giả: Cơ quan thông tin Mỹ. Người dịch: Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
4. Charles P. Roland (2007), Nội chiến Hoa Kì, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội chiến Hoa Kì
Tác giả: Charles P. Roland
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
5. Nguyễn Chí Dĩnh (1997), Lịch sử kinh tế quốc dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế quốc dân
Tác giả: Nguyễn Chí Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
6. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Trọng Hiệp, Muôn mặt đời thường các nguyên thủ quốc gia và thủ tướng trên thế giới, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muôn mặt đời thường các nguyên thủ quốc gia và thủ tướng trên thế giới
Nhà XB: Nxb Thanh niên
7. Eric Foner (chủ biên) (2009), Lược sử nước Mĩ thời kỳ tái thiết (1863- 1877), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử nước Mĩ thời kỳ tái thiết (1863-1877)
Tác giả: Eric Foner (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2009
8. Eric Foner (2003), Lịch sử mới của nước Mĩ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mới của nước Mĩ
Tác giả: Eric Foner
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
9. F. Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) – thời kỳ tư bản chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế các nước (ngoài Liên Xô) – thời kỳ tư bản chủ nghĩa
Tác giả: F. Ia. Pôlianxki
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
10. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mĩ, đặc điểm xã hội và văn hóa, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên bang Mĩ, đặc điểm xã hội và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Thái Yên Hương
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
11. Howard Cincotta (2000), Khái quát lịch sử nước Mĩ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát lịch sử nước Mĩ
Tác giả: Howard Cincotta
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
12. Irwin Unger. Biên dịch: Nguyễn Kim Dân (2009), Lịch sử Hoa Kì: những vấn đề quá khứ, Nxb Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hoa Kì: "những vấn đề quá khứ
Tác giả: Irwin Unger. Biên dịch: Nguyễn Kim Dân
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2009
13. K. Marx & F. Engels (1984), K. Marx & F. Engels toàn tập, tập 15, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: K. Marx & F. Engels toàn tập
Tác giả: K. Marx & F. Engels
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
14. K. Marx & F. Engels (1982), Tuyển tập K. Marx & F. Engels, tập 3, Nxb Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập K. Marx & F. Engels
Tác giả: K. Marx & F. Engels
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
16. Nguyễn Thị Nga (1987), Chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Bắc Mĩ, Khóa luận tốt nghiệp. Người hướng dẫn: Đặng Thanh Tịnh. Khoa Lịch sử. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ nô lệ và cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ ở Bắc Mĩ
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Năm: 1987
17. Nguyễn Nghị (1994), Lịch sử nước Mĩ từ thời lập quốc đến thời hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nước Mĩ từ thời lập quốc đến thời hiện đại
Tác giả: Nguyễn Nghị
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1994
18. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2003), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới cận đại
Tác giả: Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
19. Lê Vinh Quốc (chủ biên) 2002, Các nhân vật lịch sử cận đại, tập 1: nước Mỹ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân vật lịch sử cận đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Nguyễn Ái Quốc (1959), Lên án chủ nghĩa thực dân, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lên án chủ nghĩa thực dân
Tác giả: Nguyễn Ái Quốc
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1959
21. Robert B.Downs (2003), Những tác phẩm làm biến đổi thế giới, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác phẩm làm biến đổi thế giới
Tác giả: Robert B.Downs
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w