Việt Nam trải qua chế độ phong kiến lâu dài với sự tiếp nối liên tục của các triều đại kế tiếp nhau cùng với những biến động thăng trầm của dân tộc, điều đó cũng có ảnh hưởng đến trang p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
NGUYỄN THỊ VUI
TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT
THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ X - XIX)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa
Người hướng dẫn khoa học Th.S TRẦN THỊ THU HÀ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô Trần Thị Thu Hà người
đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch sử đã giảng dạy em trong suốt thời gian qua
Với điều kiện hạn chế về kiến thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của thầy cô cũng như các bạn sinh viên trong khoa
Em xin chân thành cảm ơn!
Tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Vui
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Thu Hà, tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Vui
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục đề tài 4
6 Cấu trúc khóa luận 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ X – XIX) 5
1.1Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Việt nam 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 6
1.2 Trang phục phụ nữ Việt trước thế kỷ X 13
1.2.1 Trang phục trước thế kỷ X 13
1.2.2 Chính sách của nhà nước về trang phục 17
Tiểu kết chương 1 22
CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ X – XIX) 23
2.1 Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XIX 23
2.2.Trang phục phụ nữ Việt thời phong kiến (thế kỷ X - XIX) 26
2.2.1 Trang phục phụ nữ thế kỷ X - XV 26
2.2.2 Trang phục phụ nữ thế kỷ XVI - XVIII 38
2.2.3 Trang phục phụ nữ thế kỷ XIX 48
2.3 Đặc điểm vai trò trang phục phụ nữ trong thời kỳ phong kiến 52
Trang 52.3.1 Đặc điểm 52
2.3.2 Vai trò 57
Tiểu kết chương 2 59
PHẦN KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước oanh liệt với nền văn hóa lâu đời, phong phú và độc đáo Nền văn hóa ấy được tìm hiểu và giới thiệu về nhiều mặt nhưng vẫn có những đối tượng chưa được đề cập đến Đó là trang phục:
“Hơn nhau tấm áo manh quần
Thả ra bóc trần ai cũng như ai”
(Ca dao Việt Nam)
Trang phục bên cạnh nội dung khẳng định con người là bình đẳng còn
là vấn đề về giá trị văn hóa – xã hội của cái áo – cái quần Trong xã hội cũ vì cái áo, cái quần mà biết bao người lao động phải thốt lên:
“Cha đời cái áo rách này Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi”
(Ca dao Việt Nam) Lịch sử đã chứng minh với ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, xã hội, xu hướng thẩm mĩ của từng dân tộc, từng người, trang phục còn là biểu hiện của tinh thần dân tộc Không phải vô ý thức mà quân xâm lược nhà Minh hay nhà Thanh kiên trì chủ trương đồng thời dùng vũ lực tàn bạo bắt nhân dân ta phải mặc theo kiểu phương Bắc Cũng không phải ngẫu nhiên mà vua Lý Thái Tông (1040) dạy cung nữ dệt gấm vóc để dùng, không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa
Có thể nói trong văn hóa dân tộc, trang phục của cư dân, đặc biệt là trang phục phụ nữ là cái mà ở đó bản sắc dân tộc biểu hiện rõ rệt, thường xuyên, lâu bền nhất Sở dĩ như vậy là vì, có thể thấy ở hầu hết các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt, trang phục vốn là và còn là sáng tạo văn hóa của người phụ nữ Từ việc tìm kiếm, trồng trọt để tạo ra nguyên liệu, đến việc chế
Trang 7biến, làm sợi, dệt vải, cắt may, thêu thùa… hầu như là công việc thiên tính của người phụ nữ Những người chị, người vợ, người mẹ có thể hoàn toàn tự hào rằng trong kho tàng vô cùng phong phú của văn hóa nhân loại có nhiều phần mà trang phục chỉ là một khía cạnh, là cống hiến chính của bàn tay, trí tuệ người phụ nữ
Bên cạnh đó trong ăn mặc của bất cứ dân tộc nào, dù ở trình độ lạc hậu hay văn minh trong đó có người Việt, phụ nữ bao giờ cũng đẹp nhất Họ là người sáng tạo đồng thời cũng là người có ý thức và biết làm đẹp cho chính mình Trong việc tạo ra và sử dụng trang phục người phụ nữ có ý thức về cái đẹp của riêng mình Hơn thế nữa trong xã hội truyền thống người phụ nữ ít giao tiếp với bên ngoài, ít đi lại các vùng xa như nam giới nên họ giữ lại lâu bền nhất sắc thái dân tộc thông qua quần áo cũng như các sinh hoạt văn hóa khác
Vì vậy có thể nói rằng trang phục chính là một trong những sắc thái nổi bật của văn hóa mà trong đó trang phục phụ nữ thời phong kiến là điển hình Việt Nam trải qua chế độ phong kiến lâu dài với sự tiếp nối liên tục của các triều đại kế tiếp nhau cùng với những biến động thăng trầm của dân tộc, điều
đó cũng có ảnh hưởng đến trang phục mà cụ thể là trang phục phụ nữ qua các thời kỳ Thông qua các giai đoạn lịch sử cùng với đó là những chính sách của nhà nước đã khiến cho trang phục người phụ nữ có sự biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử dân tộc Tuy trang phục người phụ nữ có những đổi thay nhất định trải qua các triều đại nhưng nó vẫn có những điểm chung, vẫn thể hiện truyền thống của dân tộc Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Trang phục phụ nữ Việt thời phong kiến (thế kỷ X – XIX)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, trang phục của cộng đồng cư dân Việt là đề tài được nhiều người để tâm nghiên cứu Tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trang phục của các tộc người ở Việt Nam Có thể kể đến một số tác phẩm:
Trang 8Tác phẩm “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam” xuất bản năm
1994 của tác giả Ngô Đức Thịnh đã trình bày những nét cơ bản về đặc trưng trong trang phục truyền thống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam bao gồm của người Kinh và cả những dân tộc ít người như Mường, Thái, Dao, Mông, các dân tộc Tây Nguyên…
Tác phẩm “Trang phục Việt Nam” xuất bản năm 2006 của Đoàn Thị
Tình đã hệ thống hóa và bước đầu giới thiệu với độc giả những đặc điểm khái quát và sự biến đổi trong trang phục Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến hiện đại với các đặc trưng cơ bản nhất
Tác phẩm “Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam”
xuất bản năm 2007 của tác giả Trịnh Quang Vũ dẫn trình bày những nét cơ bản về trang phục của triều đình, quan lại trải qua các thời kì phong kiến của đất nước từ thời dựng nước cho đến thời Trần
Như vậy, các tác phẩm kể trên đã nêu lên một số đặc điểm trong trang phục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Tuy vậy chưa có tác phẩm nào đi sâu vào nghiên cứu về trang phục của người phụ nữ thời phong kiến (thế kỷ X-XIX)
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Đề tài nghiên cứu tìm hiểu trang phục của người phụ nữ qua các thời kì phong kiến với các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Trịnh - Nguyễn và triều Nguyễn và thấy được sự thay đổi trong trang phục ở các thời
kỳ
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu trang phục người phụ nữ Việt thời phong kiến (thế kỷ X - XIX)
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Lãnh thổ Việt Nam
Về thời gian: Thời phong kiến (thế kỷ X – XIX)
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử : Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bối cảnh lịch sử, xã hội các triều đại phong kiến như tài liệu văn học, hội họa…
Phương pháp thông kê: Phương pháp này dùng để thống kê, phân loại các tư liệu thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận đánh giá được vấn
đề mà đề tài đặt ra
Phương pháp đối chiếu so sánh: Đây là phương pháp được người viết
sử dụng để so sánh đối chiếu trang phục thông qua các thời kỳ từ đó thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong trang phục phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử
Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương pháp lịch sử Hai phương pháp này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách logic khoa học trong việc xử lý tài liệu, so sánh đối chiếu hệ thống thông tin đã thu thập được Dưạ trên cơ sở đó
để rút ra kết luận mang tính khách quan
5 Đóng góp của khóa luận
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng trong trang phục của người phụ nữ thời Việt phong kiến( thế kỷ XI-XIX)
Ý nghĩa thực tiễn: Với những kết luận, trên cơ sở tổng hợp và chọn lọc nguồn tư liệu người viết sẽ đưa ra những kết luậnvề trang phục người phụ nữ Việt thời phong kiến( thế kỷ XI-XIX) qua đó sẽ đóng góp về mặt tư liệu cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu trang phục đặc biệt là trang phục phụ nữ thời phong kiến
6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến trang phục phụ nữ Việt thời phong kiến (thế kỷ X – XIX)
Chương 2:Trang phục phụ nữ Việt thời phong kiến (thế kỷ X – XIX)
Trang 10PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT
THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ X - XIX)
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Việt Nam chiếm vị trí khá đặc biệt trong khu vực Châu Á gió mùa Nước ta có đặc điểm hẹp ngang, chạy dài theo đường kinh tuyến, tiếp giáp hai mặt với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, lại nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của bán cầu Bắc Những điều kiện đó đã tạo cho khí hậu Việt Nam có những nét độc đáo Ở miền Bắc có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Miền Nam có 2 mùa phân hóa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Nước ta có cấu trúc địa hình khá đa dạng: Có rừng, có núi, có biển, có đồng bằng Sông ngòi, ao hồ nhiều Bên cạnh đó đất đai màu mỡ kèm theo khí hậu thuận lợi kéo theo cây trồng sinh trưởng nhanh Cây cối quanh năm tươi tốt với nhiều chủng loại phong phú Đây cũng là xuất phát điểm cho cơ tầng văn hóa của người Việt – nền văn hóa thảo mộc với nền văn hóa lúa nước Đó chính là một trong những cơ sở để lí giải chất liệu của trang phục người Việt chủ yếu lấy từ thiên nhiên
Khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều không phù hợp với chất liệu len dạ Ngược lại, vải bông, vải gai, vải lụa lại là những chất liệu thích hợp với môi trường khí hậu nước ta, thích hợp với điều kiện làm việc của con người Trong thời tiết nóng ẩm, trong những công việc nặng nhọc, vải sợi bông, gai có tác dụng thấm mồ hôi, thoáng rất tiện dụng Như vậy về bản chất trang phục dân tộc Việt thể hiện đặc trưng trang phục của cư dân vùng nhiệt đới nóng ẩm của phương Nam
Trang 111.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Như trên đã nêu, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Trong nông nghiệp lúa là cây trồng chính Bên cạnh đó còn có các cây hoa màu và các cây công nghiệp mà đặc biệt là bông, đay, gai… Chính điều này
đã thúc đẩy nghề dệt phát triển, tạo ra nhiều loại vải đáp ứng nhu cầu của người dân về trang phục
Liên quan trực tiếp đến việc ăn mặc thời phong kiến là sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của nghề dệt truyền thống ở nước ta Trong lịch sử dựa trên nhiều cứ liệu có thể thấy nghề dệt xuất hiện ở nước ta từ rất sớm Đến nay không còn ai biết người xưa từng xe sợi như thế nào và dụng cụ của
họ ra sao Tuy vậy các tài liệu về dân tộc học và khảo cổ học đã góp phần dựng lại quá trình ra đời và phát triển của nghề dệt ở nước ta
Trong các di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở Đồng Bằng Bắc Bộ từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đông Sơn đã tìm thấy nhiều hiện vật, qua nghiên cứu được khẳng định chắc chắn đó là dọi xe sợi Chúng cũng được tìm thấy ở phía nam trong di chỉ Bàu Tró thuộc hậu kì đá mới Căn cứ vào hình dáng và mặt cắt có 6 kiểu: Tròn dẹt, chóp cụt, 2 chóp cụt chung đáy, 2 hình cầu, lọ mực đáy lồi và lọ mực đáy bằng Hà Văn Phùng trong luận văn nghề xe sợi và dệt vải thời dựng nước đầu tiên đã phân loại theo mặt cắt dọc của hiện vật và chia thành 6 loại: Hình chóp, hình bầu dục, hình thoi, hình lục giác, hình chữ nhật, hình chữ T nằm ngang
Trong số 76 di tích có dọi xe sợi được phát hiện phân bố trong từng giai đoạn như sau: Phùng Nguyên 100 chiếc, Đồng Đậu – Gò Mun 189 chiếc và Đông Sơn 394 chiếc
Như vậy, có thể thấy rằng ngay từ thời Phùng Nguyên, dọi xe chỉ đã được người Việt cổ sử dụng rộng rãi
Trang 12Cùng với những hiện vật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy trên thân đồ gốm được trang trí vết thừng chứng tỏ người xưa đã xe được các cỡ sợi khá săn và đều bằng những thứ nguyên liệu khác nhau
Càng về sau, nhiều vết thừng trên thân gốm vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng làm chắc xương gốm Ngoài ra một số dụng cụ bằng đá được tìm thấy khẳng định là công cụ phục vụ cho việc gia công (đập) vỏ cây
Trên nhiều hiện vật đồ đồng dưới thời Hùng Vương đã phát hiện được không ít những bằng chứng về sự phát triển của nghề dệt, giúp chúng ta dựng lại được trang phục của cư dân Việt cổ Trên trống đồng, thạp đồng đã tìm thấy hình ảnh người mặc áo, váy, đóng khố Cứ liệu quan trọng và chắc chắn nhất là dấu vết của vải đã được phát hiện Tại di chỉ Bãi Dưới (Vĩnh Phú) lần đầu tiên phát hiện dấu vải in trên đất nung có niên đại sớm Vết tích vải còn được tìm thấy ở Thiệu Dương Đặc biệt vải còn được tìm thấy ở Việt Khê (Hải Phòng), Châu Can (Hà Tây), làng Vạc (Nghệ An), niên đại khoảng thế
kỷ I TCN
Những ghi chép sớm nhất về nghề dệt ở nước ta trước hết phải kể đến thư tịch cổ Trung Quốc Theo các sách Hán Thư, Tam Quốc Chí, vào những thế kỷ đầu công nguyên tổ tiên ta đã nuôi tằm với năng suất cao, 1 năm 8 lứa kén Trong số các đồ cống phẩm hằng năm mà Sĩ Nhiếp nộp cho Tôn Quyền
ta thấy có vải cát bá nhỏ hàng nghìn tấm (Tam Quốc Chí) Các tác giả sử kí
và tiền Hán Thư ghi rằng người Lạc Việt trồng dâu, đay, gai, nuôi tằm, xe sợi, dệt cửi và có loại vải cát bá nhỏ mịn
Trong những thế kỷ đầu công nguyên nghề dệt ở nước ta có bước phát triển quan trọng Di vật lụa đã được tìm thấy trong một số ngôi mộ cổ Ngoài các loại lụa và vải người dệt thời đó còn dệt khăn bông, thêu chữ nhỏ và các thứ hoa cỏ rất khéo gọi là “bạch diệp” Bên cạnh loại vải bông còn có các loại vải bằng đay, gai, tơ chuối Cụ thể là:
Trang 131.1.2.1 Vải tơ chuối
Vải tơ chuối là loại vải đặc biệt ở nước ta Từ tơ chuối tổ tiên ta xe sợi dệt thành vải tiêu cát màu vàng nhạt tuy dễ rách nhưng lại đẹp Sử cũ gọi loại vải đặc sản này là vải Giao Chỉ - một thứ mặt hàng được xuất khẩu từ thế kỷ III
Sau công nguyên Trong An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng cho biết: “
Loại vải này mịn như lượt là, mặc vào mùa nực thì hợp lắm” [18; 123 – 124]
Sách Quảng Chí theo sự biên khảo của Lê Quý Đôn chép rằng: “thân chuối xé
ra như tơ, đem dệt thành vải gội là vải chuối tiêu (tiêu cát) Loại vải này dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt và sản xuất ở Giao Chỉ”[3; 235] Sách Nam
Phương dị vật chí ghi lại cách chế biến nguyên liệu: “đem thân chuối nấu lên
sẽ như tơ có thể dùng dệt vải”[3; 237] Điều đó cho thấy vải tơ chuối lúc bấy
giờ khá thịnh đạt và trình độ kĩ thuật cũng khá điêu luyện
1.1.2.2 Vải bông
Nghề dệt vải bông xuất hiện muộn hơn nhưng ít ra cũng từ những thế
kỷ đầu công nguyên Sách vở Trung Hoa gọi loại vải này là vải cát bối Sách Lương Thư giải thích: Cát bối là tên cây, hoa nở giống như lông ngỗng rút lấy sợi dệt thành vải trắng muốt chẳng khác gì vải đay Từ thế kỷ X – XI, vải
bông trở thành phổ biến ở nước ta đến nỗi người đương thời kêu là “vải bông
mặc kín cả thiên hạ” [15; 25 ]
1.1.2.3 Vải sợi đay – gai
Ngoài vải tơ chuối, sử cũ còn cho biết, ngay từ đầu công nguyên còn xuất hiện loại vải bằng sợi đay và gai – các loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở nước ta Theo mô tả vải dệt bằng sợi đay, gai cũng có độ mịn gần như tơ chuối, nhưng bền hơn Sử cũ cho biết muốn sử dụng đay, gai thành sợi người ta ngâm đay, gai vào nước làm cho “thịt” thối rữa ra chỉ còn lại tơ sau đó rút ra xe tơ thành sợi để dệt vải Việc sử dụng sợi đay, gai còn phổ biến cho đến tận sau này Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê trong Đại
Trang 14Việt sử kí toàn thư ghi lại chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông định kiểu y phục để tiếp sứ nhà Minh Theo chỉ dụ, các công, hầu, bá, phò mã và các quan văn võ phải may sẵn áo có cổ bằng đay, gai, cho phép từ mùa đông tháng 10, tiết trời rét, các quan mặc áo là tơ gai để tiện khí hậu Điều này cho thấy vải đay, gai
đã được đánh giá cao trong cả hình thức lẫn giá trị sử dụng
1.1.2.4 Lụa tơ tằm
Nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa có từ rất sớm ở nước ta Ngay từ ngày đầu công nguyên, người Lạc Việt đã biết trồng dâu nuôi tằm, một năm hai vụ lúa, tám lứa tằm Nghề chăn tằm dệt lụa còn phát triển ở cả những giai đoạn sau này Theo thần phả một ngôi đền tại làng Cổ Đô, huyện
Ba Vì, (tỉnh Hà Tây cũ), làng này nổi tiếng với nghề dệt lụa và công chúa Thiều Hoa con gái vua Hùng thứ 6 là người đầu tiên đã tìm ra con tằm và phát minh nghề dệt lụa, dân làng ở đây vẫn thờ bà là tổ sư nghề dệt lụa
Theo truyền thuyết kể lại rằng, Thiều Hoa là cô gái rất xinh đẹp, hiền hậu Cô biết nói chuyện với chim và nghe tiếng nói của bướm Những ngày cô vào rừng chơi là những ngày hội của chim, của bướm Trong một cuộc thi bay lượn của loài bướm cô thấy một con bướm nâu xấu xí đậu ở cành cây, lặng lẽ xem các bạn Hỏi ra mới rõ con bướm đó thuộc loại bướm đẻ ra nhiều trứng,
nở thành sâu ăn lá dâu và nhả ra tơ vàng óng rất đẹp Bướm dẫn công chúa ra bãi ven sông xem hàng ngàn con sâu đang làm kén và còn dạy cho công chúa biết cách thả kén vào nước sôi để rút lấy sợi Có được những sợi tơ óng mượt, công chúa nghĩ cách đan thành những tấm vải mỏng, may thành áo dâng vua cha Vua mặc thấy vừa đẹp, mát, bền, khen tài con gái Nàng xin với vua cha cho một số dân ở kinh đô Phong Châu sang bãi ven sông trồng dâu, chăn tằm ươm tơ dệt lụa Từ đó làng Cổ Đô mới có nghề dệt lụa nổi tiếng:
“Lụa này là lụa Cổ Đô Đích danh lụa cống các cô ưa dùng”
(Ca dao Việt Nam)
Trang 15Ngoài ra ta còn bắt gặp nhiều truyền thuyết, đền thờ các vị tổ sư nghề dệt vải như bà Lã Thị Nga, tổ sư nghề dệt lụa là thành hoàng làng Vạn Phúc
từ thời nhà Đường (618 – 907), tổ sư nghề dệt gấm là Trần Quý người làng La Khê, sau này vẫn giữ độc quyền về nghề dệt gấm độc đáo này; tổ sư nghề dệt lượt là trạng Bùng thời nhà Lê ở làng Bùng (Hà Tây) là Phùng Khắc Khoan Tuy ông không phải là người đầu tiên truyền nghề nhưng ông đã có công dạy dân làng Bùng biết và áp dụng kĩ thuật dệt lượt của phương Bắc Phạm Thị Ngọc Đô được gọi là bà chúa Thiên Niên (tổ nghề lĩnh), bà đã truyền dạy nghề cho nhân dân vùng Bưởi để nơi đây xuất hiện những sản vật nổi tiếng như the La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng… Và không ai có thể quên sự tích Ỷ Lan phu nhân, cô gái quê vùng Dâu Keo (Thuận Thành, Hà Bắc), nơi xưa được mệnh danh là “bộ lạc Dâu” của Văn Lang, vốn là cô gái hái dâu chăn tằm và trở thành vợ của vua Lý Thánh Tông, đã có công trong việc mở mang phát triển nghề trồng dâu, mở xưởng nhà nước ở kinh đô chuyên dệt lụa
Có thể thấy rằng, từ rất sớm ông cha ta đã tạo ra nhiều loại tằm khác nhau phù hợp với thời tiết nóng, lạnh, khô, ẩm trong năm Đó là Bát bối tàm, Nguyên trân tàm (ươm tháng 3), Thái tàm (ươm tháng 4), Hàn trân tàm (ươm tháng 7), Tứ xuất tàm (ươm tháng 9), Hàn tàm (ươm tháng 10) Những người làm nghề này vất vả quanh năm, hơn cả nghề làm ruộng Tục ngữ có câu
“làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa” hay “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”
Sản phẩm dệt từ sợi tơ tằm rất phong phú và đa dạng như lụa, lĩnh, lượt, đoạn, nái, thao… Mỗi loại hàng trên gồm hàng chục mã hàng khác nhau Sách Tây Việt ngoại kí cho biết: Ở An Nam vải lụa thì có sa cát liễn, sa lĩnh văn tảo tâm, hợp sa, quang quyến (láng), bông, ý lăng, la, giày bằng tơ… Các thứ này cũng khá tốt Nói về sự phong phú đa dạng có thể lấy ví dụ như vân lại bao gồm có vân tứ quý, vân hồng điệp, vân trúc điều, vân phương thọ, vân
Trang 16chữ triện, vân chữ kỷ… Kĩ thuật dệt hàng lụa ở nước ta thời kì này cũng đã đạt đến trình độ tinh xảo, mỗi thời kì lại có những loại hàng đặc sản mới, làm tăng thêm các mặt hàng dệt Đến thế kỷ XVIII, chúng ta không những dệt được những loại lụa đẹp, khổ rộng (3 thước ta, tương đương khoảng 1 mét), không thua kém các khung dệt thủ công ngày nay
Bên cạnh các loại vải kể trên, trong các thư tịch cổ còn ghi lại cho thấy ông cha ta từ rất lâu đã bieets sáng tạo các loại vải bằng tre, trúc Theo Nam phương thảo mộc trạng cho biết ở quận Cửu Chân có thứ tre tên gọi là Đàm trúc lá thưa mà lớn, mỗi đốt dài tới 5 – 6 thước Người ta lấy cây con của loại tre này đập dập rồi ngâm lấy sợi dệt thành vải gọi là trúc sơ bố
1.1.2.5 Kỹ thuật nhuộm vải
Cùng với sự phát triển của nghề dệt vải, làm sợi, kĩ thuật nhuộm cũng đạt được những bước tiến bộ, đặc biệt là việc sử dụng thực vật như lá, vỏ, rễ, quả cây rừng rất độc đáo Màu sắc vải được mô tả một cách chi tiết, cụ thể
“màu trắng, trắng như tuyết, không có điểm nhẹ đen, màu đỏ, đỏ như tiết dê
để lâu không phai bạc, màu đen thì giống như mực, màu huyền thì trong sắc đen có pha sắc tía, màu thanh thiên thì trong sắc xanh có pha sắc lam, trong một màu mà khác hẳn nhau Màu đỏ rất tươi mà màu tía không át được Màu vàng là vàng chính, màu tạp thì có màu huyền, thanh thiên, hoa đào, cánh trả, quan lục, không màu nào giống màu nào”[11; 165] Điều này chúng tỏ kỹ
thuật nhuộm màu ở nước ta thời đó đạt tới trình độ rất tinh tế
Trong nhân dân còn lưu truyền câu ca dao về kĩ thuật nhuộm vải như sau:
“Nhuộm thâm chẳng hết bao nhiêu Chỉ một nắm đất với niêu lá sòi”
(Ca dao Việt Nam)
Trang 17Có thể thấy trong nhân dân, màu chàm và màu nâu là hai màu chính được ưa dùng, theo đó kỹ thuật nhuộm chàm, dãi nâu quen thuộc với mọi nhà
Lê Quý Đôn đã ghi chép khá tỉ mỉ kỹ thuật nhuộm ở nước ta thế kỷ XVIII
“Tục nước Nam ta, lấy chày đập, rồi phơi khô để nhuộm may áo, gọi là thanh cát y, có 3 thứ: màu lửa sáng, màu hơi sáng nhạt, màu hoa quỳ Bất cứ quân, dân, sang, hèn đều mặc như thế, chỉ khác có dài ngắn”[3; 270 ]
Như vậy, có thể thấy rằng nghề dệt vải ở nước ta không ngừng phát triển trong suốt thời kì Bắc thuộc và đặc biệt trong thời kì độc lập tự chủ Sử
cũ ghi lại trong vòng 4 năm sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã ra lệnh đặt các loại thuế khóa trong nước trong đó có thuế bãi dâu là một trong 6 thứ thuế bấy giờ Trong giai đoạn này, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng Ở Thăng Long, triều đình đã cho lập khu chứa lụa riêng gọi là quyên khố ty, dưới sự kiểm soát của nhà vua Tháng 11 –
1044, Lý Thánh Tông xuống chiếu cho quyên khố ty ai nhận riêng một thước lụa của người khác thì bị xử 100 trượng, từ 1 tấm đến 10 tấm trở lên thì tính
số tấm mà gia thêm đầy khổ sai lên đến 10 năm
Trên cơ sở phát triển của nghề dệt vải trong nước và sự thôi thúc ý thức
tự cường dân tộc Lý Thánh Tông đã quyết định không dùng vải vóc của nhà Tống nữa và ra lệnh phát hết gấm vóc của nhà Tống trong kho để may áo ban cho các quan Các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này vẫn thường xuyên chú trọng phát triển nghề dệt
Chẳng hạn, dưới thời Trần, trước sự phát triển mạnh mẽ của nghề dệt,
lệ thu thuế đất bãi trồng dâu theo ghi chép trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư mỗi mẫu 9 hoặc 7 quan tiền Đến năm 1402, Hồ Hán Thương đã định lại các thứ thuế, chia đất trồng dâu làm 3 hạng: Hạng cao nhất thu mỗi mẫu 5 quan, hạng trung bình thu 4 quan, hạng thấp nhất thu 3 quan…
Trang 18Sự phát triển của nghề dệt còn được thể hiện ở việc nhiều sản phẩm đã
là vật phẩm ngoại giao như năm 1473, vua Lê Thái Tông gửi tặng vua và hoàng hậu Xiêm La (Thái Lan) nhiều tấm lụa màu Vua Lê Nhân Tông (1448), tặng sứ thần Ai Lao (Lào) lụa và đoạn màu hồng…
Như vậy, nghề dệt ở nước ta phát triển với những sản phẩm phong phú
và đa dạng Sự phát triển của nghề dệt đã tạo điều kiện cho sự ra đời của trang phục và làm phong phú về hình thức cũng như chất liệu cho trang phục
1.2 TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT TRƯỚC THẾ KỶ X
1.2.1 Trang phục phụ nữ Việt trước thế kỷ X
Trước hết ta tìm hiểu ở thời kì Văn Lang – Âu Lạc mà cụ thể là thời kỳ Hùng Vương Những tư liệu về trang phục phụ nữ thời kì này hầu hết là thông qua khảo cổ học Các tư liệu này đã cho thấy khá rõ nét về cách ăn mặc, kiểu tóc, trang sức của cư dân ở thời kì này trong đó có phụ nữ
Trước hết thông qua các tư liệu khảo cổ học ta biết được rằng nghề dệt vải nước ta ở thời kì này phát triển hơn so với các giai đoạn trước đó Người dân đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ các loại sợi đay, gai, tơ tằm,
tơ chuối, bông Sự phát triển phong phú của vải vóc là điều quan trọng hàng đầu để phát triển và đa dạng hóa trang phục
Các tài liệu đều cho thấy, cư dân thời kỳ Hùng Vương ăn mặc giản dị
và gọn gàng Ngày thường cư dân ở trần, đóng khố cả nam lẫn nữ Riêng với phụ nữ phổ biến mặc váy thay khố Phụ nữ thời kì này có kiểu áo khá hoàn chỉnh Các tượng Núi Nưa, Làng Vạc cho ta hình ảnh cụ thể của áo phụ nữ
Cả hai đều là áo cánh dài tay, tay áo và thân áo bó lấy thân thể làm nổi rõ đường cong thân người Áo phụ nữ Làng Vạc giắt gọn trong cạp váy, ngoài thắt thắt lưng rộng bản, cổ áo thể hiện không rõ lắm vì bị chuỗi hạt cườm che khuất Áo Núi Nưa xẻ ngực không cài cúc để lộ bên trong chiếc yếm kín cổ Bên dưới chỉ có phía trước áo giắt trong váy, phía sau lưng vạt áo lại trùm ra
Trang 19ngoài cạp váy Điều này chứng tỏ áo được xẻ tà Trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng thấy nói đến lối cài cúc áo bên phải, bên trái khác nhau ở người
Âu, người Lạc và khác với cả lối cài áo của người Hán
Trang phục nửa thân dưới có phần phong phú hơn và có sự phân biệt rõ rệt giữa nam và nữ Cụ thể là nam đóng khố, nữ mặc váy các kiểu
Phụ nữ mặc váy là chính với 2 kiểu cơ bản là váy quấn và váy chui Váy quấn (còn gọi là váy mở) được làm từ một mảnh vải dài, rộng tương đối, không khâu 2 đầu mép vải vào nhau mà để nguyên quấn quanh hông rồi giắt mép váy vào cạnh sườn Đây là kiểu váy của người nữ trong cặp nam – nữ trên thạp Đào Thịnh Váy chỉ dài đến đầu gối
Kiểu váy chui (váy kín) phổ biến hơn Những tượng cán dao găm Núi Nưa, Làng Vạc đều mặc loại váy kín, dài trùm gót chân Váy bó sát hông Thắt lưng rộng bản có thêu thùa cẩn thận, bó chặt quanh eo, trước bụng và sau mông buông 2 vạt dài gần hết chiều dài váy Các tượng mặc váy dài đều có phần trên mặc áo, yếm cẩn thận Kiểu tóc họ để khá cầu kì, lại đeo đồ trang sức ở tai, cổ và tay Có thể thấy đây là những phụ nữ quý tộc hoặc thuộc tầng lớp trên giàu có Phụ nữ bình dân cũng có thể mặc váy chui nhưng đơn giản hơn, không được thêu thùa cẩn thận và phải ngắn hơn để tiện làm việc
Trong ngày lễ hội, tất cả những người tham gia đều có kiểu hóa trang lông chim hoặc bông lau nhưng lông chim được dùng phổ biến hơn Trang phục trong ngày lễ hội thường được nhắc đến là váy lông chim hay lá kết, cũng có thể là khố dài có thêu thùa đẹp đẽ chỉ dành riêng cho lễ hội
Một bộ phận không thể thiếu và luôn đi kèm với trang phục đó là trang sức Cư dân thời kì này đeo đồ trang sức ở tay, chân, tai và cổ, phổ biến hơn
cả là đeo đồ trang sức ở tai và tay Đồ trang sức được làm bằng đá, đồng và thủy tinh với các kiểu loại phong phú và cầu kì Đối với cư dân thời kì này trong đó có phụ nữ, việc đeo đồ trang sức không chỉ để làm đẹp mà còn khẳng định vị trí xã hội và sự giàu sang của mình nữa
Trang 20Những đồ trang sức mà cư dân trong đó có phụ nữ thời kì này sử dụng như khuyên tai, các loại vòng như vòng tay, vòng cổ, vòng chân
Thông qua các bức tượng ở thời kì này có thể thấy khuyên tai được thể hiện theo kiểu đặc tả: Tai to hơn thật, khuyên tai là vòng tròn lớn đeo xệ xuống đến vai Trong số đồ thủy tinh ở thời kì này, khuyên tai hình vành khăn chiếm số lượng đáng kể Có cả những khuyên tai bằng đồng mặt cắt hình chữ nhật dẹt có móc đeo lục lạc hay vòng có mấu
Vòng tay rất phổ biến, chủ yếu làm bằng đồng Vòng tay rất phổ biến, chủ yếu làm bằng đồng Vòng tay bằng đá có số lượng không lớn Vòng tay bằng đồng có đến 5 loại khác nhau, riêng loại vòng ống có đến 6 kiểu khác nhau Vòng cổ cũng trở nên phổ biến hơn do sự có mặt của hạt cườm, hạt chuỗi thủy tinh Một kiểu đeo hạt chuỗi biểu hiện trên bức tượng phụ nữ Làng Vạc: người phụ nữ này đeo đến 3 vòng hạt chuỗi, lần lượt từ ngắn đến dài không khác gì lối đeo vòng cổ kép hiện đại Vòng chân ít thông dụng hơn, đặc biệt loại bao chân có đeo nhiều lục lạc Có lẽ chỉ giới quý tộc mới đủ khả năng và được quyền đeo vòng ở chân như thế
Có thể thấy đồ trang sức rất phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại Đeo đồ trang sức vừa là để làm đẹp cho con người vừa thể hiện địa vị xã hội của họ
Trong thời kì này, cách để tóc của cư dân trong đó có người phụ nữ cũng khá phong phú Thông qua các tượng và hình vẽ trên trống đồng có thể thấy cư dân thời kì này trong đó có phụ nữ để các kiểu tóc bao gồm:
Kiểu tóc cắt ngắn: Thể hiện rõ nhất ở những cặp tượng trên thạp đồng Đào Thịnh Bốn người phụ nữ nằm ở vị trí không cho phép ta thấy rõ cách để tóc của họ ở phía sau lưng nhưng nhìn phía trước mặt có thể thấy tóc của họ giống như nam giới đó là tóc ngắn ngang vai và để xõa Cách để tóc này còn được lặp lại trên hình người trang trí ở các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ,
Cổ Loa I Có thể nói đây là kiểu tóc phổ biến nhất của cư dân ở thời kì này
Trang 21Búi tóc sau gáy cũng khá phổ biến ở cả nam và nữ Một số hình trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa đều có xuất hiện hình ảnh người búi tóc sau gáy Búi tó có thể cao, thấp, to, nhỏ hơn nhau chút ít
Kiểu quấn tóc ngược cũng có ở cả nam và nữ nhưng có sự phân biệt nhất định Thông qua các bức tượng có thể thấy tượng người nữ nấm tóc thường to, khăn vấn gọn trên đầu không buông mối xuống như nam giới Lối quấn khăn có khi đơn giản, khi cầu kì
Cách để tóc của cư dân đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như sinh hoạt của con người thời Văn Lang – Âu Lạc
Như vậy, thông qua những tài liệu hiện có ta thấy đặc trưng trang phục của cư dân thời kì Hùng Vương là tính giản dị, gọn gàng, thích nghi cao độ với điều kiện tự nhiên và tính chất lao động Hình ảnh người phụ nữ được hiện lên với tóc vấn cao trên đầu, mặc yếm nhỏ chỉ để che phần ngực, váy chui dài quá đầu gối, đi chân đất Như vậy, cư dân thời kì này đã đặt nền móng đầu tiên cho truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa mặc
Cũng qua trang phục tượng người phụ nữ trên chuôi kiếm ngắn phát hiện ở Núi Nưa (Thanh Hóa) với tấm váy dài chùm kín hai chân, chiếc thắt lưng duyên dáng, mớ tóc tết hình vành khăn gọn gàng, đôi vòng tai lớn đung đưa… đã chứng minh cho một cuộc sống tốt đẹp, ấm no của cư dân
Thông qua việc nghiên cứu trang phục ta có thể thấy được bức tranh nhiều khía cạnh về đời sống, về mối quan hệ xã hội thời đó được hiện lên Mặt khác ta có thể chắt lọc ra những yếu tố thẩm mĩ làm tôn vẻ đẹp của con người gắn bó với thiên, hài hòa với đất nước thuở mới dựng xây
Nửa sau thế kỷ III trước công nguyên, Thục Phán – người thủ lĩnh giỏi của Âu Việt từ miền trên tràn xuống đánh chiếm Văn Lang, thống nhất 2 lãnh thổ dụng nên nước Âu Lạc, dời đô từ miền núi xuống đồng bằng
Trang 22Trang phục của cư dân Việt vẫn giữ tục cắt tóc, xăm mình, mặc quần
áo chui đầu, cài khuy bên trái
Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy trong đó có tấm áo lông ngỗng
đã chứng minh cho việc nuôi gia cầm, gia súc phổ biến và nói lên sự phát triển của trang phục lúc bấy giờ
Đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, cai trị cùng với 3 lần bị phong kiến phương Bắc thống trị hơn 1000 năm (179 trước công nguyên – 939) nhân dân ta một mặt đấu tranh với kẻ thù, mặt khác vẫn tích cực phát triển sản xuất Nghề dệt có những bước tiến quan trọng Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phổ biến và còn sản xuất được các loại vải bông, đay, gai…Ngoài ra còn có nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc (vòng tay, nhẫn, trâm, hoa tai), bằng ngọc (vòng, nhẫn), bằng thủy tinh…
Sử sách cũng cho biết thời thuộc Hán, hai bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) – con gái lạc tướng huyện Mê Linh đã chiêu mộ nghĩa quân nổi dậy chống lại thái thú Tô Định trả thù nhà đền nợ nước (40 – 43 sau công nguyên) Trong hàng tướng lĩnh quân có rất nhiều phụ nữ Trong đó, có thủ lĩnh ở huyện Thanh Oai (Hà Tây) đã cho hơn 300 nam nghĩa quân mặc yếm, váy giả làm đàn bà tham gia khởi nghĩa này
Đầu thế kỷ III, đất nước bị nhà Ngô xâm chiếm Năm 248, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ Bà Triệu mặc áo vải màu vàng, đi guốc, tóc cài trâm cưỡi voi chỉ huy quân đánh giặc
1.2.2 Chính sách của nhà nước về trang phục (thế kỷ X – XIX)
Từ thế kỷ X – XIX, ở nước ta tồn tại chế độ phong kiến trung ương tập quyền ,ý thức dân tộc được đề cao Bên cạnh những chính sách của nhà nước nhằm phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quân đội và chính quyền, quân đội các nhà nước phong kiến từ Lý – Trần đến nhà Nguyễn đã đưa ra nhiều chính sách về trang phục
Trang 23Kể từ khi Ngô Quyền khôi phục nền độc lập cho tới các triều đại phong kiến sau nay ,nhà nước đều có qui định cụ thể về trang phục màu sắc quần áo
Thời Lý – Trần, cùng với việc phục hưng đất nước, củng cố hệ thống chính quyền cũng đã bắt đầu có những qui định tối thiểu về cách ăn mặc của vua, quan và nhân dân
Thời Lý, vua Lý Thái Tông (1029) đã qui định mũ áo cho công hầu, các quan văn võ Sau đó triều đình đã dùng gấm vóc trong nước để may triều phục,
từ ngũ phẩm trở lên may áo bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên may áo bằng vóc Đến đời Lý Thánh Tông qui định chặt chẽ hơn triều phục vào chầu vua
Đến thời Trần đã có sự củng cố một bước hệ thống quan lại triều đình Cùng với nó là những qui định về trang phục Bên cạnh những quy định về trang phục cho các quan văn võ và quan lại theo thứ bậc, đến đây, trang phục phụ nữ cũng được quy định rõ ràng: Phụ nữ thường dân không được mặc áo màu xanh, đỏ, vàng, tía, phần lớn là mặc áo màu đen, còn lại màu trắng là màu áo của tôi tớ phục dịch trong cung Ngoài ra triều đình còn xuống chiếu cho quân dân không được mặc áo giống kiểu người phương Bắc
Lợi dụng sự suy yếu của nhà Hồ, nhà Minh đem quân xâm lược và đô
hộ trong vòng 20 năm Quân Minh thực hiện chính sách đồng hóa nhân dân ta
vô cùng tàn bạo Chúng trắng trợn chủ trương “phong tục có liên quan tới
việc trị đạo”, ra lệnh con trai, con gái không được cắt tóc, đàn bà phải mặc áo
ngắn quần dài Với phụ nữ lấy chồng là quan hay thường dân cũng phải tuân theo những kiểu cách ăn mặc riêng Với người lấy chồng là thường dân thì mặc áo rộng quần dài, búi tóc, trùm khăn lụa đen, cài trâm thoa, đi giày bằng vải hay da, cấm để lộ chân, không dùng màu huyền, vàng, tía
Bước sang thời Lê sơ là thời điểm đánh dấu bước phát triển cao của nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt Nhà nước đã có những quy định khá tỉ
mỉ và chặt chẽ về cách ăn mặc trong đó có cả đối tượng là phụ nữ Nhà nước
Trang 24quy định rõ ràng về ăn mặc, mặt khác cũng có ý thức về phân biệt y phục của nhân dân ta với phương Bắc Nhà vua ra lệnh nhân dân ta không được ăn mặc theo kiểu giống như nhà Minh
Trong thời gian trị vì của Lê Thánh Tông (1466 – 1488), nhà vua đã 6 lần ra chiếu chỉ về thể thức ăn mặc Đến thời Lê Dụ Tông, cứ 3 năm ra chiếu một lần nhắc nhở về quy cách ăn mặc
Thời Lê quy định về trang phục khá tỉ mỉ Bên cạnh những quy định chặt chẽ đối với phẩm phục của quan lại triều đình, trang phục người dân nói chung
và trang phục phụ nữ nói riêng nhìn chung cũng được quy định khá chi tiết
Năm 1488, vua Lê Nhân Tông quy định cấm nhân gian mặc áo màu vàng, đi hài mang giày thậm chí là dùng đồ vẽ chạm rồng phượng Đàn ông, trừ sư sãi không ai được cạo trọc đầu Kích thước áo trong nhân dân cũng được quy định khá tỉ mỉ như tay áo rộng 9 tấc (30 cm), nách áo rộng 8 tấc 7 phân (26 cm), hẹp hơn kích thước áo các quan Cụ thể áo các quan có kích thước như sau: gấu áo dài cách đất 2 tấc (7 cm), tay áo rộng 1 thước 3 tấc (43
cm) Trang phục khi tiếp sứ nhà Minh: “Các công, hầu, bá, phò mã và các
quan văn võ may áo có cổ bằng gai, tơ, sa là sắc xanh dài cách đất 1 tấc (3,3 cm), tay rộng 1 thước 2 tấc (40 cm)”[4; 1190]
Có thời kì nhân dân đi làm việc công hay mặc áo thâm (chu y) Ở thôn quê hay mặc vải áo trắng thô, sau mặc áo thanh cát màu hoa minh (xanh đậm)
và vi minh (màu quỳ hay màu sừng) Đàn ông đi lao động thường cởi trần đóng khố, hình thức búi tóc khá phổ biến
Phụ nữ thời kì này vẫn mặc váy, tuy vậy do chính sách ép buộc ăn mặc theo kiểu nhà Minh ở phương Bắc nên một số bộ phận dân cư nào đó đã mặc quần Vì vậy, năm 1665, vua Lê Huyền Tông ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được mặc quần để bảo tồn quốc tục mặc váy như xưa
Trang 25Trải qua các thời kì từ Trịnh – Nguyễn phân tranh đến triều Tây Sơn rồi đến nhà Nguyễn, trong điều kiện kinh tế - xã hội mới, trang phục cũng có nhiều biến đổi
Thời Trịnh – Nguyễn cũng đã đưa ra những quy chế cụ thể về trang phục thứ dân:
Năm giáp thìn niên hiệu Cảnh Trị 2, mùa thu tháng 7 có lệnh cấm y phục mặc sai pháp chế Trang phục áo dân thường trong ống tay rộng 9 tấc, chỗ nách rộng 7 tấc 8 phân, người nào thấp bé được may hẹp lại
Nhà nước cũng ra lệnh cấm đàn bà không được mặc áo thắt lưng và mặc quần có ống chân Áo, quần đã có phép thường Áo đàn ông thì có thắt
lưng và quần thì có ống chân “Áo đàn bà con gái thì không có thắt lưng và
quần không có 2 ống từ xưa đến nay đã có tục, từ nay về sau áo quần đàn bà con gái không được may áo có thắt lưng và mặc quần có ống chân để nghiêm chỉnh phong tục Bọn hát xướng ở hí trường thì không theo lệnh này Ai trái lệnh ở kinh đô thì cho phép quan Đề Lĩnh, quan Phủ Doãn và nha xá nhân được coi xét bắt quả tang mặc áo trái lệnh sẽ phạt phạm nhân 5 quan cổ tiền
và nộp vào công khố”.[1; tr307 ]
Đặc biệt dưới thời Nguyễn, năm 1806 vua Gia Long đã ban chiếu quy định phẩm phục đại triều, thường triều kèm với chỉ định về kiểu dáng, màu sắc chất liệu cho từng cấp cụ thể Điều này đã thể hiện triều đình nhà Nguyễn
đã quan tâm tới trang phục như thế nào Có thể thấy nhà Nguyễn có ý đồ thống nhất quyền lực trên toàn cõi Việt Nam thông qua trang phục Vì vậy không chỉ có những quy định cụ thể và mang tính bắt buộc đối với vua quan
mà ngay cả đối với đầy tớ trong các nhà quyền quý, thường dân cũng có những quy định cụ thể và biện pháp trừng trị những người không theo quy định về trang phục
Trang 26Trong 10 năm thời vua Minh Mạng trị vì (1827 – 1837), nhà vua đã có
4 lần ra chỉ dụ về trang phục Đặc biệt, đáng lưu ý là chỉ dụ bắt người dân Miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra Bắc) phải thay đổi tranng phục theo kiểu của
người dân từ Quảng Bình trở vào Nam với lý do “cõi đất hợp làm một, văn
hóa cùng nhau”, ăn mặc thống nhất là “vâng theo văn hóa”, “vâng theo phép vua”.[16; 150]
Năm 1828, vua Minh Mạng đã ra chiếu cấm mặc váy, phụ nữ mặc quần giống với phong tục của nhà Thanh Điều này đã gây nên sự phản kháng mạnh mẽ trong nhân dân Những câu vè đả kích chua cay đối với lệnh này đã nảy sinh và lan truyền:
“Tháng Tám có chiếu vua ra Cấm quần không đáy người ta hãi hùng Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng Không quần ra đứng đầu làng trông quan”
(Ca dao Việt Nam) Trải qua các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc, bên cạnh những chính sách ổn định đất nước, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về trang phục đối cới vua quan trong triều đình cũng như trong quần chúng nhân dân
và trong đó có sả chính sách về trang phục của người phụ nữ Thông qua các chính sách về trang phục thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến mọi mặt của đời sống xã hội Đồng thời, những chính sách về trang phục cũng góp phần làm cho xã hội ổn định có quy củ hơn
Trang 27Bên cạnh đó, tình hình trang phục trước thế kỷ X đã tạo tiền đề, đặt nền móng cho sự phát triển trang phục ở giai đoạn sau Trải qua các triều đại phong kiến kế tiếp nhau trong lịch sử dân tộc, nhà nước đã có những quy định
cụ thể về trang phục từ vua quan triều đình tới dân thường Chúng góp phần làm ổn định trật tự xã hội phong kiến lúc bấy giờ
Trang 28CHƯƠNG 2 TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT THỜI PHONG KIẾN
(THẾ KỶ X – XIX)
2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỶ X - XIX
Sau hơn ngàn năm dưới ách cai trị của phong kiến phương Bắc, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tiếp nhằm chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã giành thắng lợi hoàn toàn
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ với các triều đại phong kiến nối tiếp nhau từ Ngô – Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần, đến Lê sơ, Tây Sơn và nhà Nguyễn
Đầu thế kỷ X, họ Khúc dấy nghiệp và xác lập nền tự chủ mở ra thời kì độc lập đầu tiên cho đất nước Tuy vậy, mảnh đất phương Nam với nguồn tài nguyên phong phú cùng nhiều sản vật quý giá đã khiến cho bọn phong kiến phương Bắc không dễ gì từ bỏ nơi đây Chúng tiếp tục các cuộc xâm lược, bành trướng thế lực Chúng đã dùng mọi thủ đoạn nhằm mua chuộc, đe dọa hòng đem quân xâm lược, khôi phục và củng cố sự đô hộ của mình trên đất nước ta
Với truyền thống yêu nước được hun đúc trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta quyết không chịu khuất phục Điều này được thể hiện trong chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng (năm 938) Chiến thắng này đã giữ vững nền tự chủ của đất nước được xây dựng từ thời Khúc Hạo và khẳng định việc hoàn thành sự nghiệp đấu trang giành độc lập,
mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến
Kể từ khi Ngô Quyền xưng vương (năm 939) đến năm 1009, nước ta trải qua các triều đại phong kiến kế tiếp nhau: Ngô, Đinh, Tiền Lê Nhà Đinh,
Trang 29Tiền Lê đóng đô ở vùng đất Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay) Đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn, thống nhất đất nước Lê Hoàn đã đánh bại quân Tống xâm lược ở ải Chi Lăng và trên sông Bạch Đằng lần thứ 2 (năm 981)
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý thay thế cho nhà Tiền
Lê Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La (nơi được xem là có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Đông Tây Nam Bắc, tiện thế núi sông sau trước) và đổi tên nơi đây là Thăng Long, mở đầu thời kỳ Đại Việt rực rỡ trong lịch sử dân tộc Nhà nước đã chú trọng đến công cuộc xây dựng đất nước về mọi mặt như nông nghiệp, văn hóa mà đặc biệt là giáo dục Cũng trong thời kỳ này, dân tộc ta phải đương đầu với sự xâm lược của quân Tống nhưng dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt quân Tống thất bại thảm hại trên trận tuyến sông Như Nguyệt, nền độc lập dân tộc được giữ vững
Cuối thời Lý, tình hình đất nước ngày càng rối ren Triều đình lục đục Với tài năng của Trần Thủ Độ, ông đã đóng góp lớn cho sự thiết lập của nhà Trần Nhà Trần lên ngôi (năm 1226), tiếp tục phát triển sự nghiệp xây dựng đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, pháp luật Đặc biệt, đây là thời
kì nước ta phải đối mặt với sự xâm lược của quân Mông – Nguyên (thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ) Với tinh thần yêu nước cùng với sự chỉ huy tài tình của Trần Quốc Tuấn, sự đoàn kết vua tôi một lòng, quân dân nhà Trần đã đánh bại 3 lần quân Nguyên – Mông trong các năm 1258, 1285, 1287
Sau triều Trần, nhà Hồ được thiết lập và tồn tại trong thời gian ngắn ngủi (năm 1400 - 1407) Tuy vậy, trong thời gian đó cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã để lại một số bài học cho việc canh tân và phát triển đất nước
Lấy cớ sự thành lập của nhà Hồ là không chính thống, quân Minh đã sang xâm lược nước ta Chúng đã thiết đặt ách cai trị vô cùng hà khắc đối với nhân dân Về kinh tế:Chúng bắt nhân dân xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi;
Trang 30lên rừng tìm sừng tê… Về văn hóa chúng phá hủy hết các công trình của ta, đốt hết sách vở… Những chính sách của quân Minh khiến cho nhân dân vô cùng căm phẫn Cũng vì lẽ đó mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo đã được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ Sau 10 năm kháng chiến (1418 – 1427), trải qua nhiều khó khăn, vất vả, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trở thành cuộc kháng chiến chống quân Minh đã giành được thắng lợi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428) mở đầu cho triều đại Lê sơ trong lịch sử dân tộc Đây cũng là thời kì chế độ phong kiến nước ta phát triển đến đỉnh cao, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông Mọi mặt trong đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, quân sự, luật pháp… đều có bước tiến lớn Chính trong thời kì này trong nhân dân lưu truyền câu ca dao:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
(Ca dao Việt Nam)
Tiếp sau thời kì phát triển thịnh đạt của đất nước là thời kì nước ta bị chia cắt với cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều (1530 – 1583), sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài (1620 – 1788) làm cho chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu Nhân dân cực khổ liên tiếp nổi dậy chống địa chủ, chống các tập đoàn phong kiến, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn Phong trào này đã đấu tranh lật đổ các tập đoàn thống trị trong nước: Lê – Trịnh, Nguyễn; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) và quân Mãn Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước
Triều Tây Sơn được thành lập đã tiến hành cải cách đất nước về kinh tế (nông nghiệp), giáo dục song triều đại này cũng nhanh chóng bị sụp đổ
Nguyễn Ánh sau khi đánh thắng phong trào Tây Sơn và triều đại Tây Sơn, đã thực hiện thống nhất đất nước mà Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đặt
Trang 31cơ sở, lập nên vương triều Nguyễn Triều đình cũng đã thực hiện việc mở mang, xây dựng nước nhà song chế độ phong kiến thời Nguyễn đã suy yếu Các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra trong cả nước
Trước tình hình chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng, thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược nước ta Sự kiện mở màn là 1 – 9 – 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược đã kí hàng loạt các hiệp ước với Pháp khiến nước ta từng bước rơi vào tay chúng
Như vậy có thể thấy rằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước ta tồn tại chế độ phong kiến với các triều đại nối tiếp nhau trị vì Các nhà nước phong kiến đều thực hiện những chính sách để củng cố sự vững mạnh cho quốc gia Trải qua các tiều đại phong kiến, trang phục nói chung và trang phục phụ nữ nói riêng cũng có những nét biến đổi dựa trên sự kế thừa trang phục truyền thống trước đó cũng như là của các triều đại phong kiến sau đối với triều đại phong kiến trước Điều này làm nên sự phong phú, đa dạng cho trang phục 2.2 TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT THỜI PHONG KIẾN (THẾ KỶ X – XIX) 2.2.1 Trang phục phụ nữ Việt thế kỷ X – XV
2.2.1.1 Trang phục phụ nữ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
Nước ta trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương thành lập quốc gia độc lập Đây là điều có ý nghĩa rất to lớn Tuy vậy, triều Ngô không tồn tại được lâu Nối tiếp là nhà Đinh, Tiền Lê Tư liệu nói về trang phục thời kì này đặc biệt là trang phục phụ nữ rất ít ỏi, phần lớn chỉ nói đến trang phục trong triều đình nhưng cũng không miêu tả một cách tỉ mỉ, cặn kẽ
Trong vài chục năm trị vì của mình, các vị vua Ngô, Đinh, Tiền Lê dù sao cũng đã dành một sự quan tâm đến lĩnh vực trang phục đặc biệt là trang phục trong triều đình với ít nhiều sáng tạo về loại hình, kiểu cách, màu sắc
Trang 322.2.1.2 Trang phục phụ nữ thời Lý
Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý Năm 1010, vua cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên nơi đây là Thăng Long Năm 1054, tên nước được đặt là Đại Việt
Công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của quốc gia phong kiến độc lập Theo đó mà vấn đề trang phục cũng dần được hoàn thiện
Dưới thời Lý, nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa được coi là ngành kinh
tế quan trọng Nhà nước cũng có những cơ sở nuôi tằm dệt lụa Ở Thăng Long có xưởng dệt gấm vóc, có “Quyên khố ty” (kho chứa lụa) để thu lụa của nhân dân
Trên cơ sở nghề trồng dâu nuôi tằm và những sản phẩm vải phục vụ cho việc may trang phục trong xã hội trước đó, đến thời Lý, nghề dệt được kế thừa và phát triển cao hơn Về kỹ thuật, tiếp nhận thêm cách dệt truyền thống của người Chiêm Thành Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc, lụa đoạn nhiều màu, có họa tiết trang trí đặc sắc không những được sử dụng trong nước mà còn được dùng làm vật phẩm cống cho triều đình phương Bắc
Trang phục phụ nữ thời kì này chủ yếu được tái hiện thông qua các bức tượng, phù điêu:
Trang phục của phụ nữ quý tộc
Thông qua những bức tượng phù điêu chạm khắc ta thấy phần nào trang phục của phụ nữ trong cung đình, đó là bức tượng công chúa thời Lý ở chùa Lý Quốc Sư, Hà Nội, cho dù tạc vào thời gian sau này (thế kỷ XIX) nhưng nó đã cho ta thấy lối phục sức với những quy định phổ biến ở giai đoạn nhà Lý Nhìn chung các bức tượng có lối phục sức:
Tóc được búi cao lên đỉnh đầu, có khăn, mũ nhỏ phủ bao tóc, bên trong mặc yếm, ngoài là hai chiếc áo dài mặc lồng vào nhau, cổ áo giao lãnh cài chéo vạt áo sang phải nhưng vạt áo ngoài có nẹp cổ to hơn, được trang trí họa
Trang 33tiết hoa văn đẹp, tay dài, rộng hơn áo bên trong Khăn trùm vai buông ngang lưng, đầu khăn vắt nhẹ vào cánh tay Váy dài, rộng phủ kín dưới chân Toàn
bộ trang phục gợi cho ta chất liệu gấm, lụa của đương thời vầ sự mềm mại của
bộ trang phục
Trang phục của vũ nữ: Tóc búi cao lên đỉnh đầu trên trán có một diềm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, cổ đeo những chuỗi hạt, tay đeo vòng Mặc yếm, vân kiên phủ bờ vai, váy ngắn có nhiều nếp, thắt lưng lụa và dây tơ tết, phía trước có hàng tua buông rủ
Trang phục của phụ nữ bình dân
Chúng ta đều biết, pháp luật thời kỳ này mang tính chất củng cố chế độ đẳng cấp Trang phục của những người thuộc tầng lớp quý tộc, quan lại có sự phân biệt với trang phục của nhân dân
Dưới thời Lý, đời sống kinh tế phát triển, trong xã hội có nhiều thành phần khác nhau nên việc mặc cũng để thích ứng với ngành nghề và phù hợp với khả năng kinh tế Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng trong trang phục đương thời
Những tư liệu nói về trang phục phụ nữ bình dân thời kỳ này chủ yếu thông qua tượng tròn, tượng nổi, thư tịch ở thời này để biết được những thông tin tối thiểu về quy cách may cũng như chất liệu vải
Bức tượng phật A Di Đà (có ý kiến cho rằng là bức tượng phật Thế Tôn), đây được xem là bức tượng duy nhất còn nguyên vẹn nghệ thuật thời
Lý, được đặt tại chùa Phật Tích, là tác phẩm bằng đá tuyệt đẹp và phần trang phục được thể hiện khá tinh xảo
Tấm áo khoác ngoài có những đường cong, đường gấp khúc hay đường thẳng buông rủ rất sinh động Nếp áo nổi lên những đường gân của tấm lá sen dính sát thân thể, khi dồn dập chảy xuôi, chõ thì vắt chéo mềm mại hay chạy vòng như sóng lượn, chỗ thì nhẹ nhàng vài đường nằm ngang cho thấy tấm áo
Trang 34vừa rộng vừa gợi tả được chất liệu vải mỏng và mịn cho dù tượng được tạo bằng đá
Lớp áo trong là loại áo dài, cổ áo rộng có nẹp bắt chéo, hai tay áo thụng khá rộng
Dây lưng thắt ra ngoài áo này, buộc múi hình số 8 nằm ngang, 2 dải buông xuống rủ phía trước
Trên thực tế sử sách đã ghi ở thời Lý không chỉ có cung nữ dệt lụa chăn tằm mà nhân dân các phường, các làng cũng theo nghề tằm tang dệt ra các loại vải nổi tiếng
Thông qua các tài liệt ta còn thấy được trang phục của phụ nữ bình dân thời Lý bao gồm có:
Trước hết là khăn vấn tóc Khăn vấn tóc có khổ rộng khoảng 1 gang tay (20cm), chiều dài độ 1 sải tay Khi vấn tóc người ta dồn hết tóc trên đầu về bên phải góc đầu sau khi đã rẽ ngôi giữa, lấy vải quấn chặt lọn tóc, đầu khăn quấn tròn theo và khăn có 1 ghim chặt định vị rồi quấn vặn theo lọn tóc vòng quanh đầu Nếu ai ít tóc có thể dùng độn tóc hoặc tóc giả, tóc mượn quấn đủ bao quanh đầu cho đẹp đến hết vòng, phần đuôi khăn và tóc nhỏ dần dắt vặn vào khăn cho chặt (vào những thế kỷ sau mới có bỏ đuôi gà vểnh lên) Đó là lúc bình thường ở nhà còn lúc đi đâu mới đội theo một khăn vuông màu đen được gấp chéo, mùa hè được bắt đầu mỏ quạ, buộc vắt chít ra phía sau, đuôi khăn có tết nút giọt lệ Mùa đông khăn vuông quàng áp che tai
Phụ nữ Việt thời kì này khi ở nhà còn có tết tóc buộc lên đỉnh đầu hoặc tết tóc lại rồi quấn vòng quanh đầu như kiểu quấn khăn (đối với người nhiều tóc và dài)
Việc rẽ tóc ngôi giữa và cuốn khăn vấn tóc để đường mép khăn luôn luôn chạy vòng theo là một nét đẹp duyên dáng, tề chỉnh của người phụ nữ đoan trang
Trang 35Chất liệu khăn thường là vải, đoạn, nhung, màu sắc đậm đen, tím sẫm,
đỏ sẫm, nâu non, nâu già nhưng chủ yếu là màu đen
Gắn bó mật thiết với người phụ nữ không thể không nhắc tới chiếc yếm Yếm là một hình vuông khoét một góc gần cổ, phụ nữ mặc trước ngực lót sát người thường ở trần (thôn quê) đi đâu mới mặc áo cánh Yếm thường dùng bằng lụa hoặc vải nõn sợi nhỏ hoặc vải quyến đủ màu sắc trừ màu đen Yếm có cấu tạo gồm 3 bộ phận: Cổ, thân và dải Yếm có 3 loại là yếm cổ tròn, cổ xây và cổ thìa (cổ xẻ)
Yếm cổ tròn là mảnh vải hình vuông hay hình thoi có khoét một góc hình tròn, dùng thêm một dải vải màu trắng để viền cổ yếm Đường viền nhỏ, tròn màu trắng rộng từ 3 – 4mm, như một đường trang trí kép trên yếm Hai điểm đầu vòng tròn là dải yếm
Yêm cổ xây là một loại yếm có cổ đã được chế tác sẵn do những người thợ chuyên nghiệp làm cổ yếm bán Cổ yếm được mua về do được khâu bằng
4 lớp vải được lộn dấu vào trong trở thành một vòng tròn gấp viền khéo léo có ngoàm sẵn trên dưới Khi may vải vuông được khoét thành yếm có vòng tròn khớp và nằm vào giữa của hai lớp ngoàm cổ yếm, sau đó người ta dùng chỉ khâu đột từng mũi để cổ yếm ngậm chặt vào dải yếm Yếm cổ xây để lộ phần
cổ phía trên làm có cảm giác cổ cao hơn, thanh thoát, nhẹ nhàng với dải yếm dài bỏ phía sau có khi quặt ra phía trước thân duyên dáng
Yếm cổ thìa thường khoét cổ hình chữ V, thường được dùng cho người
có tuổi Yếm cổ thìa mặc thoáng mát hơn kiểu yếm cổ tròn, phù hợp với mùa
hè Khi xẻ gập vải, khâu đột chỉ, phần tâm chữ V đặt một miếng vải lụa phía trong so le với thớ vải yếm vì đây là chỗ yếu của yếm, dễ bị rách cổ yếm Yếm cổ xẻ có 3 đường chỉ đột hình chân nhạn chẽ tỏa ra phần thân yếm có tác dụng trang trí cổ và làm tăng độ khỏe chống bị rách nhíu, liên kết các sợi vải được khâu bằng chỉ cùng màu yếm nhưng đột nổi mang tính thẩm mỹ
Trang 36Dải yếm là bộ phận quan trọng của chiếc yếm Nó được nối từ cổ yếm một cách khéo léo theo màu yếm được khâu lộn ra hình mái chèo, có độ dài khoảng 70cm, kéo từ phía cổ qua bờ vai thắt múi giọt lệ buông lơi 2 đầu dải yếm ở phía sau gáy Nếu dải yếm là màu, đoạn cuối dải yếm được đáp một đoạn vải màu trắng dài độ 1 đốt ngón tay
Có 2 cách thắt dải yếm Thứ nhất là thắt trễ ở phía sau lưng, buông lơi 2 đầu dải yếm xuống phía mông Thứ hai là thắt vòng ra phía sau lưng vòng chéo chữ V ở phía sau lưng xuống mông (tránh tạo ra đường vòng ngang lưng), tạo
ra nét thon Có thể đính một dây xà tích bằng bạc, có đính một quả đào (đựng thuốc lào) trạm trổ hoa văn Xà tích là hộp đựng vôi ăn trầu của người Việt cổ rất độc đáo Thông qua khảo cổ học người ta đã tìm được 2 hộp xà tích ở khu
mộ táng di chỉ làng Vạc, có đeo nhạc đồng tạ Nghệ An, Thanh Hóa có kích thước 4,7cm; rộng 3,1cm từ thời Hùng Vương đồ đồng Đông Sơn
Bên cạnh chiếc yếm còn có chiếc thắt lưng Thắt lưng thường được dệt bằng lụa, sồi có độ dài thắt quanh người 2 vòng mà vẫn còn dài để thắt nút giọt lệ, buông rủ thắt lưng xuống phía trước Thắt lưng có độ dài 1 sải tay trở lên từ 1m50 đến 2m, chiều rộng khoảng 15 – 20cm Hai đầu thắt lưng người
ta chừa một khoảng sợi canh (sợi dọc) không dệt, để kết tua cho đẹp Tua có tác dụng giữ các sợi cửi (sợi ngang) đã dệt không bị sổ ra 2 đầu
Thắt lưng được nhuộm theo màu cầu vồng 5 sắc sặc sỡ Người ta dùng lụa thắt lưng để khâu “bao ruột tượng” có chiều dài hình ống để thắt lưng và làm bao đựng tiền ở trước bụng gọi là “hầu bao” Ruột tượng được khâu vặn
so le 2 mép vải nên đường khâu xoắn quanh ruột tượng cho chắc chắn
Một phần không thể thiếu trong trang phục phụ nữ thời kỳ này đó là chiếc váy Váy phụ nữ gồm 3 bộ phận: Cạp váy, lai váy và thân váy
Cạp váy dùng để lồng dải rút, thường có màu sặc sỡ như xanh, cánh sen…
Trang 37Lai váy thường màu trắng dùng để điều chỉnh độ dài tùy theo chiều cao của thân người mặc
Thân váy là đoạn lớn, dài màu đen hoặc màu nâu già, có hình ống, váy bình thường có độ dài tới nửa ống chân người mặc Loại váy dài thường dùng trong lễ phục, mặc dài tới mu bàn chân Người giàu có thể dùng lụa, lĩnh hay lụa dệt dày, láng bóng
Cuối cùng ta phải kể tới là chiếc áo Áo gồm có 2 loại là tứ thân và năm thân
Áo tứ thân: Thân trước và thân sau nối liền nhau Phần ống tay nối ở cánh tay trên, ống tay hẹp, cửa ống tay viền nhỏ, không có đáp gụ để viền Phần ống tay chừa lại khoảng 1cm mà không khâu sát mép để dễ luồn bàn tay khi mặc Cổ áo có 2 loại là cổ tròn và cổ thìa Áo cánh thường ít khép lại nên không có khuy, để lộ yếm, chỉ đính ở 2 vạt mỗi vạt một dải nhỏ khoảng giữa bụng, ngang eo Áo may sát sườn, xẻ tà để lộ cạp váy màu sặc sỡ
Vào mùa lạnh, người dân thường mặc kép (2 áo) hoặc mặc đụp (3 – 4
áo cánh) hoặc một chiếc áo bông có kiểu cách như áo cánh nhưng rộng hơn, trùm ra ngoài, được trần nhỏ cũng màu đen hay màu gụ già Áo bông cũng xẻ nách, 2 tà đằng trước cũng xẻ lưỡi trai
Về lễ phục: Thông thường người dân mặc thêm áo dài màu đen hoặc màu nâu sẫm, ngoài ra còn có áo cánh lửng Áo dài bao gồm 2 loại:
Áo dài tứ thân: Là loại áo có nguồn gốc truyền thống lâu đời, phổ biến
ở mọi tầng lớp nhân dân từ kinh đô đến nông thôn Áo tứ thân giống áo cánh, chỉ khác là 4 vạt đều được kéo dài, thân trước hai vạt mở giữa, khi mặc vắt hai vạt trước tết nút và phần vạt còn bỏ thõng xuống phía dưới, khi cần làm việc có thể chéo vạt buộc thắt vòng ra phía sau lưng
Áo tứ thân đổi vai: Áo tứ thân mặc để làm việc, lao động, gánh gồng nên phần vai và khuỷu tay thường bị rách trước nhất nhưng phần vạt áo vẫn