1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạ tiết hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ việt nam thời phong kiến

24 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 272,23 KB

Nội dung

Vì vậy, việc nghiên cứu họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình và trang trí truyền thống của người Việt là một vấn đề khoa học cấp thiết và đúng định hướng để bảo tồn văn hóa nghệ th

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

Chương 1:TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG HOA SEN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT 5

1.1 Những vấn đề chung của họa tiết hoa sen 5

1.2 Hoa sen trong đời sống tâm linh người Việt 6

1.3 Hoa sen với công trình kiến trúc nói chung 6

Chương 2: HỌA TIẾT HOA SEN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ 8

2.1 Họa tiết hoa sen thời Ngô - Đinh - Tiền Lê 8

2.1.1 Đặc điểm lịch sử và nghệ thuật trang trí mỹ 8

thuật thời Ngô- Đinh - Tiền Lê 8

2.1.2 Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện 8

2.2 Họa tiết hoa sen thời Lý (1010-1025) 9

2.2.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lý 9

2.2.2 Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện 9

2.3 Họa tiết hoa sen thời Trần (1226-1400) 10

2.3.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Trần 10

2.3.2 Họa tiết hoa sen và cách thể hiện 11

2.4 Họa tiết hoa sen thời Lê Sơ (1427 – 1527) 2.4.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê Sơ 12

2.4.2 Họa tiết hoa sen và cách thể hiện 12

2.5 Họa tiết hoa sen Thời Lê - Mạc 13

2.5.1 Đặc điểm lịch sử và Mý thuật thời Lê - Mạc 13

2.5.2 Hoạ tiết hoa sen trên các Phù điêu, điêu khắc 14

2.6 Hoạ tiết hoa sen thời Lê - Trịnh 14

Trang 2

2.6.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê - Trịnh 14

2.6.2 Hoạ tiết hoa sen và các cách thể hiện 15

2.7 Họa tiết hoa sen thời Tây Sơn 15

2.7.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật tạo hình thời Tây Sơn 15

2.7.2 Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện trong các công trình kiến trúc 16

2.8 Họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn (1802 - 1945)17 17

2.8.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Nguyễn 17

2.8.2 Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện 17

Chương 3: KẾ THỪA PHÁT TRIỂN VÀ SÁNG TẠO HỌA TIẾT HOA SEN TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHĂC VÀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI 19

3.1 Thực trạng của họa tiết, hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt thời hiện đại 19

3.1.1 Hình tượng hoa sen với người Việt đương đại 19

3.1.2 Giá trị thẩm mỹ và văn hóa truyền thống của họa tiết hoa sen trong văn hóa Việt 19

3.2 Bài học về giá trị truyền thống của họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam hôm nay và mai sau 19

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐÂU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghệ thuật trang trí và tạo hình là lĩnh vực quan trọng của văn hóa dân tộc Hoa sen là một họa tiết hằng xuyên trong các công trình kiến trúc và điêu

khắc cổ Việt Nam Nó thấm đậm chất thiêng của đất mẹ trở thành hình tượng để

gửi gắm những khát vọng về cuộc sống Chúng phản ánh sự ứng xử của cộng

đồng với cái đẹp, là chữ viết trân thực về những vấn đề lịch sử và là lời nhắn đầy

tính triết mỹ của tổ tiên, được nhiều thế hệ tiếp - truyền, tiếp - biến Nghiên cứu họa tiết hoa sen là tiếp cận ở một khía cạnh cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam Do đó, việc tập hợp và “giải mã” những họa tiết hoa sen trên di vật trong nghệ thuật trang trí và tạo hình là vấn đề quan trọng và cần thiết

2 Lịch sử vấn đề: Họa tiết hoa sen đã được nghiên cứu nhiều, nhưng

mới chỉ ở mức mô tả, phân tích hình thức của đối tượng một cách đơn lẻ Chưa

có công trình nào tiếp cận theo phương pháp lịch sử, phương pháp liên ngành văn hóa học để giải mã tâm thức người Việt thông qua ý nghĩa “biểu tượng” của họa tiết hoa sen một cách hệ thống và khoa học

Vì vậy, việc nghiên cứu họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình và trang trí truyền thống của người Việt là một vấn đề khoa học cấp thiết và đúng định hướng để bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống của Đảng và Nhà nước

ta

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích của đề tài là nghiên cứu họa tiết hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam để góp phần tìm hiểu thêm những nét văn hóa,

Trang 4

3.3 phạm vi, họa tiết hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt thời phong kiến

4 Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu: tài liệu dùng để nghiên cứu cho đề tài gồm các sách, báo chuyên ngành viết về kiên trúc, điêu khắc, hội họa, các sách viết về Phật giáo, sách tôn giáo học đại cương và và các văn kiện của Đảng

Các tài liệu lưu trữ của văn phòng Ban tuyên giáo của Nhà nước

Tham khảo tài liệu trên mạng Internet…

4.2 Phương pháp nghiên cứu: đề tài này sử dụng các phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp lịch sử, phương pháp phân loại, phương phát điền giã…

5 Đóng góp của đề tài

Họa tiết hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ của nước ta thể hiện con mắt thẩm mỹ và hệ thống tư tưởng của từng thời đại Nó đóng vai trò rất quan trọng trong các nền văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, hội họa Bởi vậy, muốn tìm hiểu về các họa tiết trong kiến trúc, điêu khắc, các nền văn hoá, tôn giáo thì phải xem xét nó qua nghệ thuật tạo hình trong các công trình kiến trúc

cổ Những tìm hiểu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của họa tiết hoa sen đối với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong văn hoá Việt Nam sẽ phần nào cho ta biết thêm về tư tưởng, tâm hồn người Việt qua các công trình kiến trúc trong các thời kỳ

6 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn chia làm 3 chương:

Chương I: Khái quát về hình tượng hoa sen trong đời sống tinh thần của người Việt;

Chương II: Tổng quan những đặc điểm của họa tiết hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong các công trình kiến trúc cổ qua các thời kì lịch

sử Đại Việt;

Trang 5

Chương III: Những giải pháp về việc lưu giữ và phát huy những nét truyền thống dân tộc của nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc và điêu khắc

Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG HOA SEN TRONG ĐỜI

SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT 1.1 Những vấn đề chung của họa tiết hoa sen

Các khái niệm: Những khái niệm thông dụng trong nghệ thuật tạo hình

như dấu hiệu, ký hiệu, họa tiết, hình tượng và biểu tượng Dấu hiệu là thông điệp về hiện tượng, sự vật, được nhận biết thông qua cảm giác hoặc tư duy Tín

hiệu là dấu hiệu chuyển thành thông tin định hướng, có nội dung cụ thể Kí hiệu

là tín hiệu lặp lại với nội thông tin cố định, có hình dáng thị giác Họa tiết là những dấu hiệu, hình ảnh, kí hiệu được phản ánh thông qua các di vật cụ thể mang tính trang trí mỹ thuật

Hình tượng là sự phản ánh hiện thực bằng phương thức khái quát nghệ

thuật dưới dạng cụ thể, sinh động điển hình, có thể cảm nhận một cách trực tiếp…

Biểu tượng là sản phẩm của văn hóa xã hội loài người Theo Larousse

Petit: “Biểu tượng là dấu hiệu hình ảnh, con vật sống hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, là một hình ảnh cụ thể của sự vật” Biểu tượng là hình thái của văn hóa dân tộc truyền qua các thế hệ và có thể là hình ảnh hay tên gọi nhằm diễn đạt một điều vô hình bằng ngôn từ Chẳng hạn hoa sen biểu tượng cho sự thanh cao… Nghiên cứu văn hóa một dân tộc là tìm cách giải mã tâm tức của dân tộc ấy thông qua hệ thống biểu tượng

Tóm lại, họa tiết trong nghệ thuật tạo hình là phương thức phản ánh hiện thực một cách sáng tạo Biểu tượng là giá trị biểu đạt gợi bằng ý niệm và không cần thông qua hình ảnh cụ thể Hình tượng thay đổi theo cách nhìn và phương

diện sáng tác ở mỗi không gian, thời gian Mỹ thuật xây dựng họa tiết nghệ thuật tạo hình bằng đường nét, khối hình, màu sắc…

Trang 6

Hoa sen là một loài thực vật bậc thấp có tính chất thảo mộc nói chung, có

cấu trúc cơ thể đã phân hóa thành thân, rễ, hoa, lá, hạt…, thường được thấy trong các ao hồ khắp vùng châu Á Màu sắc và hình dáng tươi đẹp của hoa sen

đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cảnh quan Nhưng đó chỉ là cái đẹp về hình thức, còn cái đẹp về nội dung thì sao? Có thể nói rằng: sự chấm dứt khổ, đó là

cái Đẹp theo thẩm mỹ Phật học Cho nên kinh Pháp Hoa có đoạn: “Hoa sen

được dùng làm biểu tượng để diễn đạt nội dung cái Đẹp Đó là cái Đẹp của một cuộc sống biết vận dụng tất cả những gì cho là ô trọc biến thành hương thơm ngát diệu tỏa khắp muôn phương, là một nhân cách sống trong chốn bùn dơ nhưng không bị cấu nhiễm bởi bùn dơ Không những thế, Nó còn đủ khả năng biến cấu uế thành thanh tịnh Một điều lý thú, nếu không có cái gọi bùn dơ ấy thì chắc chắn không có giá trị của cái hương thơm Sen làm nên bùn; bùn làm nên sen; sen với bùn không hai không khác, để rồi sen và bùn thong dong đi vào cõi bất cấu bất tịnh; bất tăng bất giảm Đây là cái lý của sinh tử tức Niết - bàn.”

1.2 Hoa sen trong đời sống tâm linh người Việt

Hình thượng hoa sen là biểu tượng đẹp trong cảm quan thẩm mỹ của người Việt Từ ngàn xưa hình ảnh hoa sen đã đi vào đời sống và tâm thức người Việt với những hình ảnh thân thương, gần gũi

Với người Việt Nam, trong các loài hoa, hoa sen được coi là tiêu biểu nhất và trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo của dân tộc, tượng trưng cho sức sống vẻ đẹp thánh thiện và đầy hương sắc của những người dân lao động cần cù, chịu thương chịu khó, dù cuộc sống có cơ cực vất vả, song vẫn luôn kiêu hãnh vươn lên Hoa sen còn là biểu cho tâm hồn, lối sống và cốt cách của người Việt, đó chính là một tâm hồn trong sáng Lối sống trung thực vị tha mà đầy giản dị, luôn có tinh thần lạc quan tươi vui… Với đạo Phật hoa sen tượng trưng cho giá trị đạo đức, lòng từ bi bác ái, sự thuần khiết thánh thiện của con người

1.3 Hoa sen với công trình kiến trúc nói chung

Người Việt còn coi hoa sen là nơi trú ngụ của Phật pháp, là cái thang đi về với các thần linh từ trời xuống phù hộ cho cuộc sống con người Vì vậy họa tiết

Trang 7

hoa sen đã trở thành một phần kết cấu của di tích, trong trang trí kiến trúc và điêu khắc phục vụ tôn giáo Hình tượng hoa sen mang lại một ý nghĩa riêng phù hợp với triết lý tôn giáo đó

Hoa sen đã trở nên thân thiết máu thịt trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của dân tộc Việt Nam Vì thế không chỉ Phật giáo mới sử dụng hình tượng hoa sen làm họa tiết trang trí trong nghệ thuật tạo hình mà những tôn giáo khác cũng dùng để trang trí làm đẹp cho công trình kiến trúc, điêu khắc của mình

Hoa sen luôn là một đề tài rất đa dạng được các nghệ nhân Việt sử dụng thổi hồn vào trong tác phẩm của mình để thể hiện cái nội dung, thông điệp của mình

Họa tiết hoa sen trong tạo hình và trang trí mỹ thuật của người Việt có một vai trò và vị trí quan trọng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam Từ việc xác định một số khái niệm làm cơ sở lý luận để triển khai nội dung đề tài (như họa tiết, hình tượng, biểu tượng, hoa sen…) Luận văn đi vào tìm hiểu đặc trưng văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, để thấy

được vì sao hoa sen lại được “thiêng hóa”, trở thành “biểu tượng” đẹp trong cảm

quan thẩm mỹ và là đối tượng được miêu tả suốt chiều dài lịch sử mỹ thuật người Việt So sánh với cùng đề tài này trong nghệ thuật tạo hình của văn hóa

Ấn Độ, Trung Quốc, Chămpa… để nhận diện được họa tiết hoa sen trong nghệ thuật trang trí và tạo hình Việt trong mối quan hệ cội nguồn và tiếp xúc lâu dài trong lịch sử khu vực Từ đó có thể nhận thức một cách sâu sắc hơn về sự độc đáo của văn hóa truyền thống và sự tiếp biến văn hóa ngoại lai để làm nên họa tiết hoa sen trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam

Trang 8

Chương 2 HỌA TIẾT HOA SEN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ

CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Theo dòng chảy của lịch sử văn hóa nước nhà, Đề tài hoa sen đã xuất hiện trong mỹ thuật của người Việt từ thời tiền sử, sơ sử Tuy nhiên cũng phải từ thời Đinh - Tiền Lê trở đi, đề tài này mới xuất thiện thường xuyên và trở thành những hình tượng nghệ thuật, phản ánh đặc điểm của nghệ thuật tạo hình trong trang trí kiến trúc và điêu khắc Việt ở từng thời kỳ và ẩn chứa trong đó là sự tiếp biến văn hóa với Ấn Độ và Trung Hoa Đề tài hoa sen không chỉ hấp dẫn bởi

khía cạnh mỹ thuật mà còn chuyển tải những “mật mã” về văn hóa xã hội Khái

quát hơn, họa tiết hoa sen trong kiến trúc và điêu khắc Việt Nam là chiếc “hàn

thử biểu” nghệ thuật tinh nhậy và cần mẫn suốt mấy ngàn năm của dân tộc con

rồng cháu tiên

2.1 Họa tiết hoa sen thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

2.1.1 Đặc điểm lịch sử và nghệ thuật trang trí mĩ thuật thời Ngô- Đinh

- Tiền Lê

Ngô Quyền giương cao ngọn cờ độc lập, dựng nên chế độ quân chủ chuyên chế, đóng đô ở thành Cổ Loa, bước đầu xây dựng nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng Đến thời Đinh -Tiền Lê tiếp tục xây dụng và củng cố nhà nước, tiếp thu được một nguồn vốn lớn là sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao của mỹ thuật phương Nam, kết hợp với nghệ thuật dân tộc đang tiềm ẩn hàng ngàn năm, đề cao tính “giải Hoa” tạo ra phong cách mỹ thuật Việt

2.1.2 Họa tiết hoa sen và các cách thể hiện

Một số di tích được tìm thấy tại khu vực đền vua Đinh, vua Lê (Ninh Bình) họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc là loại hao sen có 16, 14 hoặc 8 cánh và loại có số cánh không xác định… Mặc dù họa tiết không nhiều, nhưng

Trang 9

đủ cho thấy tư duy tạo hình thời này tương đối hoàn chỉnh Nó trở thành bệ đỡ lý tưởng cho họa tiết trang trí hoa sen ở thời kỳ sau

2.2 Họa tiết hoa sen thời Lý (1010-1025)

2.2.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lý

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Lý (1010 - 1225), định đô ở Thăng Long Đại Việt có hai bệ đỡ tư tưởng và chính trị rất bền vững là tinh thần Phật giáo và thiết chế nhà nước kiểu Nho giáo Kiến trúc cung cấm, chùa chiền…cũng được phát triển Nghệ thuật tạo hình thời kỳ này ảnh hưởng tư duy

“biểu tượng” của nghệ thuật dòng Ấn Độ nói chung và nghệ thuật Chămpa nói

giúp chúng ta tìm đến một lớp ý nghĩa rất cao quý là trí tuệ cao siêu của Đức

Phật mình vàng trong ngôi chùa màu đỏ linh thiêng truyền xuống cho vạn vật,

với ý nghía cầu bình an, sinh lực dồi dào theo tư duy nông nghiệp Chùa Một Cột tiêu biểu cho lối kiến trúc độc đáo của thời Lý, là sự biểu hiện tính triết lý

về đường lối đạo Phật của Đại Việt thời Lý

Khi nói về “đài hoa sen” thì quan niệm biểu trưng tinh thần bất nhiễm của

Phật giáo được bộc lộ rõ nét Chùa như một đóa sen tinh thần vĩ đại mọc lên giữa hồ Linh Chiểu và được một hồ sen tạo hóa bao trùm lấy nó, tôn lên một vẻ đẹp triết lý sâu xa về bản chất giác ngộ ẩn tàng trong mỗi cuộc đời chúng sinh Tuy rằng giữa cuộc đời, chúng ta thấy có tính cá biệt của người này người nọ; cũng như tính sai biệt trong một rừng cây, có cây cao cây thấp, nhưng tinh thần Pháp vũ vô phân biệt của Phật giáo như một đóa sen bất nhiễm, luôn tỏa hương thơm ngát, mang đến sự giải thoát cho chúng sinh và cứu vớt chúng sinh bằng tấm lòng bao dung, độ lượng không phân biệt sang hèn

Họa tiết hoa sen ở tảng đá kê chân cột gần với quan niệm trời tròn, đất

Trang 10

vuông, trong thể thức âm dương đối đãi, tạo sự bền vững, trường tòn và là mô típ hằng xuyên trong kiến trúcViệt

2.2.2.2 Hoa sen trang trí trên phù điêu , điêu khắc

Được sử dụng nhiều và đa dạng nhất trong trang trí điêu khắc thời Lý như

bệ sen tượng Phật, đỡ các di vật thiêng (chùa Phật Tích - Bắc Ninh)… loại kết hợp hoa cúc, hoa dây, cây địa lan hoặc cây đại thụ dưới dạng hình nấm… Bố cục trang trí hoa sen ở đây được thể hiện theo lối nhìn nghiêng, nghĩa là hoa sen được bổ dọc tạo thành một đài sen dẹt, gồm hai lớp với nhiều cánh, xuất phát từ giữa và choãi dần về hai bên, lớp trên là cánh sen mới nở ôm lấy đài gương khuất ở trong, còn lớp dưới, các cánh sen đã tàn, đổ dài ra hai bên Loại đồ án này có kế thừa của lối trang trí bệ sen của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á trong đó có Chăm pa Nó như lời ngợi ca triều Lý cao quý và tôn nghiêm, đồ án này được ứng dụng nhiều trong trang trí thời kỳ sau

Họa tiết hoa sen trang trí trên các đồ vật dụng có tính mỹ thuật cao (hoa sen trang trí trên bát, đĩa, liễn bằng gốm men gọc…)

Đề tài hoa sen thời Lý có tính chất linh thiêng, cao qúy Do hưởng của Phật giáo nên hoa sen bao chứa nhiều ý nhĩa về mặt tư tưởng đến mức gần như

bị mờ đi hình ảnh của mẫu thực Hoa sen thường xuất hiện ở đồ án có trục chuyển động hoặc lan tỏa vòng tròn Hoa sen thời Lý có dáng vẻ biểu tượng do

ảnh hưởng phong cách Ấn Độ

2.3 Họa tiết hoa sen thời Trần (1226-1400)

2.3.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Trần

Triều đại Nhà Trần chấp chính non sông gần hai thế kỷ, viết nên trang sử dân tộc bằng hào khí Đông A với ba lần đánh tan quôn Nguyên Mông Xã hội

thời Trần có nhiều biến động với những phen chồn ngựa đá Nhưng không vì

thế mà mỹ thuật thời Trần vội vã biến đổi, nghệ sĩ thời Trần vừa tiếp thu tinh hoa từ mỹ thuật thời Lý vừa mang đặc điểm sáng tạo riêng với vẻ phóng khoáng, mạnh mẽ, lấy sự chuyển động trong tạo hình làm tiêu chí sáng tạo Tính trang trí

Trang 11

rất cao nhưng rất sát mẫu thực, điều đó làm nên vẻ độc đáo của mỹ thuật trang trí thời Trần

2.3.2 Họa tiết hoa sen và cách thể hiện

2.3.2.1 Họa tiết hoa sen trong kiến trúc và trang trí điêu khắc

Kế thừa di sản nghệ thuật từ thời Lý, nghệ thuật thời Trần đã phát triển theo một con đường riêng, tạo ra một thời đại phát triển rực rỡ nữa của Phật

giáo Họa tiết hoa sen đa dạng hơn nhiều so với trước, với đặc trưng là sen cánh

dẹo Khác với sự tinh vi, trau chuốt trong nghệ thuật thời Lý, phong cách nghệ

thuật giai đoạn này giữ được yếu tố trang nghiêm của linh vật, nhưng sinh động, giản đơn và khỏe khoắn, như muốn thoát khỏi lễ nghi thể hiện trong từng đường nét chạm trổ trong kiến trúc Trang trí thời Trần đã để lại những nét riêng với hình dáng chắc khỏe, đề tài gần gũi người dân và mang tính hiện thực cao hơn

Trong lòng cánh sen thời Lý có có hình tượng rồng chầu và hoa dây được

phổ biến ở các di tích liên quan đến vua Đến đời Trần dạng này như ít gặp mà được lùa tỉa thêm đường gờ viền và đôi khi được điểm các hạt tròn trong một

bố cục cân xứng của mỗi cánh hoa

Đồ án hoa sen đỡ các di vật thiêng ở thời Trần khá phong phú và sinh

động ví du như hoa sen đỡ chân chim phượng trên chán bia chùa Tổng (Hưng Yên), hoa sen đỡ ngọc báu và lửa tam muội trong đồ án lá đề ở chùa Dâu (Bắc Ninh) Vũ nữ Apsara múa dâng đóa sen ở ván lá gió di chỉ Cồn chè, đề tài này

đa dạng hơn và nhiều so với thời trước Nó vẫn giữ được yếu tố trang nghiêm của linh vật, nhưng được tạo tác rất sinh động và khỏe khoắn

Hoa sen được trang trí trên các đồ vật dụng (hoa sen trên gốm hoa nâu) thường được vẽ theo lối nhìn nghiêng, ngẫu hứng và sinh động

Họa tiết hoa sen thời Trần tiếp thu từ thời Lý nhưng phóng khoáng và sinh động hơn Từ chúng, ta đã thấy bóng dáng của nghệ thuật giàu tính dân gian, mặc dù vẫn mang tính trang nghiêm và quy củ

Trang 12

2.4 Họa tiết hoa sen thời Lê Sơ (1427 - 1527)

2.4.1 Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Lê Sơ

Nhà Lê xây dựng đất nước trong đống cho tàn của chiến tranh mười năm chống giặc Minh Kinh tế xã hội khánh kiệt, chính trị, văn hóa tư tưởng không

ổn định bởi nền tảng tư tưởng đã từng giúp nhà Lý, Trần phồn thịnh là Phật giáo, Nho giáo Thì đến thời Lê Sơ Phật giáo không được quan tâm để bình ổn nhân tâm nữa, triều đình đương thời đề cao Nho giáo và áp dụng một cách giáo điều với hoàn cảnh xã hội đương thời Mỹ thuật thời Lê thiếu vắng những công trình kiến trúc tôn giáo quy mô lớn mà chỉ phát triển ở các lăng tẩm, cung điện phục vụ vương triều Thời Lê Sơ để lại rất ít về nghệ thuật tạo hình nên đề tài về hoa sen cũng không nhiều Điều này thể hiện rõ ở chỗ đề tài hoa sen mang Phật triết ở thời trước bị hạn chế sử dụng hoặc bị cải biến, tuy rằng nhiều đề tài mới xuất hiện trong bố cục khuôn mẫu và có thêm nhiều lớp ý nghĩa mới từ Nho giáo

2.4.2 Họa tiết hoa sen và cách thể hiện

2.4.2.1 Họa tiết hoa sen trong trang trí kiến trúc

Triều đình nhà Lê đề cao Nho giáo và áp dụng một cách giáo điều và xã hội, mỹ thuật thời Lê thiếu đi những công trình tôn giáo quy mô, chủ yếu phục

vụ cho cung đình, đề tài hoa sen có phần ít đi và khuân mẫu, nhưng vẫn được chú ý nhiều Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên

cả các bia tiến sỹ ở Văn Miếu nhưng có gia tăng them lớp ý nghĩa mới từ Nho giáo

Đồ án hoa sen ở mặt ngoài thành bậc điện Kính Thiên (Hà Nội), Ở thành bậc điện Lam Kinh… Hoa sen thể hiện theo kiểu nhìn nghiêng, thấy rõ cả từng lớp của hoa, trong cùng là một búp hoa còn xếp kín chưa nở, tiếp đó là các lớp cánh sen toả đều ra hai bên như bố cục hình nan quạt Những họa tiết hoa sen

Ngày đăng: 29/11/2015, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w