1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 2

62 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ NGOAN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 2 KHÓA L

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ NGOAN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ

VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

TH.S LÊ BÁ MIÊN

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Môn Tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo con người, nó giúp cho học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp của tiếng Việt, phát triển tư duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, kiến thức

sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa và văn học, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh

Bắt đầu ở lớp 2, trong môn Tiếng Việt, học sinh được học thêm phân môn Luyện từ và câu Ở phân môn này, học sinh phải tìm từ theo chủ điểm dựa vào khả năng quan sát tổng hợp và tư duy thực tế, tự động não, suy nghĩ, sắp xếp các từ để viết thành câu hoàn chỉnh theo các mẫu câu Đây là bước nâng cao về tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh Trong phân môn Luyện

từ và câu, nội dung rèn luyện về từ chủ yếu thông qua các bài tập nhưng thực

tế cho thấy các bài tập mở rộng vốn từ còn ít, đơn giản chưa đáp ứng đủ nhu cầu Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa dùng trong nhà trường mang tính pháp lí, cần phải có thêm cuốn sách tham khảo dưới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập

Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhưng chưa thấy một công trình nào xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ tương đối toàn diện Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm sẽ tạo điều kiện cho việc dạy học Luyện từ và câu lớp 2 đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh

Chính vì lí do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống

bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 2”

Trang 3

và học sinh, và chưa có tính hệ thống

Luyện từ và câu, NXBGD, 2009, Nguyễn Thị Hạnh đã đưa ra hệ thống bài tập bổ sung phù hợp với nội dung chương trình, trình độ của học sinh Song hệ thống bài tập ở đây chỉ dừng lại ở những bài tập quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng trò chơi ngôn ngữ để giáo viên

có thể hướng dẫn học sinh thực hiện trong giờ ngoại khóa

Luyện từ và câu Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, 2005, tác giả Bùi Minh Toán đã gợi ý cách giải bài tập trong chương trình học một cách tương đối rõ ràng, dễ hiểu Đặc biệt cuốn sách này đã đưa thêm hệ thống một bài tập

hỗ trợ cho từng bài học để giáo viên có thể sử dụng trong giờ dạy, khiến tiết học thêm sinh động và ít lệ thuộc sách giáo khoa hơn.Song các bài tập được trình bày chưa thực sự có hệ thống

Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập nhưng số lượng còn hạn chế, kiểu loại bài tập chưa phong phú đa dạng Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào xây dựng hệ thống bài tập theo chủ điểm dưới nhiều kiểu dạng bài tập có thể làm tư liệu cho giáo viên và học sinh lớp 2 Từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi mạnh dạn xây dựng

Trang 4

hệ thống bài tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của người đi trước

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên thực tế dạy học Luyện từ và câu lớp 2 và trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu có liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 2 một cách tương đối toàn diện về hình thức, cũng như nội dung, để góp phần nâng cao hiệu quả trong giờ học phân môn này cho cả giáo viên và học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn này trong vài năm gần đây

- Xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng theo chủ điểm trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 2

- Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tiến hành dạy thử nghiệm Bước đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài tập trong khóa luận đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu khóa luận là hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm được dùng trong phân môn Luyện từ và câu ở chương trình Tiếng Việt 2

Trang 5

- Chủ điểm Sông biển

- Chủ điểm Cây cối

- Chủ điểm Bác Hồ

- Chủ điểm Nhân dân

Do khuôn khổ của khóa luận của chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 7 chủ điểm là:

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 6

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu học sinh lớp 2

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Các vấn đề lí thuyết về từ tiếng Việt

1.1.1.1 Khái niệm về từ tiếng Việt:

Theo Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ được hiểu một cách đơn giản như

sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang

những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”[2;16]

1.1.1.2 Các thành phần ý nghĩa của từ

Tùy theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của

từ có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau : Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp

Ý nghĩa từ vựng bao gồm: Ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái , tuy nhiên vì từ là một thể thống nhất, cho nên mỗi thành phần, ý nghĩa là những phương diện khác nhau của thể thống nhất đó Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết đầy đủ thấu đáo từng mặt nhưng cũng phải tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng

1.1.1.3 Tính hệ thống của từ ngữ và việc xậy dựng bài tập mở rộng vốn từ

a Tính hệ thống của từ ngữ

Hệ thống là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có liên hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.[915;418] Nói cách khác, hệ thống là tập hợp các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một chỉnh thể

Trang 8

b Trường từ ngữ và việc xây dựng bài tập “ mở rộng vốn từ”

- Trường cấu tạo: Trường cấu tạo được hiểu một cách khái quát là tập

hợp các từ có điểm đồng nhất về đặc điểm cấu tạo Có thể đồng nhất về kiểu cấu tạo hoặc yếu tố cấu tạo Xét về kiểu cấu tạo, tiếng Việt có hai loại từ: từ

đơn và từ phức, trong từ phức có từ ghép và từ láy

- Trường nghĩa: Theo các thành phần ý nghĩa của từ sẽ có hai trường

nghĩa lớn là trường biểu vật và trường biểu niệm Tập hợp các từ đồng nhất với nhau về một nghĩa chỉ sự vật nào đấy gọi là trường nghĩa biểu vật [2;171]

Có thể hiểu: Trường biểu vật gồm tất cả các từ có liên quan đến một từ trung tâm của trường Trường biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu

trúc biểu niệm” [2;176]

1.1.2 Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh

Môn Tiếng Việt có mục tiêu là giúp học sinh sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp, bất cứ phân môn nào của Tiếng Việt cũng nhằm mục đích cuối cùng đó Vì vậy, dạy từ ngữ trước hết là cung cấp vốn từ ngày càng mở rộng, chính xác, tinh tế theo trình độ, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội ngày càng được nâng cao, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng lớn của sự diễn đạt và giao tiếp mà việc học tập trong nhà trường và sinh hoạt trong xã hội đặt ra cho học sinh Mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy- học từ ngữ là hình thành và rèn luyện năng lực từ ngữ, rèn luyện

kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh

1.1.3 Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 2

1.1.3.1 Mục tiêu, vị trí của phân môn Luyện từ và câu

Kế thừa phát huy những ưu điểm của chương trình cũ đồng thời cũng

để tạo ra phong thái mới trong dạy học hiện nay, chương trình sách giáo khoa mới ra với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một cách dễ dàng hơn với môn tri thức mới Luyện từ và câu Môn Luyện từ và câu sẽ giúp cho học

Trang 9

sinh: mở rộng hệ thống hóa vốn từ, và trang bị cho học sinh một số hiểu biết

sơ giản về từ và câu Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu rèn luyện ý thức sử dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp

1.1.3.2 Nội dung phân môn Luyện từ và câu

Nội dung chính trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 là: Mở rộng vốn

từ theo chủ điểm, từ loại , rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, một số kiểu câu được phân loại theo mục đích nói Tất cả các tiết học Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 2 không có những bài học dạy riêng kiến thức lí thuyết về từ và câu, mà tất cả các tri thức về từ và câu được hình thành củng cố thông qua việc dạy học sinh giải các bài tập

1.1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

a Chú ý của học sinh tiểu học

Khái niệm ý chú ý: Chú ý là một trạng thái tâm lí của học sinh giúp các

em tập trung vào một hay một nhóm đối tượng nào đó để phản ánh các đối tượng này một cách tốt nhất Lứa tuổi tiểu học có 2 loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định

Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học: Chú ý không chủ định có trước

từ lúc 6 tuổi và tiếp tục phát triển, những gì mới lạ, hấp dẫn dễ dàng gây chú ý không chủ định của học sinh Do có sự chuyển hóa giữa hai loại này nên khi học sinh chú ý không chủ định, giáo viên đưa ra câu hỏi để hướng học sinh vào nội dung bài học thì chú ý không chủ định chuyển hóa thành chú ý có chủ định Chú ý có chủ định ở giai đoạn này được hình thành và phát triển mạnh

Sự hình thành loại chú ý này là đáp ứng nhu cầu hoạt động học, ở giai đoạn đầu cấp chú ý có chủ định hình thành nhưng chưa ổn định, chưa bền vững

Trang 10

b Trí nhớ của học sinh tiểu học

Khái niệm trí nhớ: Trí nhớ là quá trình tâm lí giúp học sinh ghi lại, giữ

lại những tri thức cũng như cách thức tiến hành hoạt động học mà các em tiếp thu được khi cần có thể nhớ lại, nhận lại Có hai loại trí nhớ: trí nhớ có chủ

định và trí nhớ không chủ định

Đặc điểm trí nhớ của học sinh tiều học: Cả hai loại trí nhớ đều được

hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học Do yêu cầu hoạt động học trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển , học sinh phải ghi nhớ công thức, quy tắc, định nghĩa, khái niệm để vận dụng giải bài tập hoặc tiếp thu tri thức mới, ghi nhớ này buộc học sinh phải sử dụng cả hai phương pháp ghi nhớ có máy móc và ghi nhớ có chủ định

c Tưởng tượng của học sinh

Khái niệm tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh là một quá trình

tâm lí nhằm tạo ra các hình ảnh mới dựa vào các hình ảnh đã biết Ở học sinh

tiểu học có 2 loại tưởng tượng : tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo

Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học: Tính có mục đích, có chủ

định của tưởng tượng học sinh tiểu học tăng lên rất nhiều so với trước 6 tuổi

Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì phải

tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng

d Tư duy của học sinh tiểu học

Khái niệm tư duy của học sinh tiểu học: Tư duy của học sinh tiểu học là

quá trình các em hiểu được, phản ánh được bản chất của đối tượng của các sự vật hiện tượng được xem xét nghiên cứu trong quá trình học tập của học sinh

Có 2 loại tư duy: tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng

Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học: Do hoạt động học được hình

thành qua hai giai đoạn nên tư duy của học sinh cũng được hình thành qua hai

giai đoạn

Trang 11

+ Giai đoạn 1: Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành Tư duy cụ thể được thể hiện rõ nhất ở lớp

1, lớp 2 nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức mới phải tiến hành các thao tác với vật thật hoặc các hình ảnh trực quan

+Giai đoạn 2: Tư duy trừu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với tư duy cụ thể, nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với ngôn ngữ, với các loại kí hiệu quy tắc

1.2 Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập mở rộng bài tập vốn từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 là chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 2, thực trạng dạy và học phân môn này và năng lực từ ngữ của học sinh lớp 2 hiện nay

1.2.1 Thực trạng dạy- học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 2

1.2.1.1 Thực trạng dạy của giáo viên

- Về lịch giảng dạy: Giáo viên thực hiện tương đối tốt lịch giảng dạy đã quy định

- Về soạn giáo án: Thực tế điều tra cho thấy 100% chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp Tuy nhiên, nội dung bài soạn còn chưa sáng tạo, còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn dành cho giáo viên

- Về phân bố thời lượng trong một tiết học : Hầu hết các giáo viên đều biết phân bố thời gian phù hợp với dung lượng kiến thức cần trình bày

- Về phương pháp giảng dạy: Khi dạy học những tiết học cụ thể, giáo viên đã cố gắng tìm những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt, có những phương pháp thường xuyên sử dụng: đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm Ngoài ra còn có những phương

Trang 12

pháp đặc thù: Phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu…

1.2.1.2 Thực trạng học phân môn Luyện từ và câu trong của học sinh lớp 2

Điều tra của chúng tôi cho thấy nhiều em ở cấp tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng chưa có ý thức học tập Còn nhiều em chưa có hứng thú học phân môn này, vì theo các em đây là phân môn khó Trên lớp các em thường tiếp thu một cách thụ động : giáo viên giảng, học sinh nghe, ghi chép lại Khi giáo viên giao bài tập, có em làm qua loa, có em không làm, ngồi đợi thầy cô chữa sau đó chép kết quả

1.2.2 Thực trạng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đã thống kê được 126 bài tập Luyện

từ và câu Bài tập này được chia làm 2 nhóm:

- Bài tập luyện từ: 76/126 bài, chiếm xấp xỉ 63,31% Trong đó bài tập

mở rộng vốn từ chỉ chiếm 18 bài

- Bài tập luyện câu: 50/126 chiếm xấp xỉ 39,9%

Ưu điểm chính của bài tập này là đều được sắp xếp theo chủ điểm, bảo đảm tính hướng đích, phù hợp với đặc điểm về sự tích lũy từ trong nhận thức của người bản ngữ Đặc biệt tính sư phạm được thể hiện rõ trong hình thức diễn đạt của các bài tập

Tuy nhiên, hệ thống bài tập này vẫn còn một số hạn chế như một số bài tập còn mang đậm tính chủ quan của người soạn sách, chưa kể có những bài tập chưa thể hiện được tính hệ thống Bài tập mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa còn ít và đơn giản, chưa phong phú về các loại Do đó, chưa đáp ứng được hết nhu cầu rèn luyện của giáo viên và học sinh

Trang 13

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ

THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH LỚP 2

2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 2

Hệ thống bài tập được xây dựng dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản, cụ thể:

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp

Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng đều được xây dựng trên quan điểm tích hợp Tất cả các phân môn Tiếng Việt đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lấy chủ đề tập đọc làm điểm xuất phát chung về chủ đề cần dạy

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.[15;418] Tính hệ thống của bài tập mở rộng vốn từ thể hiện ở mối quan hệ và liên hệ giữa các bài tập cả về nội dung lẫn hình thức Về mặt hình thức, hệ thống bài tập được chia theo nhóm, các kiểu, các dạng…Về nội dung các bài tập được xây dựng theo chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt 2

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình

Hệ thống bài tập ở đây luôn phải bám sát nội dung chương trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức của học sinh khi học xong chương trình Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải

Trang 14

tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp

về kiến thức trong chương trình

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh

Tính vừa sức ở đây thể hiện cụ thể như sau: hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với hiểu biết về tri thức cũng như trình độ khả năng nhận thức của học sinh

Nếu bài tập quá khó các em sẽ không đủ sức để giải quyết yêu cầu của bài tập Tuy nhiên bài tập quá dễ sẽ không phát huy được tính sáng tạo của các em

2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa ở đây được hiểu là tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã

có Bất kì một công trình nghiên cứu nào, dù trực tiếp hay dán tiếp, đều phải

kế thừa thành tựu nghiên cứu của người đi trước Theo đó, khóa luận có tiếp thu một số bài tập của một vài tác giả đi trước trên tinh thần có chọn lọc

2.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi nghĩa là hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực

tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn

2.2 Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểmcho học sinh lớp 2

2.2.1 Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập

Để phát huy vốn từ cho học sinh lớp 2, khóa luận đã cố gắng xây dựng một hệ thống bài tập gồm nhiều nhóm, nhiều kiểu loại theo từng chủ điểm đã chọn Hệ thống bài tập này vừa giúp học sinh nhận diện từ, tăng thêm vốn từ đồng thời vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi chỉ nghiên cứu, xây dựng một số nhóm chính theo các chủ điểm đã chọn

Trang 15

Có thể khái quát hệ thống bài tập bằng sơ đồ sau:

Nhóm BT

dạy nghĩa của từ qua tranh

Nhóm BT nhận dạng từ

Nhóm BT tìm từ dựa vào từ gốc

Nhóm BT

sử dụng từ ( 1, 2) (3, 4) 5, 6, 7) (8,9,10, 11)

1 Nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng

2 Dựa vào tranh tìm từ tương ứng

3 Kiểu bài nhận dạng từ rời (từ chưa hoạt động)

4 Kiểu bài nhận dạng từ trong lời nói (từ trong hoạt động)

5 Tìm từ gần nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho sẵn

6 Tìm từ cùng trường nghĩa với từ cho trước

7 Tìm từ dựa vào đặc điểm cấu tạo

8 Kiểu bài tập điền vào chỗ trống

9 Kiểu bài tập thay thế từ ngữ

10 Kiểu bài tập dùng từ đặt câu

11 Kiểu bài tập trắc nghiệm

2.2.2 Hệ thống bài tập mẫu

1 Nhóm bài tập giải nghĩa của từ qua tranh

Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm xác định Tăng vốn từ cho học sinh phải cung cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ Học sinh trong giai đoạn đầu tiểu học, tư duy cụ thể là chủ yếu,vì thế trực quan chiếm vị trí rất quan trọng, nó giúp học sinh hiểu nghĩa từ một cách dễ dàng

Trang 16

Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra vật thật, tranh thật, sơ đồ… để giải nghĩa Lúc này, vật thật, tranh vẽ,…đại diện cho nghĩa của từ

Tương ứng với biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan có các bài tập dạy

nghĩa từ bằng tranh vẽ, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ, mở rộng vốn

từ của học sinh, có thể chia thành 2 dạng bài:

1 BT yêu cầu tìm sự tương ứng giữa từ cho sẵn với hình vẽ

2 BT dựa vào tranh tìm từ tương ứng

1.1 Bài tập tìm sự tương ứng giữa từ cho sẵn với hình vẽ

Dạng bài tập này là hình thức luyện tập về từ ở mức độ đơn giản nhất,

có tác dụng giúp học sinh nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ

 Chủ điểm Học sinh

1 Chọn tên gọi cho mỗi người mỗi vật, mỗi việc cho bức tranh sau

(học sinh, nhà, xe đạp, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo)

 Chủ điểm Bạn bè

2 Chọn từ chỉ người, con vật, đồ vật tương ứng với mỗi bức tranh sau: ( học sinh, con nai, chim chích bông, bàn ghế, giá sách, quả xoài)

Trang 18

 Chủ điểm Cây cối

6 Điền tên cây, hoạt động chăm sóc cây vào mỗi bức tranh vào mỗi bức tranh sau( hoa hồng, bắt sâu, đu đủ, tưới nước, cây chuối)

 Chủ điểm nhân dân

7 Điền các từ chỉ nghề nghiệp tương ứng với các bức tranh sau:

(công an, nông dân, bác sĩ, công nhân, bán hàng, tài xế)

Trang 19

1.2 Hệ thống bài tập “ dựa vào tranh, tìm từ tương ứng”

Ở bài tập này, từ cần tìm không cho sẵn Học sinh phải gọi tên sự vật, hoạt động, hiện tượng…được biểu hiện trong hình vẽ So với dạng bài tập (1) dạng bài tập này có tác dụng phát triển, mở rộng vốn từ cao hơn

 Chủ điểm Em là học sinh

8 Viết tên gọi từng hoạt động dưới đây vào chỗ trống dưới mỗi hình vẽ

 Chủ điểm Bạn bè

9 Tìm những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối được vẽ dưới đây

 Chủ điểm điểm Ông bà

10 Ghi tên các từ thành viên trong gia đình được vẽ dưới đây

Trang 20

 Chủ điểm Bốn mùa

11 Điền từ các từ chỉ hoạt động trong các mùa vào các bức tranh sau:

 Chủ điểm Muông thú

12 Điền tên các loài thú vào mỗi bức tranh:

 Chủ điểm Cây cối

13.Viết đúng tên bộ phận cây vào chỗ có mũi tên

Trang 21

 Chủ điểm Nhân dân

14.Điền các từ chỉ hoạt động tương ứng với các bức tranh sau:

2 Nhóm bài tập nhận dạng từ

Theo từ điển Tiếng Việt, “nhận dạng” có nghĩa là “nhìn hình thức, đặc điểm bên ngoài nhận ra một vật nào đó” Nhận dạng từ có nghĩa là nhìn vào hình thức bên ngoài của từ có thể biết đó là từ gì TiếngViệt là ngôn ngữ không biến hình do đó nhìn vào hình thức ngữ âm của từ để xác định từ là công việc khó khăn Tuy nhiên cách đặt câu hỏi cho từng bài tập sẽ giúp các

em có thể nhận dạng những từ cần thiết

Nhóm bài này gồm 2 kiểu nhỏ:

1 Kiểu bài nhận dạng từ rời( từ chưa hoạt động)

2 Kiếu bài tập nhận dạng từ trong lời nói( từ hoạt động)

2.1 Bài tập nhận dạng từ rời

* Chủ điểm Em là học sinh

15 Trong các từ dưới đây, từ nào được dùng để chỉ hoạt động của học

Trang 22

Đọc, cần cù, ngoan ngoãn, nói, làm tính, đoàn kết, chăm chỉ, lễ độ, viết, vui chơi, đá cầu

16 Gạch chân những từ chỉ đồ dùng học tập có trong dãy dưới đây: Bút, sách, lớp, bảng, bát, thước kẻ, chén, phích, hộp bút

17 Trong những từ dưới đây, từ nào được dùng để chỉ hoạt động của giáo viên:

Giảng bài, học bài, soạn bài, làm bài, trả lời, chấm bài, hỏi bài, coi thi

*Chủ điểm Ông bà

18 Gạch chân những từ chỉ người trong gia đình:

Bố, mẹ, ông, bà, giáo viên, học sinh, kĩ sư, bà ngoại, con cái, cha mẹ,

bộ đội, cán bộ, con, anh, chị, em, anh cả, em út

19 Gạch chân dưới những từ chỉ quan hệ trong họ nội:

Bác, cô, bà nội, cậu, dì, chú, thím, ông nội, mợ

20 Gạch chân dưới những từ chỉ quan hệ trong họ ngoại:

Ông ngoại, cậu, chú, cô, bà ngoại, dì, anh, em

21 Gạch chân những từ vừa có thể dùng để chỉ quan hệ họ nội, vừa có thể dùng để chỉ quan hệ họ ngoại:

Ông, bà, anh, chị, cháu, dì, chú, cụ, bác

* Chủ điểm Bốn mùa

22 Gạch chân dưới những từ chỉ đặc điểm mùa hè:

Nóng bức, mưa rào, mưa phùn, gió bấc, hoa nở, ve kêu, tu hú kêu

23 Gạch chân từ không chỉ hoạt động thường thấy ở mùa hạ:

Tắm biển, nghỉ mát, nghỉ hè, trẩy hội, thả diều

24 Gạch chân dưới những từ chỉ loài hoa nở vào mùa xuân:

Hoa mai, hoa cúc, hoa sen, hoa đào, hoa ban, hoa lựu, hoa phượng

Trang 23

25 Sắp xếp các từ sau vào 4 nhóm, tương ứng với đặc điểm của các mùa:

Làm cho lá cây tươi tốt, cho hoa thơm trái ngọt, ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi nảy lộc, nhắc nhở học sinh nhớ ngày tựu trường, làm cho trời xanh cao, trăm hoa đua nở, cây trụi lá, tiết trời ấm áp, tiết trời giá lạnh, học sinh được nghỉ hè, bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng sáu

26 Em hãy chia những từ sau thành 4 nhóm ở dưới:

Trâu, bò, thỏ, bàn học, giá sách, ông nội, thiếu nhi, bác sĩ, cô giáo, cây bàng, cây phượng, cây vú sữa, ô tô, xe đạp, tàu hỏa, voi, gà, cây chuối, cây nhãn, học sinh

Từ chỉ người Từ chỉ vật Từ chỉ con vật Từ chỉ cây cối

27 Gạch chân những từ chỉ sự vật:

Bạn, quý mến, bảng, phượng vĩ, đi, thân yêu, cô giáo, nhớ, thầy giáo,

cá heo, sách, đỏ, nai, xanh

28 Gạch chân những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Trang 24

Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng Ngang trời kêu một tiếng chuông Rừng xanh nổi gió, suối tuôn rì rào

(Theo Trần Đăng Khoa)

29 Trong đoạn văn sau đây tìm các từ chỉ sự vật:

Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp căn lớp trống Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường

30 Gạch chân những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối

+ Các thầy, cô giáo đến trường rất sớm

+ Học sinh thường tập trung dưới gốc cây bàng, cây phượng để chơi + Chim Gáy đậu trên cây, thấy kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành cây khô thả xuống dòng suối để cứu bạn

* Chủ điểm Muông thú

31 Gạch chân dưới những từ chỉ loài thú không nguy hiểm:

Sư tử, báo, hươu, khỉ, ngựa vằn, lợn lòi, chó sói, hổ, vượn, nhím

- Gạch chân dưới những từ chỉ đặc điểm của loài thú nguy hiểm:

Dữ tợn, hiền lành, đáng sợ, hung tàn, nanh ác, ranh mãnh, khôn ngoan,

đồ sộ, đáng yêu

* Chủ điểm Cây cối

32 Sắp xếp tên các loài cây vào 5 nhóm sau: (lúa, lúa mạch, lim, mai, đào, ổi, táo, bạch đàn, ngô, tre, khoai lang, bằng lăng, táo, chôm chôm, dưa, xoài, sen, hồng, sắn, rau muống, mít, sầu riêng, măng cụt, bắp cải, cà rốt, dưa

lê, xoan, huệ, thanh long, thược dược, đồng tiền, chanh leo, khế, tía tô, phượng)

Trang 25

Cây lương thực Cây lấy

quả

Cây lấy bóng mát Cây lấy hoa Cây lấy gỗ

33 Xếp tên các loài cây vào hai nhóm

(khoai lang, hoa súng, dâu tây, hoa sen, cây quất, bạch đàn, tre, cây chè, chuối, rau cần)

Cây sống trên cạn: ……… Cây sống dưới nước: ………

34 Gạch chân dưới những từ chỉ bộ phận của cây:

Rễ, quả, khẳng khiu, nâu thẫm, cành, đài, lá, xanh ngắt

35 Sắp xếp các từ trong ngoặc vào các nhóm dưới đây:

(màu nâu đất, vàng rực, chín mọng, chắc khỏe, sần sùi, xanh bóng, nham nhám, đan nhằng nhịt, nhiều nhánh, hình lưỡi mác, cao, chót vót, ngoằn ngoèo, cong queo, chi chít, chẻ phiến, thơm ngát, sum suê, thon dài.)

+ Thân cây: ……… + Cành cây: ……… + Lá cây : ………

+ Hoa : ………

+ Quả: ………

+ Rễ: ………

* Chủ điểm Nhân dân

37 Trong các từ dưới đây, từ nào nói lên phẩm chất của dân tộc Việt Nam:

Anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng

Trang 26

38 Gạch chân các cặp từ trái nghĩa:

Tốt - xấu, ăn- uống, quần - áo, trắng - đen, to - nhỏ, cao - thấp, điện- nước, béo - gầy, chín - sống, đục - trong

39 Sắp xếp các từ cho dưới đây vào hai nhóm thích hợp

(tài xế, nhà văn, giáo viên, soạn nhạc, nhà thơ, nhạc sĩ, dạy học, cày cấy, nông dân, nhà điêu khắc, sáng tác, thợ xây, tạc tượng.)

+ Nhóm từ ngữ chỉ nghề nghiệp: ……… + Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động: ………

40 Hãy xếp các từ sau vào 2 nhóm:

(cày cấy, tiêm, kê đơn thuốc, gặt, gieo trồng, gây tê, đo huyết áp, châm cứu, thu hoạch, cuốc đất )

+ Nhóm dùng để chỉ công việc của người nông dân: ………

………

+ Nhóm dùng để chỉ công việc của người bác sĩ: ………

………

41 Gạch chân dưới những từ chỉ tên nghề nghiệp:

Bác họ, bác sĩ, nhà khoa học, kĩ sư, lao công, nông dân, công nhân, công dân, làng xóm, nông trại

2.2 Bài tập nhận dạng từ trong lời nói

Từ trong lời nói nghĩa là từ đã được sử dụng trong hệ thống bài tập này,

từ ngữ lựa chọn theo yêu cầu của đề luôn luôn được đặt trrong lời nói Dưới đây là một vài bài tập mẫu xếp theo chủ điểm

Trang 27

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Em viết cho sạch đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan

(Quyển vở của em)

43 Gạch chân những từ ngữ chỉ tính nết của học sinh trong 2 phát ngôn sau: + Học sinh cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

+ Bạn bè cần phải đoàn kết, yêu thương nhau

+ Hà là cô bé rất chăm chỉ

44 Những từ nào nói về hoạt động của học sinh trong 2 phát ngôn sau: + Giờ ra chơi, các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa rất vui dưới sân trường + Đến trường, chúng em được học tập, được vui chơi

* Chủ điểm Ông bà

44 Những từ nào trong các phát ngôn sau đây được dùng để chỉ mối quan hệ gia đình, họ hàng:

+ Tôi có một người dì và hai người cậu

+ Em tôi là một đứa trẻ ngoan

+ Chị Mai là cháu nội đầu tiên của ông bà tôi

45 Trong đoạn văn sau đây, gạch chân các từ nói về: giọng nói, đôi mắt, mái tóc của ông bà

Tóc bà tôi còn đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối Giọng nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng hồ Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa vô cùng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều

Trang 28

46 Tìm và gạch chân dưới những từ chỉ công việc bạn nhỏ làm giúp bà

ở nhà trong đoạn văn sau:

Hôm nay, bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày Em trở dậy mới hiểu mọi công việc còn nguyên Em làm dần từng việc: quét nhà, thả gà, cho lợn ăn Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp nấu cháo cho bà

48 Gạch chân những từ chỉ thời tiết:

+ Miền Bắc đang trong những ngày rét đậm, rét hại

+ Ngoài đồng, gió thổi mát lạnh

49 Tìm từ chỉ hoạt động của người, sự vật trong đoạn 1 bài Tập đọc

“Bốn mùa”:

* Chủ điểm Muông thú

50 Gạch chân những từ chỉ tên các loài thú:

+ Thỏ có nhiều loại: thỏ nâu, thỏ xám xịt, thỏ lông vàng

+ Chim công và bầy vượn thường làm bạn với nhau

+ Trong vườn bách thú, em được nhìn thấy: hổ , vượn, nhím, bồ câu + Voi là loài to, khỏe nhất trong các loài thú

51 Trong đoạn văn sau, tìm từ chỉ đặc điểm của con xấu hổ:

Trang 29

Trên vùng núi Chư Rú, Đắc Lắc, có một loài thú rất đặc biệt, toàn thân trông xa giống như một con khỉ con Nhưng lại gần thì không phải, mặt con thú này tròn như quả cam, mũi hơi nhô ra trên miệng, nếu đôi tai không dựng đứng như tai lợn, thì dễ tưởng đó là một chú khỉ con lạc mẹ Nó không có đuôi, và leo trèo rất chậm chạp, mắt lờ đờ khẽ chớp chớp, không gian xảo, tinh nhanh như mắt khỉ Dựa vào đặc điểm là mỗi khi nhìn thấy người hoặc loài thú vật khác đến gần nó thường giơ hai bàn tay lên che mặt, mà người ta đặt tên là con xấu hổ

* Chủ điểm Cây cối

52 Trong đoạn văn sau, tìm từ chỉ đặc điểm cây vú sữa:

Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi Từ thân mọc ra nhiều cành dài Lá của

nó mới thật đặc biệt, một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu

53 Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm cây, quả trong câu sau:

+ Gai sầu riêng vừa to, dài, cứng, sắc … Vỏ của nó như vỏ quả mít, nhưng cứng và dai

+ Cùi sầu riêng màu ngà hoặc mỡ gà bọc quanh hạt: cùi càng dày thì càng ngọt, béo và thơm

+ Cây thông có dáng hình thẳng tắp, lá xanh bóng

54 Tìm từ chỉ tên các loài cây trong đoạn thơ sau:

Bước ra hè em nghe

Nghe tiếng sương đọng mật

Đọng mật trên cành tre

Nghe ri rỉ tiếng sâu

Nó đang thở cuối tường

Nghe rì rầm rặng duối

Há miệng đòi uống sương

Gió giở mình trăn trở Chuột chạy giàn bí đỏ Loáng vỡ ánh trăng vàng Cây cau nó bức quá Phành phạch quạt liên hồi Một tiếng gì không rõ Xôn xao cả đất trời

Trang 30

* Chủ điểm Nhân dân

55 Gạch chân dưới những từ chỉ tên nghề nghiệp:

+ Em mơ ước mai sau làm cô giáo

+ Bạn Quỳnh Anh hát hay như ca sĩ

+ Ngày 27/2 là ngày thầy thuốc Việt Nam

56 Gạch chân dưới những từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

+ Cô giáo em đang giảng bài

+ Mẹ giao cho em ở nhà phơi rơm, phơi thóc

+ Buổi chiều đi học về, em thường gặp bác Hòa quét rác trên vỉa hè

3 Nhóm bài tập tìm từ dựa vào từ gốc

Mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hướng dẫn học sinh tìm từ mới theo yêu cầu, dựa trên một từ cho trước là một phương pháp không mới nhưng hiệu quả khá cao trong việc rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh

Mở rộng vốn từ theo phương pháp này cho học sinh phải dựa vào trường nghĩa của từ, dựa vào đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa chúng

Dựa vào tiêu chí nói trên, chia nhóm bài tập này thành 3 kiểu:

1 Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho trước

2 Tìm từ cùng trường nghĩa với từ cho trước

3 Tìm từ dựa vào đặc điểm cấu tạo

3.1 Bài tập tìm từ gần nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa

Cách thức chung cho hệ thống bài tập này là đưa ra một từ nào đó, yêu cầu học sinh tìm từ gần nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đó Hệ thống bài tập này dựa vào mối quan hệ liên tưởng theo trục dọc của ngôn ngữ

* Chủ điểm Em là học sinh

57 Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ”

58 Từ nào cũng có nghĩa như “học sinh”

Trang 31

59 Tìm từ đồng nghĩa với từ “khai trường”

*Chủ điểm Bạn bè:

60 Tìm từ đồng nghĩa với các từ: ngô, dứa, lạc, lợn

61 Từ nào cũng có nghĩa như từ “ ngã”

*Chủ điểm Ông bà

62.Tìm từ trái nghĩa với từ “hiếu thảo”

63 Tìm từ đồng nghĩa với từ kính yêu, sinh

*Chủ điểm Bốn mùa

64 Từ nào có nghĩa giống với từ: mùa hạ, oi bức, sáng sớm

65 Tìm từ đồng nghĩa với từ: tháng chạp, tháng giêng

*Chủ điểm Muông thú

66 Tìm từ đồng nghĩa với từ: hổ, gầm, núi, hung dữ

67 Tìm từ trái nghĩa với từ “nhanh nhẹn”

* Chủ điểm Cây cối

68.Từ nào có nghĩa giống với từ “sai quả”

69 Tìm từ đồng nghĩa với các từ: quả, hạt

70 Tìm từ có nghĩa giống với từ “hái”

71 Tìm từ cùng nghĩa với từ: mầm, búp

* Chủ điểm Nhân dân

72.Từ nào cũng có nghĩa giống với từ “cờ tổ quốc”

73 Tìm từ đồng nghĩa với từ: hi sinh, dũng cảm, dân tộc, đoàn kết

74 Tìm từ trái nghĩa với từ: quân ta, gan dạ

3.2 Bài tập tìm từ cùng trường nghĩa với từ cho trước

Cách thức chung của hệ thống bài tập này là đưa một từ, yêu cầu học sinh tìm những từ có cùng trường nghĩa với nó Đây cũng là kiểu bài tập dựa vào mối quan hệ liên tưởng theo trục dọc

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w