Điều này đã phần nào nói lên phong cách của nhà thơ bởi nếu không có trí tưởng tượng phong phú bay bổng, không có tình cảm mãnh liệt thì không thể viết ra những vần thơ có âm điệu hùng t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS.GVC Nguyễn Văn Mỳ - thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em có thể hoàn thành
được khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phong cách nghệ thuật thuật thơ cổ
thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu”
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài cũng như toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện thuận lợi
để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Mặc dù đã cố gắng tuy nhiên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo đóng góp của các thầy cô, các bạn sinh viên để khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phong cách nghệ
thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu” dưới sự hướng dẫn
của ThS.GVC Nguyễn Văn Mỳ là kết quả thực sự của cá nhân tôi, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Nga
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu
I Lí do chọn đề tài
II Lịch sử nghiên cứu vấn đề
III Mục tiêu nghiên cứu
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
V Phương pháp nghiên cứu
VI Cấu trúc khóa luận
Nội dung
Chương 1 Cơ sở hình thành tài năng thơ ca Lí Bạch………
Chương 2 Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.2 Nội dung cảm xúc thơ cổ thể Lí Bạch
2.2.1 Một con người cá nhân, cá tính ngạo nghễ, phóng túng mà phức tạp trong thơ cổ thể Lí Bạch
2.2.2 Một bức tranh đời sống xã hội đa dạng, phong phú trong thơ cổ thể Lí Bạch………
2.2.3 Một bức tranh thiên nhiên chân thực và thơ mộng trong thơ cổ thể Lí Bạch………
2.3 Bút pháp thể hiện thơ cổ thể Lí Bạch………
2.3.1 Không gian nghệ thuật trong thơ cổ thể Lí Bạch
2.3.2 Thời gian nghệ thuật trong thơ cổ thể Lí Bạch………
2.3.3 Hình thức thể loại – cấu trúc câu thơ………
2.3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu thơ cổ thể Lí Bạch
Kết luận
Tài liệu tham khảo
5
5
7
8
11
11
11
12
12
18
18
21
22
40
53
60
60
65
73
78
88
91
Trang 4mà ông từng được ví như cây cổ thụ của thơ Đường mà tán của nó rợp lên mấy trăm năm thơ ca của thời đại này và bóng của nó còn đổ dài xuống cánh đồng thơ lãng mạn hàng nghìn năm sau Lí Bạch được đánh giá là “tập đại thành” của phong cách thơ hào phóng thời Đường Thi tiên Lí Bạch được coi
là nhà thơ tiêu biểu cho thời đại Thịnh Đường, thi phong của ông đã phản ánh cái phong khí hừng hực của thời đại Có thể nói, thơ Lí Bạch từ nội dung tư tưởng đến bút pháp thể hiện vừa mang đậm đặc trưng của kiểu tư duy lãng mạn vừa mang đậm bản sắc cá nhân, cá tính của ông
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Lí Bạch để lại cho đời hơn nghìn bài thơ, nhưng phần lớn là thơ cổ thể; còn luật thi lại chiếm số lượng rất nhỏ Đó là bởi nhà thơ vốn là người ưa thích sự tự do, phóng khoáng, không thích sự gò bó của những khuôn phép, chuẩn mực Mà cổ thể vốn là thể thơ tương đối tự do, không có những quy định chặt chẽ về cách luật như thơ Đường luật Với tính cách của mình, thi tiên tìm đến với cổ thể là điều dễ hiểu Có lẽ do vậy nên các nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm cho rằng: Tài năng thơ ca Lí Bạch thể hiện rõ nhất ở loại cổ thể Ở cổ thể, dấu ấn phong cách, cá tính của thi tiên được bộc lộ rõ rệt nhất Mặc dù không thể phủ nhận một điều, tứ tuyệt của Lí Bạch cũng được đánh giá là loại “tuyệt kì” của thơ
Trang 5Đường, song đó vẫn không phải là thể loại được nhà thơ ưa chuộng nhất, không phải là mảnh đất đủ để cho thi tiên thỏa sức vẫy vùng Chỉ với cổ thể tài năng, sở trường của nhà thơ mới được phát huy một cách tối đa Và có thể khẳng định, khi nhắc tới những bài cổ thể hay nhất trong thơ Đường nói riêng
và thơ ca Trung Quốc nói chung, người ta không thể không nhắc đến những
bài thơ cổ thể nổi tiếng của Lí Bạch như: Cổ phong ngũ thập cửu thủ, Xuân
tứ, Trường tương tư, Hành lộ nan, Tương tiến tửu, Qua số lượng tác phẩm
lớn thuộc loại cổ thể đã phần nào nói lên được phong cách Lí Bạch – một phong cách tự do, phóng túng, phiêu dật Vì vậy, để hiểu phong cách nghệ thuật Lí Bạch một cách đầy đủ và sâu sắc không thể không tìm hiểu phong cách của ông được thể hiện qua những sáng tác thuộc loại cổ thể
Cùng với đó, trong chương trình Văn học nước ngoài của các trường ĐHSP, bộ môn Văn học Trung Quốc đã được đưa vào giảng dạy với thời lượng tương đối nhiều so với nền văn học của các nước khác Những chuyên luận được dịch từ tiếng nước ngoài, những tài liệu nghiên cứu về văn học Trung Quốc, về thơ Đường, thơ Lí Bạch đặc biệt là phần thơ cổ thể của ông dùng cho sinh viên tham khảo vẫn còn khá hạn chế
Hơn nữa, trong chương trình phổ thông, về tác giả Lí Bạch, các nhà biên soạn sách đã lựa chọn và giới thiệu cho học sinh những sáng tác của ông
thuộc loại cổ thể, tiêu biểu nhất là tác phẩm: Tĩnh dạ tứ
Đối với cá nhân người viết, thơ Lí Bạch, đặc biệt là những vần thơ cổ thể của ông – những vần thơ hào hoa, phóng khoáng luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đến lạ kì Để có thể hiểu hết và cảm nhận được cái hay trong những vần thơ ấy cần có một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hết sức lâu dài Bởi với những sáng tác của bậc thi tiên ấy, còn rất nhiều điều mà ta chưa biết, dù có nói nhiều đến bao nhiêu vẫn cảm thấy chưa đủ, vẫn còn thiếu sót Bằng tất cả
sự đam mê yêu thích của mình, tác giả khóa luận hi vọng sẽ đóng góp thêm
Trang 6một tiếng nói của mình vào sự nghiệp nghiên cứu về thơ Lí Bạch nói chung và
thơ cổ thể của ông nói riêng
Xuất phát từ tất cả những lí do trên nên tác giả khóa luận đã lựa chọn
tìm hiểu đề tài: “Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số
sáng tác tiêu biểu”
II Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Lí Bạch được đánh giá là thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại không chỉ ở trong nước mà còn mang tầm cỡ nhân loại, nên giới nghiên cứu ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đã nghiên cứu, tìm hiểu về ông trên mọi phương diện như: cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp, phong cách
Trong phạm vi hiểu biết của mình, tác giả khóa luận chỉ đề cập tới một
số công trình nghiên cứu về Lí Bạch đã xuất hiện ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu ấy có thể chia làm hai loại:
Thứ nhất: Là những tài liệu giới thiệu về tác giả và tác phẩm Lí Bạch trong đó có tuyển chọn những thi phẩm xuất sắc nhất của ông đặc biệt là
những bài thuộc cổ thể như: Trường tương tư, Xuân tứ, Tương tiến tửu, Hành
lộ nan trong cuốn: Đường thi tuyển dịch – Lê Nguyễn Lưu, NXB Thuận
Hóa, 1997; Thơ Đường – Nam Trân, NXB Văn Hóa Viện Văn học, 1962; Thơ
Lí Bạch – Ngô Văn Phú, NXB Lao Động, 2006 Tuy nhiên, cho đến nay,
vẫn chưa có một cuốn sách nào tập hợp và in lại đầy đủ tất cả các trước tác của thi tiên Có thể nói đây là một thiếu sót lớn, bởi Lí Bạch đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ (1044 bài thơ) vậy mà đến nay chúng
ta mới chỉ được tiếp xúc với vài chục bài quen thuộc Như vậy, những tài liệu
Trang 7I.X.LIXEVICH, NXB Giáo dục, 1994 và chủ yếu là những tài liệu do các học
giả Việt Nam biên soạn như: Thi tiên Lí Bạch – Lê Đức Niệm, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1995; Hợp tuyển văn học Châu Á – Lưu Đức Trung, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1999 – 2001; Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường – Lưu Đức Trung, NXB Giáo dục, 2001; Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc – Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục,
2001; Thơ Đường – Lê Đức Niệm, NXB KHXH & NXB Mũi Cà Mau, 1993
Ngoài ra, có một số luận án tiến sĩ về thơ Đường nói chung và thơ Lí Bạch nói
riêng, tiêu biểu nhất là cuốn Thi pháp thơ Đường – Nguyễn Thị Bích Hải,
NXB Thuận Hóa, 2006
Tất cả những công trình nghiên cứu về thơ Đường nói chung và đi sâu nghiên cứu về Lí Bạch nói riêng đều khẳng định đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch hay phong cách thơ cổ thể của ông là phong cách tự do, phóng khoáng, hào sảng, phiêu dật, “Thơ ông chủ yếu là Nhạc phủ, ca hành, cổ phong, nghĩa là những thể không gò bó trong khuôn khổ nào, câu dài, câu ngắn xen nhau, dài hay ngắn tùy ý thơ, tùy cảm hứng, không lệ thuộc đối ngẫu, không phụ thuộc vần điệu” [2, 11] hay “ông không chịu nổi sự gò bó của luật thi, nếu
có làm ông cũng bất chấp niêm, luật, đối Trái lại, ông thích những thể trường đoản cú, nhạc phủ ca hành, cổ phong vì những thể này phù hợp với tinh thần
tự do, phóng túng của ông” [7, 115] Những nhận xét trên đều gắn phong cách nhà thơ với đặc điểm thể loại và đặc biệt nhấn mạnh tới ý thích chủ quan của ông trong việc lựa chọn thể loại mà vẫn chưa thực sự chú ý tới vai trò của loại
cổ thể trong việc thể hiện phong cách nghệ thuật của Lí Bạch và tại sao thơ cổ thể của ông lại có sức hấp dẫn lạ kì đến như vậy ở ngay giữa thời đại thơ cận thể đang phát triển mạnh mẽ
III Mục tiêu nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp thơ Đường có viết:
Trang 8“Để phản ánh hiện thực người ta thường sử dụng thơ cổ thể, còn trữ phát tâm tình người ta thường dùng thơ kim thể Ấy là vì thơ cổ thể có dung lượng lớn hơn, và thể cách không chặt chẽ, có thể đi sát với đời thường để phản ánh những diễn biến phức tạp, đa dạng của cuộc sống” [3, 208] và “Đặc điểm của thơ cổ thể phản ánh cuộc sống đời thường là miêu tả, tự sự, tái hiện bức tranh hiện thực, những hình ảnh đang diễn ra trong đời thường bằng thứ ngôn ngữ
cụ thể, sinh động” [3, 231] Điều này có thể đúng với hầu hết các nhà thơ hiện
thực như: Đỗ Phủ với Tam lại, Tam biệt, Thạch hào lại , Bạch Cư Dị với Tì
bà hành, Tần trung ngâm, Ca vũ Nhưng ở cây bút lãng mạn Lí Bạch, hầu
hết những bài thơ cổ thể nổi tiếng như Tương tiến tửu, Hành lộ nan, Xuân
nhật túy khởi ngôn chí, Thục đạo nan không phải là tái hiện bức tranh hiện
thực mà là diễn tả bức tranh tâm trạng với những nỗi lòng riêng của ông Điều này đã phần nào nói lên phong cách của nhà thơ bởi nếu không có trí tưởng tượng phong phú bay bổng, không có tình cảm mãnh liệt thì không thể viết ra những vần thơ có âm điệu hùng tráng, xúc cảm mạnh mẽ đến như vậy.Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu phong cách thơ cổ thể của Lí Bạch nên tác
giả khóa luận đã đặt tên khóa luận của mình là “Phong cách nghệ thuật thơ
cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu” Bên cạnh đó, người viết cũng
muốn nhấn mạnh tới vai trò của loại cổ thể đối với phong cách của nhà thơ bởi
dù chỉ là yếu tố thuộc hình thức góp phần cấu tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh song cổ thể lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên phong cách nghệ thuật của Lí Bạch, góp phần thể hiện tốt hơn nội dung thơ ông:
“Nội dung thơ ông rất phong phú nhưng chủ đề chính là thể hiện khát khao vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường”, “phong cách thơ ông hào phóng, phiêu dật mà lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị” [11, 75]
Qua khóa luận, tác giả hi vọng người đọc, đặc biệt là những người trực
Trang 9tiếp giảng dạy và học tập bộ môn Văn học Trung Quốc sẽ hiểu sâu hơn về các khái niệm cổ thể, phong cách, hiểu rõ hơn về vai trò của phong cách thể loại đối với phong cách tác giả từ đó chú ý hơn tới vấn đề lựa chọn và sử dụng thể loại của mỗi tác giả có sự khác nhau nhờ vậy có thể hiểu thêm về phong cách của tác giả ấy Ngoài ra, Lí Bạch được bao thế hệ bạn đọc biết tới với biệt tài “xuất khẩu thành thơ” Ông đã từng tự nhận: “Nhật thi vạn ngôn, ỷ mã khả đãi” (Một ngày có thể làm thơ vạn lời Cứ đứng chờ bên lưng ngựa mà xem) Quả thực, nếu như đọc thơ Đỗ Phủ ta có cảm nhận như ông nắn nót, cân nhắc kĩ lưỡng từng câu, từng chữ, nhưng khi đọc thơ Lí Bạch lại cảm tưởng lời thơ như buột miệng mà thành, cảm xúc ào ào tuôn chảy, lời thơ bình dị, tự nhiên Có người từng cho rằng thơ Đỗ Phủ có thể bắt chước được còn thơ Lí Bạch thì không thể Do đó, ta cũng có thể nói thơ cổ thể Lí Bạch không một ai
có thể bắt chước được Hi vọng thông qua khóa luận, bạn đọc sẽ thêm hiểu và yêu thơ cổ thể Lí Bạch hơn – những vần thơ “có một không hai”, những vần thơ được đánh giá là “thiên mã hành không” (ngựa trời đi trên không), là “nộ đào hồi lãng” (sóng dữ vỗ bờ), là “âm ngoại huyền” (âm thanh ngoài dây tơ),
là “vị ngoại vị” (mùi vị ngoài thức ăn ), là lời thơ của một vị “trích tiên” Dựa
theo cách giáo sư Nguyễn Khắc Phi đặt tên cho cuốn sách của mình là Thơ
văn cổ Trung Hoa – mảnh đất quen mà lạ,có thể nói vấn đề phong cách nghệ
thuật thơ cổ thể Lí Bạch cũng là một “mảnh đất quen mà lạ” như vậy, dù cho
có nói nhiều bao nhiêu song cũng chưa bao giờ là đủ Với một tác giả được giới nghiên cứu mệnh danh là “thi tiên” cùng một khối lượng tác phẩm đồ sộ
và phong phú như Lí Bạch cần phải có những công trình nghiên cứu đầy đủ và chi tiết hơn nữa Chỉ có như vậy mới xứng đáng với tầm cỡ của nhà thơ và mới đáp ứng được lòng mong đợi của những độc giả yêu thơ Lí Bạch nói chung và thơ cổ thể của ông nói riêng
Trang 10IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu
- Phạm vi khảo sát: những bài thơ cổ thể Lí Bạch in trong tập Thơ Lí
Bạch của Ngô Văn Phú, NXB Lao Động, 2005, trang 15 – 395; có sự tham
khảo những bài thơ cổ thể Lí Bạch in trong cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê
Nguyễn Lưu, NXB Thuận Hóa, 1997, trang 110 – 221
V Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích văn bản
- Phương pháp khái quát tổng hợp
VI Cấu trúc khóa luận:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Địa vị Lí Bạch trong lịch sử văn học Trung Quốc
Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 11ông, Trương Chính trong cuốn Thơ Đường (tập 2) từng viết: “Thơ Lí Bạch là
thơ lãng mạn, nói chung là lành mạnh và tích cực Nội dung và phong cách thơ ấy chính là phản ánh lối sống, tính cách và tư tưởng của ông, Thơ Lí Bạch có một phong cách phóng khoáng, hào hùng rất đặc biệt” [2, 5] Bởi ông
có một tâm hồn thanh khiết, không hề xu phụ quyền quý, rất tự do, phóng khoáng Sống trong xã hội đương thời bị ràng buộc bởi rất nhiều quy tắc lễ giáo, nhưng trong thực tế, chưa một lần Lí Bạch phải khom lưng uốn gối trước cường quyền hay bạc tiền Nên xung quanh tính cách ngang tàng của ông, người đời đã thêu dệt lên biết bao giai thoại: rằng Lí Bạch là ngôi sao thái bạch giáng thế, rằng ông có “ngạo cốt” (xương kiêu ngạo) trong người nên chẳng bao giờ chịu quỳ gối trước những kẻ quyền quý Con người Lí Bạch lãng mạn, tâm hồn Lí Bạch thanh khiết, bay bổng, nên thơ, nên thơ ông cũng phiêu dật, phóng khoáng không chịu bó buộc theo luật, lời thì luôn luôn theo hứng, ý thì kì lạ, tình thì man mác và tự nhiên như hơi thở và rất đỗi bình dị, không hề cầu kì đẽo gọt nhưng lại có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc đến lạ
kì Để tạo thành thiên tài thi ca lãng mạn của mọi thời đại trước hết là do năng khiếu bẩm sinh, do cá tính, tính cách yêu thích sự tự do, không muốn bị trói buộc của nhà thơ Song đó chỉ là những tiền đề cơ bản ngoài ra còn những nguyên nhân khác như giáo sư Lê Đức Niệm nói: “tinh thần lãng mạn trong
Trang 12thơ Lí Bạch được thời đại và truyền thống tiếp sức, nó là thứ lãng mạn tích cực, bắt nguồn từ hiện thực”[11, 75] Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp nên tác giả khóa luận chỉ xin phép được đề cập tới những nguyên nhân khách quan góp phần tạo nên thiên tài thi ca lãng mạn Lí Bạch Và trong số hàng loạt những nguyên nhân khách quan như: yếu tố thời đại, sự tiếp nhận ảnh hưởng từ học thuyết Lão Trang, ảnh hưởng của thơ bác học giai đoạn Nam Bắc triều, chúng ta có thể nhận thấy hai nguyên nhân hết sức cơ bản đó là sự kế thừa tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên và học tập từ dân ca Nam Bắc triều
Kế thừa vốn là một quy luật cơ bản của sự tồn tại và phát triển của mọi hiện tượng trong xã hội Văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó Thế hệ sau cần phải biết kế thừa một cách có sáng tạo những tinh hoa văn học truyền thống mà cha ông đời trước để lại, chỉ có như vậy thì nền văn học nước nhà cũng như nền văn học nhân loại mới có thể phát triển và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn.Trong văn học giai đoạn Tiên Tần, ở lĩnh vực sáng tác thơ ca hình thành hai kiểu sáng tác cơ bản: kiểu sáng tác hiện thực tiêu biểu là
Kinh thi và kiểu sáng tác lãng mạn tiêu biểu là thơ Khuất Nguyên Và khi
nhận xét về tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên có nhà nghiên cứu đã
ví như chiếc áo bao trùm lên các nhà làm từ
Mặc dù Lí Bạch là nhà thơ có tài năng thiên phú, song ông cũng là người không ngừng tự rèn luyện, tự tu dưỡng khi “đọc nát vạn quyển sách” và
có thái độ “không khinh người đời nay, rất yêu người đời xưa” nhờ vậy mà tài năng của ông ngày càng phát triển, ngày càng nở rộ Trong khi đó giữa Lí Bạch và Khuất Nguyên lại có nhiều điểm tương đồng với nhau: cả hai là những người có lí tưởng chính trị nhưng luôn gặp thất bại, họ chưa bao giờ thực sự thành công trên con đường chính trị; hai nhà thơ đều có tinh thần phản kháng đối với hiện thực đương thời; đồng thời họ đều là những con người có
Trang 13phẩm chất, nhân cách cao quý và đều là những thiên tài nghệ thuật Dựa vào những điểm tương đồng như vậy, Lí Bạch đã kế thừa và tiếp thu một cách sáng tạo tinh thần lãng mạn của Khuất Nguyên Có thể nói, Khuất Nguyên là người mở đầu còn Lí Bạch chính là người đã khơi nguồn dòng chảy và đưa thơ lãng mạn cổ điển Trung Quốc đạt tới đỉnh cao của nó Xét về tinh thần lãng mạn tích cực, thơ Lí Bạch có nội dung phong phú, đa dạng hơn thơ Khuất Nguyên rất nhiều Về bút pháp, ông cũng kế thừa và phát triển những thủ pháp biểu hiện tinh thần lãng mạn của Khuất Nguyên Như Khuất Nguyên, thi tiên
Lí Bạch cũng sử dụng hàng loạt các thủ pháp khoa trương, nhân hóa, so sánh,
ẩn dụ để xây dựng nên một thế giới hình ảnh kì vĩ, thơ mộng Nhưng những thủ pháp trên, đặc biệt là khoa trương, phóng đại được Lí Bạch sử dụng một cách bạo dạn và sáng tạo đến mức gần như phi lí nhưng ngẫm kĩ lại là điều có
Có thể thấy, Lí Bạch đã tiếp thu có sáng tạo tinh thần lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên cả về nội dung và hình thức nghệ thuật Có nhà nghiên cứu
đã cho rằng: bắt đầu từ Khuất Nguyên, tác giả cá nhân đã trở thành chuẩn mực, từ nay tác phẩm phải được đánh dấu bằng tên của người sáng tác ra nó Thi tiên Lí Bạch đã biết tiếp thu sáng tạo hình tượng cái tôi cá nhân trong thơ Khuất Nguyên để từ đó in đậm dấu ấn con người cá nhân cá tính độc đáo của
Trang 14mình vào mỗi tác phẩm, nhờ vậy mà ông đã trở thành thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại
Tiếp xúc, nghiên cứu những tác phẩm của Lí Bạch, có thể thấy, thi tiên
có biệt tài trong việc sử dụng ngôn ngữ sinh động, trong sáng, hoa mĩ mà lại vô cùng giản dị, tự nhiên, đặc biệt là ngôn ngữ giản dị tự nhiên; mà giản dị chính là con đường duy nhất để đạt tới chiều sâu của thi ca chân chính Giản dị đồng nghĩa với chín đầy bởi đường tới sự giản dị là cả một sự phức tạp lớn (Reetana
– Cuba) Trong Lí luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Khâu Chấn
Thanh đã từng dẫn lời cổ nhân cho rằng giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương: Văn chương quý ở sự giản dị Phàm viết văn những tay bút già dặn thì giản dị, ý chân thực thì giản dị, từ thiết thực thì giản dị, thanh đạm thì giản dị, thần cao mà hàm chứa không cùng thì giản dị Vì vậy giản dị chính là cảnh giới tận cùng của văn chương [15, 405] Để có thể đạt tới “cảnh giới tận cùng của văng chương”, Lí Bạch đã tiếp thu tinh hoa văn hóa dân gian, học tập lời ăn tiếng nói của những người thôn cùng ngõ hẻm, học tập loại “sáo trời” (thiên lại)
tự kêu, thẳng thắn bộc lộ cái chí của mình giống như gió lướt trên mặt nước, tạo thành làn sóng, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng “Sáo người dễ làm, sáo trời khó học” (nhân lại dị vị, thiên lại nan học) [15, 406] bởi tiếng sáo trời tự nhiên ấy
“kỳ thực là do sự tích lũy hàng ngày mà có, tựa như nước kia có tích lũy thì khi
có gió thổi tới là tự nhiên xao động thành sóng ngay” [15, 410] Dù cho khó học nhưng nếu có ý thức thâm nhập sâu vào đời sống quần chúng nhân dân, học tập quần chúng từ tư tưởng tình cảm đến lời ăn tiếng nói hàng ngày thì cuối cùng vẫn có thể đạt tới, nên mới có câu “sáo người cuối cùng cũng thuộc về sáo trời vậy” (nhân lại tất qui thiên lại hĩ) [15, 410]
Chính bởi học tập những kinh nghiệm quý báu từ thơ ca dân gian nên Lí Bạch cho rằng ngôn ngữ cần tự nhiên, không nên đẽo gọt Và điều này đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của ông khi chính nhà thơ đã nói:
Trang 15“Thanh thủy xuất phù dung
Thiên nhiên khử điêu sức”
(Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời) Đây vừa là yêu cầu vừa là đặc điểm của phong cách thơ Lí Bạch Qua thơ, Lí Bạch đã bày tỏ những tâm tư tình cảm suy nghĩ chất chứa trong lòng không chút vẽ vời hay che đậy, giấu giếm, mà luôn yêu ghét phân minh
Nhắc tới thơ cổ thể Lí Bạch, bạn đọc không thể không nhớ tới 59 bài Cổ
Phong còn được gọi là ngũ thập cửu thủ, ngoài ra còn có những bài cổ phong
rất nổi tiếng khác như: Nghĩ cổ, Cổ ý, Cảm ngộ, Cảm hứng, Như chúng ta
đã biết, cổ phong vốn không bị niêm, luật, số câu, số chữ gò bó, có màu sắc tự
do, phóng khoáng, có khả năng miêu tả và biểu hiện khá phong phú Cổ phong cũng có truyền thống phát triển lâu đời Trải qua thời gian từ thời Hán Ngụy, Lục Triều tới nhà Đường nó đã có sự đổi mới đáng kể, không bị giới hạn ở tả tình tả cảnh đơn giản mà đã có khí thế rộng lớn, bài dài, ngôn ngữ trong sáng, dùng để kể lại các sự kiện, khắc họa nhân vật, phô bày cảnh, bàn luận, khiến cho khả năng biểu đạt của thơ được phát huy cao độ Kế thừa những thành tựu
đã đạt được và bằng khả năng của bản thân, Lí Bạch đã đưa cổ phong đời Đường lên tới đỉnh cao Điều này có thể minh chứng qua việc ông là người có
số lượng tác phẩm đứng hàng đầu trong thể loại cổ phong từ xưa đến nay
Trong số hơn nghìn bài thơ của Lí Bạch có rất nhiều bài làm theo thể
Nhạc phủ như Tí dạ ca, Tây khúc ca, Ô dạ đề Với Nhạc phủ, nhà thơ có
những nghiên cứu thấu triệt, có hẳn tri thức về “nhạc phủ học”, những sáng tác theo Nhạc phủ của ông bài nào cũng có cái mới, hơn nữa lại có sự cách điệu trong sáng, khỏe khoắn của dân ca tạo thành những thi phẩm vô tiền khoáng hậu Thơ ông dường như buột miệng mà thành, không hề câu nệ về mặt hình thức, nhiều câu tự nhiên lưu loát như khẩu ngữ, thủ pháp thì biến hóa
Trang 16linh hoạt vô cùng Chẳng hạn như trong Thục đạo nan có câu ba chữ, câu bốn
chữ, có câu năm chữ, có câu bảy chữ, có câu mười một chữ dài ngắn xen kẽ nhau tạo nên âm hưởng của bài thơ, góp phần tác động vào trí tưởng tượng của độc giả:
“Y! Hu! Hi! Nguy hồ! Cao tai!
Thục đạo chi nan
Nan ư thướng thanh thiên! ”
(Ôi! Chao! Hỡi ôi! Nguy hiểm sao ! Cao thay!
Đường Thục khó đi, khó hơn lên trời xanh!)
Vì vậy khi nói thi tiên đã kế thừa các thể loại thơ ca truyền thống, sáng tạo và đưa chúng mà đặc biệt là Nhạc phủ phát triển tới đỉnh cao khiến cho người đời sau khó còn chỗ kế thừa cũng không phải là nói quá Kết hợp với đó
là một tâm hồn phóng khoáng yêu tự do, ghét mọi sự ràng buộc nên thể loại được Lí Bạch ưa chuộng, yêu thích là cổ thể tự do, phóng khoáng Lưu Hiệp từng cho rằng: sắc đẹp của một áng mây còn vượt cả sự tuyệt diệu của họa công, cây cỏ xanh tươi không đợi thợ tô vẽ cho thêm kì lạ Làm chi phải trang sức bề ngoài, chỉ cốt sao được tự nhiên mà thôi Thơ Lí Bạch sở dĩ có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến muôn đời là bởi ông có nhiều “bài thơ cuộc đời” chảy tràn
từ dân ca Nam Bắc triều, kết hợp với tâm hồn Lí Bạch phóng khoáng, giản dị
để trở nên tự nhiên như hơi thở của cuộc sống Như vậy, có thể thấy để tạo nên thiên tài thơ ca lãng mạn vĩ đại Lí Bạch là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau, một trong số những yếu tố đó là sự tiếp thu, kế thừa, học tập một cách sáng tạo những tinh hoa văn hóa quá khứ với một tinh thần “không khinh người đời nay, rất yêu người đời xưa” của ông Vậy thì thiên năng của
Lí Bạch được thể hiện ở trong thơ như thế nào, người viết xin trình bày cụ thể
trong phần nội dung chính: Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch qua
một số sáng tác tiêu biểu ở chương 2
Trang 17CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ
CỔ THỂ LÍ BẠCH QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU
2.1.Một số khái niệm cơ bản
Để có thể đi tìm hiểu cụ thể phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch công việc đầu tiên là phải làm rõ một số khái niệm cơ bản đó là phong cách nghệ thuật, thơ cổ thể
Trước hết là khái niệm phong cách nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn
học có viết: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất
tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [5, 255 – 256]
Từ điển văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là khái niệm chỉ
những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó” [10, 1411] Cụ thể hơn các nhà viết sách đã chỉ ra: khác với các phạm trù khác của thi học, phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp, những đặc điểm phong cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm
có tính chỉnh thể, có giọng điệu và có màu sắc thống nhất rõ rệt
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể hiểu phong cách nghệ thuật là những nét chung nhất, những nét ổn định được lặp đi lặp lại ở một tác giả qua hàng loạt tác phẩm nhờ đó mà bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt tác giả này với tác giả khác Từ xưa đến nay đã có nhiều người phân loại phong cách theo nhiều hướng khác nhau, nhưng tất cả đều phản đối quan
Trang 18niệm: muôn người một khuôn mặt Không thể xảy ra chuyện muôn người đều
có chung một khuôn mặt, tương ứng sang lĩnh vực văn chương không thể có chuyện muôn tác phẩm đều có chung một giọng điệu Điều này đòi hỏi mỗi nhà thơ phải có một phong cách riêng độc đáo, mỗi nhà thơ phải phát huy được tính sáng tạo của cá nhân mình bởi yêu cầu cơ bản nhất của việc sáng tạo văn chương chính là sự mới lạ, sự khẳng định được cái tôi của mình Việc hình thành phong cách sáng tác ở mỗi cá nhân chính là thước đo về tiêu chí thành thục của tác giả văn chương bởi làm thơ là dùng ngôn ngữ nói ra cái chí,
là bày tỏ tình cảm theo cách của riêng mình Muốn sáng tạo được phong cách
cá nhân phải tốn nhiều công sức cho việc tu dưỡng tư tưởng nghệ thuật, tiếp thu tài liệu cuộc sống từ đó phát huy đầy đủ tính sáng tạo độc đáo của mình
Vì vậy, không phải nhà văn nào cũng có phong cách, mà chỉ những cây bút thực sự có tài năng, có bản lĩnh mới tạo dựng được phong cách riêng của mình Căn cứ vào đó, ta có thể khẳng định Lí Bạch là nhà thơ tài năng, bản lĩnh khi ông tạo dựng được cho mình một phong cách thơ hào sảng, phóng túng, tự nhiên như cánh chim bay thẳng lên không trung với một khí thế kinh người
Về khái niệm thơ cổ thể, theo Từ điển thuật ngữ văn học thì : “Thơ cổ
phong còn gọi là thơ cổ thể, một thuật ngữ mang nội dung khá rộng, chỉ tất cả những bài thơ cổ thể được sáng tác từ đời Đường trở về sau mà không theo
luật thơ Đường (không kể từ và khúc )” [5, 311]
Theo Từ điển văn học: “Cổ phong còn gọi là cổ thi hoặc cổ thể thi, là
thuật ngữ dùng để chỉ các thể thơ cổ điển ở Trung Quốc trong sự khu biệt với thơ cận thể đời Đường ( ) Cổ phong bao gồm toàn bộ thơ ca ra đời trước
thời Đường (trừ thơ Tao thể – Thể thơ từ làm theo lối Ly tao của Khuất
Nguyên) và toàn bộ thơ ca do các nhà thơ từ đời Đường về sau sáng tác trên
cơ sở mô phỏng theo các thể thơ trước thời Đường” [10, 319]
Trang 19Ngoài ra, còn có một số tác giả khác đưa ra cách định nghĩa của mình nhưng tất cả đều thống nhất trên các đặc điểm: cổ thể là thể thơ tương đối tự do,cách luật không chặt chẽ; bài dài ngắn khác nhau; vần cũng tương đối tự do linh hoạt; không bị gò bó bởi đối ngẫu, thanh luật Về mặt hình thức, cổ thể có rất nhiều hình thức như tứ ngôn,ngũ ngôn, thất ngôn, tạp ngôn; tuy nhiên ở đời Đường chủ yếu là ngũ ngôn, thất ngôn và tạp ngôn với vô số vần điệu Về mặt tên gọi, gọi là cổ thể nhằm phân biệt với cận thể thi; trước khi hình thành thơ
cận thể, trừ Sở từ, các thể thơ thường được gọi chung là thơ cổ thể, cũng gọi là
cổ thi hoặc cổ phong
Theo Nguyễn Thị Bích Hải, do đặc điểm tự do phóng khoáng của cổ thể nên nó thích hợp với việc phản ánh đời sống sinh động, phong phú, phức tạp
“Thông thường thì những cảm xúc mạnh mẽ, phong phú được thể hiện trong thơ cổ phong, còn những xúc cảm tâm tình lắng đọng trầm tư thường tìm đến với thơ kim thể” [3, 208] Chính vì vậy “để phản ánh hiện thực người ta thường sử dụng thơ cổ thể; còn trữ phát tâm tình người ta thường sử dụng thơ kim thể” [3, 208] Trong khi đó, Lí Bạch được bạn đọc biết tới với tư cách là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại, thơ ông thiên về thể hiện những tình cảm, suy nghĩ nhiều hơn là đi kể lể sự tình; ông tái hiện thế giới theo nguyên tắc chủ quan, làm thơ là sự tự thể hiện, tự bộc lộ của chủ thể thẩm mĩ
Vậy phải chăng ở đây có sự mâu thuẫn giữa một bên là phong cách thơ lãng mạn phóng túng với một bên là đặc điểm thể loại thiên về hiện thực? Có thể khẳng định hoàn toàn không có bất cứ sự mâu thuẫn nào bởi một nhà văn, một nhà thơ thực sự tài năng là người có khả năng sử dụng tốt mọi loại chất liệu để tạo ra những tác phẩm có giá trị Cùng với đó, trong sự hạn chế của các thể thơ đương thời – tiêu biểu là thơ Đường luật – thì cổ thể là thể thơ tự do nhất phù hợp với tâm hồn tự do, tự tại, phóng khoáng và bay bổng của thi tiên
Lí Bạch Sự kết hợp giữa con người cá nhân cá tính ấy với thể loại cổ thể tự
Trang 20do, phóng túng đã giúp Lí Bạch xây dựng nên những tác phẩm thơ cổ thể có cái thần đạt tới sự bay bổng kì lạ, bỗng tới, bỗng đi, chẳng cần sự đẽo gọt chương cú, càng chẳng nhọc lòng, nhưng nó đã có cái thế bay bổng như ngựa không cương
Trên cơ sở đó người viết xin trình bày phần 2.2 Phong cách nghệ thuật
thơ cổ thể Lí Bạch qua một số sáng tác tiêu biểu
2.2 Nội dung cảm xúc thơ cổ thể Lí Bạch
Như chúng ta đã biết, Lí Bạch vốn xuất thân trong một gia đình thương nhân nên ông không bị tư tưởng phong kiến chính thống chi phối nặng nề như nhiều nhà thơ đương thời Ông là người có tính cách phóng khoáng, yêu tự do ghét mọi sự ràng buộc, gò bó và đặc biệt rất thích đi du ngoạn khi dấu chân nhà thơ đã đi qua hầu hết những thắng cảnh đẹp của non sông đất nước Sống trong vòng kiềm tỏa chặt chẽ của chế độ phong kiến với những quy tắc lễ nghĩa ràng buộc khắt khe nhưng trong thực tế, với một nhân cách phẩm chất cao quý nhà thơ đã bất chấp mọi lễ nghi sống tự do tự tại, không xu phụ, luồn cúi trước những kẻ quyền cao chức trọng Vì vậy dân gian mới xây dựng nên giai thoại ông có “ngạo cốt” trong người Con người Lí Bạch lãng mạn, tâm hồn Lí Bạch bay bổng, tính cách Lí Bạch tự do phóng khoáng nên nhà thơ tìm đến với cổ thể – một thể thơ khá tự do như phần trước tác giả khóa luận đã chứng minh – để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình là điều dễ hiểu Như vậy
ở đây đã có sự gặp gỡ, giao thoa tuyệt vời giữa con người cá nhân cá tính của tác giả với thể loại thơ cổ thể Không những thế, nhà thơ đã tạo ra một phong cách thơ cổ thể rất độc đáo đặc sắc, rất phóng túng, tự nhiên như hơi thở cuộc sống, bình dị như cỏ cây hoa lá không chút cầu kỳ đẽo gọt mà vẫn khiến bao thế hệ sau phải ngưỡng mộ Trước, sau và đương thời trên thi đàn đã có biết bao nhà thơ lãng mạn song chỉ tới khi Lí Bạch xuất hiện bằng tài năng thiên
Trang 21bẩm của mình, ông đã đưa trào lưu thơ ca lãng mạn mới đạt tới đỉnh cao của
2.2.1 Một con người cá nhân, cá tính ngạo nghễ, phóng túng mà phức tạp trong thơ cổ thể Lí Bạch
Trong suốt cuộc đời sáng tác nghệ thuật của mình, Lí Bạch đã để lại cho kho tàng văn học nhân loại một khối lượng tác phẩm hết sức to lớn, đồ sộ với hơn một nghìn bài thơ (1044 bài) Ông viết về rất nhiều đề tài như: chiến tranh, biên tái; khuê oán, cung từ; tống biệt; thiên nhiên Ở bất cứ đề tài nào, nhà thơ cũng đạt được những thành tựu đáng kể và có đóng góp nhất định cho thi đàn Với mọi đề tài, Lí Bạch đều có những bài thơ xuất sắc, tạo thành một thế giới nghệ thuật hết sức phong phú, sinh động và vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên tác giả khóa luận
chỉ khảo sát sơ bộ những bài thơ cổ thể của Lí Bạch in trong cuốn Thơ Lí
Bạch của Ngô Văn Phú, 2005, NXB Lao Động và có tham khảo bổ sung
những bài thơ cổ thể của ông in trong cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu, 1997, NXB Thuận Hóa Mặc dù 142 bài cổ thể trong cuốn Thơ
Trang 22Lí Bạch và 57 bài cổ thể trong Đường thi tuyển dịch – là một con số vô cùng
nhỏ bé so với toàn bộ trước tác đồ sộ của thi tiên Lí Bạch – độc giả vẫn có thể tìm thấy một số đề tài chủ yếu trong thơ cổ thể của ông như: cái “tôi” cá nhân, thiên nhiên, rượu, tống biệt, chiến tranh, người phụ nữ
Đề tài chiếm vị trí chủ yếu là viết về con người cá nhân cá tính của Lí
Bạch qua tỉ lệ 56/142 (trong Thơ Lí Bạch) và 22/57 (trong Đường thi tuyển
dịch) với những tác phẩm nổi tiếng như: Hành lộ nan, Thục đạo nan, Xuân nhật độc chước, Xuân nhật túy khởi ngôn chí, Tương tiến tửu, Sơn trung vấn đáp Qua hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như vậy, độc giả nhận thấy bức chân
dung tinh thần tự họa của Lí Bạch – một con người mong có sự nghiệp như
Lỗ Trọng Liên, Tạ An, Gia Cát Lượng “nguyện đem trí tuệ tài năng của mình ra giúp vua”, “cứu vớt người đời”, “làm cho nước nhà yên ổn, thái bình” song không thể thực hiện được chí lớn đành chỉ biết nuốt hận than dài Con người ấy khi thì sầu tủi đến bạc trắng tóc, khi thì vào non xanh ở ẩn, lúc lại tìm cách lãng quên trong men rượu say, có khi lại muốn lên cõi tiên để trốn đời Song tất cả vẫn không đủ giúp con người ấy khuây khỏa nỗi lòng nên đành chỉ biết làm thơ tặng vợ để tự khiển trách mình, tự nhận mình là kẻ vô
dụng, vô tích sự Cùng với đó là đề tài viết về thiên nhiên (22/142 trong Thơ
Lí Bạch và 19/57 trong Đường thi tuyển dịch) và người phụ nữ (20/142 trong Thơ Lí Bạch và 19/57 trong Đường thi tuyển dịch) Ở đề tài thiên nhiên, độc
giả biết tới những thi phẩm nổi tiếng như: Nam sơn, Anh Vũ châu, Nga Mi
sơn nguyệt ca, Tới đề tài người phụ nữ, ông cũng có những bài thơ hay
như: Thái liên khúc, Tử dạ Ngô ca, Trường can hành, Thiếp bạc mệnh,
Ngoài những đề tài tiêu biểu trên, đọc thơ cổ thể Lí Bạch ta còn nhận thấy
một số đề tài khá quen thuộc như: đề tài tình bạn, tống biệt với Hí tặng Đỗ
Phủ, Sa Khâu thành hạ kí Đỗ Phủ, Tặng Mạnh Hạo Nhiên ; đề tài chiến
tranh với Chiến thành nam, Tái hạ khúc, ; đề tài hiệp khách với Hiệp khách
hành, Kết miệt từ, Thiếu niên hành
Trang 23Như vậy, qua sự khảo sát trên có thể thấy thơ cổ thể Lí Bạch rất phong phú, đa dạng về đề tài, mọi mặt của cuộc sống đều xuất hiện trong thơ ông; tuy nhiên ông tập trung khai thác ở một số đề tài chủ yếu như: cái “tôi” cá nhân cá tính, thiên nhiên và bức tranh đời sống xã hội – đặc biệt là cuộc đời,
số phận của người phụ nữ Từ việc đi tìm hiểu một số đề tài cơ bản trong thơ
cổ thể Lí Bạch giúp ta hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật thơ cổ thể của ông
Có thể thấy trong toàn bộ các trước tác của Lí Bạch, ông viết rất nhiều,
rất hay, rất thành công về đề tài con người cá nhân, cá tính ngạo nghễ,
phóng túng mà phức tạp Trong quan niệm cổ xưa của người Trung Quốc,
con người luôn tương thông với trời đất, tương hợp với thiên nhiên theo một
mô hình chung là Thiên – Địa – Nhân, vạn vật có đủ ở nơi ta, thiên nhân hợp nhất, thiên nhân tương dữ Vì vậy mở ra khuynh hướng lí tưởng cho việc nhìn nhận con người trong mô thức vũ trụ: sự tồn tại của con người là một bộ phận không thể tách rời và chịu sự chi phối của trời (tự nhiên, vũ trụ) Quan niệm này đã thủ tiêu đi sự tồn tại độc lập của con người với tư cách là một cá nhân,
cá thể riêng lẻ
Do bị chi phối bởi quan niệm con người truyền thống nên văn học cổ Trung Quốc (văn học phương Đông nói chung) thường thiên về xây dựng những hình mẫu con người vô ngã, phi ngã – những con người lí tưởng xuất hiện trong tư thế đầu đội trời, chân đạp đất giữa vũ trụ bao la hoặc là những người quên thân thực hiện bổn phận của kẻ làm bề tôi, làm con, làm chồng Con người cá nhân đã bị hòa tan, bị thui chột Tuy nhiên, cũng từ xưa các văn nhân thi sĩ đã có quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, tức dùng văn để chở “đạo”, dùng thơ để nói lên cái “chí” của mình Nói dùng thơ để nói lên cái chí của mình thực chất cũng là một cách khẳng định cái “tôi” của các nhà thơ, nhằm giải phóng cái “tôi” ra khỏi giới hạn của không gian, thời gian, của các cá nhân cụ thể, đem lại cho nó một sức sống trường tồn, vĩnh cửu Trước thời Lí Bạch, trong sáng tác của Khuất Nguyên đã xuất hiện hình ảnh con
Trang 24người tự ý thức, tự biểu hiện với tư cách là một cá nhân độc lập Đọc thơ ông,
ta thấy xuất hiện hình ảnh một Khuất Nguyên vừa theo đuổi lí tưởng giúp vua, báo quốc, vừa trọng cá nhân, trọng tự trọng, quyết giữ vững phẩm hạnh không hùa theo thói đời, một Khuất Nguyên thích lấy những cái phi thường, những cái ngoài chuẩn mực để tự ngầm ví với mình: phượng hoàng, đại bàng,
cá kình nhằm dựng lên một cái “tôi” cô đơn, một cái “tôi” vĩ đại tồn tại giữa đất trời Đó cũng là một kiểu biểu hiện ý thức cá nhân theo khuynh hướng lí tưởng Như vậy có thể thấy, việc thể hiện con người cá nhân phức tạp trong thơ cổ thể Lí Bạch không phải là hiện tượng đột xuất, không phải là nội dung hoàn toàn mới lạ mà thi tiên chỉ là người kế thừa và phát triển ý thức
cá nhân lên tới đỉnh cao trong sáng tác của mình để xây dựng hình ảnh một cái “tôi” cá nhân, cá tính, một cái “tôi” đơn nhất – chính là bản thân tác giả Với sự thể hiện thành công cái “tôi” cá nhân cá tính, Lí Bạch được đánh giá là nhà thơ tài năng nhất, là nhà thơ sáng tạo nhất “Đơn độc đi suốt nghìn năm, duy chỉ có ông ” (Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân) Đến với những vần thơ cổ thể của ông, người đọc bắt gặp hình ảnh một cái “tôi” mang đậm dấu
ấn con người ông: lãng mạn, phóng túng, phiêu dật, kiêu ngạo trước cường quyền mà gần gũi thân tình với nhân dân
Có thể nói, để hình thành kiểu con người cá nhân có những biểu hiện tương đối đa dạng, phức tạp trơng thơ cổ thể Lí Bạch là do sự hội tụ của nhiều yếu tố như: môi trường văn hóa, thời đại và hoàn cảnh, tính cách cá nhân Xét
về yếu tố môi trường văn hóa, nhà Đường với chính sách tư tưởng khai phóng, mềm dẻo, tự do cho phép các trào lưu tư tưởng, các học thuyết triết học tồn tại bình đẳng và công khai trên đất Trung Quốc Vì vậy, giai đoạn này xuất hiện sự tồn tại song song của các trường phái triết học như Nho, Đạo, Phật điều này đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho văn nghệ sĩ Thi tiên Lí Bạch đã sống và trưởng thành trong môi trường văn hóa ấy, nên cũng chịu ảnh hưởng của cùng một lúc nhiều học thuyết, trường phái, nổi bật nhất là của
Trang 25Nho giáo và Đạo giáo Do vậy, đối với Nho giáo có lúc ông có đả kích thói
“độc thiện”, thậm chí cười cợt cả những bậc thánh nhân, nhưng không hề chống đối Nho giáo nói chung mà chỉ chống lại bọn hủ nho, không chấp nhận
sự ràng buộc về những quy phạm đạo đức lễ nghĩa của Nho giáo Bởi vậy ta bắt gặp một Lí Bạch ôm ấp lí tưởng lập công, nhiệt tâm cháy bỏng với thời cuộc trong cuộc đời thực và ở cả thi ca Cùng với đó, ngay từ nhỏ, nhà thơ đã tiếp xúc với Đạo giáo, ông giao du với nhiều đạo sĩ, cũng đi học đạo bốn phương Dù yêu thích Đạo giáo nhưng tác giả không phải là một tín đồ Đạo giáo đích thực mà chỉ tiếp thu vũ trụ quan “vô vi” của Lão Trang, thực tiễn luyện đan cầu trường sinh của phái Đạo giáo thần tiên điều này đã góp phần hình thành con người yêu thích tự do, theo đuổi sự giải phóng cá nhân, tuyên dương sự hoan lạc trong đời sống thực Đây là những nội dung quan trọng trong thơ cổ thể Lí Bạch
Yếu tố tiếp theo tạo nên con người đa dạng, phức tạp trong thơ cổ thể
Lí Bạch chính là do thời đại mà nhà thơ sống Thi tiên sống vào thời kì cực thịnh của nhà Đường, chính trị tương đối ổn định, kinh tế phát triển, dẫn tới
sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân và thị dân đông đảo trong xã hội Họ là những con người ít bị ràng buộc, ít bị chi phối nặng nề của những quy phạm đạo đức truyền thống Ở nhà Đường, chế độ thi cử tuyển chọn nhân tài đã đi vào quy củ Tất cả đã tạo nên một tinh thần thời đại, một phong khí Thịnh Đường, là cơ sở để mọi cá nhân khẳng định mình bằng nhiều con đường khác nhau.Thời đại ấy đã kích thích ý thức cá nhân của con người phát triển lên tới đỉnh cao: vừa theo đuổi công danh sự nghiệp để khẳng định cái “danh” với đời sau, vừa yêu thích tự do, giải phóng cá tính, tận hưởng cuộc sống trần thế, vừa lí tưởng vừa trần tục đời thường đan xen vào nhau không chỉ tồn tại ở một con người mà ở cả một thời đại
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định dẫn tới sự hình thành con người với những biểu hiện đa dạng phức tạp trong thơ cổ thể
Trang 26Lí Bạch chính là bởi hoàn cảnh và tư chất cá nhân của ông Vốn xuất thân trong gia đình thương nhân, điều kiện kinh tế đầy đủ nên nhà thơ được đi du lịch nhiều nơi, giao du kết bạn rộng, góp phần tích lũy nhiều kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống cho ông Vùng đất Ba Thục nơi ông từng sống đã sản sinh ra nhiều con người ưu tú trong lịch sử văn học Trung quốc như Tư
Mã Tương Như, Vương Xán Sau khi “từ giã cha mẹ, quê hương chống kiếm viễn du” tác giả đã đến những vùng đất nổi tiếng như Dương Châu, Kim Lăng, Động Đình, nó có tác động sâu sắc đến con đường hình thành tư duy sáng tạo của ông Với một tư chất thông minh, một cá tính độc đáo, yêu thích
tự do, ghét mọi sự ràng buộc góp phần hình thành một Lí Bạch trong thơ vừa
có lí tưởng mang chí hướng hoài bão truyền thống, vừa có kiểu con người với nhu cầu tự nhiên, ít nhiều mang tính bản năng Đây chính là nét mới, là đóng góp quan trọng của Lí Bạch trong quan niệm tiến bộ về con người trong văn học cổ Trung Quốc
Trong thơ cổ thể Lí Bạch, người đọc nhận thấy sự xuất hiện của một con
người, một cái “tôi” tự ý thức sâu sắc về giá trị của bản thân Lí Bạch luôn
quan niệm giá trị của con người trong đời sống thực tại được xác định bằng năng lực thực tiễn của bản thân Với một lí tưởng tích cực nhập thế, nhà thơ theo đuổi những giá trị được xác lập trong chính đời sống khi ông chê trách thói “độc thiện” ở những cổ nhân như Sào Phủ, Hứa Do, Bá Di, Thúc Tề:
“Sào Phủ, Hứa Do rửa tai nào có ích gì
Bá Di, Thúc Tề chết đói cuối cùng chẳng thành gì cả”
Điều này thể hiện tấm lòng nhiệt huyết với đời của nhà thơ bởi những con người vốn được coi là hình mẫu của “người hiền” vốn là chỗ dựa tinh thần cho bao kẻ sĩ từ xưa tới nay thì đã không có giá trị gì với ông Thậm chí bậc thi tiên ấy còn coi hành động rửa tai của người xưa cũng chẳng khác gì hành động “mua danh”: “Rửa tai thì tính chuyện mua danh lợi” Nếu như đa
số kẻ sĩ ở thời đó lựa chọn con đường khẳng định giá trị bản thân bằng con
Trang 27đường khoa cử thì Lí Bạch lại tìm cho mình một con đường riêng, không đi theo lối mòn thông thường, đó là vào núi vắng ẩn mình đợi thời cơ tới thì sẽ
ra thi thố tài năng Vì vậy, vào năm 742, khi nhà vua biết đến và triệu ông về kinh đô, Lí Bạch đã viết:
“Ngẩng mặt cả cười đi ra khỏi cửa Bọn mình đâu phải kiếp lều tranh”
(Ở Nam Lăng từ biệt trẻ nhỏ vào kinh)
Với giọng thơ đầy sảng khoái bởi cái ý thức cá nhân ngạo ngược, ngang tàng của ông dường như đã được xã hội thừa nhận Nhà thơ có khát vọng mãnh liệt được báo ơn vua, đền nợ nước, trở thành người “phụ bật” (giúp vua) như Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng “nguyện đem trí tuệ, tài năng của mình ra giúp vua”, “cứu vớt người đời”, “làm cho nước nhà yên
ổn thái bình” Chẳng vậy mà ông từng viết:
“Ta cũng muốn vịn rồng ra mắt đấng minh chủ Sấm nổ, rền vang rung cả trống trời”
(Mơ đi chơi Thiên Mụ làm thơ để lại lúc từ biệt)
Để rồi khi phát hiện ra thực chất mình chẳng khác gì một thứ con hát cải tiến bổ sung thêm vào những trò ăn chơi vốn đã rất xa xỉ của nhà vua, mà không hề có cơ hội đem “tài kinh luân ai bằng” ra “tế thương sinh an lê nguyên”, Lí Bạch đã chủ động rời khỏi kinh thành xa hoa không chút đắn đo
Có thể thấy ở đây con người cá nhân trong ông đã lấn lướt và chi phối con người lí tưởng
Trang 28Lí Bạch chịu ảnh hưởng của cả Nho giáo và Đạo giáo nên ngay từ đầu ông đã cho rằng chỉ có “công thành thân thoái” mới là con đường khẳng định giá trị và hoàn thiện nhân cách của bản thân Với ông, cái danh cũng chỉ là vật ngoài thân, là cái lụy thân nên với kẻ hiệp khách, sau khi hành sự xong thì nên mai danh ẩn tích, đặc biệt với những người trong chốn quan trường nếu không
ý thức được điều này thì:
“Ta xem những kẻ hiền đạt xưa nay Công đã thành mà thân không thoái đều hại thân”
(Đường đi khó)
Nhà thơ tự rút ra bài học từ những tấm gương trong lịch sử như: Ngũ
Tử Tư, Khuất Nguyên, Lục Cơ, Lí Tư đều có những kết cục bi thảm Trong cách ứng xử của ông có sự hòa hợp giữa cách giữ mình của Nho, cái ngang tàng khinh bạc của Hiệp, sự thâm trầm ý vị của Đạo
Trong hào khí của thời đại Thịnh Đường, hào quang từ các cuộc chiến tranh mở rộng biên giới đã thôi thúc mạnh mẽ hưng phấn của kẻ sĩ khiến họ
mơ hồ về bản chất thực của chiến tranh Chính bởi vậy, bên cạnh những con người đi theo con đường khoa cử, đỗ đạt, vinh hiển làm quan, có rất nhiều người tìm đến với tòng quân, lập chiến công để làm quan Lí Bạch cũng là một trong số những con người ấy khi ông thể hiện ý thức phổ biến, thể hiện khát vọng lập công tự nhiên đến hồn nhiên:
“Khi về nếu có đeo ấn hoàng kim Chớ học vợ Tô Tần chẳng xuống khung cửi”
Tuy nhiên, khát vọng được đeo ấn hoàng kim trở về không phải là lí tưởng xuyên suốt cuộc đời nhà thơ, ông không lấy vinh hoa phú quý làm mục đích sống bởi đó chỉ là những thứ ngoài thân, phù phiếm, dễ đến rồi cũng dễ
đi Thực chất ý thức báo đền minh chủ, khát vọng được “đeo ấn hoàng kim”
ấy là để khẳng định giá trị bản thân với cuộc đời Vì vậy, thi tiên rất hâm mộ
Trang 29những nhân vật lịch sử như Lỗ Trọng Liên, Tạ An Lỗ Trọng Liên sau khi lập được công trạng to lớn với nước Triệu, đẩy lùi đại quân Tần, đã từ chối sự ban thưởng của nhà vua Còn Tạ An – Tạ An Thạch – vốn là người văn võ toàn tài, thuở thiếu thời ẩn cư, tới bốn mươi tuổi mới ra làm quan, dù làm tới chức Tể tướng nhà Tấn nhưng ông vẫn không quên cuộc sống ẩn dật khi xưa nên khi “công thành rủ áo ra đi” Cả hai con người ấy đều không lấy vinh hoa phú quý làm mục tiêu cuộc đời, không định vị giá trị bản thân trong danh vọng Họ là những tấm gương sáng khiến nhà thơ khâm phục và noi theo
Lí Bạch vốn xuất thân trong tầng lớp bình dân, không qua thi cử mà được nhà vua biết tới và trọng đãi, cho phép được đi theo xa giá của nhà vua, dường như lúc đó ý thức cá nhân của ông đã được ve vuốt, được thỏa mãn tạm thời, cá tính cao ngạo có cơ hội phát tiết giữa lòng quyền lực Có thể thấy, ở con người cá nhân cá tính ấy luôn đòi hỏi được bình đẳng, được xóa nhòa ranh giới giữa quý tộc và bình dân khi nói: “Làm khanh tướng khắp các phủ huyện Vương hầu đều ở những người giao thiệp bình đẳng” Do tính cách không màng quyền lực, danh vọng khiến ông nảy sinh thái độ coi thường quyền lực, không xu phụ những kẻ có quyền lực:
“Há cúi đầu khom lưng thờ phụng bọn quyền quý Khiến ta không sao nở được mặt mày tươi tỉnh”
(Mơ đi chơi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt)
Con người có “ngạo cốt” (xương kiêu ngạo) ấy chưa bao giờ khuất phục trước cường quyền, danh vọng hay bạc tiền Trong mắt ông không chỉ công hầu khanh tướng thậm chí cả những kẻ thống trị tối cao cũng không được nhà thơ dành cho một chỗ tương ứng trong ý thức Ngay cả Đỗ Phủ đã từng viết:
“Lí Bạch một hũ thơ trăm bài Quán rượu Trường An cứ nằm dài
Trang 30Vua gọi lên thuyền không thèm đáp
Tự xưng khách rượu chốn tiên đài”
(Đỗ Phủ) Sống trong một xã hội chuyên chế nô dịch con người, có được một cá nhân ngạo ngược, coi khinh quyền lực, luôn đòi bình đẳng như thi tiên Lí Bạch
là điều vô cùng đáng quý Trong xã hội phong kiến xưa, kẻ sĩ thường nằm trong một quỹ đạo: không ở ẩn tức làm quan, không làm quan tức ở ẩn Nhưng
Lí Bạch lại là trường hợp ngoại lệ vô cùng đặc biệt, ông không nằm trong cái quỹ đạo thông thường ấy bởi ông có vào Hàn lâm viện nhưng chưa hề làm quan, có vào núi vắng nhiều lần nhưng chưa hề là ẩn sĩ thực thụ Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng không quên đời, không bỏ đời, khi ông chua xót ngậm ngùi nói: “Ta vốn không bỏ đời Tự người đời bỏ ta” Đã có lần Lí Bạch từng giải thích động cơ du tiên của mình: Tôi ngồi trong phòng sách buồn bực đã lâu rồi Mỗi lần muốn trèo lên ngọn Bồng Lai nhìn ra xa bốn biển, tay sờ mặt trời, đầu đội vòm mây xanh, rũ sạch những u uất buồn giận nhưng không thể được Tại sao nhà thơ lại nói “không thể được”? Có lẽ đó là bởi con người ấy vẫn còn quá nặng tình đời, tình người Dù cho có du tiên, có mộng mơ, có vào núi vắng
ẩn mình nhưng con người ấy vẫn không quên được: con người chỉ có thể tìm được giá trị của chính mình trong cuộc đời thực Bởi vậy, ba lần tham gia vào con đường chính trị và cả ba lần đều thất bại, nhưng với con người ấy dù lí tưởng chính trị có đổ vỡ mà không hề thất vọng buông xuôi, trái lại ông luôn lạc quan tin tưởng vào tài đức của mình:
“Còn có thể tin tưởng vào tài đức của mình Không thẹn là kẻ anh hùng nơi trần thế”
Chẳng vậy mà nhà thơ đã từng tự ví mình như “cá nằm ngang biển”, như “phượng hoàng uyên loan”, như chim đại bàng bay vút trời xanh vượt mọi phong ba bão táp khiến nhiều kẻ phải kinh khiếp: “Đại bàng sẽ có ngày
Trang 31nổi lên cùng gió Theo lốc bay thẳng đến chín vạn dặm” Nhận thức được thực tế:
“Muốn vượt Hoàng Hà, băng sông lấp kín Toan lên Thái Hàng, tuyết che tối bầu trời”
(Đường đi khó)
hay chính là lí tưởng “phụ bật”, “trí quân trạch dân” không thể thực hiện được nhưng ông vẫn tin tưởng vào bản thân Con đại bàng ấy cố gắng vẫy vùng để thực hiện được lí tưởng nhân sinh của mình nhưng cá nhân nhỏ nhoi ấy khó
có thể chống lại sự vùi dập của xã hội nên đã “giữa trời gãy cánh” Vì vậy việc Lí Bạch rời khỏi cuộc đời, mơ tới chốn thần tiên chỉ là hệ lụy của một
bi kịch của một con người “sinh bất phùng thời”, một con người “hoài tài bất ngộ” vốn là những bi kịch phổ biến trong xã hội bởi “Người sống trên đời nào được như ý”
Đọc thơ cổ thể Lí Bạch, chúng ta còn nhận thấy hình ảnh của một con
người cậy tài, một con người thị tài Một xã hội coi trọng nhân tài, coi trọng
tài năng như đời Đường đã cổ vũ, khích lệ mọi người nên tin tưởng vào tài năng của mình Do đó, khoe tài, cậy tài là một phương thức khẳng định giá trị của cá nhân trước cộng đồng Sống trong xã hội ấy, Lí Bạch cũng như bao kẻ
sĩ khác đã rất tin tưởng vào tài năng của mình:
“Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng”
(Trời đất sinh ta có tài tất sẽ có đất dùng)
(Sắp kèo rượu)
Niềm tin “hữu tài tất hữu dụng” ấy không chỉ có ở Lí Bạch mà nó còn trở thành chỗ dựa tinh thần, khích lệ ý chí tiến thủ của bao kẻ sĩ đương thời Chính bởi tự tin vào mình nên thi tiên Lí Bạch hiện lên vô cùng chân thực khi không che giấu sự tự hào khi được gọi là “trích tiên nhân”, hay sự thích thú khi được coi là người có tiên phong đạo cốt
Trang 32Khi tự tiến cử, nhà thơ đã tự tin nói về tài năng của mình, không giấu giếm cũng không phóng đại khoa trương mà rất chân thực: ôm ấp cái tài kinh bang tế thế, tranh chấp tiết tháo của Sào Phủ, Hứa Do Văn có thể làm biến đổi phong tục, cái học có thể cứu vớt người trong thiên hạ Cách khẳng định, thể hiện tài năng của Lí Bạch một phần là do cá tính ngang tàng của ông chi phối nhưng nó lại không hề thoát li tinh thần thời đại: trọng tài, đề cao cá nhân tài năng là yếu tố kích thích sự hưng phấn, trí tưởng tượng của con người Cho nên dưới ngòi bút của thi tiên, miêu tả vạn vật to lớn, kì vĩ là cách
để ông đối lập với những thói thường, khẳng định cá nhân theo khuynh hướng lãng mạn Chẳng vậy mà đã rất nhiều lần nhà thơ tự ví mình như chim đại bàng bay vút trời xanh, như cá nằm ngang biển, như phượng hoàng uyên loan nên không thèm tranh nhau một chức phận, một địa vị với đàn gà Quả là có chút cao ngạo nhưng chính sự ý thức được tài năng nhân cách của mình là điểm tựa tinh thần giúp cho ông vượt qua được những lúc bế tắc nhất trong cuộc đời Có khi tìm đến với rượu để giải sầu, tìm đến kĩ nữ để mua vui để quên đi cái nỗi sầu vạn cổ thì bóng hình của cổ nhân lại nhắc nhở nhà thơ trách nhiệm với cuộc đời là phải “cứu thương sinh khi còn chưa muộn” Nói cách khác, ý thức về tài năng của bản thân là điểm sáng trong tâm linh giúp Lí Bạch không hoàn toàn mất đi niềm tin vào cuộc đời
Mang trong lòng niềm tin “hữu tài tất hữu dụng” để đến với cuộc đời, nhưng trong thực tế lại là vô dụng, là thất bại, nên con người cậy tài ấy đành chỉ biết gửi gắm nỗi uất ức vào thi ca, muốn quên lãng trong sự hành lạc Bởi
vậy trong thơ cổ thể Lí Bạch ta còn bắt gặp hình ảnh của một con người ưa
hành lạc Hành lạc vốn là nhu cầu chung của mọi người, mọi thời đại nhưng
để thể hiện vào trong văn chương ở xã hội phong kiến phương Đông vốn còn nhiều quy định khắt khe ràng buộc con người là điều vô cùng xa lạ Trong xã hội ấy, con người quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, văn chương phải dùng để nói tới những cái nhân, lễ, nghĩa, trí nếu thể hiện những điều
Trang 33khác thì trở thành thứ văn chương vô cùng tầm thường Trong thời Đường, đặc biệt vào thời Thịnh Đường, tầng lớp con người thị dân, thương nhân đang dần thoát li khỏi những quy ước ngặt nghèo, bắt đầu hướng vào đời sống tự nhiên Bởi vậy, vào thời điểm đó không khó để tìm thấy hình ảnh con người say sưa hành lạc trong thơ ca của những thi sĩ đương thời dù cho đó là con người đắc chí hay bất đắc chí, từ những nho sinh cho tới người xông pha nơi chiến trận Theo quan niệm thời đó, đây là những thú hưởng thụ thanh nhã và thời thượng Trong thơ Lí Bạch, đặc biệt là ở những sáng tác cổ thể của ông,
ta thấy có rất nhiều bài viết về rượu, viết về một con người say ngất ngưởng trong hơi men Ông từng nhận mình là vị “trích tiên” nhưng “đã ba mươi năm
ta chôn vùi trong tửu quán” Với ông, rượu có thể giúp giải tỏa tâm trạng nỗi niềm:
“Cho nên suốt ngày ta say sưa Nằm lăn quay bên cột nhà phía trước”
(Ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí của mình)
“Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày Một ngày nên nghiêng ba trăm chén”
(Bài ca Tương Dương)
Lí Bạch có rất nhiều bài thơ viết về rượu và hầu như bài nào cũng rất
xuất sắc: Ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí của mình (Xuân nhật túy khởi
ngôn chí), Sắp kèo rượu (Tương tiến tửu), Nâng chén hỏi trăng (Bả tửu vấn nguyệt), Trước rượu (Đối tửu), Một mình uống rượu dưới trăng (Nguyệt hạ độc chước), Sự hấp dẫn của những bài thơ, những vần thơ hành lạc ấy
chính là thái độ nhân sinh, sự ứng xử theo kiểu Lí Bạch với nỗi sầu vạn cổ ẩn chứa ở phía sau Cái nỗi sầu vạn cổ của bậc thi tiên ấy trước hết là nỗi sầu thế
sự Nhà thơ vốn có thái độ nhập thế tích cực, có khát khao nhiệt huyết mãnh liệt với cuộc đời nhưng liên tiếp gặp thất bại, liên tục rơi vào trạng thái thất vọng, thờ ơ mà lại không thể bỏ rơi cuộc đời, gây ra một bi kịch tinh thần,
Trang 34một nỗi sầu nhân thế ám ảnh suốt cuộc đời ông Rượu là liều thuốc giải tỏa muộn phiền, đem lại cho thi tiên sự phấn chấn tinh thần dù là chốc lát:
“Sầu thì nhiều nhưng rượu lại ít
Hễ dốc chén thì sầu không đến nữa Mới biết ta là tay thánh rượu
Thì khi rượu say lòng sẽ cởi mở”
(Một mình uống rượu dưới trăng)
Cùng với đó, Lí Bạch mang trong mình nỗi sầu về sinh mệnh Ông ý thức được sự ngắn ngủi của đời người:
“Lại chẳng thấy, gương sáng trên lầu cao soi nỗi buồn trắng tóc Sớm như tơ xanh, chiều đã tuyết”
(Sắp kèo rượu)
Việc tìm đến với cõi tiên, luyện đan cầu trường sinh cũng không giúp ích được gì, con người ấy chỉ biết níu kéo vào hiện tại những gì mình đang có trong hiện thực để mong giải tỏa nỗi sầu thiên cổ ấy Khuynh hướng hưởng lạc thể hiện tư tưởng ấy rõ nhất Ngồi đếm thời gian trôi qua, ban ngày không
đủ con người ấy còn tranh thủ “đêm đêm đốt đèn mà chơi”, qua đây có thể thấy đó là người yêu quý hiện thực biết bao Đã từ lâu, con người tìm đến với rượu để giải sầu “nâng chén tiêu sầu”, Lí Bạch cũng là người như vậy, không chỉ tìm đến với rượu trong đời sống thực mà con rất thích thú đưa rượu vào trong thơ của mình Nhưng trong những vần thơ rượu ấy, tác giả không chỉ viết về hình ảnh một con người say sưa ngất ngưỡng, mà còn gửi gắm vào đó
Trang 35“Hãy uống một chén rượu mà vui với cuộc sống hiện tại Cần gì phải được tiếng tăm nghìn năm sau khi chết”
(Đường đi khó)
Ở rượu thi tiên còn tìm thấy cảm giác hứng thú (tuý trung hứng) và cảm giác chân thực (túy trung chân) Với ông, say chính là để hòa đồng với thiên nhiên vũ trụ, say chính là để vượt thoát thực tại
Những thú vui tao nhã được đề cập trong văn chương xưa rất nhiều, nhưng nó không có chỗ để dành cho nữ sắc Tuy nhiên, như chúng ta đã biết,
Lí Bạch là người dám nói những điều người khác không dám nói, dám làm những việc người khác không dám làm, dám tuyên dương những điều mà người khác cho là dung tục (ít nhất trong lĩnh vực văn chương) Con người hành lạc trong thơ cổ thể của ông trở nên ngông nghênh, thách thức tất cả, không quan tâm tới những điều thị phi khi viết ra những bài thơ nói tới việc dắt kĩ nữ đi vãn cảnh chùa, đi du thuyền cùng kĩ nữ, uống rượu cùng kĩ nữ, làm thơ tặng kĩ nữ, Trong ý thức của nhà thơ, đó cũng chỉ là những thú vui bình thường, cũng giống như làm thơ, đánh đàn, chơi cờ Đặc biệt, khung cảnh tác giả đi ngao du cùng kĩ nữ được bố trí rất sang trọng, thanh cao và dường như có phần thoát tục:
“Thuyền bằng gỗ sa đường, chèo bằng gỗ mộc lan Tiêu ngọc sáo vàng đặt ở hai đầu
Trong bình chứa nghìn hộc ngon Chở con hát theo sóng lúc xuôi, lúc ngược Người tiên cưỡi hạc vàng
Khách biển dửng dưng dõi theo chim âu trắng”
(Khúc ngâm trên sông)
Việc một cá nhân trong xã hội phong kiến, giữa thanh thiên bạch nhật, trước con mắt thế tục, dắt kĩ nữ đi chơi, thậm chí còn làm thơ ca tụng là việc
Trang 36khó có thể chấp nhận Cái con người chẳng sợ trời, chẳng sợ đất ấy lại vô cùng băn khoăn lo lắng không biết phải làm cách nào mới có thể lọt vào mắt xanh của người đẹp, mới lấy được lòng nàng quả khiến cho nhiều người sửng sốt Vậy nhưng, Lí Bạch là người đâu quan tâm tới những điều thị phi, khi ông cho đó là thanh cao thì tự nó là thanh cao, còn trong con mắt thế tục nó là như thế nào ông cũng đâu để ý Chính việc không muốn biện giải ấy, mỗi hành vi vốn đã mang trong lòng nó một khía cạnh nào đó của cá nhân khổng
lồ khao khát được giải phóng khỏi những lề thói, những chuẩn mực vốn kìm hãm, trói buộc con người
Nhưng do quá khác người, quá đặc biệt như vậy nên con người ấy bị xã hội cô lập, bỏ rơi và trở nên cô đơn lạc lõng Vì vậy trong thơ cổ thể của Lí
Bạch ta nhận thấy sự xuất hiện của một con người cô đơn, cô độc giữa cuộc
đời Từ thời đại Lí Bạch sống cho tới mười mấy thế kỉ sau, ở Việt Nam, khi
phong trào thơ Mới ra đời tưởng chừng như đảo lộn tất cả nếp sáng tác xưa cũ bằng chủ trương đổi mới thi ca Thực ra, bản chất của cái “mới” ấy chính là những cái “tôi” cô đơn trước cuộc đời, là những cái tôi khát khao được giải phóng Trên thi đàn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, cái “tôi” cá nhân xuất hiện là sự sửng sốt đến lạ kì: “Ngày thứ nhất ( ) chữ “tôi” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ Nó như lạc loài nơi đất khách, bởi
nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân ( ) Bởi vậy cho nên khi chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu” [16,58 – 59] Vào thời điểm đó, những vần thơ tình cuồng nhiệt, đắm say của Xuân Diệu, thơ điên của Hàn Mặc Tử, thơ tiên của Thế Lữ, thơ say của Vũ Hoàng Chương đều được xem là vô cùng táo bạo Nhưng từ hơn một nghìn năm trước đó, thi tiên Lí Bạch đã ít nhiều đề cập tới những khía cạnh của những vấn đề đó Dù cho có sự khác biệt về thời đại, về bối cảnh xã hội, nhưng đó
Trang 37đều là cái “tôi” ý thức được cuộc sống, ý thức được bản thân để nhận ra sự cô đơn, lạc lõng của mình giữa cuộc đời Cảm giác cô độc xuất hiện rất nhiều trong thơ Lí Bạch, nhưng có lẽ sâu sắc nhất chính là sự cô độc bởi xung đột, không có sự hòa điệu giữa cá nhân và xã hội, giữa cái riêng và cái chung Kiểu con người lúc tràn trề ý thức lập công báo quốc, lúc lại muốn làm theo ý thích riêng mình, vừa lí tưởng, vừa đời thường, vừa chân thực lại vừa ngang ngạnh đã hình thành trong con người của nhà thơ nhưng nó chưa trở thành phổ biến, chưa được thời đại chấp nhận Đỗ Phủ từng viết:
“Lâu rồi không gặp bác Lí Giả cuồng thật đáng thương Người đời đều muốn giết Riêng ta cứ thương tài”
(Đỗ Phủ)
Đỗ Phủ cũng như những con người trong xã hội đó, bởi không hiểu Lí Bạch nên họ cho rằng mọi hành động của ông là “giả cuồng” Thái độ của người đời đối với ông vốn là không hiểu, nên không trân trọng Dù hiểu thế nào thì bài thơ chính là thái độ không chấp nhận của xã hội đối với con người
cá biệt như ông Thi tiên cũng ý thức được sự ngông nghênh, cao ngạo của mình không phù hợp với cõi tục, thậm chí là đối lập với nó Nhà thơ luôn biết rằng, cách nghĩ, cách nhìn đời, cách ứng xử với đời đó là chỉ có của riêng ông Trên thực tế, kiểu con người hành hiệp, con người cậy tài, con người hành lạc, ở thời Thịnh Đường không phải là không có, nhưng tập trung tất
cả trong một con người thì chỉ có ở Lí Bạch Chính sự đan xen phức tạp của nhiều kiểu người khiến Lí Bạch xa rời xã hội về mặt ý thức, khiến ông luôn khắc khoải kiếm tìm người tri âm, tri kỉ nhưng chỉ nhận lấy sự thất vọng bởi ông chua xót nhận ra “thiên hạ không ai hiểu lòng ta” Không tìm được người tri âm, tri kỉ, thi tiên thường đối diện với chính mình, nên trong thơ ông xuất
Trang 38hiện rất nhiều hình ảnh con người cô độc phải “độc chước”, “độc ẩm”, “độc tọa” Dù cho có cố ý hay vô tình, khi tách khỏi cộng đồng xã hội, trơ trọi giữa cuộc đời cũng là lúc con người cá nhân, cá tính của nhà thơ được dịp bộc
lộ đầy đủ nhất, là lúc kiểm nghiệm những cách ứng xử với cuộc đời của mình với cuộc đời Lí Bạch tìm được một chút thư thái, một chút lạc thú trong sự cô độc, bởi ông không ân hận khi lựa chọn con đường không hòa mình lẫn với bụi bặm cuộc đời, để giữ vững thiên chân, thiên tính, thiên lương trong sáng của bản thân
Như vậy, qua hàng loạt sáng tác thuộc loại cổ thể của Lí Bạch, độc giả nhận ra hình ảnh con người cá nhân cá tính của ông – một con người có tầm vóc phi thường, cả về tài năng, chí khí, khát vọng, song vẫn luôn cô độc, lạc lõng giữa thời cuộc Con người ấy đứng ngang với tầm vóc của vũ trụ khi
“thi thành ngâm át sóng biển khơi”, tiếng nói có thể làm kinh hãi người nhà trời nên luôn phải “độc tọa”, “độc chước”, “độc ẩm” bởi không ai có thể hiểu và sánh kịp ông Do đó, không phải ngẫu nhiên khi một số nhà nghiên cứu phương Tây đã so sánh hình tượng những con người có kích thước to lớn trong thơ Lí Bạch – trước hết là hình tượng chính bản thân nhà thơ – với hình tượng của những con người khổng lồ trong văn học phương Tây thời Phục Hưng Đặc biệt, thi tiên còn được mệnh danh là “Rabơle của Trung Hoa” Ngay từ đầu người viết đã khẳng định, không phải chỉ tới thơ Lí Bạch mới xuất hiện con người cá nhân cá tính và chỉ có ở trong thơ ông mà nó đã xuất hiện từ các sáng tác của Khuất Nguyên, cũng hiện diện trong sáng tác của các thi sĩ đương thời tiêu biểu là Đỗ Phủ; nhưng nếu cái “tôi” trong thơ Khuất Nguyên nổi bật với tính chất trong sáng, đẹp đẽ thì trong thơ Lí Bạch lại là sự mạnh mẽ, phóng khoáng, khác hẳn với cái “tôi” âu sầu, nhỏ bé, khổ não đầy những phiền muộn trong thơ Đỗ Phủ Những đặc điểm này đều thuộc về phong cách thơ lãng mạn: thơ của cái “tôi” cá nhân vĩ đại song cô độc luôn
Trang 39khát khao thoát khỏi hiện thực xấu xa, đầy bon chen để vươn tới thế giới của cái đẹp, của lí tưởng cao siêu nhưng cuối cùng đành phải vỡ mộng Từ việc khắc họa hình ảnh con người cá nhân cá tính đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện phong cách nghệ thuật thơ cổ thể Lí Bạch – một phong cách hào hùng, hào sảng, phóng túng, phiêu dật,
2.2.2 Một bức tranh đời sống xã hội đa dạng, phong phú trong thơ cổ thể
Lí Bạch
Bên cạnh đề tài viết về con người cá nhân cá tính, đọc những vần thơ
cổ thể của ông độc giả còn nhận thấy một bức tranh đời sống xã hội – đặc
biệt là cuộc sống, số phận của người phụ nữ hiện lên hết sức chân thực
Viết về đời sống xã hội, Lí Bạch đề cập tới cuộc sống của nhân dân lao động, của người phụ nữ, chiến tranh hay những tình cảm hết sức nhân bản như tình bạn, tình yêu Có thể thấy, bao trùm lên bức tranh xã hội trong thơ cổ thể Lí Bạch là cái nhìn, là cách đánh giá của một nhà lãng mạn để hình thành nên đặc trưng nổi bật trong thơ ông là sự “lý tưởng hóa cuộc sống, khao khát
tự do và phản kháng mọi bất công” [11, 75]
Xuất phát từ thái độ phản kháng trước mọi bất công, trước những điều ngang tai trái mắt, Lí Bạch đã không ít lần mượn những đề tài lịch sử để gián
tiếp thể hiện sự bất mãn với xã hội đương thời trong bài Ô thê khúc (Khúc hát
quạ đậu) nhà thơ đã dựng lại hình ảnh vua Ngô suốt ngày chỉ biết chìm đắm
mê muội trong nhan sắc của Tây Thi mà bỏ bê công việc triều chính từ đó chế giễu, đả kích Đường Minh Hoàng ngày ngày chỉ biết ăn chơi hưởng lạc và mê đắm Dương Quý Phi:
“Vào lúc quạ đậu trên đài Cô Tô, Vua Ngô trong cung say đắm Tây Thi
Bài hát Ngô, trong điệu múa Sở, vui chưa dứt, Núi xanh sắp ngậm nửa vầng mặt trời
Trang 40Mũi tên bạc trong bình vàng, giọt nước đã nhiều, Ngẩng trông vầng trăng thu rơi xuống làn sóng sông
Phương đông mặt trời lên cao dần, sao vui được mãi ”
“Ông đồ nước Lỗ bàn chuyện ngũ kinh Tóc bạc vùi trong những từ chương đã chết Hỏi ông cách giúp đời giúp nước
Ông ngơ ngác như từ mây mù rơi xuống
( ) Ông không phải là Thúc Tôn Thông
So với tôi, ông cũng không giống
Chuyện đời ông còn chưa thông tỏ Nên về bờ sông Vấn đi cày ”
(Diễu ông đồ nước Lỗ)
Bài thơ đã dựng lên hình ảnh của những ông đồ nho cả đời chỉ biết chìm đắm trong sách vở, trong “Tứ thư, ngũ kinh” Thực chất thì những người đó