Một bức tranh thiên nhiên chân thực và thơ mộng trong thơ cổ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể lí bạch qua một số sáng tác tiêu biểu (Trang 52 - 59)

VI. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Một bức tranh thiên nhiên chân thực và thơ mộng trong thơ cổ

Bạch

Cùng với đề tài con người cá nhân, cá tính, đề tài bức tranh đời sống xã hội thì mảng đề tài viết về thiên nhiên cũng góp phần quan trọng trong việc biểu hiện phong cách nghệ thuật thơ cổ thể của ông. Thiên nhiên vốn là đề tài đặc hữu trong thơ Đường. Với tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng, Lí Bạch được đánh giá là một trong những nhà thơ đời Đường viết nhiều nhất và thành công nhất về thiên nhiên. Vốn là người ưa thích ngao du sơn thủy, Lí Bạch đã đi rất nhiều nơi, bước chân ông đã in dấu trên mọi cảnh đẹp của đất nước Trung Hoa rộng lớn, tới mức người ta có thể lập lại bản đồ đất nước dựa theo dấu chân nhà thơ. Được tận mắt chứng kiến và thâu nhận nhiều vẻ đẹp kì lạ, Lí Bạch dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc và nồng hậu, đồng thời lại là thi sĩ có tâm hồn đặc biệt nhạy cảm trước cái đẹp. Điều đó đã góp phần làm nên sự thành công của nhà thơ ở mảng đề tài này. Thi tiên Lí Bạch có một cơ chế chiếm lĩnh và tái hiện thiên nhiên khá đặc biệt khiến cho thiên nhiên trong thơ ông trở thành hữu linh, hữu hình, hữu tình, hữu cảm. Đọc thơ Lí Bạch ta bắt gặp vẻ huy hoàng kì vĩ của dòng Hoàng Hà cho tới vẻ đẹp trong ngần, tinh khiết của giọt sương đêm hay nửa vầng trăng thu trên núi Nga Mi. Trái tim thi tiên đã rung lên bồi hồi trước biết bao bức tranh lộng lẫy của giang sơn gấm vóc, thậm chí chỉ là một cánh hoa rơi trước thềm, một chiếc lá nhẹ rơi trên cỏ cũng đủ lay động tâm hồn nhạy cảm ấy. Thiên nhiên vốn đã đẹp nhưng bằng tấm lòng, tài năng và tình yêu của mình, Lí Bạch đã thêm một lần sáng tạo lại vẻ đẹp đó làm cho nó bất tử hóa muôn đời.Thiên nhiên trong thơ Lí Bạch

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 54 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

mang một phong vị riêng, không lẫn với bất kì một nhà thơ nào khác. Một số nhà thơ thời Thịnh Đường như Vương Duy, Vương Bột, Sầm Tham, Cao Thích.... do ảnh hưởng hội họa nên phong cảnh trong thơ của họ đẹp và giống như những bức tranh thủy mặc im lìm:

“Người thảnh thơi, hoa quế rụng Đêm im lặng, non xuân vắng không Trăng lên làm chim núi giật mình

Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối”

(Vương Duy)

Bài thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh nhằm khắc họa sự tĩnh lặng của không gian hay chính là sự tĩnh lặng, thảnh thơi trong tâm hồn con người. Trái lại, thiên nhiên trong thơ Lí Bạch lại cực kì sinh động. Ngòi bút phóng khoáng, cảm hứng mê say lãng mạn của thi tiên dường như lan truyền tới vạn vật khiến trăng, gió, mây, núi, sông đều trở nên rực rỡ hơn:

“Khói tan lộ ra khóm lá lan, gió thơm nổi dậy Bờ liền với hoa đào, sóng gấm nhấp nhô”

(Bãi Anh Vũ)

Tất cả khung cảnh thiên nhiên đều chuyển động: “ Thiên Mụ ngang trời chắn núi xanh Thế vượt Ngũ Nhạc, ép cả Xích Thành

Núi Thiên Thai cao bốn vạn tám nghìn trượng Trước đó cũng áp nghiêng về đông nam ”

(Mơ đi chơi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt) “Đỉnh núi liền nhau cách trời chưa đầy thước

Thông khô vắt vẻo bám vào vách đá cheo leo Suối bay thác đổ tranh nhau gầm thét

Vỗ sườn lay đá, muôn khe như sấm vang” (Đường Thục khó đi)

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 55 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

Núi vốn tượng trưng cho cái tĩnh, sông tượng trưng cho cái động. Vậy mà dưới con mắt thi tiên những ngọn núi chẳng im lìm chút nào, ngọn thì cố vươn lên cao, ngọn lại nghiêng mình né tránh, ngọn thì sừng sững chắn trời xanh, ngọn thì “áp nghiêng về đông nam” chẳng dám tranh. Hùng vĩ biết bao, mạnh mẽ biết bao sức sống của núi! Bằng việc sử dụng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã làm cho sự vật dù yên tĩnh, vô tri cũng trở nên đầy sức sống, vô cùng sinh động, dù vậy tác giả không hề gán ý muốn chủ quan của mình vào sự vật mà luôn tôn trọng những đặc điểm vốn có của nó khiến cho hình tượng thiên nhiên trở nên vô cùng hùng vĩ, khoáng đạt. Nếu như Khuất Nguyên là người đầu tiên trong văn học thành văn dùng thiên nhiên để biểu tượng cho con người: dùng cây quất để thể hiện phẩm chất kiên trung, đám cỏ hôi, lũ diều quạ tầm thường xấu xa nhằm ám chỉ bè lũ quan lại bất tài vô dụng, dùng hoa lan chỉ sự thơm tho trong sạch của tâm hồn mình.... thì Lí Bạch lại là người kế thừa, học tập sáng tạo rất thành công thủ pháp nghệ thuật này. Ông luôn dành một vị trí đặc biệt cho trăng bởi vầng trăng trong sáng, đẹp đẽ ấy chính là sự hóa thân của nhà thơ: thanh cao, đẹp đẽ song quá cô độc như có lần nhà thơ tự nhận:

“Lúc ấy người đi đày trông hoài cõi xa tít

Mảnh trăng cô đơn trên bãi dài soi sáng cho ai?”

(Bãi Anh Vũ)

Trăng trong thơ Lí Bạch vô cùng huyền ảo, và xuất hiện ở khắp mọi nơi có khi là trăng trên núi, có khi là trăng trên sông, trăng với lữ khách, trăng ở quán trọ, trăng lúc cô đơn.... Trăng không chỉ là sự hóa thân của nhà thơ mà còn là biểu tượng của sự thanh bình, trong sáng nên có khi trăng cũng tượng trưng cho những điều tốt đẹp mà nhà thơ khát khao hướng tới:

“Cất tiếng ca vang chờ trăng sáng”

(Ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí của mình)

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 56 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

thiên nhiên nói chung và vầng trăng nói riêng trong thơ Lí Bạch. Trăng lúc thì huyền ảo, lúc lại vô cùng sống động:

“Đầu giường ánh trăng rọi sáng Tưởng là sương trên mặt đất” (Nghĩ trong đêm yên tĩnh) “Nửa vầng trăng thu núi Nga Mi

Bóng in xuống sông nước Bình Khương cuồn cuộn” (Bài ca trăng núi Nga Mi)

Với thi tiên, trăng là người mà người cũng là trăng, như hai mà một, như một mà hai. Nhà thơ đưa trăng thành một nhân vật, một chủ thể, một người bạn tri âm tri kỉ của mình:

“Một mình uống chẳng có ai thân thiết Nâng chén mời trăng sáng

Trước bóng, ta nữa thành ra ba người”

(Một mình uống rượu dưới trăng)

Bài thơ là bữa tiệc tưng bừng, náo nức giữa trăng – bóng – con người. Trăng cùng con người nhảy múa, reo cười, hát ca; trăng cũng biết say, biết buồn như con người. Trăng vừa là bạn và cũng chính là tác giả. Thơ Lí Bạch luôn tràn trề ánh trăng: có khi là ánh trăng rọi sáng đầu giường gợi ra nỗi niềm của người lữ khách tha hương; có khi là vầng trăng thơ mênh mang tỏa sáng trên sông nước hồ Động Đình khiến dòng nước trở thành dòng trăng; có khi ánh trăng ló ra từ đám mây mù nơi cửa ải Thiên San để rồi hòa quyện cùng gió mây trải dài tới Ngọc Môn Quan khiến lòng người chinh phu, chinh phụ lay động biết bao tình.... Với Lí Bạch, không chỉ uống rượu cùng, trăng còn là người bạn đồng hành cùng nhà thơ vượt qua những chặng đường dài:

“Buổi chiều từ núi biếc đi xuống Trăng núi theo người đi về”

(Xuống núi Chung Nam, ghé ngủ nhờ nhà của sơn nhân Hộc Tư, bày tiệc rượu)

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 57 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

trăng mà như sống trong tình bạn thân thiết, quen thuộc:

“Đào mận như đã quen nhau

Nghiêng hoa về phía ta mà nở Con oanh chuyền hót trên cây biếc

Vầng trăng sáng ghé nhìn vào chén vàng”

(Trước rượu)

Lí Bạch yêu trăng, say trăng, mê trăng, nên đã dành cho trăng một vị trí vô cùng quan trọng trong thơ của mình, bởi vậy khi ông qua đời người đời sau đã dệt lên giai thoại: thi tiên nhìn dưới đáy nước thấy vầng trăng đẹp quá nên đã nhảy xuống ôm trăng mà chết.

Cùng với trăng, trong mảng đề tài viết về thiên nhiên nhà thơ cũng viết rất nhiều về núi. Sinh thời, ông đặc biệt yêu quý hai ngọn núi Nga Mi và Thanh Thành. Về sau trên bước đường phiêu lãng không biết bao lần nhà thơ đã thao thức khôn nguôi nỗi nhớ da diết vầng trăng trên núi Nga Mi hay dáng núi Thanh Thành xanh biếc. Theo quan niệm xưa, núi là nơi di dưỡng tinh thần, là chốn thanh sạch bình yên. Vì vậy, “đăng cao” là một chủ đề rất quen thuộc trong thơ xưa. Con người lên cao để chiếm lĩnh không gian vũ trụ, mở rộng tầm nhìn của mình; trèo lên đỉnh cao của mặt đất cũng chính là trèo lên đỉnh cao của tinh thần, giúp họ thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn. Những cụm từ như “khai môn kiến sơn” (mở cửa thấy núi), “đăng cao ức hữu” (lên cao nhớ bạn) đã trở nên quen thuộc trong thơ Đường cũng như trong thơ của thi tiên:

“Ra cửa thấy núi Chung Nam Ngọn núi gợi suy nghĩ không cùng Vẻ đẹp không gọi tên được

Màu biếc hàng ngày ở trước mắt Có khi mây trắng đùn lên

Như trời tự mở ra hay cuộn lại”

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 58 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

Bài thơ giản dị, chân thực tưởng như chẳng có gì để nói nhưng cái hay, đặc sắc lại ở chính cái vẻ đẹp giản dị tưởng như chẳng có gì để nói ấy. Phía sau “vẻ đẹp không gọi được tên, màu biếc hàng ngày ở ngay trước mắt” là cả một trời suy nghĩ của thi nhân. Không một lời tả ngọn núi mà chỉ gợi cảm nhận của nhân vật trữ tình: sững sờ, kinh ngạc trước vẻ đẹp giản dị, tự nhiên như cuộc sống hàng ngày tưởng như đã quá quen thuộc, như màu biếc hàng ngày ở trước mắt song có thể làm ngân lên trong lòng người đọc biết bao cảm xúc trước cái đẹp gần gũi nhưng đầy bí ẩn thiêng liêng của ngọn núi. Tuy nhiên, chất lãng mạn phóng túng, chất tài hoa bay bổng tuyệt vời để Lí Bạch đúng là Lí Bạch lại nằm ở hai câu thơ cuối:

“Có khi mây trắng đùn lên Như trời tự mở ra hay cuộn lại”

Đã có biết bao nhà thơ viết về núi nhưng có lẽ chỉ có tâm hồn bay bổng, lãng mạn, phiêu dật của Lí Bạch mới nhận thấy mây đùn lên sau núi giống như cửa nhà trời đóng mở vậy. Cũng giống như Hoàng Hà – dòng sông quen thuộc chảy tràn trong thơ văn bao đời nhưng chỉ đến Lí Bạch mới trở thành sợi tơ trời óng ả sa xuống trần gian.

Thiên nhiên trong thơ Lí Bạch luôn hiện lên với những nét to lớn, kì vĩ, hoành tráng, diễm lệ rất phù hợp với phong cách của nhà thơ lãng mạn – luôn thích những điều kì vĩ. Thiên nhiên ấy được đo bằng tầm cao của một thiên tài, bằng kích thước của một tâm hồn lãng mạn và nhãn tự của một thi tiên. Với cơ chế chiếm lĩnh và tái hiện đặc biệt như thế nên thiên nhiên trong thơ Lí Bạch trở nên hữu hình, hữu tình, hữu linh, hữu cảm. Thiên nhiên trong thơ ông có khi biểu hiện nỗi đau buồn bàng bạc mong manh trước ngọn gió đông “gió đông chừ gió đông hãy vì ta mà thổi đám mây trôi về phía tây”, trước dòng nước cứ lạnh lùng chảy về phía đông mà không hay tình li biệt vẫn chưa dứt; có khi lại là một nỗi xót xa vô biên, đặc quánh lại ôm chặt thân phận nhỏ

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 59 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

bé hữu hạn của con người cô đơn giữa vũ trụ vô thủy vô chung: “Anh chẳng thấy:

Nước Hoàng Hà từ trên trời chảy xuống Tuôn vội ra biển không quay trở lại Lại chẳng thấy:

Trước gương sáng trên nhà cao, buồn vì tóc bạc Sớm như tơ xanh, chiều đã như tuyết

Đời người gặp lúc đắc ý thì cứ vui cho thỏa

Chớ để bình vàng suông dưới trăng”

(Sắp kèo rượu)

Thiên nhiên trong thơ cổ thể Lí Bạch có khi được thu lại trong một bài luật thi ngắn gọn, nhưng phần lớn là được dựng lại thật hoành tráng trong những bài cổ thể. Bởi chỉ có thể thơ tự do, phóng túng mới có thể thỏa mãn tâm hồn bay bổng của thi nhân, mới đủ giúp ngòi bút của nhà thơ làm xao động cả vũ trụ:

“Hứng đầy hạ bút xuống làm lay chuyển Ngũ Nhạc Thơ viết xong cười vang động cả miền Thương Châu”

(Khúc ngâm trên sông)

Có thể thấy, những bài thơ miêu tả thiên nhiên của thi tiên dù trong sáng, siêu phàm hay hào phóng, mạnh mẽ đều đưa lại cho bạn đọc một sự hưởng thụ cái đẹp, tâm hồn, trí tưởng tượng được thỏa sức bay bổng trong bầu trời tự do. Như vậy, với một thiên mức rộng lớn đã cho phép Lí Bạch thi triển nội dung đề tài rất phong phú, đa dạng. Đọc thơ cổ thể Lí Bạch, ta không chỉ bắt gặp hình ảnh của một con người cá nhân cá tính mà còn thấy được muôn mặt của đời sống: từ bức tranh phong cảnh thiên nhiên chân thực, thơ mộng cho tới bức tranh về đời sống xã hội đa dạng, phong phú. Điều đó chứng tỏ thơ cổ thể Lí Bạch có khả năng chứa đựng một dung lượng đề tài cực kì phong

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 60 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

phú và đa dạng. Khi viết về đời sống xã hội thì ông dành sự ưu ái hơn cả cho đề tài thiên nhiên và người phụ nữ. Sự lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với phong cách thơ Lí Bạch bởi cả hai đều là biểu tượng của cái đẹp mà người nghệ sĩ muôn đời luôn khao khát tìm kiếm và khám phá nhất là ở người nghệ sĩ lãng mạn – những người tự nhận là “lữ khách kiếm tìm cái đẹp” ở khắp mọi nơi như Lí Bạch.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể lí bạch qua một số sáng tác tiêu biểu (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)