Hình thức thể loại – cấu trúc câu thơ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể lí bạch qua một số sáng tác tiêu biểu (Trang 72 - 77)

VI. Cấu trúc khóa luận

2.3.3. Hình thức thể loại – cấu trúc câu thơ

Qua việc khảo sát các bài thơ cổ thể của Lí Bạch in trong cuốn Thơ Lí

Bạch, Ngô Văn Phú, 2005, NXB Lao Động, tác giả khóa luận đưa ra phần thống kê sau:

* Số chữ trong câu thơ: - Ngũ ngôn: 75/142 - Thất ngôn: 31/ 42 - Tạp ngôn: 36/142 * Về số câu trong bài: - Tứ tuyệt: 22/142 - Lục cú: 10/142 - Bát cú: 35/142 - Trường luật: 75/142

Từ các số liệu thống kê trên có thể thấy, số lượng thơ ngũ ngôn, trường luật chiếm ưu thế lớn nhất trong thơ cổ thể Lí Bạch. Có điều khá đặc biệt đó là tất cả những bài cổ thể của Lí Bạch dù được viết theo thể ngũ ngôn, thất ngôn hay tạp ngôn thì phần lớn đều được viết theo dạng trường luật, thể hiện rõ qua số lượng tác phẩm đã khảo sát, những bài trường luật là 75/142 chiếm

52,8% những bài cổ thể in trong cuốn Thơ Lí Bạch của Ngô Văn Phú .

Xét về thơ ngũ ngôn cổ thể (ngũ cổ) của Lí Bạch: có số lượng tác phẩm lớn nhất trong sự khảo sát của tác giả khóa luận (75/142). Có thể lí giải điều này từ nguyên nhân khách quan sau: thơ ngũ ngôn vốn có truyền thống rất lâu

đời từ trong Kinh thi, qua sáng tác dân ca Nam Bắc triều, giành được địa vị từ

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 74 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

loại sáng tác chính thức của các thi nhân mọi thời đại. Trước Lí Bạch, trên thi đàn Sơ – Thịnh Đường, ngũ ngôn vẫn chiếm địa vị trọng yếu. Tuy nhiên xét về cả mặt hình thức, văn phong thì sự phù hoa diễm lệ vẫn là hứng thú với các thi sĩ đương thời. Trong khi đó, Lí Bạch là người nhận lấy trách nhiệm khôi

phục truyền thống thơ ca hiện thực, kí thác tâm tình vốn có từ Kinh thi qua

thời Kiến An do Trần Tử Ngang khởi xướng. Có thể nói ngũ cổ của Lí Bạch đã thể hiện rất rõ quan điểm này. Nhưng so với các thể thơ khác thì ngũ cổ của Lí Bạch không được đánh giá cao vì tính sáng tạo của nó không nhiều khi ông chủ yếu viết những đề tài đã quen thuộc trong văn học quá khứ, hơn nữa với ngũ cổ dường như Lí Bạch luôn phải gò mình trong tính mực thước của

nó. Bạn đọc ngày nay biết tới những bài ngũ cổ nổi tiếng của ông như: Cổ

phong ngũ thập cửu thủ, Nghĩ cổ thập nhị thủ, Hiệu cổ nhị thủ.... Lí Bạch là người luôn có ý thức rất cao trong việc lựa chọn thể loại cho phù hợp với nội dung cảm xúc. Sự ý thức ấy được thể hiện rõ trong hệ thống đề tài: phần nhiều là ông lấy những đề tài có từ giai đoạn trước như miêu tả chiến tranh, phê phán thói chơi bời của vua quan, thể hiện tâm trạng hoài tài bất ngộ.... đa số được thể hiện trong chùm thơ cổ phong. Ngũ cổ của Lí Bạch còn thể hiện sự quan sát nhạy bén, đồng tình với nhân dân lao động nghèo khổ, tiêu biểu ở

Đinh đô hộ ca. Những bài lấy nội dung trữ tình từ thơ ca dân gian cũng tập

trung trong ngũ cổ như Trường can hành. Hơn nữa với tính dễ nhớ, dễ thuộc,

gần gũi quen thuộc với người dân, đặc biệt là tính điển nhã nên Lí Bạch ưu tiên ngũ cổ cho đề tài tống biệt. Ngũ cổ không đi sâu vào thể hiện những cảm xúc phức tạp trong tâm hồn con người như thất ngôn và tạp ngôn.

Về thất ngôn cổ thể (thất cổ) tuy cũng ra đời sớm nhưng qua thời gian nó không được trọng dụng như ngũ cổ, điều này góp phần lí giải tại sao ngũ cổ không chiếm số lượng nổi bật trong thơ cổ thể của thi tiên. Ở thất cổ, Lí Bạch được tự do thi triển bút lực, sức tưởng tượng, trình bày thấu đáo những cảm xúc đan xen phức tạp trong con người. Đọc thất cổ của ông ta bắt gặp

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 75 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

một cái “tôi” trữ tình vừa phóng khoáng, vừa u uất: say ngất ngưỡng trong

Tương tiến tửu, cuồng ngạo trong Giang thượng ngâm, ngậm ngùi uất nghẹn

trong Ngọc hồ ngâm,.... Tương tiến tửu được coi là bài thơ tiêu biểu nhất đại

diện cho những phức tạp đến mâu thuẫn trong con người ông: nhận thức được sự ngắn ngủi của đời người, xác định cho mình thái độ sống “tận hưởng niềm vui”, trong hoan lạc lại muốn khẳng định giá trị bản thân bằng tài năng nhưng rồi lại nghi ngờ mọi giá trị trong cuộc sống.... Đủ mọi trạng thái đan xen được thể hiện tới tận cùng từ hi vọng, thất vọng, tỉnh, say, lí trí, cuồng ngạo.... Trong những bài thất cổ của nhà thơ, một bộ phận nhỏ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập tới đời sống xã hội, dù tính cụ thể của các sự kiện là

không cao. Chẳng hạn như trong Ô thê khúc, tác giả muốn cảnh tỉnh nhà vua

Đường Minh Hoàng nếu không muốn dẫm vào vết xe đổ của vua Ngô khi đắm say sắc đẹp của Tây Thi mà mất nước thì không nên mãi chìm đắm trong nhan sắc của Dương Quý Phi. Nhà thơ đã thông qua những bài học được đúc rút từ qua khứ mà khuyên răn con người trong thực tại một cách thâm trầm, ý nhị.

Tuy nhiên, những bài cổ thể hay nhất, đặc sắc nhất, thành công nhất của thi tiên lại là tạp ngôn, trường luật bởi biệt tài của ông chính là xen kẽ những câu thơ dài ngắn khác nhau một cách linh hoạt, tài tình, và vô cùng khéo léo. Những khi muốn giãi bày những phiền muộn, uất ức chất chứa trong lòng mà phải dùng những câu đúng quy cách là điều không thể. Chính vì vậy khi sử dụng các câu dài, ngắn đan xen nhau là nhà thơ lại gắn chúng với một tâm trạng, một sự việc:

“Khí ngã khứ giả, tạc nhật chi nhật bất khả lưu Loạn ngã tâm giả, kim nhật chi nhật đa phiền ưu” (Bỏ ta mà đi, hôm qua đã không sao giữ lại

Làm rối lòng ta, hôm nay là ngày nhiều chuyện lo phiền” (Tiễn quan Hiệu Thư Thúc Vân)

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 76 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

Trong những bài tạp ngôn, trường luật, các câu tam ngôn, tứ ngôn thường mang sắc thái kêu gọi, mời mọc, tiết tấu thơ nhanh, mạch lạc:

“Sầm Phu tử. Đan Khâu sinh. Tương tiến tửu. Bôi mạc đình!” (Hỡi ông Sầm Phu. Hỡi chàng Đan Khâu. Rượu sắp bưng vào rồi,

xin chớ dừng lại) (Sắp kèo rượu) hoặc mang sắc thái biểu cảm:

“Y! Hu hi! Ngụy hồ cao tai!”

(Ôi! Chao! Hỡi ôi! Nguy hiểm sao! Cao thay) (Đường Thục khó đi)

nhưng chủ yếu là để miêu tả, liệt kê: “Liệt khuyết tích lịch Khâu loan băng tồi Động thiên thạch phi Hoằng nhiên trung khai” (Chớp giật sấm vang Núi tan gò lở

Động trời cửa đá

Rầm rầm mở ra ở giữa”

(Mơ đi chơi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt)

Cái hay, cái đặc biệt của những bài tạp ngôn, trường luật chính là sự kết hợp câu dài, ngắn tài tình tạo ra cảm giác thư thái, sự cân bằng trong cảm

xúc của người đọc. Chẳng hạn như trong Thục đạo nan (Đường Thục khó đi)

sau hàng loạt các câu tứ ngôn miêu tả sự kì lạ hiểm ác của rừng núi: “Triêu tị mãnh hổ

Tịch tị trường xà Ma nha doãn huyết Sát nhân như ma”

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 77 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

(Sớm tránh hổ dữ Chiều tránh rắn dài Mài nanh hút máu Giết người như cỏ gai)

(Đường Thục khó đi)

là hai câu ngũ ngôn, tạo ra sự cân bằng trong cảm xúc: “Cẩm thành tuy vân lạc

Bất như tảo hoàn gia”

(Tuy nói Cẩm thành là nơi vui vẻ Nhưng không bằng sớm trở về nhà)

Trong các bài thơ tạp ngôn, trường luật, Lí Bạch đã rất có ý thức trong việc kế thừa và sáng tạo những thành tựu văn học trong quá khứ, đặc biệt là sáng tạo của Khuất Nguyên với ngữ khí “hề”. Ở các sáng tác của tiên thi, ngữ khí “hề” xuất hiện khá nhiều, không những không làm mất đi nhịp điệu mà lại khiến câu thơ cả về hình thức ngôn ngữ lẫn hình tượng thơ mang dư vị lãng

mạn, phóng khoáng của Sở từ:

“Vân chi quân hề phân phân nhi lai hạ

Hổ cổ sắt hề loan hồi xa”

(Chúa của mây hề bời bời bay xuống Cọp gảy đàn, chim loan kéo xe)

(Mơ đi chơi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt)

Như vậy, Lí Bạch đã chọn lựa những thể loại phù hợp nhất với cá tính, tính cách, với phong cách của mình – một phong cách tự do, phóng túng, phiêu dật, không thích bất cứ sự gò bó nào. Vốn là người kịch liệt phê phán, chống lại khuynh hướng hình thức chủ nghĩa thời Tề Lương – chỉ chú ý đến thanh luật đối ngẫu, nội dung thì ủy mị – nên khi sáng tác, thi tiên Lí Bạch hoàn toàn tùy thuộc vào cảm hứng, cảm xúc mà đặt câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau một cách tài tình, khéo léo. Điều đó đã chứng tỏ sự nhất quán cao độ

SVTH: NguyÔn ThÞ Nga 78 Líp: K33C - Ng÷ v¨n

trong việc tổ chức cấu trúc câu thơ cổ thể Lí Bạch cho phù hợp với phong cách tự do, phóng túng, phiêu dật của ông.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật thơ cổ thể lí bạch qua một số sáng tác tiêu biểu (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)