G.Biêlinxki đã từng nhận xét về tính chân thực, sinh động trong những tác phẩm của Sêcxpia: “có được cái năng khiếu sáng tạo ở bậc cao nhất và được phú bẩm một trí tuệ bao trùm cả thế gi
Trang 1Phần mở đầu
I Lý do chọn đề tài
“Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm biểu hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại” (Từ điển thuật ngữ văn
học) Tác phẩm văn học đích thực ở bất cứ thời điểm nào cũng là di sản văn hóa của nhân loại, của thời đại và của dân tộc Vì vậy, đối với những người học tập và làm công tác nghiên cứu văn học, việc tìm tòi, khám phá những giá trị văn học của nhân loại không chỉ dừng ở việc tiếp thu nền văn học trong nước mà cần hướng tới tiếp thu những tinh hoa văn học thế giới nhất là những tinh hoa chói loà của nền văn học Phương Tây
Không biết đến cái chết, không biết đến sự lãng quên, không sợ bị lu mờ trong không gian và thời gian, đó là hiện tượng Sêcxpia – cây đại thụ của nền văn học Phục Hưng Đã từ lâu, dường như con người ông, sự nghiệp sáng tác của ông có một mãnh lực cuốn hút người đời đến kỳ lạ, làm say mê bao tâm hồn độc giả Sêcxpia (1564 - 1616) là một trong những nhà văn hoá vĩ đại nhất của nhân loại Ông không chỉ là vĩ nhân của thời đại Phục Hưng Anh mà còn là niềm kiêu hãnh ngàn đời của toàn thế giới
Ông được người đời đánh giá như một “ngôi sao rực rỡ chiếu sáng trên văn đàn”
[21.196]
Ngày nay, nhân loại đã có không biết bao nhiêu lời, biết bao nhiêu giấy mực, biết bao nhiêu sự so sánh… dành cho ông sự tôn kính và ngưỡng mộ để khẳng định tài năng bất diệt của ông Ben Giônxơn – một nhà văn đương thời, bạn lứa sau của Sêcxpia
đã phải thay đổi thái độ, cách nhìn đối với Sêcxpia và đưa ra những nhận định rằng
Sêcxpia là “linh hồn của thời đại” và cho rằng “Sêcxpia không chỉ thuộc về thời đại
của mình mà thuộc về tất cả mọi thời đại” Ông còn viết: “Anh sẽ sống khi sách anh còn sống và khi chúng tôi còn đủ trí thông minh để đọc sách và ca ngợi anh” (Nguyễn
Đức Nam – Sêcxpia và chúng ta – Tạp chí Văn học số 8/1995)
Trang 2Thi hào Gớt khi bàn về kịch của Sêcxpia đã không kìm nén nổi sự xúc động đến
bàng hoàng, ngây ngất: “Tôi không nhớ có quyển sách nào, có biến cố nào trong đời
sống của tôi mà lại gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt như những vở kịch của Sêcxpia… Khi đọc nó, người ta sợ hãi, thấy trước mắt ta là quyển sách của vận mệnh con người và người ta còn nghe cơn lốc của cuộc sống đang lật mạnh các trang”
(Nguyễn Đức Nam, Lương Duy Trung – Shakespeare và chúng ta – NXB Văn hoá,
Hà Nội 1976)
G.Biêlinxki đã từng nhận xét về tính chân thực, sinh động trong những tác phẩm của Sêcxpia: “có được cái năng khiếu sáng tạo ở bậc cao nhất và được phú bẩm một trí tuệ bao trùm cả thế giới, ông đồng thời có được cái phẩm chất khách quan của một thiên tài, cái phẩm chất này khiến ông trước hết là một nhà soạn kịch và thể hiện ra trong cái khả năng thấu hiểu các đối tượng đúng như chúng tồn tại, không phụ thuộc vào cá nhân mình, tự chuyển mình vào trong các đối tượng và sống đời sống của chúng” [15.75] Những lời ca ngợi ấy là viết về kịch của Sêcxpia nói chung nhưng cũng chính là viết về bi kịch của ông
Người cùng thời với ông ca ngợi ông là “nhà thơ có giọng lưỡi ngọt ngào”; “nhà
viết kịch tài ba và nhà hài kịch bậc thầy khó sánh” Ngoài thơ ra, Sêcxpia còn sáng tác
khoảng 37 vở kịch trong đó có 12 vở, còn bi kịch chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của ông
Trong “W.Shakespeare tuyển tập tác phẩm” các dịch giả biên soạn đã công nhận: “Với Sêcxpia sân khấu thời kỳ Phục Hưng đã đi vào lịch sử sân khấu thế giới như một thế kỷ hoàng kim Hay nói một cách khác, Uyliam Sêcxpia đã làm cho sân khấu Anh thế kỷ XVI đạt tới thời kỳ cực thịnh mà sau này không bao giờ nó có thể vươn tới
được nữa” Hơn nữa “là con đẻ của một dân tộc – dân tộc Anh, là sản phẩm của một thời đại – thời đại Phục Hưng, bằng sáng tác của mình, Sêcxpia đã vượt ra khỏi biên giới của đất nước mình và đi đến với toàn thể nhân loại, vượt qua các thời đại và đi thẳng đến ngày nay mà hình ảnh vẫn tươi mới rực rỡ” [17.5]
Điều này chứng tỏ tài năng kiệt xuất của Sêcxpia trên kịch trường thế giới Như
Gơ-rin một nhà soạn kịch chuyên nghiệp cùng thời với Sêcxpia đã gọi ông là “người
vung ngọn giáo làm náo động kịch trường” [15.68] Nhưng từ trước đến nay, nhiều nhà
Trang 3với những nụ cười sảng khoái nhiều cung bậc Hoặc có chăng khi nghiên cứu mảng bi kịch của ông, các nhà nghiên cứu thường tìm hiểu trên những vấn đề chung khái quát
mà chưa đi sâu vào từng vở bi kịch với những giá trị nghệ thuật, cụ thể là nghệ thuật xây dựng bi kịch Gia tài nghệ thuật của Sêcxpia rõ ràng tồn tại ở rất nhiều vở bi kịch xuất sắc Nó chứng tỏ rằng, ngay giữa lúc đang muốn công chúng vui cười thoả thích
ông vẫn cảm nhận được mối nguy cơ đe doạ con người, mưu toan bóp nghẹt tiếng cười của con người, gây nên bao cảnh tang tóc đau thương khiến cả nước mắt và cả máu phải
đổ ra không ít
Do vậy, chúng tôi chọn nghệ thuật xây dựng bi kịch của Sêcxpia làm đối tượng nghiên cứu với mục đích để hiểu ông hoàn chỉnh trên cả hai phương diện bi kịch lẫn hài kịch và nhằm khoả lấp những chỗ trống lâu nay còn tồn tại của độc giả khi nghiên cứu khai thác thiên tài của Sêcxpia Qua đó chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn, bản chất hơn
về chủ nghĩa nhân văn trong sáng tác của Sêcxpia
Hơn nữa, Sêcxpia còn là một tác giả có mặt trong chương trình Phổ thông trung học Bên cạnh việc trích học một vài đoạn trong vở hài kịch thì tôi nhận thấy bi kịch chiếm một vị trí hết sức quan trọng Chương trình THPT không phân ban (lớp 10) có chọn trích đoạn trong vở bi kịch “Rômêo và Juliét” - đoạn trích hồi II, cảnh 2 mang
tên “Thề hẹn” Vở bi kịch “Hăm lét”, trích đoạn ở hồi III, cảnh 1 mang tên “Sống hay
không sống - đó là vấn đề” (tên do nhà soạn sách đặt.) Trong chương trình sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000, tác giả và tác phẩm của ông cũng có mặt
Là sinh viên sư phạm ngành ngữ văn, là giáo viên dạy Ngữ văn tương lai, lựa chọn đề tài này, người viết không có tham vọng gì nhiều, chỉ hy vọng sẽ tìm ra một con
đuờng bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, tìm hiểu những tấn bi kịch trong hiện thực xã hội Anh thời Sêcxpia và hiểu sâu sắc hơn về những vở bi kịch của ông Việc lựa chọn đề tài này vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thời sự gắn liền với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng bi kịch của Uyliam Sêcxpia, qua một số tác phẩm tiêu biểu, người viết mong muốn hướng tới những giờ giảng văn học nước ngoài trong nhà trường THPT đạt kết quả cao
Trang 4II Lịch sử nghiên cứu
Uyliam Sêcxpia (1564-1616) – nhà soạn kịch lỗi lạc Ông là một trong những thiên tài vĩ đại góp phần tạo nên thế kỷ hoàng kim chói lọi cho nền văn học Phục Hưng Anh thế kỷ XVI, là người có công lớn đưa vị thế của văn học Anh sánh ngang với những đỉnh cao văn học nhân loại
Văn học Phục Hưng Anh và cùng với nó là nghệ thuật sân khấu phương Tây trong suốt thế kỷ XVI đã đi qua những bước phát triển to lớn, rực rỡ và đạt đến đỉnh cao nhất của nó Đó là kết quả của sự phát triển một cách trọn vẹn nền văn học Trung cổ với tất cả tính phức tạp trong các yếu tố tinh thần, chính trị và kinh tế của nó ở nước Anh, đây là thời kỳ bành trướng của các thế lực và người ta gọi đây là thời kỳ “nước Anh vui vẻ” Tuy nhiên đằng sau “nước Anh vui vẻ” đó thì nền kịch Anh thời kỳ Phục Hưng phát triển trong điều kiện của một cuộc đảo lộn xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cũng như trong nước khác ở Tây Âu, cơ sở của những hiện tượng mới trong lĩnh vực văn hoá là sự sụp đổ với những biến động của thời kỳ quá độ từ phong kiến đi lên chủ nghĩa tư bản Đó là một xã hội chất chứa những mâu thuẫn gay gắt sẵn sàng bùng nổ bằng các cuộc chiến tranh Sêcxpia sống và sáng tác những vở bi kịch trong bối cảnh xã hội như vậy Trong những tác phẩm của mình, Sêcxpia đã miêu tả, tái hiện một cách sâu sắc và đa diện thời đại của ông Kịch của ông là cái hồi quang nghệ thuật đầy đủ nhất của đời sống xã hội Phục Hưng Sêcxpia nhìn thấu vào tận bản chất của các mối quan hệ xã hội Với cái nhạy bén của một thiên tài, ông nắm bắt được nhịp
đập của thời đại, nhận biết những cái mà trước đó những người khác không nhìn ra, phát hiện ra những mâu thuẫn đang hình thành và phát triển trong lòng đời sống xã hội
Trong hoàn cảnh xây dựng một nền kinh tế và văn hoá mới, Sêcxpia đã gây ra trong chúng ta một hứng thú kì lạ Đặc biệt, tính thời sự trong các tác phẩm của ông theo năm tháng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng khẳng định được tính đúng đắn của nó Trên thế giới ngày nay đã hình thành một nền Sêcxpia học có truyền thống lâu
đời Chỉ riêng trong nửa đầu thế kỷ XX, số công trình viết về ông đã nhiều hơn số công trình của ba thế kỷ trước cộng lại Có nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng đã viết về Sêcxpia với một khối lượng lớn hơn rất nhiều lần toàn bộ sáng tác của ông Chúng ta dịch Sêcxpia, viết về Sêcxpia, bình phẩm về Sêcxpia, nói chuyện về Sêcxpia và đặc biệt từ
Trang 5cận đề tài từ góc độ nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở bi kịch tiêu biểu của Sêcxpia trên cơ sở xử lý các văn bản bằng tiếng Việt Qua kết quả điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy có những công trình nghiên cứu về Uyliam Sêcxpia như sau:
Mác và Ănghen - những nhà sáng lập ra chủ nghĩa khoa học xã hội đã đánh giá cao tư tưởng, tài năng nghệ thuật của Sêcxpia trong lịch sử ngành kịch Trong bức thư (19-4-1859) góp ý cho Latxan về vở “Frazevon Sickingen” của ông, Mác đã khuyên Latxan nên “Sêcxpia hoá” thay vì “Sile hoá” [14.367] Đồng thời Mác khuyên Latxan
và đó cũng là một lời khẳng định, rằng: “Anh nên làm theo Sêcxpia nhiều hơn nữa”
Cũng phê phán vở kịch ấy Ănghen viết: “Lối thể hiện của các tác giả ngày xưa bây giờ không đủ nữa và ở đây, theo tôi nghĩ thì có lẽ sẽ không phải là dở nếu anh chú trọng nhiều hơn nữa vai trò của Sêcxpia trong lịch sử ngành kịch” [14.374]
Và ông cũng nhấn mạnh rằng: “Theo quan niệm về kịch của tôi, là không thừa
nhận người ta chạy theo lý tưởng mà quên mất thực tế, chạy theo Sile mà quên mất
Sêcxpia” [15.376] Trong thư gửi Mác ( mồng 10 tháng Chạp năm 1837) Ănghen đánh
giá cao Sêcxpia, ông viết: “Chỉ một màn thứ nhất của vở Mery Wives cũng thấy có nhiều sinh động và nhiều thực tế hơn là toàn bộ văn học Đức” [14.413] Mác còn cho rằng: “Các sáng tác của Sêcxpia là một trong những đỉnh cao của nền nghệ thuật thế giới” [15.75]
G.Biêlinxki cũng không giấu nổi cảm xúc thán phục, ca ngợi khi viết những dòng sau đây: “Sêcxpia thần thánh và vĩ đại, Sêcxpia không một ai sánh kịp đã ôm lấy cả địa ngục trần gian và thiên đường Như một chúa tể của tự nhiên đã bắt cả cái ác phải triều cống cho mình và trong cái nhìn đầy cảm hứng ông đã nghe nhịp đập mạnh của vũ trụ Mỗi vở kịch của ông là một vũ trụ thu nhỏ” [22.293]
Những lời tôn vinh ấy chắc rằng trước khi mất Sêcxpia cũng không thể ngờ tới Nhân loại đã tốn nhiều giấy mực ca ngợi không biết tiếc mà vẫn không sao làm nổi bật
sự vĩ đại của ông Ngành “Sêcxpia học” ra đời – một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về Sêcxpia đã đánh dấu vị trí, vai trò và ảnh hưởng lớn lao của ông đối với toàn thể nhân loại
Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về Sêcxpia, chúng tôi tổng hợp và trình bày theo các vấn đề sau:
Trang 61 Quan điểm về cái bi, bi kịch
Cái bi là một phạm trù mỹ học có mặt từ rất sớm trong lịch sử mỹ học tồn tại bên cạnh cái đẹp, cái hài… Ngay từ thời cổ đại Hy Lạp cùng với lịch sử phát triển của những tư tưởng mỹ học, bản chất của cái bi luôn là đối tượng quan tâm của các triết gia, của các nhà lý luận, các nhà mỹ học có tên tuổi Với tác phẩm “Nghệ thuật thi ca”, Arixtote được coi là người có công đầu trong việc nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ
thống về bản chất của bi kịch Ông quan niệm: “Bi kịch là sự bắt chước các hành động
nghiêm túc và cao thượng, hành động này có quy mô nhất định” “Bi kịch nhằm miêu tả những người tốt hơn mọi người nên ta vẫn bắt chước những hoạ sĩ vẽ chân dung giỏi Tức là khi vẽ, người nào được vẽ họ còn vẽ người đó đẹp hơn thực”, “Bi kịch làm trong sạch hoá những cảm xúc tương tự qua các khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp”
[5.58]
Kế thừa và phát triển những thành tựu trong di sản lý luận mỹ học của quá khứ
đặc biệt là những tư tưởng rất sâu sắc trong quan điểm của Arixtote – ông tổ của ngành
lý luận văn học nêu ra: Bi kịch là một thể loại kịch trong đó có sự xung đột giữa xấu và tốt Trong đó người tốt có “hành động nghiêm túc và cao thượng” nhưng lại chịu bất hạnh thậm chí là cái chết
Một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam cho rằng: “Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mỹ phức hợp bao hàm cả nỗi đau xót, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp Cái bi thường đi lên với nỗi đau và cái chết song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất
tử về mặt tinh thần của con người” [23.37] Còn về bi kịch, các nhà nghiên cứu cho rằng “Bi kịch – một thể của loại hình kịch, thường được coi như là đối lập với hài kịch
Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn…diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường thoát ra khỏi
nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [23.19]
Hêghen là người có công nghiên cứu toàn diện nhất về cái bi và bi kịch Theo
ông vấn đề trung tâm trong lý luận về cái bi là bản chất là tính cách của nhân vật trung
Trang 7nó…” đối với ông bi kịch hiện đại là sự tiếp tục của kịch cổ đại (Etsilơ và Xôphôklơ) và
phải học tập được “một kiểu bi kịch mẫu mực” gắn liền với tên tuổi của Sêcxpia Trong
lời giới thiệu bi kịch cổ điển Pháp, Tôn Gia Ngân cũng nhận định: “Nguyên tắc sáng
tác bi kịch của Sêcxpia thường được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá nghệ thuật của các vở bi kịch cổ điển Pháp” [25.134]
Tác giả Đỗ Văn Khang khi nghiên cứu về bi kịch cũng có những kiến giải khá
độc đáo, ông cho rằng trong cuộc sống bi kịch có tác dụng giáo dục con người Nếu như trong hài kịch ngoài nhiệm vụ “uốn nắn sửa chữa những khuyết tật nhằm tống tiễn cái xấu xa, tàn bạo và lạc hậu vào quá khứ một cách với nhiệm vụ màu sắc cảm thụ tinh
tế cho con người” Thì bi kịch lại là “một loại hình thẩm mĩ nghiêm trang dùng tiếng khóc để răn đời” Chính vì vậy, bi kịch là một thể loại kịch mang ý nghĩa triết lý sâu xa
Gulaep trong cuốn “Lý luận văn học” cho rằng: “Bi kịch là một tác phẩm kịch
được xây dựng trên một xung đột thể hiện về mặt thẩm mỹ những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống, giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con người và khả năng khách quan không thể thực hiện được của nó Những xung đột trong bi kịch nảy sinh do những hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, được kết thúc bằng sự huỷ diệt của con người.” [6.294] Theo ông, những vở kịch của các nhà viết kịch thời đại mới (Sêcxpia) xung đột bắt nguồn từ đời sống xã hội, nó mất dần tính chất thần bí
Những quan niệm trên rất sát với thực tế bi kịch của Sêcxpia giai đoạn từ 1601 –
1608 “Giai đoạn của những bi kịch bất hủ” thể hiện trong quan điểm sáng tác của Sêcxpia
Trong cuốn “Lich sử sân khấu thế giới” tập 2 – nhà xuất bản Văn hoá Hà Nội
1977, Mô-cun-xki nhận định: “Trong các tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Sêcxpia là giai đoạn phát triển rực rỡ cao nhất của nghệ thuật hiện thực của nhà viết kịch vĩ đại Tất cả ở đây đều được chói rọi bằng ánh sáng mặt trời rực rỡ”[15.149] Có thể nói, các tác phẩm của giai đoạn này không những phản ánh mâu thuẫn sâu sắc nhất của toàn bộ đời sống xã hội khi mà chế độ phong kiến đang dần được thay thế bởi chế
độ mới tư sản mà còn đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng của Sêcxpia Ông còn viết: “Sự vĩ đại của Sêcxpia còn thể hiện ở chỗ trong buổi bình minh của sự phát triển Tư bản chủ nghĩa ông đã nêu ra trong tác phẩm của mình dưới một hình thức hiện thực sâu sắc, tính chất vô nhân đạo của những quan hệ mới này đối với
sự phát triển của cá nhân con người”
Trang 8Một đất nước đang được hồi sinh lớn mạnh dưới sự trị vì của nữ hoàng Elizabét
I, loài người đã tự giải phóng ra khỏi xiềng xích của chế độ phong kiến Trung cổ vừa mới kịp ngẩng đầu lên và đứng dậy trong toàn bộ tầm vóc hùng vĩ của mình thì ngay ở
đấy đã bị đè bẹp và bóp méo bởi cái thế giới vụ lợi, đam mê dục vọng của cá nhân con người Vì vậy, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu về bi kịch của
Sêcxpia nên người ta gọi bi kịch của ông là “Bi kịch của những dục vọng đen tối của
thời đại Phục Hưng” [15.183]
2 Các công trình về kịch và bi kịch của Sêcxpia
2.1 Giáo trình
Trong giáo trình: “Lịch sử văn học Phương Tây”, các tác giả đã đề cập đến Sêcxpia ở nhiều mặt: cuộc đời, quá trình sáng tác, các thể tài kịch cùng các nội dung, ý nghĩa của các vở kịch nói chung ở phần bi kịch, tác giả Lương Duy Trung viết: “Tác phẩm bi kịch của Sêcxpia thật muôn màu, muôn vẻ phong phú đến lạ thường” Chính vì
vậy mà V.Huygô gọi Sêcxpia là “Con người đại dương”
Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh: Chủ nghĩa hiện thực của Sêcxpia thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật hết sức sinh động và sắc nét, nhà văn đã cá tính hoá cao độ nhân vật của mình khiến cho các nhân vật của ông đã là “Những con người này chứ không phải là con người chung chung mờ nhạt nào”
Còn về ngôn ngữ trong kịch của Sêcxpia nói chung, tác giả Lương Duy Trung viết: “Kịch của Sêcxpia là kho ngôn ngữ vô tận Kho ngôn ngữ đó chứa rất nhiều tục ngữ, thành ngữ, câu đố, bàI hát dân gian…Ngôn ngữ trong kịch của Sêcxpia là một phương tiện hết sức đắc lực làm nổi bật tính cách nhân vật” [22.265]
Tuy nhiên, những nhận định trên về nghệ thuật kịch của Sêcxpia mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát
Trong “Văn học Phương Tây”, tác giả Phùng Văn Tửu khi đánh giá cao bi kịch của Sêcxpia đã viết: “Bộ hài kịch của Sêcxpia không nổi tiếng bằng bi kịch của ông sáng tác sau này Điều đó chứng tỏ ở thế kỷ XVI ở nước Anh, Sêcxpia là một cây bút viết bi kịch rất tài ba”
Trong “Lịch sử văn học Anh trích yếu”, tác giả Nguyễn Thành Thống nghiên
Trang 9tác, tóm tắt sơ lược các tác phẩm trong đó có các vở bi kịch: Hămlet, Ôtenlô, Mắc bét…
Cuốn “Lịch sử sân khấu thế giới” tập 2 là một công trình nghiên cứu về Sêcxpia với tư cách một danh nhân sân khấu ở phần bi kịch, sáng tác có đề cập đến tình thế bi kịch, tính cách nhân vật thường gặp trong nhân vật của Sêcxpia Tuy nhiên vấn đề chỉ mới đề cập, nghiên cứu dưới góc độ nội dung xã hội học chứ chưa phải là góc độ thi pháp Ngoài ra, tác giả còn nhận định sự vĩ đại của Sêcxpia còn thể hiện trong các tác phẩm bi kịch… Trong các vở kịch của mình, Sêcxpia đã chỉ ra một cách
rõ ràng và hết sức thuyết phục rằng những bi kịch đó không phải là do cá nhân con người mà do hoàn cảnh xã hội mang lại dẫn tới sự nảy nở tính cách nhân vật, điều đó làm cho con người khác đi
Tác giả còn đề cập đến ngôn ngữ kịch của Sêcxpia: “Ngôn ngữ của Sêcxpia cũng phong phú như những nhân tố khác trong sáng tác của ông Chúng ta bắt gặp trong kịch của Sêcxpia vừa thơ ca cao cả, vừa thứ văn xuôi thô bỉ nhất, vừa những suy luận triết lý sâu xa, vừa sự sắc sảo ngoài đường phố, vừa những tình cảm sáng chói, vừa lời ăn tiếng nói lạnh lùng trong công việc” [15.84] Và tác giả đem so sánh ngôn ngữ của Sêcxpia
và ngôn ngữ của các nhà văn cổ điển trong đó có Puskin, ông nhấn mạnh rằng: “Trong
Sêcxpia không có sự văn hoa quá khích và nếu như các bi kịch của Sêcxpia cũng nói năng như những người giữ ngựa thì chúng ta không lấy làm lạ vì chúng ta cảm thấy các ngài quý tộc cũng phải nói năng bình thường như những người bình thường”
Tuy những vấn đề trên còn sơ lược nhưng chính những nhận định này đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật bi kịch trong một số vở bi kịch của Sêcxpia
2.2 Các sách chuyên khảo, từ điển văn học, tạp chí văn học
Hai cuốn sách viết về Sêcxpia, cuốn thứ nhất của Nguyễn Đức Nam và Lương Duy Trung; cuốn thứ hai của Vũ Đình Phòng đều viết về Sêcxpia dưới dạng một truyện danh nhân như cuốn phim đặc tả cuộc đời của Sêcxpia từ thuở ấu thơ sống cùng gia
đình đến những ngày lang thang trên đường phố đã có được một vị trí mà mọi người kính phục – một kịch gia xuất sắc của thời đại Phục Hưng Hai cuốn sách này cung cấp rất nhiều tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, những ảnh hưởng của cuộc sống đến sáng tác của Sêcxpia Tuy nhiên về nghệ thuật xây dựng bi kịch chưa đề cập được một cách sâu sắc
Trang 10Trong “Từ điển văn học”, trang 279, 280 mục “Shakepeare” tác giả Nguyễn Văn Khoả biên soạn đã đề cập những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của Sêcxpia, đánh giá cao sự cống hiến của ông với tư cách là một kịch gia lớn nhất của mọi quốc gia và mọi thế kỉ Ông khẳng định: “Sêcxpia là một cây bút sáng tác kịch có tài xây dựng được những tác phẩm không những sâu sắc về nội dung mà còn hết sức sinh động với những tình huống khi căng thẳng khi dồn dập với những nhân vật được cá thể hoá cao độ” Song nghệ thuật xây dựng bi kịch không được tác giả đề cập đến trong công trình này
Giáo sư Đặng Thai Mai trong bài viết: “Kỉ niệm 400 năm ngày sinh của Sêcxpia” (Tạp chí văn học 6/1964) khẳng định vai trò , vị trí của Sêcxpia trong mọi lĩnh vực và ảnh hưởng to lớn của Sêcxpia với nghệ thuật Việt Nam: “Sêcxpia không phải là một nhà văn xa lạ đối với công chúng Việt Nam Trước Cách mạng tháng Tám, giới trí thức, giới văn nghệ Việt Nam vẫn hâm mộ kịch của Sêcxpia qua các bản dịch tiếng Pháp và nguyên văn bằng tiếng Anh Dưới chế độ dân chủ cộng hoà ngày nay, chúng ta dịch những vở kịch lớn của Sêcxpia Các nhà nghiên cứu kịch nói, các nhà nghiên cứu văn học Anh, bộ môn Văn học nước ngoài của các trường đại học chúng ta
đã giới thiệu, phân tích kịch Sêcxpia, giảng dạy Sêcxpia Đông đảo bạn đọc đã đánh giá cao nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng của kịch Sêcxpia” Giáo sư còn nhấn mạnh những yêu cầu cần phải tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm nghệ thuật của Sêcxpia:
“Khi ta nói đến tính vĩnh cửu của một kiệt tác thì đồng thời cũng có nghĩa là ta thừa nhận tính hiện đại Dưới con mắt của quần chúng độc giả Việt Nam ngày nay, những con người đang phấn đấu cho độc lập tự do và hạnh phúc của dân tộc… thì nghệ thuật viết kịch của Sêcxpia có một ý nghĩa lịch sử đặc biệt phong phú… đối với nhà nghiên cứu văn học, với nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam chúng ta, sáng tác kịch của Sêcxpia vẫn luôn được xem trọng, như những mẫu mực để học hỏi về mặt nghệ thuật ”
Lời giới thiệu của Nhữ Thành trong “Tuyển tập kịch Sêcxpia” đề cập công phu
đến Sêcxpia trong nhiều lĩnh vực: Quá trình sáng tác, quan điểm của các thể tài kịch: Kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch…Tuy nhiên ở cấp độ lời giới thiệu, ông chỉ đề cập sơ lược chứ chưa thực sự chú ý đi sâu vào nghệ thuật xây dựng bi kịch của Sêcxpia
Bài viết của Lã Nguyên trong “Nhân vật của Sêcxpia trong bối cảnh văn hoá
Trang 11và sự ngu dốt là những đề tài phổ biến trong văn học và trong triết học thòi Phục Hưng” Ông còn nhấn mạnh rằng: “Chính những điều kiện lịch sử xã hội thời Phục Hưng đã sinh ra tấn bi kịch Hămlet… điều kiện lịch sử cụ thể ấy đã làm nảy sinh mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của nhân vật” Cuối cùng tác giả khẳng định:
Hămlet chính là tượng đài bi kịch “khổ vì trí tuệ” [Tạp chí Văn học số 4/1999] Như
vậy trong bài viết này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đi nghiên cứu tìm hiểu một vở bi kịch tiêu biểu nhất của Sêcxpia Hơn nữa về nghệ thuật, tác giả mới chỉ nhắc đến một cách chung chung khái quát về một phương diện của nghệ thuật bi kịch (nghệ thuật xây dựng nhân vật) mà chưa chú trọng đến nhiều vở kịch khác của Sêcxpia cũng có thể
được coi là mẫu mực
Tóm lại, nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy: các công trình nghiên cứu đều chỉ ra được sự đóng góp của Sêcxpia trong lĩnh vực kịch đặc biệt là hài kịch và
bi kịch Đồng thời khẳng định vị trí của bi kịch trong sự nghiệp sáng tác của ông ở giai
đoạn thứ hai (1601 - 1608) Tuy nhiên các tác giả mới chỉ chú trọng đến nội dung tư tưởng kịch mà ít đề cập sâu sắc đến nghệ thuật bi kịch của Sêcxpia
Vấn đề nghệ thuật xây dựng bi kịch trong các vở bi kịch của Sêcxpia chưa được nghiên cứu một cách thoả đáng, mới chỉ dừng lại ở cấp độ khái quát sơ lược chưa thành
hệ thống Mặc dù vậy, những nhận định trên đây sẽ những định hướng hết sức quý báu giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn và tự tin hơn trong việc triển khai đề tài khoá luận
“Nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở bi kịch tiêu biểu của Sêcxpia”
III Phạm vi nghiên cứu
Uyliam Sêcxpia là một kịch tác gia lớn có tầm cỡ thế giới Ông sáng tác cả bi kịch và hài kịch trong đó bi kịch chiếm một số lượng đáng kể Song do khuôn khổ hạn chế của khoá luận nên tôi chỉ đề cập vấn đề ở góc độ nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở bi kịch tiêu biểu của ông Mà nói tới các cở bi kịch của Sêcxpia thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm
đó chính là nghệ thuật xây dựng bi kịch của Sêcxpia Trong giai đoạn thứ hai – giai
đoạn của những bi kịch bất hủ đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong thế giới quan của Sêcxpia Qua đó, ta thấy được những đóng góp và tạo riêng của ông Cụ thể việc nghiên cứu chủ yếu trên văn bản nghệ thuật của các vở bi kịch sau:
1 Hămlet (1601)
Trang 12IV Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
1 Phương pháp khảo sát văn bản (các vở kịch của Uyliam Sêcxpia đã dịch ra tiếng Việt)
2 Phương pháp so sánh
3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Các phương pháp trên có khi chúng tôi thực hiện một cách độc lập nhưng cũng
có khi được sử dụng một cách cộng gộp để đạt được hiệu quả tốt hơn trong khoá luận này
Trang 13Phần nội dung
Chương I:
Cái bi và nghệ thuật bi kịch
I.1 Khái niệm về cái bi
Trong mỗi cá nhân con người đều tồn tại những cung bậc của trạng thái tâm lí như đồng tình hoặc phản đối, yêu hay ghét, có những khát vọng chính đáng hay không chính đáng… Và chúng ta thấy chính những khát vọng của con người là ranh giới để xác định nhân cách của họ
Hơn nữa, con người luôn dựa vào tiêu chuẩn của cái đẹp để đánh giá tất cả những biểu hiện phức tạp đan chéo nhau trong đời sống hàng ngày Xã hội càng ngày càng văn minh song vẫn không thể xoá bỏ hết tình trạnh người bóc lột người, cá lớn nuốt cá bé rơi vào tình cảnh “quần ngư tranh thực” Thậm chí làm cho nhiều người rơi vào cảnh lầm than, cực khổ
Từ những vấn đề thực tiễn ấy của cuộc sống, con người phải tìm cách khắc phục lỗi lầm của mình để vươn tới một xã hội tốt đẹp không có tiếng kêu rên của những kiếp người bất hạnh bị chà đạp, khổ đau Như thế bi kịch cũng là một hình thức giáo dục con người “Bi kịch cho phép con người ta “làm thanh sạch tâm hồn”; giúp cho chúng ta có
được bài học về lòng cao thượng, về sự can đảm” [8.64] Nếu như trong hài kịch có một vai trò quan trọng là “dùng tiếng cười để uốn nắn cuộc sống, tống tiễn cái cũ và đón nhận cái mới một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc”; thì trong bi kịch “là một loại hình thẩm mỹ nghiêm trang dùng tiếng khóc để răn đời”
Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt được rằng nếu như cái đẹp có mặt trong
tự nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật thì cái bi kịch là một hình tượng thẩm mĩ đặc biệt không có trong tự nhiên, chỉ tồn tại trong xã hội và trong nghệ thuật
Trang 14Bởi vì nó là một tình huống của con người trong cuộc sống xã hội loài người Mặt khác, còn phải hiểu được bi kịch ở đây không đơn thuần chỉ là cái chết gắn liền với những tổn thất nặng nề vì theo các nhà nghiên cứu quan niệm: Bản chất của bi kịch thường gắn liền với sự mất mát đau thương song không phải sự mất mát đau thương nào cũng là cái
bi
Như vậy chúng ta thấy rằng bản chất của bi kịch cũng vẫn là sự mất mát đau thương Hơn nữa để thấy được vấn đề về bản chất của bi kịch, chúng tôi đã dẫn ra rất nhiều quan điểm của những nhà tư tưởng lỗi lạc ở phần trên Tuy nhiên cần phải có một khái niệm thông thường nhất về cái bi
Sau đây là một số quan niệm thông dụng để hiểu nhất về bi kịch:
+ Theo Arixtote – nhà triết học duy vật, nhà lí luận, nhà mĩ học cổ đại Hy Lạp quan niệm: “Bi kịch là sự mô phỏng một hành động quan trọng và trọn vẹn có quy mô nhất định, [sự mô phỏng] đó nhờ vào nhôn ngữ - ngôn ngữ này trong mỗi phần có sự trau chuốt khác nhau; bằng hành động chứ không phải bằng câu chuyện kể, bi kịch, qua cách, (khêu gợi nên - ND) sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự thanh lọc cảm xúc tương tự” [1.190]
+ I.U.Bôrep khi nghiên cứu về phạm trù mỹ học trong đó có cái bi, ông quan niệm: “Bi kịch là sự tiêu vong cảu một hiện tượng có ý nghĩa tiến bộ về mặt lịch sử, mang một ý nghĩa xã hội khách quan, hoặc chưa mất hết khả năng nội tại của nó, chưa phải hoàn toàn đã lỗi thời Cái bi kịch là cảnh chết hoặc bất hạnh nặng nề của nhân vật
mà những đặc điểm của tính cách… và kết quả khách quan của hành động đều mang ý nghĩa tích cực về mặt chính trị, đạo đức và thẩm mỹ đều mang giá trị nhất định về mặt lịch sử Cái bi kịch là một biến cố khêu gợi sự đồng cảm, cảm xúc với cảnh tiêu vong
và có tác dụng thẩm mỹ trong tâm hồn người xem” [2.336]
Như vậy khi tìm hiểu về cái bi, các nhà mỹ học trước Mác tuy ở những mức độ khác nhau nhưng đều chứa đựng những kiến giải độc đáo Họ đều nhìn thấy cái bi kịch luôn chứa đựng và thể hiện các mặt đối lập của các hiện tượng xã hội, do đó nó có tính khách quan Song mặt chủ quan ở đây là việc tìm hiểu cái bi kịch thể hiện khát vọng muốn khám phá bản chất của một kiểu quan hệ đặc thù của con người đối với thế giới – một hình thức độc đáo của nhận thức và đánh giá hiện thực
Trang 15Kế thừa và phát triển những ý kiến của các nhà mỹ học ở thế hệ trước, các nhà nghiên cứu mỹ học ở thế hệ sau đã đưa ra những khái niệm khá quát và đầy đủ hơn về
bi kịch:
Trong “Từ điển tiếng Việt” – nhà xuất bản Khoa học xã hội – Viện ngôn ngữ
do Hoàng Phê chủ biên quan niệm: “Bi kịch: nêu cuộc đấu tranh căng thẳng thường kết thúc bằng sự hy sinh của nhân vật chính diện” [10.75]
Trong “Từ điển Văn học” – nhà xuất bản Khoa học xã hội 1983 Tập 1 của Nguyễn Đức Nam quan niệm: “Bi kịch là một thể loại kịch đối lập với hài kịch, thường miêu tả những người lương thiện, dũng cảm, anh hùng đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, một lý tưởng cao quý nhưng trong điều kiện khách quan không cho phép thực hiện khiến họ thất bại Qua những gian khổ, những hy sinh, phẩm chất cao quý của nhân vật nổi bật lên, gợi cảm hoặc hấp dẫn người đọc, hoặc người xem trong không khí bi tráng” [Trang 67] Ông còn quan niệm: nhân vật bi kịch thường thất bại, lý tưởng mà họ đấu tranh không thực hiện được nhưng tinh thần của họ gợi lên sự kính phục và tin tưởng trong lòng người xem Đó là tác dụng giáo dục của bi kịch
Theo Giáo sư Trần Đình Sử: “Bi kịch là một thể của kịch, đối lập với hài kịch
Nó sử dụng triệt để sức mạnh của kịch nhằm phản ánh cái bi như một trạng thái nhân thế để mang lại cho nó một ý nghĩa xã hội lớn lao” [24.228]
Vậy để hiểu bi kịch một cách sắc nét và toàn diện hơn chúng ta cần đặt nó trong tương quan với hài kịch để thấy rõ hơn bản chất cốt yếu của nó
Quan niệm của Arixtote: “Hài kịch là sự tái hiện những người xấu nhất tuy nhiên không có nghĩa là hoàn toàn độc ác, xấu xa mà chỉ có nghĩa là đáng cười, là một cái xấu, cái đáng cười, đó chỉ là một sự sai lầm và cái xấu nào đó không ngừng gây thống khổ và sự không nguy hại cho ai cả Vì vậy để khỏi đi tìm thí dụ ở đâu xa ta xem ngay cái mặt nạ hài kịch: nó là một cái gì xấu xa, kỳ quái nhưng không thể hiện sự đau khổ” [1.46]
Với Timôfeep thì cho rằng: hài kịch trong nghĩa rộng nó thể hiện những mối xung đột được đúc kết bằng sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giữa các mặt Theo nghĩa hẹp, người ta thường dùng để chỉ các tác phẩm trong đó cuộc đấu tranh kết thúc bằng
sự hoà giải của hai bên đấu tranh với nhau
Lessing thì cho rằng, hài kịch luyện tập cho chúng ta “năng lực nhận ra cái lố bịch, đáng cười” [24.229]
Trang 16Theo giáo sư Trần Đình Sử thì “hài kịch là một thể của kịch, đối lập với bi kịch Nếu bi kịch là tiếng khóc đưa tiễn hương hồn người chết đã lên thiên đường, thì hài kịch là tiếng cười chôn vùi những thây ma còn sống xuống địa ngục” [24.229]
Về tính cách ta thấy: trong hài kịch tính cách của nhân vật thường gắn liền với cái cười mà cái cười là một hình thức chế ngự cái xấu Dám cười cái xấu là dám tin và
tự khẳng định sự tốt đẹp của mình, không ít ra thì cũng thừa nhận rằng cái xấu là cái
đáng ghét, đáng cười Vì vậy cái hài rất gần với cái xấu, cái đáng ghét, đáng khinh…
Khác với hài kịch, tính cách nhân vật bi kịch không thể yếu đuối cũng như không thể tiêu cực hay phản động Sự kháng cự của những tư tưởng đã mất hết tính tiến
bộ, bi kịch lịch sử vứt vào sọt rác không có chất bi mà nó lại chỉ mang tính hài sâu sắc Cái bi là sự mất mát nhưng sự mất mát có lý tưởng của cái cao cả, cái đẹp Bởi vậy cái
bi rất gần gũi với cái cao cả
Nói tới xung đột trong hài kịch thì xung đột trong bi kịch có những nét khác căn bản Nếu xung đột trong hài kịch là xung đột giữa cái đẹp và một bộ phận của cái xấu nhưng không đành phận xấu, là xung đột tự thân của một bộ phận xấu do nó có tính luồn lách vào trong cái đẹp, mượn bóng cái đẹp và cái đẹp có nhiệm vụ phát ra luồng
ánh sáng cực mạnh để soi tỏ những cái xấu xa Khác với xung đột trong hài kịch, xung
đột trong bi kịch là xung đột trực diện giữa cái đẹp với một bộ phận của cái xấu và cái toàn bộ xấu Đồng thời là xung đột của cả hai phía đang vận động
Theo Ănghen: “Xung đột bi kịch nằm ở giữa yêu sách tất yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực tiễn” [12.378] Có thể khái quát rằng, bi kịch phản ánh những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt thường kết thúc bằng
sự thảm hại hoặc cái chết của nhân vật Tuy kết thúc bằng sự thảm hại hay cái chết của nhân vật nhưng nó lại làm nổi bật sự chiến thắng của con người và ước vọng của con người đời đời bất tử
Tóm lại, những lý luận trên đây về cái bi xét từ góc độ khái niệm và bản chất của
nó tuy chưa thật đầy đủ song nó có ý nghĩa là tiền đề, là cơ sở để tôi tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng bi kịch của Sêcxpia
I.2 Nghệ thuật bi kịch
Trang 17những vấn đề phức tạp bởi ngoài tính phổ quát nó còn mang tính dân tộc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của dân tộc đã sinh ra nó Các nhà lý luận cho rằng bất kỳ một nền nghệ thuật nào dù là hài kịch hay bi kịch cho dù rất khác nhau nhưng chúng bao giờ cũng gắn liền với dân tộc
Hơn nữa khi nghiên cứu về mảng hài kịch, tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng: các hình tượng thẩm mỹ trong đó bao hàm cả hài kịch hay bi kịch là hiện tượng có tính phổ biến, nhiều nhà lý luận cho rằng đó là tính toàn nhân loại… Điều đó là bởi do sự cố kết ngàn đời về lãnh thổ, về đời sống kinh tế – xã hội, cách ứng xử của một dân tộc có một hình thái tâm lý khác nhau do đó cũng tạo thành mạch cảm xúc và biểu hiện hình thái khác nhau
Trong cuốn “Nghệ thuật thi ca”, Arixtote chia bi kịch ra làm bốn loại, đó là:
1 Bi kịch phức tạp
2 Bi kịch của những nỗi đau khổ
3 Bi kịch tính cách
4 Bi kịch thần kỳ
Khác với cách phân chia của Arixtote, trong cuốn “Mỹ học đại cương” tác giả
Đỗ Văn Khang cho rằng: bi kịch rất đa dạng, phong phú, phức tạp cũng như sự phong phú, phức tạp của cuộc đời vậy Ông chia bi kịch ra làm sáu loại sau:
1 Bi kịch của nhân vật chết trong đêm trường đen tối
2 Bi kịch của các nhân vật chết trước bình minh
3 Bi kịch của cái cũ
4 Bi kịch của cái xấu xa
5 Bi kịch của sự lầm lẫn, sự kém hiểu biết hoặc sự “ngu dốt”
6 Bi kịch của những khát vọng con người
Mặc dù trong mỗi cách chia của các nhà mỹ học có khác nhau song vấn đề là ở chỗ mọi loại hình bi kịch được chia như trên đều thuộc những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn và mang tính triết luận sâu xa của xã hội và con người
I.3 Một số quan niệm về nhân vật kịch và nhân vật bi kịch
Nhân vật “là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ
đề và tư tưởng của tác phẩm… nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [10.111]
Trang 18V.E.Khaliep trong cuốn: “Dẫn luận ngôn ngữ văn học” của Pôspêlôp quan niệm: “Các tác phẩm tự sự và kịch miêu tả những con người cá nhân với hành vi bề ngoài và cách hiểu thế giới của chúng Các cá nhân này thông thường được gọi là tính cách hay vai hành động hoặc là nhân vật tác phẩm… Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những dập bản của những con người sống mà là những hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ tư tưởng tác giả”
Đó là hiện tượng tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm tự sự
và kịch Điều quan trọng trước hết là phải hiểu chức năng của hệ thống nhân vật, nội dung và ý đồ của nó Chính vì đó mà ta bắt đầu xem xét truyện ngắn, tiểu thuyết hay hài kịch, bi kịch…
Hà Minh Đức trong cuốn “Cơ sở lý luận văn học” quan niệm: nhân vật và cốt truyện là hai thành tố cực kỳ quan trọng, thiết yếu trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm kịch và tự sự… Không phải ngẫu nhiên mà khi phân tích các tác phẩm thuộc hai loại hình này chúng ta đều bắt đầu từ sự phân tích nhân vật và cốt truyện Và chỉ bằng con người đó thì chúng ta mới có sơ sở thâm nhập vào nội dung cũng như hình thức của tác phẩm
Như vậy, yếu tố nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm kịch hay tự sự Bên cạnh vai trò bộc lộ nội dung tư tưởng, nó còn giữ vai trò quyết
định hình thức nghệ thuật của tác phẩm Nhân vật văn học chính là sáng tạo của người nghệ sỹ, thông qua các nhân vật mà nhà văn bộc lộ gửi gắm tâm sự, những cảm nhận
đánh giá của mình với cuộc sống hiện thực Và quá trình chiếm lĩnh một tấc phẩm nghệ thuật bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp cận hệ thống nhân vật
Về nhân vật kịch, theo M.Gorki trong “Bàn về văn học nghệ thuật” - nhà xuất bản Văn học Hà Nội 1965, tập 2 trang 133, quan niệm: “Kịch–bi kịch, hài kịch là một thể loại khó nhất trong văn học Khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở kịch tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động, không có những mách bảo gợi ý của tác giả”
“Tác giả kịch bản không xuất hiện trên sân khấu mà nói bằng đối thoại của các nhân vật, bằng cấu trúc của vở kịch, bằng lời hướng dẫn…” [4.4] Do vậy nhân vật kịch chủ yếu được hình dung qua diện mạo, cử chỉ, điệu bộ… Qua cái dễ nhìn thấy (ngoại
Trang 19Đối với nhân vật bi kịch thường được miêu tả đậm nét, cận cảnh nhất ở trạng thái tĩnh và là phương tiện để bộc lộ rõ bản chất nhân vật Vì vậy để tạo ra hiệu quả của
bi kịch thường đi vào xây dựng tính cách nhân vật nhằm thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình Nhân vật kịch thường bằng những hành động quyết liệt để chống lại hoàn cảnh Ngay trong những lúc khó khăn nhất họ vẫn trung thành với mục đích lý tưởng của mình; vẫn tin vào sức mạnh, vào nghị lực, và sự chính đáng của mình Bởi vậy, họ kiên quyết không lùi bước trước thế lực xấu xa đen tối, cuối cùng do cuộc chiến đấu không cân sức, do chưa đủ khả năng thực tế để thực hiện lý tưởng và khát vọng chính đáng của mình mà nhân vật bi kịch phải hy sinh và chấp nhận cái chết
Như vậy, nhân vật kịch đã chứng tỏ là những tính cách mạnh mẽ không hề yếu
đuối và bị động trước những tình huống bất lợi kể cả khi phải chịu một kết cục bi thảm Bởi họ đã quyết tâm chiến đấu đến cùng, đã phát huy đến mức cao nhất khả năng tận độ của mình nhưng dường như hoàn cảnh đã không mỉm cười với họ
Tóm lại với những quan niệm và nhận định nêu trên sẽ là chìa khoá giúp tôi định hướng về mặt lý luận để khám phá nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở bi kịch tiêu biểu của U.Sêcxpia
Trang 20Chương II:
Nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở bi
kịch tiêu biểu của Uyliam Sêcxpia
II.1 Nghệ thuật tạo tình thế bi kịch
Trong mỗi vở kịch để tạo nên sự thành công thì một trong những yếu tố rất quan trọng có tác dụng tạo ra kịch tính dẫn dắt mâu thuẫn, xung đột kịch phát triển chính là tạo ra một tình thế bi kịch hấp dẫn Sêcxpia – một nhà viết kịch tài ba đã thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình thông qua việc tạo dựng trong các vở bi kịch của mình bằng những tình thế bi kịch có hiệu quả
II.1.1 Bi kịch tình thế bất ngờ
“Bất ngờ là không ai ngờ tới, xảy ra ngoài dự tính” (Từ điển tiếng Việt)
Bất ngờ là một yếu tố rất quan trọng trong bi kịch, chính cái bất ngờ ngoài dự
đoán làm cho kịch tính của vở kịch phát triển cao “một sự hứng thú của vở kịch là sự bất ngờ” Song chúng ta cần phải phân biệt bất ngờ với cái ngẫu nhiên Trong tác phẩm kịch, cái bất ngờ là một thủ pháp nghệ thuật mà các nhà viết kịch sử dụng để tạo ra hiệu quả nghệ thuật nhất là các vở bi kịch Nó có thể bất ngờ với nhân vật hoặc với khán giả nhưng không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên, không phải sự bất ngờ gò ép, khiên cưỡng phi lý vì nó nằm trên chuỗi phát triển logic của cốt truyện và tính cách nhân vật Yếu tố bất ngờ thường đạt đến đỉnh điểm Tác giả tạo ra tình thế bất ngờ để giải quyết mâu thuẫn, đưa đến cho vở kịch một kết thúc đau khổ cay đắng, thậm chí mất mát, hy sinh
Trong một số vở kịch của Sêcxpia, tình thế bất ngờ là một thủ pháp nghệ thuật
đặc sắc để xây dựng bi kịch ở các vở bi kịch của mình, tác giả tạo ra tình thế bất ngờ làm cho mâu thuẫn xung đột giữa các nhân vật phát triển tới đỉnh điểm của nó
ở “Hămlet” yếu tố bất ngờ được thể hiện rõ ở hồi I cảnh 5 khi bóng ma người
Trang 21Chính yếu tố này khiến cho Hămlet không còn hoài nghi gì nữa Hămlet quyết định trả thù cho cha nhưng điều kiện chưa cho phép nên để lật tẩy tội ác của Clôđiút, Hămlet buộc phải trình diễn một vở kịch mang tên “Vụ án Gônzagô” giống hệt với cái chết của vua cha Hămlet (hồi III cảnh 2) Sự việc này làm cho Clôđiút thật bất ngờ đến hoảng hốt đùng đùng bỏ về Vì hành động của Clôđiút giờ đã bị “soi sáng bởi ánh mặt trời” nhưng kịch tính của vở kịch còn phát triển hơn nữa ở hồi V cảnh 2 Thật bất ngờ
đối với Hămlet, việc đấu kiếm với Laơctơ đã bị Clôđiút âm mưu cho tẩm thuốc độc (mưu kế đã được sắp đặt) Như vậy yếu tố bất ngờ này cứ được lặp đi lặp lại, ban đầu là Hămlet rồi đến Clôđiút sau đó lại trở về Hămlet Cuối cùng cả Hămlet, Clôđiút, hoàng hậu… đều phải chết Cái chết của Hămlét không chỉ là cái chết đơn thuần của sự trả thù, sự hạ sát hèn hạ mà còn là cái chết của những ước muốn cao cả muốn thiết lập lai trật tự xã hội mà không thực hiện được Và cái ước muốn đó đã đi trước quá xa lịch sử Chính điều đó đã tạo nên những mâu thuẫn xung đột dẫn đến nhiều bi kịch đớn đau và cái chết của Hămlet như là một tất yếu mang tính bi kịch lịch sử
Tương tự trong vở kịch “Ôtenlô”, sự xuất hiện của Êmylia đã giải toả được mối ghen tuông ly kỳ Trong hồi III cảnh 4 của vở “Ôtenlô”, tình thế kịch được đặt trong sự hiểu lầm căng thẳng Đó là cuộc đối thoại hết sức gay gắt giữa Ôtenlô và Đexđêmôna,
Ôtenlô cho rằng Đexđêmôna lừa dối, phản bội Trước tình huống căng thẳng, mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm thì Êmylia xuất hiện đóng vai trò như người mở nút, làm cầu nối trung gian xoá bỏ khoảng cách giữa Ôtenlô và Đexđêmôna Iagô không ngờ rằng chính Êmylia lại tố cáo hành vi tội ác của mình với Ôtenlô Lời tố cáo khiến Ôtenlô thật bất ngờ, điều mà chàng không bao giờ ngờ tới lại có thể xảy ra Nhờ Êmylia mà Ôtenlô
đã nhận ra sự nóng vội, mù quáng, sự ghen tuông vô cớ của mình đã dẫn đến hành động giết chết người vợ mà chàng vô cùng yêu thương Vở bi kịch kết thúc cho dù mâu thuẫn
được giải quyết nhưng cuối cùng Đexđêmôna chết và Ôtenlô cũng đón nhận cái chết trong sự tự trừng phạt mình
Cùng với hai vở bi kịch “Hămlet” và “Ôtenlô”, trong vở bi kịch “Macbet” tình thế bất ngờ chính là sự xuất hiện của các mụ phù thuỷ suy tôn Macbet tương lai sẽ lên làm vua Điều này khiến cho Macbet bất ngờ và sự bất ngờ này làm cho Macbet bao lần phải suy nghĩ, hồ nghi, băn khoăn,do dự… Nhưng ánh hào quang của ngai vàng đã khiến Macbet loá cả mắt và loá cả tâm hồn Càng về sau Macbet càng lún sâu vào tội
ác Cuối cùng vở kịch kết thúc là một cái chết đau đớn và bi thảm
Trang 22Tóm lại tình thế bất ngờ là một thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo được Sêcxpia sử dụng triệt để làm cho tình tiết của vở kịch diễn ra hết sức căng thẳng, dồn dập để đến một lúc nào đó sự kiện được lật tẩy, mâu thuẫn xung đột tạm thời lắng xuống Tuy vậy, kết cục đều là cái chết của cả nhân vật phản diện lẫn nhân vật chính diện, điều đó thể hiện rõ tấn bi kịch của con người thời Phục Hưng
II.1.2 Bi kịch tình thế nảy sinh do tác động của hoàn cảnh xã hội
Hoàn cảnh xã hội là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong xã hội loài người Nó giúp con người nhận thức được bản chất cốt yếu của cuộc sống Nhiều người cho rằng hoàn cảnh xã hội ở đây có thể là hoàn cảnh chung hoặc hoàn cảnh riêng và con người luôn luôn chịu sự quy định của hoàn cảnh xã hội Đôi khi
do tác động của hoàn cảnh mà con người có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hoặc chiều hướng xấu Khi hoàn cảnh xã hội thuận lợi cho sự phát triển của con người theo
đúng quy luật của nó thì khi đó con người không hề có bi kịch Ngược lại khi hoàn cảnh xã hội không thuận lợi cho sự phát trỉên của con người, luôn chống lại con người làm cho ước muốn của con người bị huỷ bỏ thậm chí gây ra những hậu quả xấu khi đó con người rơi vào tình thế bi kịch Người ta gọi đó là bi kịch do hoàn cảnh xã hội mang lại Khi nghiên cứu về tác động của hoàn cảnh đối với con người, Bôrép quan niệm: “Bi kịch là sự tác động lẫn nhau giữa tính cách và hoàn cảnh, trong đó vai trò chủ đạo thuộc
về tính cách và cuộc đấu tranh cho yêu cầu đã chín dần, chính đáng về mặt lịch sử nhưng chưa có điều kiện để thực hiện dẫn tới kết quả là tính cách phải tiêu vong và chung quy những lý tưởng, những mục đích xã hội được thể hiện phong phú ở mức độ này hay mức độ khác qua nhân vật hy sinh” [2.337] Ông còn viết: “Tính cách bi kịch
được khẳng định vững vàng qua những thử thách chiến thắng và thất bại của con người” [2.287]
Đây là một yếu tố làm nên sức mạnh của nghệ thuật bi kịch Sêcxpia, bởi vì khi sáng tác một loạt các vở bi kịch chính là Sêcxpia muốn nói lên cuộc đấu tranh gay gắt, khốc liệt giữa cá nhân và xã hội Trong đó các thế lực đen tối quyết tâm tiêu diệt tất cả những gì cản trở, chống lại tham vọng chính trị của nó
Đồng thời Sêcxpia nhận ra các thế lực đen tối vẫn đang ngự trị trên một đất
Trang 23Trong vở kịch “Hămlet”, ta nhận thấy Hămlet luôn có nỗi khổ tâm day dứt của riêng mình, đặc biệt khi nhìn rộng ra xã hội và thế giới thì nỗi khổ đau ấy cứ lớn dần lên Hămlet nhận thấy thời đại mình là một “thời đại đảo điên tan tác” đã biến “Đan Mạch thành một ngục thất ghê tởm” và biến cả thế giới thành một “nhà tù đen tối” Nhận thức được vấn đề này khiến Hămlet luôn đấu tranh, muốn mang lại cho nhân loại khổ đau đang rên xiết dưới gông cùm, xiềng xích có được tự do tức là muốn xây dựng lại cái xã hội mà anh đang sống nó “ngay ngắn vững vàng hơn” Tuy vậy do hoàn cảnh xã hội dù là “bước ngoặt tiến bộ nhất mà từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy” (Ănghen) Hơn nữa cái bi kịch của Hămlet là do Hămlet chưa tìm được con
đường xây dựng xã hội mới trong đó chàng là con người tiên tiến đã đến quá sớm so với
điều kiện của lịch sử, chưa có những đồng chí, những mô hình mới về một xã hội tương lai Vì vậy, bi kịch Hămlet còn được coi là bi kịch lịch sử
Trong vở kịch “Ôtenlô”, bi kịch của Ôtenlô do hoàn cảnh xã hội mang lại
được trình bày khá rõ khi đấu tranh để thực hiện lý tưởng nhân văn chủ nghĩa Ôtenlô - một dũng tướng da đen có tài, chinh phục được nàng Đexđêmôna - con gái qúy tộc da trắng Điều đó chứng tỏ Ôtenlô đã chiến thắng được thế lực phong kiến cũ nhưng lại vấp phải thế lực đen tối lớn hơn đang xâm nhập đổ xuống đầu nhân loại, đó là thế lực chủ nghĩa tư bản mà kẻ đại diện là Iagô - một nhân vật mưu mô, nham hiểm đến cùng cực Đối với Iagô: tình yêu, tình vợ chồng, tình bạn bè, thậm chí cả lương tri đều trở nên vô nghĩa hắn chỉ thừa nhận tiền, vàng và địa vị cá nhân cùng với dục vọng và
những mưu đồ đen tối Lê Nin đã từng nhận định: “Tất yếu xuất phát từ một môi trường
xã hội nhất định, môi trường tạo thành chất liệu và khách thể cho đời sống tinh thần cá nhân” [15.418]
Cùng với hai vở bi kịch “Hămlet” và “Ôtenlô”, vở bi kịch “Macbet” cũng
được coi là một trong những đỉnh cao sáng tác của Sêcxpia Đó là thời đại Phục Hưng
mà con người khổng lồ về mặt dục vọng đen tối Macbet bị ánh hào quang của ngai vàng làm cho loá mắt và loá cả tâm hồn Do đó con đường đi tới ngai vàng của Macbet phải trải qua rất nhiều tội ác để rồi tự huỷ hoại bản thân mình Hêghen nhận định:
“…Bởi vì chỉ vâng theo những sự cần thiết cấp bách của cá tính họ, họ bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn vào hành động hoặc nhắm mắt lao vào hành động và cho dù sở dĩ họ hành động là vì sự bắt buộc yêu cầu, họ vẫn tìm thấy ở trong ý chí mình cái sức mạnh
để tự khẳng định mình trong sự đối lập với những người khác… Sự xuất hiện một dục
Trang 24vọng tuy vốn là bộ phận hữu cơ của tính cách nhưng vẫn chưa có dịp biểu hiện mà chỉ mới bắt đầu hé mở thôi, sự diễn biến của cuộc sống bên trong một tâm hồn, chống lại hoàn cảnh và các điều kiện bên ngoài nhưng cuộc đấu tranh dẫn những con người này tới sự huỷ hoại chính mình…” [9.819] Vì vậy việc Ôtenlô đón chờ cái chết như là một
sự giải phóng khỏi cái gánh nặng mà chính chàng đã khoác lên tâm hồn mình
Tóm lại, Sêcxpia hơn hẳn những nhà văn khác thời kì Phục Hưng chính là ở chỗ đã thấy được bản chất vô nhân đạo của những quan hệ xã hội tư sản mới Sêcxpia nhận thấy rằng “trên cái mề đay nhãn hiệu Phục Hưng”, bên cạnh những con người tiên tiến còn có các thế lực hắc ám đang đè nén Do vậy phê phán xã hội cũ, Sêcxpia như muốn vạch rõ bộ mặt của xã hội mới Chính thái độ của Sêcxpia đối với xã hội thời kì
đó khiến ông gần gũi với chúng ta, trở thành người của thời đại chúng ta Cũng chính bởi điều đó đã đưa ông trở thành “một nghệ sĩ của nhân dân trong ý nghĩa trọn vẹn nhất của danh từ” và Puskin đã nói: “Trong bi kịch Sêcxpia nói lên cái gì? Mục đích của bi kịch là cái gì? Đó là con người và nhân dân Đó là số phận của nhân loại, số phận của nhân dân… Chính chỗ đó làm cho Sêcxpia vĩ đại” [20.38]
II.1.3 Bi kịch nảy sinh từ tính cách nội tại của nhân vật (Bi kịch nội tại)
Sự phong phú phức tạp trong đời sống xã hội loài người đã tạo ra biết bao số phận, bao tính cách khác nhau Tính cách của con người bên cạnh mặt khách quan đem lại còn do mặt chủ quan của chính con người đó Điều này khi soi vào trong tác phẩm nghệ thuật, ta cũng nhận thấy mặc dù trong cùng một tác phẩm, ra đời trong cùng một thời kì lịch sử nhất định thì tính cách của nhân vật trong tác phẩm đó cũng khác nhau
Từ những vấn đề trên khi đặt vào trong phạm trù mĩ học mà cụ thể là trong bi kịch, chúng tôi nhận thấy nhân vật bi kịch không hoàn toàn do hoàn cảnh xã hội mang lại mà còn do tính cách của nhân vật đó Bởi trong mỗi nhân vật dường như có sự phân chia thành hai hoặc là nhân vật tích cực hoặc là nhân vật tiêu cực nhằm cải tạo hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh nhưng cuối cùng bị thất bại thậm chí dẫn đến cái chết
Có thể coi đây là một yếu tố quan trọng nữa trong việc tạo nên thành công những vở kịch của Sêcxpia
Trong vở bi kịch “Hămlet”, nhân vật Hămlet luôn luôn suy nghĩ và hành động