Phần kết luận

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở kịch tiêu biểu của uyliam sêchxpia (Trang 43 - 46)

Nhắc đến Sêcxpia, người ta thường nhớ đến một nhà thơ, một nhà soạn kịch thiên tài, tiêu biểu cho văn đàn Anh thời Phục Hưng đã được cả nhân loại sùng ái, ngưỡng mộ. Đặc biệt là trong lĩnh vực bi kịch, Sêcxpia là một nhà viết bi kịch rất tài ba. Sáng tác bi kịch của Sêcxpia là việc học tập, tiếp thu một số lớn tác phẩm của nền văn chương cổ đại đó là Iliat của Hôme; Hoá thân của Ôvit; An hem Mê-nêc và Ana-phi-tơ- ri-ôn của Plôtơ và nhiều tác phẩm khác của các nhà văn Hy Lạp và La Mã. Ngoài ra trong sáng tác của Sêcxpia cũng có tiếng vang vọng của các truyền thuyết cổ nước Anh, các cốt truyện dân gian và các tác phẩm của các nhà văn Anh như: Sơxê, Xitnê, Xpen- xơ,…

Có thể nói rằng: Sêcxpia đã thừa hưởng được khá nhiều ở những người đi trước từ cốt truyện đến các tình tiết cơ bản và đặc biệt ở lĩnh vực bi kịch, đó thực sự là một sáng tạo kỳ tài của riêng ông. Nhờ vậy nó mới vượt khỏi thời gian, không gian, sừng sững vươn cao như quả núi. Nhờ có nó mà ngày nay, người ta mới biết những sáng tạo trước đó của Gramatieux, của Belơforet và của Kit… Tóm lại, Sêcxpia đã học tập và tiếp thu tất cả những gì ông cần để xây dựng nên những vở bi kịch mới mẻ về cả nội dung và hình thức, mang một phong cách riêng của ông và làm rạng rỡ cho nền kịch Anh.

Những gì mà Sêcxpia để lại cho chúng ta thật là vĩ đại. Song cũng khó mà hình dung hết được tầm vóc lớn lao của ông nếu không tìm hiểu, nghiên cứu mảng đề tài về nghệ thuật xây dựng bi kịch trong sáng tác của Sêcxpia. Cuối đời với hai mươi năm cầm bút, với một kinh nghiệm sống phong phú, sự hiểu biết sâu sắc về triết lí con người, ông xứng đáng được coi là bậc tài nghệ vô song của gần bốn mươi vở kịch và hàng loạt các tác phẩm khác. Trong đó, ông đã đặt ra biết bao vấn đề lớn lao của xã hội Anh trong suốt thế kỉ XVI. Thậm chí các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn còn giữ nguyên những giá trị tư tưởng, giữ nguyên tính thời sự. Mặt khác, những tác phẩm ấy còn góp phần tạo nên một bước tiến trong sự phát triển nghệ thuật của toàn nhân loại.

Sự chuyển biến về tư tưởng của Sêcxpia diễn ra trong khoảng thời gian một phần tư thế kỉ dường như đã phân chia quá trình sáng tác của ông thành ba giai đoạn và trong mỗi giai đoạn nhất định, sáng tác của Sêcxpia có những màu sắc riêng biệt, một cảm quan nào đó về thế giới và những hình thức nghệ thuật. Với những vở kịch được ông sáng tác vào thời kỳ thứ hai (1601 - 1608) được mài sắc bởi một hiện thực nóng bỏng đầy biến động ở nước Anh khi mà nữ hoàng Êlizabét I đang nắm quyền. Vì vậy có thể thấy rõ những bi kịch nàyđã bộc lộ một thế giới quan mới lạ của Sêcxpia khiến cho độc giả hết sức quan tâm. Chúng ta đặc biệt chú ý tới những vở bi kịch được coi là những vở bi kịch có giá trị. Từ khi ra đời cho đến nay, những tác phẩm vẫn, đã, đang và sẽ là đối tượng nghiên cứu cho nhiều đề tài, công trình khoa học và được độc giả trên khắp hành tinh nồng nhiệt đón nhận.

Trong những tác phẩm của mình, Sêcxpia đã miêu tả một cách sâu sắc và đa diện thời đại của ông. Bởi vậy kịch của Sêcxpia là cái hồi quang nghệ thuật đầy đủ nhất của xã hội thời Phục Hưng. Sêcxpia nhìn thấu vào tận bản chất của các quan hệ xã hội. Với cái nhìn nhạy bén của một thiên tài, ông nắm bắt được nhịp đập của thời đại, nhận biết được cái mà những người trước đó không nhận ra; phát hiện ra mâu thuẫn ngay trong mầm mống của những sự kiện này, sự kiện khác thuộc đời sống xã hội.

Nhưng điều quan trọng hơn là nội dung thời đại Sêcxpia đã quy định đề tài và sáng tác của ông, cách biểu hiện những đề tài đó. Qua những xung đột có tính cá nhân và gia đình, dường như ông đã nêu bật lên những biến cố vĩ đại trong đời sống xã hội. Nghệ thuật viết kịch của Sêcxpia như là thích ứng với một thời đại trong đó con người trải qua những cơn bão táp lớn lao, cần thiết cho sự lột xác, thay da của cuộc đời. Hơn ai hết, sống ngay trong bình minh của xã hội tư bản chủ nghĩa, trong những vở kịch của mình, Sêcxpia nhận thức được sự phát triển của xã hội qua những mâu thuẫn đối kháng gay gắt, qua những cuộc đấu tranh một mất một còn giữa cái mới và cái cũ. Trong những vở bi kịch tiêu biểu nhất của Sêcxpia, xung đột thường đưa tới cực điểm của nó, đòi hỏi sự giải quyết triệt để không hoà hoãn. Chính bởi lẽ đó mà màn cuối trong bi kịch của Sêcxpia thường la liệt xác chết. Đặc điểm này khác so với bi kịch của Coocnây (kết thúc là những tin vui). Điều đó không phải do một cảm quan bi đát về cuộc đời mà là do Sêcxpia nhận thức được quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội mới chỉ có thể ra

Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở bi kịch tiêu biểu của Sêcxpia, tôi thấy được sự kết hợp đầy tài năng của một nhà viết kịch tài ba với hơi thở của thời đại. Sêcxpia kế thừa tinh hoa của nền văn hoá truyền thống và phát huy sáng tạo nó trong những tác phẩm cụ thể để tạo thành cái riêng, cái khác biệt, cái khác người mà không ai bắt chước nổi. Bởi vậy mà các nhà nghiên cứu đánh giá cao về Sêcxpia, coi

ông là “một trong ba ngôi sao sáng nhất của văn học nhân văn Phục Hưng”. Đồng thời còn là, “một trong những người khổng lồ của thời đại Phục Hưng” (Ănghen) là “đỉnh

cao của nền nghệ thuật thế giới”. Những tác phẩm bất hủ ấy mang dấu ấn đậm nét một

thời kỳ lịch sử của văn học Phục Hưng. Đồng thời nó là những tác phẩm nghệ thuật không biết đến quy luật băng hoại của thời gian.

Những lời nhận xét, đánh giá trên đã góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của những vở kịch đó trong di sản sáng tác lớn lao của Sêcxpia cũng như trong sân khấu kịch Anh và thế giới. Nghiên cứu những vở bi kịch của Sêcxpia sẽ giúp chúng ta cảm nhận được những gì hết sức chân thành của Sêcxpia “khi chấm ngòi bút vào lọ mực, tôi rút ra giọt máu từ trái tim mình”

Khoá luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được góp ý bổ sung của các thầy, cô giáo và bè bạn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng bi kịch trong một số vở kịch tiêu biểu của uyliam sêchxpia (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)