1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm hứng đăng cao trong một số bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơ lý bạch đỗ phủ bạch cư dị

44 2,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 335,84 KB

Nội dung

Đó không phải là một điều ngẫu nhiên, cũng không phải là điều hoàn toàn không thể lí giải, cảm hứng “đăng cao”xuất phát sâu xa từ quan niệm nhân sinh, quan niệm vũ trụ, những phong tục,

Trang 1

Mục lục

Trang

A: Phần mở đầu 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

B: PHầN NộI DUNG 10

Chương 1:Cơ sở tâm lý của việc hình thành cảm hứng "Đăng cao" trong thơLý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị 10

1 1 Cơ sở tâm lý chung của việc hình thành cảm hứng "Đăng cao"trong thơ trung đại 10

1 1 1 Một số đặc điểm chung về cảm thụ không gian trong thơ trung đại 10

1 1 2 Cơ sở tâm lý của việc hình thành cảm hứng "Đăng cao" trong văn học trung đại 11

1 2 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao” trong thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị 16

1 2 1 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao” trong thơ Lý Bạch 16

1 2 2 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao” trong thơ Đỗ Phủ 20

1 2 3 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao” trong thơ Bạch Cư Dị 22

1 2 4 Tiểu kết 22

Chương 2: Cảm hứng "Đăng cao" trong một số bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơLý Bạch- Đỗ Phủ-Bạch Cư Dị 24

2.1 Thống kê, phân loại những bài thơ được viết bởi cảm hứng "Đăng cao" 24

2 1 1 Tiêu chí phân loại 24

2 1 2 Phân loại 26

2 2 Điểm nhìn nghệ thuật từ không gian trên cao 27

2 2 1 Đăng cao viễn vọng- bức tranh ngoại giới nhìn từ không gian trên cao 27

2 2 2 "Đăng cao" từ hướng ngoại đến hướng nội (Không gian "Đăng cao" với thế giới tâm trạng người nghệ sĩ) 37

C: KếT LUậN 42

Tài liệu tham khảo 44

Trang 2

được bồi đắp bởi cái hiện thực của lịch sử xã hội với những thăng trầm biến

đổi và cái lãng mạn của tự nhiên tươi đẹp Có lẽ đó là một phần lí do vì sao Trung Quốc cũng là cái nôi của thi và họa Người Trung Quốc vẫn luôn tự hào

về đất nước của họ là”thi ca chi bang” Quả vậy, từ”Kinh thi”đến văn học hiện

đại, thơ ca Trung Quốc có lịch sử 2500 năm, ở mỗi thời kì đều có những thành tựu nhất định, trong đó Thơ Đường được xem là một đỉnh cao chói lọi của văn học Trung Quốc nói riêng cũng như của văn học nhân loại nói chung

Trung Quốc đời Đường (618-907) là một quốc gia tiên tiến và văn minh trên thế giới đương thời Với gần 300 năm phong kiến nhà Đường, đất nước Trung Hoa đã sáng tạo nên một nền thơ ca vĩ đại hiếm có với số lượng đồ sộ: gần 48 000 bài thơ của hơn 2300 nhà thơ Nhưng cái làm nên giá trị và sức sống của Đường thi chính là nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp tự thân của nó Thơ

Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư…của con người đời Đường một cách sâu sắc Nội dung phong phú ấy được thể hiện bằng hình thức hoàn mĩ, thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao

Hơn 10 thế kỉ đã trôi qua, thơ Đường vẫn tồn tại đường bệ và uy nghi như một tòa lâu đài mĩ lệ và đầy bí ẩn, luôn thách thức sự tìm kiếm và khám phá của người đọc Có lẽ, đến muôn đời Đường thi vẫn luôn là mới mẻ đối với độc

Trang 3

giả Bước vào thế giới Đường thi, chúng ta bước vào một vườn hoa sắc sỡ, đầy màu sắc với tên tuổi nổi bật của ba tác giả tiêu biểu: Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị Một “thi tiên”Lý Bạch cuồng phóng, bay bổng và lãng man; một “thi thánh” Đỗ Phủ hiện thực đến xót xa, u uất mà ôm nặng mối ân tình với cuộc

đời; và một Bạch Cư Dị sắc sảo, tinh tế trong phát hiện nhưng cũng rất đa cảm

và tài hoa trong cách thể hiện Bên cạnh đó, ở mỗi thời kì châu tuần quanh mỗi nhà thơ lớn là những nhà thơ khác, mỗi người một giọng điệu, một dáng

vẻ riêng, độc đáo như Vương Duy với phái “điền viên sơn thủy”, Vương Xương Linh với trường thơ biên tái hay, Thôi Hộ, Thôi Hiệu… được Nàng thơ

ưu ái dâng tặng cho một bài thơ bất tử Tất cả những gương mặt đó làm nên diện mạo phong phú của thơ Đường

1 2 Lí do sư phạm

Một trong những đặc điểm của sự phát triển văn học là tính giao thoa và

sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Không có nền văn học nào tồn tại cô độc và khép kín Là sự kết tinh mẫu mực thơ ca cổ điển Trung Quốc hơn mười thế kỉ, Thơ Đường có ảnh hưởng sâu rộng tới thơ ca Trung Quốc cũng như thơ ca Việt Nam sau này Thơ Đường và thơ Việt Nam đã có mối bang giao từ rất lâu

đời, và cho đến hôm nay hồn thơ Đường vẫn bàng bạc trong mỗi hồn thơ Việt Nam Trong “Thơ Đường ở nhà trường phổ thông”, Trần Thanh Đạm có viết:

”Có thể nói không một nhà thơ lớn Việt Nam nào lại không mang một món nợ tâm hồn ít nhiều sâu nặng với thơ Đường”

Như đã nói, Thơ Đường phản ánh quan niệm, tư tưởng, tình cảm và nhận thức của con người đời Đường Đề tài của Thơ Đường rất đa dạng và phong phú, sự phong phú ấy bắt nguồn từ chính bản thân đời sống Các nhà thơ

Đường thường tìm cách khai thác những đề tài và nguồn cảm xúc khá quen thuộc, trong đó “đăng cao” được xem là một nguồn cảm hứng lớn Đó không phải là một điều ngẫu nhiên, cũng không phải là điều hoàn toàn không thể lí giải, cảm hứng “đăng cao”xuất phát sâu xa từ quan niệm nhân sinh, quan niệm

vũ trụ, những phong tục, tập quán của người dân Trung Hoa, và đặc biệt nó

Trang 4

xuất phát từ nhu cầu về mặt nhận thức và giãi bày tư tưởng, tình cảm của con người thời Đường Hơn nữa, trong sự giao thoa, tiếp xúc của văn hóa Việt-Trung, thơ Việt Nam đã sản sinh ra một nguồn thơ ”Đăng cao” cũng rất phong phú và sâu sắc, rất “Đường” Trong thơ Thiền, Không Lộ thiền sư từng mơ

ước:

“Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng

Một tiếng kêu vang lạnh cả trời”

(Ngôn hoài)

Và sau này, Hồ Chí Minh trong “Thượng sơn” lại mở ra một vẻ đẹp khác của thơ “Đăng cao”:

“Hai mươi tư tháng sáu

Lên ngọn núi này chơi

Ngẩng đầu mặt trời mọc

Bên suối một nhành mai”

Vì tất cả những lí do trên, thiết nghĩ việc tìm hiểu về cảm hứng “đăng cao” mang một ý nghĩa to lớn và cũng có tính chất thời sự Trong khóa luận này, do giới hạn bởi trình độ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ tìm hiểu về cảm hứng ”đăng cao” trong một số bài thơ của ba nhà thơ lớn Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị

Thơ Đường là tinh hoa văn hóa nhân loại Với việc đi tìm hiểu, phân tích một số bài thơ của Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị hy vọng có thể nhìn thấy vẻ đẹp của cả đại dương qua sự lấp lánh của một giọt nước Với phương châm tìm hiểu tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài để phục vụ cho cách đánh giá văn học dân tộc chúng tôi mong muốn đáp ứng một phần nhu cầu thưởng thức thẩm mĩ của người đọc, góp phần tìm ra những kiến giải mới mẻ cho việc giảng dạy thơ Đường ở nhà trường phổ thông Và, đặc biệt giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn học dân tộc trong mối tương quan với một nền văn học lớn quen thuộc:Văn học Trung Quốc

Trang 5

2 Lịch sử vấn đề

Thơ Đường phát triển lên đến đỉnh cao ở mọi phương diện, với mỗi phương diện đòi hỏi một hướng tiếp cận tương ứng phù hợp Nghiên cứu thơ

Đường ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã có lịch sử từ lâu đời và đã

đạt được nhiều thành tựu to lớn Mỗi hướng nghiên cứu đi vào một khía cạnh tiêu biểu của thơ Đường và phát hiện được những vẻ đẹp khác nhau của nền thơ này

Như đã nói, do bị giới hạn bởi trình độ và phạm vi nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi đi tìm hiểu Đường thi từ một góc độ rất nhỏ, ấy là “Cảm hứng “Đăng cao” trong một số bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị” Vấn đề này nhìn chung từ xưa đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng, cụ thể và trọn vẹn nào

Trong “Thi pháp thơ Đường”, Nguyễn Thị Bích Hải ở chương “Không gian nghệ thuật” đã ít nhiều dừng lại để phân tích giá trị thẩm mĩ và tư tưởng của một số bài thơ “Đăng cao” và đã phát hiện ra những điểm sáng thẩm mĩ chứa

đựng trong đó

Tác giả đã xuất phát từ quan niệm con người vũ trụ vốn chiếm vị trí trung tâm trong quan niệm nghệ thuật về con người của thơ Đường để nhìn nhận Con người vũ trụ đó lại bị giới hạn trong một không gian hữu hạn nên không ngừng khao khát vươn lên Và “Đăng cao” trở thành một động tác mang tính quan niệm để con người vũ trụ thỏa mãn khát vọng chiếm lĩnh của mình

“Dục cùng thiên lí mục

Cánh thướng nhất tằng lâu”

(“Đăng Quán Tước lâu” - Vương Chi Hóan)

“Bước lên lầu Quán Tước, con người có thể bằng cái nhìn của mình thu vào tầm mắt muôn trùng nước non, biển rộng trời cao Cứ thế, nếu tiếp tục, nó

sẽ mở rộng tầm mắt ra vô tận Với bài thơ này, Vương Chi Hoán đã trải ra chiều rộng (sơn hải), thể hiện được cái khí thế vươn lên của con người thời Thịnh Đường, một thời đại mà con người ước mơ và có thể thực hiện ước mơ

Trang 6

lên cao - lên cao để mở rộng chân trời tri thức, chân trời cảm xúc Lên cao để hòa hợp với đất trời "

Theo Nguyễn Thị Bích Hải, quan niệm về con người vũ trụ có ý nghĩa tiên quyết trong việc lí giải cảm hứng"Đăng cao"của con người thời Đường Hình tượng con người vũ trụ thể hiện khát vọng được sống trong một thế giới thái bình, thịnh trị, được mở rộng tầm mắt ra đến vô cùng, mở rộng nhận thức

ra vô tận, được tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, tương giao với cuộc đời, con người, thiên nhiên, vũ trụ Vì thế họ không ngừng"Đăng cao", và đó là những khoảnh khắc trở nên bất tử, vĩnh hẳng cùng với những kiệt tác :"Đăng

U Châu đài ca"(Trần Tử Ngang)'"Đăng Quán Tước lâu"(Vương Chi Hoán),

"Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài"(Lý Bạch), "Đăng lâu", "Đăng cao"(Đỗ Phủ) Đặc biệt, khi phân tích"Đăng U Châu đài ca", tác giả đã có những phát hiện mới mẻ, đã dựng lên thế giới tinh thần không tĩnh lặng của thi nhân trong khoảnh khắc ấy

Như vậy, Nguyễn Thị Bích Hải đã đi vào lý giải thơ "Đăng cao" từ góc

độ con người vũ trụ, thiết nghĩ điều đó đúng nhưng chưa đủ ở một số bài thơ tác giả đã có cái nhìn sâu sắc và mới mẻ, cách lý giải phù hợp với những quy luật nội tại của tâm lí người trung đại, tuy nhiên trên tổng thể chuyên luận chưa đi vào thống kê, phân loại và lý giải hiện tượng này một cách đầy đủ và toàn diện

Nhìn nhận, lý giải từ góc độ văn hóa, Trần Lê Bảo trong bài viết "Đăng cao - một truyền thống văn học của người phương Đông"đã tìm về gốc rễ của

"Đăng cao" - một động tác mang tính quan niệm của người Trung Hoa Theo tác giả, "Đăng cao" không chỉ xuất phát từ quan niệm con người vũ trụ mà còn có nguồn cội sâu xa từ những nghi thức tế lễ núi sông của tôn giáo cổ đại,

từ triết học, từ mĩ tục "trùng cửu đăng cao"của người Trung Hoa, và từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước Ông cho rằng cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt nguồn thơ này là tình điệu bi thương Tác giả cũng đi sâu vào nỗi buồn thương của thi nhân đời Đường, lý giải từ quan niệm nhân sinh, vũ trụ:Nỗi buồn

Trang 7

thương nhập thế xuất phát từ nhân cách Nho gia, buồn thương xuất thế xuất phát từ nhân cách Đạo gia và tâm thế hoài cổ của thơ "Đăng cao" Ngoài ra, một điều mới mẻ tác giả đã đề cập đến sự chuyển biến về chất của nguồn thơ

"Đăng cao" cách mạng trong thơ Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh so với tình

điệu bi thương và nội dung hoài cổ trong thơ "Đăng cao"đời Đường Nói chung đây là một bài viết dồn nén được nhiều lượng thông tin phong phú và xác đáng, tuy nhiên tác giả chưa làm sáng tỏ yếu tố nghệ thuật thể hiện"đăng cao" và hàm chứa trong thơ "đăng cao"

Trong phần"Thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ Đường"("Về thi pháp thơ Đường" - Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử), GS Trần Đình Sử cũng xuất phát từ quan niệm không gian vũ trụ, con người vũ trụ của người Trung Quốc để nhìn nhận "Đăng cao" "Đọc văn thơ Trung Quốc, nhất là thơ Đường,

ta có thể thấy con người muốn hòa vào không gian Các động tác "phủ"(cúi),

"ngưỡng"(ngẩng), "tứ cố", "cố vọng"(nhìn quanh), "đăng cao"(lên cao) làm cho con người giữ được mối liên hệ hữu cơ bền chặt Mọi cảm thức về nhân sinh đều gắn với không gian"("Về thi pháp thơ Đường"-trang 21) Đăng cao là một động tác mang tính quan niệm - một môtíp nghệ thuật quen thuộc trong thơ Đường, nó thể hiện khát vọng giao hòa giữa con người và thiên nhiên Lên cao, con người đứng trên đỉnh cao đất trời để có thể nhìn về tứ phía, nhìn đến tận khả năng của mình mà không bị một trở ngại nào, có thể "thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" Qua khát vọng chiếm lĩnh không gian, thi nhân đời

Đường đã hòa mình vào với vũ trụ, với thiên nhiên Phân tích bài"Vọng nhạc"("Trông núi Thái" - Đỗ Phủ) tác giả cho thấy người xưa mới chỉ trông lên núi Thái Sơn cao ngất mà đã hàm ý muốn leo lên chót đỉnh để có thể ngạo nghễ như núi Thái, nhìn đám núi dưới thành nhỏ bé Như vậy lên cao để vượt lên mọi thứ tầm thường

Không gian là môi trường để con người tồn tại "Không gian nghệ thuật trong thơ Đường không chỉ gắn liền với ý thức về không gian tồn tại của con người mà còn gắn với cách chiêm nghiệm, cách thưởng thức và cách ứng xử

Trang 8

của con người trong mô hình không gian"("Về thi pháp thơ Đường" - trang 20) "Đăng cao" với tư cách là một tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu đã kết tinh trong đó cách chiêm nghiệm, cách ứng xử của con người Khát vọng "đăng cao"để mở rộng tầm nhìn, mở rộng nhận thức, đem lại vẻ đẹp hùng tráng của không gian vũ trụ trong thơ Đường Như vậy GS Trần Đình Sử, trong bài viết của mình cũng chỉ lướt qua "đăng cao" để minh họa cho quan niệm không gian vũ trụ của con người thời Đường và coi "đăng cao"là tín hiệu nghệ thuật thể hiện sự tương giao giữa đất trời và con người

Nhìn chung lại có thể nói rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào

có tính chất toàn diện, hệ thống và dài hơi về cảm hứng "đăng cao "trong thơ

Đường "Đăng cao" là một mĩ tục, một truyền thống của thi nhân đời Đường nói riêng và thi nhân Trung Hoa nói chung Nó được biểu hiện một cách không ngẫu nhiên mà có tính hệ thống, bền vững ở mỗi nhà thơ và trong cả nền thơ Điều đó chứng tỏ động tác "đăng cao", thơ "đăng cao" và cảm hứng

"đăng cao" trong thơ có nguồn gốc sâu xa từ trong tâm thức và trong quan niệm về nhân sinh, vũ trụ của người Trung Hoa Vậy bắt nguồn từ những hạt nhân cơ bản trong đời sống tinh thần của con người, khi đi vào thế giới nghệ thuật của các nhà thơ và được thể hiện trong từng tác phẩm cụ thể"đăng cao" thể hiện nội dung ý nghĩa gì?Hình thức nghệ thuật nào thể hiện nội dung ý nghĩa đó? Trong khóa luận này chúng tôi xin được làm sáng tỏ đôi chút về những vấn đề trên qua một số bài thơ "đăng cao" tiêu biểu của ba đỉnh cao thơ

Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị

Để viết khóa luận này, chúng tôi dựa trên cơ sở là những gợi ý trong các bài viết của người đi trước Đó là bài viết của GS Trần Đình Sử("Về thi pháp thơ Đường"), phần viết về không gian nghệ thuật ("Thi pháp thơ Đường") - PGS Nguyễn Thị Bích Hải, và một số sách khác nghiên cứu về thi pháp thơ và thơ Đường

3 Mục đích nghiên cứu

Tri thức là vô hạn, khoa học mở ra trước mắt con người những cánh cửa liên tiếp của sự khám phá, mà đi hết cánh cửa này người ta đến được với những cánh cửa khác sâu xa, vi diệu hơn Trong các môn KHXH và NV thì

Trang 9

văn chương lại là môn có tính chất mở, nó không bao giờ có đáp án cuối cùng Với đề tài “Cảm hứng “Đăng cao” trong một số bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch

- Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị” chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc lí giải vẻ đẹp thơ “Đăng cao” trong diện mạo thơ Đường, từ đó giúp bạn đọc hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của con người trong cuộc đời và với chính mình Bởi tư thế “Đăng cao”mang lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ có tính chất khám phá về ngoại giới và về thế giới bên trong con người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối tượng nghiên cứu

Cảm hứng “Đăng cao” trong một số bài thơ “Đăng cao” tiêu biểu của

ba nhà thơ Lý Bạch - Đỗp Phủ - Bạch Cư Dị

4 2 Phạm vi nghiên cứu

Với trình độ có hạn, trong khoá luận này chúng tôi không có điều kiện

để khảo sát toàn bộ thơ “Đăng cao” của ba nhà thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị mà chỉ đi vào phân tích một số bài thơ “Đăng cao” tiêu biểu

Chúng tôi cũng chỉ nhìn nhận, lý giải cảm hứng “Đăng cao” trong thơ của ba đỉnh cao này từ góc độ tâm lý và giải mã nghệ thuật, đồng thời phân tích một số bài thơ tiêu biểu qua đó giúp đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của ba nhà thơ, làm sáng tỏ những giá trị tư tưởng, thẩm mĩ trong thơ

Những bài thơ Đường khảo sát trong khoá luận này được rút từ “Đường thi tuyển dịch” (2 tập) - Dịch giả Lê Nguyễn Lưu, NXB Thuận Hoá 1997

Trang 10

B: PHầN NộI DUNG Chương 1 Cơ sở tâm lý của việc hình thành

người trung đại và nó mang tính chất chủ quan

Có thể thấy trong văn học trung đại, không gian được nhìn trên hai bình diện cơ bản là không gian trong văn học bình dân - không gian văn hóa làng xã và không gian trong văn học bác học - với kiểu không gian vắng vẻ, u trầm, nhàn dật "Đăng cao"thuộc kiểu không gian này Sự thể hiện của không gian trong văn học trung đại rất đa dạng và phong phú, tựu chung lại có thể xây dựng một vài mô hình không gian trong văn học trung đại như sau:

Trang 11

 Mô hình không gian được xây dựng theo cách con người cảm thụ là trung tâm:"phủ"(cúi), "ngưỡng"(ngẩng), "tứ cố"(bốn phía)

 Mô hình không gian được xây dựng theo hình dung về thứ bậc trên - dưới: thượng giới - trần gian - địa phủ

 Một đặc điểm nữa của mô hinh không gian trung đại là không gian

được xây dựng trong ý thức của con ngươì về vị trí của mình trên cõi

đời tương quan với môi trường xung quanh (theo kiểu "ăn xem nồi, ngồi xem hướng", "quan trên trông xuống, người ta trông vào" )

Tất cả hình thành một điểm nhìn siêu cá thể mang tính khách quan, nhìn thế giới và bản thân trong toàn cảnh của con người trung đại

1 1 2 Cơ sở tâm lý của việc hình thành cảm hứng "Đăng cao" trong văn học trung đại

Nhìn từ góc độ văn hóa, "Đăng cao" là một hoạt động mang tính lịch sử xã hội

Trước hết, "Đăng cao" bắt nguồn từ nghi thức tế lễ núi sông của tôn giáo cổ đại Theo P Ănghen:"Tôn giáo ra đời từ sự sợ hãi, nghệ thuật ra đời từ nỗi đau" Thủa xa xưa, những cư dân đầu tiên của đất nước Trung Hoa sống rải rác trên lưu vực những con sông lớn Trường Giang và Hoàng Hà mà ngày nay là đồng bằng Hoa Hạ Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, thiên nhiên vừa là bạn, vừa là kẻ thù: tự nhiên đem đến cho họ lương thực và các điều kiện khác để đảm bảo cuộc sống nhưng cũng có thể cướp đi của họ tất cả Đôi khi có những hiện tượng tự nhiên thần bí họ không thể lý giải Trước sức mạnh của tự nhiên, với trình độ nhận thức ấu trĩ, các cư dân cổ

đại đã gán cho vạn vật, cây cỏ, núi sông những linh hồn Và họ bắt đầu thờ cúng thiên nhiên, bửi gắm vào đó khát vọng về một cuộc sống bình yên, no

ấm Như thế, nghi thức tế lễ của tôn giáo cổ đại thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Về sau rừng núi không chỉ là bạn của tầng lớp bình dân

mà còn là thánh địa để tầng lớp quý tộc đến tế lễ Cũng như dân thường, họ tế

Trang 12

lễ để cầu xin đất trời phù hộ, giúp đỡ, nhưng là cầu xin những việc to lớn: tế lễ bốn mùa, tế khi đi xa, tế khi xuất quân

Nhưng vì sao tế vọng phải lên cao? Trong quan niệm của người cổ đại, trời là vị thần có quyền lực nhất trong tất cả các vị thần, mà trời thì phải ở trên cao, phải "ngước nhìn" mới thấy Do đó, trong suy nghĩ ngây thơ của họ, càng lên cao thì lời cầu nguyện càng thấu đạt đến trời

Nguồn gốc có tính chất triết học của "Đăng cao":

"Đăng cao" gắn với một hoạt động mang tính duy tâm thần bí của người Trung Hoa xưa là"Đăng cao chiêm phong"(Lên cao bói gió) Từ khát vọng muốn nhận biết các biến đổi có thể đe dọa cá nhân hay xung quanh mình trong một tương lai gần, người Trung Quốc sản sinh ra phong tục boí gió Quan niệm phong thủy của người Trung Hoa xưa cũng cho rằng: trời là cõi dương, đất là cõi âm Càng lên cao, con người càng hấp thụ được nhiều dương khí nên mạnh khỏe Người Trung Quốc có tục chôn cất người chết ở gò cao để dương khí tiếp thêm cho cây phả hệ, con cháu được hưng vượng lâu dài Các bậc vua chúa thích xây dựng lâu đài, thành quách càng cao càng tốt Càng lên cao càng phóng xa được tầm mắt, biết được nhiều và biết sớm những điều hơn

lẽ thiệt ở đời Chính ở trên cao, con người mới có thể chiêm nghiệm một cách tổng thể cõi nhân gian, thấy được bao hưng phế, thăng trầm chỉ là hư ảo, cuộc

đời con người chỉ là hữu hạn trong cái dòng chảy vô hạn của thời gian Tự ý thức về bản thân, chiêm nghiệm quá khứ để có cái nhìn đúng đắn hơn ở hiện tại và trong tương lai, không gian "Đăng cao" thường gợi nỗi lòng hoài cổ là vì thế

Ngoài ra, nhìn từ góc độ lịch sử xã hội, "Đăng cao" còn xuất phát từ mĩ tục"trùng cửu đăng cao" của con người thời trung đại Thời Đông Hán có truyền thuyết được kể lại:"Một hôm Phí Trường Phòng nói với Hoàn Cảnh, đệ

tử học đạo là: "Người nhà cậu sắp bị tai họa, cần dời nhà lên cao, tay đeo hột thù du, uống rượu cúc mới có thể tránh được tai họa" Điều xảy ra ứng với lời dạy" Từ đó "trùng cửu đăng cao" dần trở thành phong tục của dân

Trang 13

Như vậy, khi mới xuất hiện, phong tục này thể hiện sự yêu thương gắn bó trong gia đình - quan tâm đến sự bằng an của người thân Về sau, theo thời gian mĩ tục này mang thêm nhiều màu sắc mới Ngày trùng cửu trở thành ngày hội đoàn tụ Sầm Tham trong "Tư Trường An cố viên " đã viết :

"Cưỡng dục đăng cao khứ

Vô nhân tống tửu lai

Dao lân cố viên cúc

Ưng bang chiến trường khai"

(Muốn gượng lên chơi núi cao,

Nhưng không ai đem rượu đến

Thương hàng cúc nơi vườn cũ cách xa,

Vẫn nở hoa cạnh bãi chiến trường)

Trong cuộc hành quân, gặp ngày trùng cửu, dù là chiến tranh loạn lạc, nhưng nhân vật trữ tình vẫn cố gượng lên cao "Trùng cửu đăng cao" xen vào giữa cuộc chiến như một nốt lặng Nhưng chiến tranh vẫn là chiến tranh, lên cao mà chẳng có ai đưa rượu cho Nỗi nhớ quê ngập tràn trong tâm hồn nhà thơ Vì không có rượu hoa cúc nên nhà thơ chợt nhớ đến cúc vườn cũ ("cố viên cúc") và hình dung có lẽ giờ này cúc đang nở hoa trong chiến trường, cúc lặng

lẽ nở mà chẳng có ai ngắm hoa và ủ rượu Tạo hóa sao mà vô tình Tha hương

đã buồn, lại nghĩ đến quê hương đang chìm trong chiến tranh nên càng buồn gấp bội

Có thể thấy "trùng cửu đăng cao" được bắt nguồn từ tình cảm tốt đẹp của những người thân dành cho nhau và từ khát vọng về một cuộc sống thái bình Chính ý nghĩa tốt đẹp này đã làm cho phong tục được lưu truyền mãi về sau Lên núi cao, cài cành thù du lên đầu, uống rượu hoa cúc, giữa cảnh vui

vẻ, sum vầy của ngày hội người ta làm thơ mong lưu lại cuộc vui dài lâu Khi

đi xa, nơi đất khách ngậm ngùi nhớ lại ngày vui thủa trước lại chạnh lòng nhớ quê, người ta lên cao để ngóng vọng, để gửi tâm hồn về với cố hương Thơ

đăng cao hoài viễn bắt nguồn từ đó

Trang 14

Nhìn từ góc độ văn hóa, "Đăng cao"còn gắn liền với tâm thái hoài cổ của người Trung Hoa Văn minh Trung Hoa cổ là nền văn minh nông nghiệp, việc trồng trọt của con người gắn liền với thiên nhiên Qua việc quan sát thiên nhiên để dự báo, con người nhận thấy sự lặp lại tuần hoàn theo chu kì của các hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi trăng khuyết là hết một tháng; xuân sinh, hạ trưởng, thu tàn, đông diệt là hết một năm Vòng tuần hoàn ấy khiến người trung đại tưởng là thời gian quay tròn Chính vì quan niệm thời gian tuần hoàn nên người ta không mấy quan tâm đến tương lai mà đặc biệt quan tâm đến quá khứ Hơn nữa, ở Trung Quốc chế độ phong kiến tồn tại từ năm 221TCN đến

1911, đó là đất nước có chế độ phong kiến lâu dài và bền vững nhất trên thế giới, mà bản chất của chế độ này là bảo thủ Như vậy, hoài cổ là đặc điểm của kiểu tư duy nông nghiệp lại được củng cố bằng ý thức hệ Nho giáo

Có thể nói, tâm thái hoài cổ vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của

"đăng cao" "Đăng cao" là cái cớ để hoài cổ và để thỏa mãn tâm thái hoài cổ Người ta lên cao để trông xa, để nhìn lại chính mình, nhìn vào mình, đối diện với quá khứ, chiêm nghiệm về cái còn, cái mất trong cõi đời Đứng trên đỉnh cao nhìn ra bốn phía rộng mênh mang, sâu thăm thẳm, con người mới chợt nhận ra cái bé nhỏ, hữu hạn của mình trước cuộc đời Nghĩ về tương lai thấy

xa xôi và rợn ngợp, vì thế quá khứ trở thành một điểm tựa, một chỗ neo đậu cho con người trong dòng chảy bất tận của thời gian

Người trung đại "đăng cao" còn để mang theo khát vọng chiếm lĩnh không gian Người Trung Quốc cổ luôn đặt mình trong mối quan hệ tương thông, tương hợp với thiên nhiên Người ta quan niệm "thiên nhân hợp nhất " Học thuyết của Lão Trang cho rằng :"Thiên địa dữ ngã tinh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất "(Trời đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một) Học thuyết của Khổng Mạnh lại nói :"Vạn vật giai bị ư ngã "(Vạn vật đều có đầy đủ ở trong ta) Các quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ coi con người là một tiểu

vũ trụ trong lòng đại vũ trụ, con người có mối liên quan mật thiết với đất trời

Trang 15

Quan niệm con người vũ trụ được hình thành từ thời cổ đại, đến đời

Đường nó được hoàn chỉnh và kết tinh rực rỡ Con người vũ trụ chiếm vị trí trung tâm trong quan niệm nghệ thuật về con người đời Đường trong thơ Coi con người như một mô hình đồng dạng, thu nhỏ của thiên nhiên, cho nên con người ấy luôn mang trong mình khát vọng hòa hợp, chiếm lĩnh thiên nhiên rộng lớn

Lên cao và đi xa là hai cách thức để con người vũ trụ chiếm lĩnh không gian Đi xa để thấy được nhiều, nhưng đi xa con người đi vào nơi đất khách xa lạ, cô độc Hơn nữa, với phương thức này con người chỉ chiếm lĩnh được bề rộng của thiên nhiên mà thôi Đăng cao" mới chính là phương thức hữu hiệu nhất để thỏa mãn khát vọng chiếm lĩnh không gian của con người vũ trụ:

"Dục cùng thiên lí mục

Cánh thướng nhất tằng lâu"

("Đăng Quán Tước lâu" - Vương Chi Hoán)

(Muốn phóng xa đến tận cùng tầm mắt

Nên lại bước lên một tầng lầu nữa)

Với "đăng cao", con người chiếm lĩnh không gian trong tính thống nhất, toàn vẹn của nó: chiều cao - rộng - sâu Từ vị trí trung tâm của mình, con người chiếm lĩnh thiên nhiên với ba chiều có thực và mở rộng thêm một chiều thứ tư: chiều hư - chiều cao tâm linh ấy là khi con người lên cao để bừng ngộ những điều mà trước đó chưa từng nhận ra về chính tâm hồn mình

Ngoài ra "đăng cao"còn là một động tác mang tính quan niệm, thẩm mĩ phù hợp với quan niệm con ngươi vũ trụ và khí thế vươn lên trong một xã hội phồn thịnh

Tóm lại, "Đăng cao"là tổng hoà những quan niệm khác nhau của người Trung Hoa cổ về thế giới Có thể nói tư tưởng triết học và những phong tục tập quán đã hình thành nên "đăng cao" từ nhận thức bị động của con người thời thơ ấu trước thiên nhiên hùng vĩ Quan niệm con người vũ trụ và khí thế vươn lên trong một xã hội phồn thịnh lại kết tinh những tầng nghĩa vi diệu khác của

Trang 16

"Đăng cao" Từ quan niệm con người vũ trụ, con người chủ động giao hòa, khám phá thiên nhiên, xuất phát từ khí thế vươn lên của con người Thịnh

Đường, con người muốn tự khẳng định bản lĩnh, tài năng, khí phách của mình

Có thể nói, ở một mức độ nhất định nào đó "Đăng cao" là sự tự nhận thức của con người về chính mình, và là sự khẳng định vai trò, vị trí của con người trong cuộc đời, nó phù hợp với tâm lí, ý thức người trung đại Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng "đăng cao" trong thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư

Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị chủ yếu ở phương diện đặc điểm về con người cá nhân và đặc điểm thời đại bất như ý

1 2 1 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao”trong thơ Lý Bạch

"Thi tiên" Lý Bạch được xem là nhà thơ Đường có tư tưởng phức tạp nhất Lý Bạch (701 - 762) trong một gia đình thuộc tầng lớp trên trong xã hội

Ông mang trong mình cái tự do phóng túng của dòng máu Trung á và cái lãng mạn bay bổng thừa hưởng từ huyết quản Hán tộc Khi còn rất trẻ ông đã thích múa kiếm, khinh tài trọng nghĩa, thích làm hiệp khách và giỏi thơ phú Ông

đi rất nhiều nơi, thường lên núi đọc sách và múa kiếm, năm hai mươi lăm tuổi,

ông"đeo kiếm rời nước, từ biệt cha mẹ đi xa" Cuộc đời Lý Bạch đã có ba lần

"nhập thế "với ba dấu mốc lớn đó là: năm 742, Lý Bạch về kinh đô Trường An mang theo khát vọng thi thố tài năng chính trị nhưng thất bại Ông nhận ra

Trang 17

rằng nhà vua chỉ xem tài năng của ông như một thứ đồ trang sức để làm phong phú thêm đời sống hưởng lạc của mình Lần thứ hai Lý Bạch "nhập thế" đó là năm 756 khi ông nhận lời làm quân sư cho Vĩnh Vương Lý Lân Ông đâu ngờ Lân có âm mưu phản bội! Khi việc bại lộ Lý Lân bị giết, những người có liên quan bị khép tội chết riêng Lý Bạch, vì có người bảo lãnh nên được giảm án Năm 761 tiếp tục tham gia đầu quân của Lý Quang Bật truy quét tàn quân của

An Lộc Sơn ở biên giới, nhưng lần này ông lâm bệnh và mất Vậy là cả ba lần"nhập thế" của Lý Bạch đều thất bại Nhưng ba lần thử vận may trên con

đường hoạt động chính trị đã thể hiện nỗ lực của nhà thơ trong hành trình lập công danh với đời Nói cách khác, tuy ba lần thất bại nhưng đó chính là hành trình nhập thế vơí khát vọng lập công danh sự nghiệp của Lý Bạch Thái độ sống "nhập thế" của Lý Bạch chịu ảnh hưởng từ Nho giáo, bởi lẽ ông là người

có lý tưởng chính trị rõ ràng, có khát vọng, có ý trí, mong muốn đóng góp tài năng của mình cho đất nước, muốn đem sức lực và trí tuệ phò giúp nhà vua:

Nhưng càng ôm nhiều hoài bão bao nhiêu thì Lý Bạch càng rơi vào bế tắc, bởi có thể coi ông là người sinh bất phùng thời, thuộc kiểu người"hoài tài bất ngộ"(ôm tài mà không gặp được người biết đến) Ông khát khao nhập thế, khát khao được cống hiến, tuy nhiên con đường công danh của ông không hề thuận lợi, vì lúc này nền chính trị nhà Đường bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái Những thất bại trên con đường chính trị trở thành một nguyên cớ để đẩy

ông về với Đạo gia Lối sống ưa tự do tự tại, vô vi thóat lục của các đạo sĩ đã gặp gỡ tính tình ưa tự do phóng túng của Lý Bạch Ông gắn bó với Đạo gia

Trang 18

như để cố gắng tìm nguồn an ủi, lấy nó để làm dịu đi nỗi đau của những thất bại trên con đường nhập thế Gắn bó với Đạo gia, nhiều khi ông tỏ thái độ coi thường Nho gia, ông theo đuổi những gì không có trong thực tế (cố gắng tìm

đến nơi tiên ở, say sưa luyện thuốc trường sinh, ôm ấp ước mơ bất tử ) Mặt khác, khi phát triển đến mức độ cực đoan thì tư tưởng đó có phần tiêu cực, ông công khai ca ngợi những thú vui hành lạc Chẳng hạn ông kể về cái thú vui của việc dắt kĩ nữ đi chơi trong bài "Huề kĩ":

"Khi lên đời thực sướng sao

Rượu ngon cứ uống, lầu cao cứ chèo

Con hầu cầm quạt đi theo

Tháng năm mà mát như chiều thu sang"

Toát lên từ những câu thơ đó, ta thấy có một cái gì ung dung, nhàn tản,

tự do, tự tại đến mức hể hả mãn nguyện Nếu như Nho (nhập thế) và Đạo (xuất thế) giống như hai thái cực luôn dằng xé, day dứt trong tư tưởng Lý Bạch thì

có thể coi tư tưởng du hiệp chính là liều thuốc giúp ông lấy lại cân bằng: Nho giáo thúc giục ông nhập thế, lăn xả vào cuộc đời tạo lập công danh sự nghiệp, tạo lập cho mình một dấu ấn để lại cho mai hậu: Đạo giáo thổi vào ông cái nhìn ngạo nghễ, khinh bạc, vượt lên và coi thường tất cả, lắng lại những đua chen, toan tính, để lại sau lưng cái ồn ã, xô bồ của cõi nhân gian để tiêu dao với những thú vui thoát tục; Vậy thì cuối cùng, trong tư tưởng vị "trích tiên"này cái gì còn đậu lại? Cái gì dẫn dắt, chỉ lối giúp ông đi đúng giữa ranh giới của hai bờ xuất - nhập? Đó chính là mục đích sống vì nghĩa và tự do của tư tưởng du hiệp Các hiệp sĩ sống bằng hai nguyên tắc cơ bản: đặc biệt đề cao

tự do và không chấp nhận sự bất công trong xã hội Những nguyên tắc cơ bản này gần như cũng trở thành tôn chỉ sống của Lý Bạch bởi ông là người ưa tự

do và khao khát sự công bằng Có rất nhiều câu thơ của Lý Bạch thể hiện tư tưởng này:

"Mong được giúp chúa hiền

Công thành về rừng cũ"

("Cổ phong")

Trang 19

Hay:

"Việc xong phủi áo bước

Chẳng cho đời biết ai"

(Sự liễu phất y khứ

Thâm tàng thân dữ danh)

(“Hiệp khách hành”)

"Hãy vui lúc sống một chén rượu

Cần chi tên tuổi để ngàn sau"

(Thả lạc sinh tiền nhất bôi tửu

Hà tu thân hậu thiên tải danh)

(“Hành lộ nan” - Kỳ tam)

Những tình cảm, cảm xúc của Lý Bạch thể hiện phản ứng tinh thần của

ông trước thực tại xã hội, trước những thất bại trên con đường hoạt động chính trị mà ông từng theo đuổi, nó chuyển thành nỗi niềm bi phẫn trong thơ Bởi vậy, cùng một vấn đề mà ở những giai đoạn khác nhau ông có những cách lý giải khác nhau và những phản ứng tinh thần khac nhau Ông hay nói về thú vui, nhưng nhiều khi chỉ là vui tạm; ông ca ngợi thú chơi nhưng đó chỉ là chơi trong chốc lát, nghĩa là không hết mình với niềm vui ấy; nghĩa là còn cảm xúc nào đó ẩn chứa trong ông không dễ bộc lộ thành lời:

Trang 20

biết ông cô độc đến nhường nào! ở Lý Bạch nhiều khi còn là sự mâu thuẫn lớn, đó không chỉ là sự mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực, mà còn là sự mâu thuẫn trong chính tư tưởng của ông Cùng nói về chữ "chí" nhưng ở những trường hợp khác nhau lại quá cách xa nhau về ý nghĩa, thậm chí đối lập nhau:

("Ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí")

Tóm lại, có thể hiểu rằng Lý Bach là nhà thơ có tư tưởng rất phức tạp, những phức tạp ấy co nguyên nhân từ chính đặc điểm cuộc đời, từ nguồn gốc xuất thân và đặc biệt là từ đặc điểm thời đại ông đang sống Khi tìm hiểu cảm hứng "Đăng cao" trong thơ Lý Bạch chúng tôi sẽ xem xét nguồn cảm hứng ấy

và đặc điểm thơ "Đăng cao" của ông trong toàn bộ hệ tư tưởng phức tạp và đầy mâu thuẫn này

1 2 2 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao” trong thơ Đỗ Phủ

Đỗ Phủ(712 - 770) sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn - một trong những nhà thơ nổi tiếng đầu đời

Đường Về cuộc đời Đỗ Phủ có thể kể đến một vài dấu mốc quan trọng: Ông thông minh từ nhỏ, 7 tuổi bắt đầu làm thơ, 14 tuổi nổi tiếng khắp Trung Quốc Năm 746 ông gặp thi tiên Lý Bạch ở cố đô Lạc Dương, cùng sống với Lý Bạch khoảng 6 tháng sau đó Lý Bạch tiếp tục ngao du còn Đỗ Phủ hướng tới kinh

Trang 21

đô Trường An để mong lập công danh sự nghiệp Đây cũng là thời điểm mở

đầu cho mười năm gió bụi ở kinh đô Trương An của ông Trong giai đoạn này

ông đã tận mắt chứng kiến những bất công, ngang trái của xã hội, hiểu được mặt trái ẩn sau vẻ hoàng kim của thời đại và cũng đã tận mắt chứng kiến nỗi cùng khổ của nhân dân lao động

một kho vũ khí nhỏ của quân đội - Hữu vị soái phủ trụ Tào tham quân) Sau khi nhận chức ông được phép về thăm nhà, ông về đến nhà đúng vào lúc đứa con trai mới chết vì đói Trong năm này loạn An Lộc Sơn nổ ra Sau khi đưa gia đình đi lánh nạn ông tìm cách trở lại kinh đô thì bị quân An Lộc Sơn bắt

và giam giữ trong hai năm Ông tìm cách vượt vòng vây về ra mắt vua và được ban chức Tả thập di (Quan can dán) Nhưng ngay sau đó bị cách chức vì can dán vượt quyền Sự kiện này khiến ông rất đau lòng, nó đánh dấu sự đổ vỡ hoàn toàn niềm tin trong ông về ước mong giúp nước cứu đời Đỗ Phủ lần tìm gia đình đang lưu lạc ở phía bắc và bắt đầu cuộc đời chạy loạn liên tục Có thể nói, trong loạn An-Sử (từ 755 đến 763), số phận của triều đại, nỗi cùng khổ của nhân dân lao động, đời sống xa hoa trụy lạc của giai cấp thống trị, những khổ đau, bất hạnh của bản thân và gia đình đã giúp Đỗ Phủ trong một khoảng thời gian rất ngắn sáng tạo được một số lượng tác phẩm phong phú mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất cao

Vào những năm cuối đời Đỗ Phủ cùng gia đình xuống thuyền trôi dạt khắp các miền sông hồ Năm 770, vì đói rét và bệnh tật ông đã chút hơi thở cuối cùng trên một con thuyền rách nát giữa sông Tương, chấm dứt cuộc đời

đầy bi thảm của một nhà thơ hiện thực vĩ đại Bàn về cuộc đời thi thánh Đỗ Phủ, Tiễn Bá Tân - một học giả Trung Quốc nói rằng: "Từ buổi trung niên trở

về sau, một quan phế chuất, muôn dặm chạy hoài, đói rét, rừng hoang, bệnh già, thuyền lẻ Cái thảm đạm của đời ông quả là chưa từng thấy xưa nay"

"Đăng cao" chỉ là một phần rất nhỏ trong cảm hứng thơ Đỗ Phủ, nhưng chiếu rọi nguồn cảm hứng ấy vào những khổ đau, những bi kịch của cuộc đời

Trang 22

Đỡ Phủ chúng ta sẽ thấm thía hơn tính nhân văn cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ vĩ đại này

1 2 3 Cơ sở tâm lí của việc hình thành cảm hứng “Đăng cao” trong thơ Bạch Cư Dị

Bạch Cư Dị (772 - 846) sinh ra trong một gia đình quan lại nhỏ Ông bản tính thông minh, 9 tuổi đã am tường thanh luật của thơ Ông lớn lên trong những năm tháng chính trị hỗn loạn, dân tình khổ sở, có điều kiện gần gũi và

am hiểu đời sống nhân dân, là tiền đề cho những sáng tác viết về nôĩ thống khổ của quần chúng nhân dân trong thơ Bạch Cư Dị

Năm 802, đời Đường Đức Tông, ông đỗ tiến sĩ và ra làm quan, bước vào đường đời kẻ sĩ chứng kiến bộ mặt hủ bại của triều đình, sự ti tiện, thối nát của bọn quan lại Lo lắng cho số phận của đất nứơc và quần chúng nhân dân, ông cùng Nguyên Chẩn tìm ra những đối sách có thể làm cho nền chính trị trong sạch, đấu tranh chống lại bọn tham quan

Nhìn chung cuộc đời làm quan của Bạch Cư Dị khá suôn sẻ, ông học rộng và thông minh, nổi tiếng là một vị quan thanh liêm được nhân dân kính trọng và yêu mến Lưu Vũ Tích từng viết về tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân Tô Châu đối với Bạch Cư Dị, và có lẽ đó cũng là tình cảm chung của nhân dân giành cho ông:

"Nghe tin Bạch thái thú

- Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị đã trải qua có liên quan đến việc hình thành cơ sở tâm

lý ảnh hưởng đến cuộc đời nghệ thuật của các ông Văn học là một hình thái nghệ thuật nhằm nhận thức và phản ánh thế giới bằng hình tượng Theo đó

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w