1 Đăng cao viễn vọng bức tranh ngoại giới nhìn từ

Một phần của tài liệu Cảm hứng đăng cao trong một số bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơ lý bạch đỗ phủ bạch cư dị (Trang 27)

2. 2. 1. Đăng cao viễn vọng- bức tranh ngoại giới nhìn từ không gian trên cao. trên cao.

"Đăng cao" là một vận động đưa con người vào vị trí trung tâm vũ trụ. Trên đỉnh cao con người có cảm giác vượt lên và bao quát tất cả trong tầm mắt. Khi lên cao, mà cụ thể trong thơ Đường người ta lên núi, lên lầu, lên đài cao và còn mơ ước lên cả trời xanh, do đó giới hạn tầm nhìn không bị hạn chế. Con người có thể phóng tầm mắt ra xa hút, đến tận khả năng. Thiên nhiên ở đây được thể hiện ở một điểm nhìn từ xa, từ cái nhìn có tính chất khám phá, phát hiện.

Thiên nhiên được nhìn từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần với trời, mây, núi, mặt biển, sông, nước; với suối, khe, chim đa đa, con đường, mây biếc, vầng trăng, tiếng suối chảy, mặt trời buổi sớm, khói nhà ai. Thiên nhiên đẹp vẻ đẹp hùng tráng, mỹ lệ thể hiện một đất nước Trung Hoa phong phú và giàu có trong sự đa dạng của tự nhiên. Những khám phá thiên nhiên, cuộc đời từ cái nhìn "đăng cao viễn vọng" luôn mới mẻ và như là một sự đúc rút kinh nghiệm:

"Đại Tông phù như hà?

Tề Lỗ thanh vị liễu Tạo hóa chung thần tú Âm dương cát hôn hiểu Đãng hung sinh tằng vân Quyết tý nhân quy điểu Hội đương lăng tuyệt đích, Nhất lãm chúng sơn tiểu"

(Núi Đại Tông như thế nào? Vùng Tề Lỗ xanh không dứt

Hai sườn phân chia sớm tối

Lồng ngực rửa sạch tuôn ra lớp mây Giương mắt trông chim về xứ người Gặp dịp lên tận đỉnh chót vót

Nhìn xem núi xung quanh đều nhỏ bé)

("Vọng Nhạc" - Đỗ Phủ)

Khi đứng trên núi Đại Tông, với cảm giác vượt lên trên tất cả, nhìn ra xung quanh nhà thơ nhận thấy những vẻ đẹp thiêng liêng kì diệu của thiên nhiên. Thiên nhiên từ núi Đại Tông trông xuống, đó là màu xanh ngút tầm mắt của vùng Tề Lỗ, là sự khác biệt của cảnh sắc hai bên sườn núi mà chỉ khi đứng vào vị trí giao thoa trên đỉnh Đại Tông thi sĩ mới có thể cảm nhậ được những khác biệt vi tế nhất. Và đặc biệt:

"Gặp dịp lên tận đỉnh chót vót

Nhìn xem núi xung quanh đều nhỏ bé"

Phải chăng, khi hòa mình vào thiên nhiên, nhà thơ có điều kiện lắng lọc tâm hồn mình khỏi những âu lo để rồi nhận ra rằng: trong cuộc đời tất cả mọi thứ chỉ là tương đối, bởi vì khi chinh phục được một đỉnh cao hơn ta lại thấy đỉnh cao trước chỉ là nhỏ bé. Thiên nhiên làm cho tâm hồn con người trở nên thanh thản hơn, ở thời nào cũng thế. Năm 1841, khi 20 tuổi - đang thực tập ở một hãng buôn, P. Ănghen chia tay với mối tình đầu của mình. Ông bỏ hãng ra đi mang theo vết thương của tình yêu dang dở trở về Barmen để chạy chốn mối tình đầu. Nhưng khi leo lên đỉnh Uythli, non xanh nước biếc đã làm cho lòng ông rộng mở, phiền muộn tiêu tan, ông viết trong Nhật kí của mình: "Ta đã trút nỗi đau khổ của tình yêu vào thiên nhiên tươi đẹp, khiến lòng thanh thản nhẹ nhàng hòa tan vào sự điều hòa ấm áp của trời đất". Và sau này ông trở thành một vĩ nhân.

"Giang thành như họa lý

Sơn hiểu vọng tình không Lưỡng thủy giáp minh kính Song kiều lạc thái hồng Nhân yên hàn quất dữu Thu sắc lão ngô đồng"

(Thành bên sông như trong bức tranh

Buổi sớm trên núi ngắm bầu trời quang đãng Hai dòng nước kề bên như gương sáng trong Hai chiếc cầu như cái mống rực rỡ

Khói nhà ai làm lạnh cây quýt, cây bưởi Vẻ thu làm già đi cây ngô đồng)

("Thu đăng Tuyên Thành Tạ Diễu Bắc lâu" - Lý Bạch)

Khi lên lầu bắc của Tạ Diểu ở Tuyên Thành, thành bên sông hiện ra trước mắt thi nhân "như trong bức tranh". Bức tranh ấy mở ra ba chiều: cao - sâu - rộng. Đó là chiều cao của bầu trời thu quang đãng buổi sớm mai; đó là chiều rộng của không gian khi tầm mắt có thể phóng tới tận cùng để nhìn toàn cảnh vật; và đặc biệt đó là chiều sâu khi cúi nhìn xuống mặt đất nghệ sĩ bất chợt nhận ra:

"Khói nhà ai làm lạnh cây quít, cây bưởi

Vẻ thu làm già đi cây ngô đồng"

Theo lẽ thường khói bếp phải gợi ra cảm giác ấm cúng, bình yên, vậy thì tại sao Lý Bạch lại viết: "Khói nhà ai làm lạnh cây quít, cây bưởi"?. Phải chăng nhìn từ trên cao và nhìn từ xa màu bạc của khói làm cho cảnh vật trở nên lạnh lẽo?. Không hẳn như vậy, có thể ở đây cái mỏng manh, thưa thớt của một làn khói mà nhà thơ cũng không xác định "khói nhà ai" được nhìn trong tương quan với những tưởng tưởng tượng quá khứ của nhà thơ nên ông có cảm giác mơ hồ đó. Cũng có thể đơn giản chỉ là cái se lạnh của buổi sớm mùa thu ông đang cảm nhận đã chuyển vào cảnh vật khiến ông có cảm giác những sự

vật bình dị, thân thương ấy cũng như con người. Lý Bạch có cách diễn đạt thật sâu sắc:

"Vẻ thu làm già đi cây ngô đồng"

Người xưa nhìn thấy mùa thu về qua vẻ đìu hiu của rặng liễu, qua sắc đỏ lá phong, và qua lá ngô đồng rụng; hay lá ngô đồng rụng xuống biết mùa thu đã về, do đó nhà thơ thấy hình như cây ngô đồng đã già đi, mùa thu thay lá, vạn vật bừng sáng lên trong khoảnh khắc để rồi đi vào tàn lụi trong cả mùa đông lạnh. Nhìn thấy trước sự đổi thay ấy thi sĩ không thể không có phần nuối tiếc, xót xa.

Còn Bạch Cư Dị thì sao? Những cảm thức khi ngắm nhìn dòng suối Bạch Vân đã đưa ông đến với sự băn khoăn, day dứt về cuộc thế đa đoan nhiễu sự:

"Thiên bình sơn thượng Bạch Vân Tuyền

Vân tự vô tâm thủy tự nhàn Hà tất bôn xung sơn hạ khứ

Cánh thiêm ba lãng hướng nhân gian"

(Suối Bạch Vân ở trên rặng núi Thiên Bình Mây không bận lòng lo nghĩ gì, nước thảnh thơi Cần gì phải vội vàng chảy xuống chân núi Lại dồn thêm sóng về cho cõi đời)

("Bạch Vân Tuyền" - Bạch Cư Dị)

Từ trên núi Thiên Bình nhà thơ ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng suối Bạch Vân, đó là một vẻ đẹp vô tư, nhàn tản. Nhưng theo quy luật tất yếu của dòng chảy, dòng suối ấy khởi nguyên từ đầu nguồn, vượt qua bao ghềnh thác, luồn lạch qua núi rừng rồi cuối cùng sẽ phải hòa mình vào một dòng sông nào đó để rồi con sông lại tìm ra biển lớn. Bạch Cư Dị ngẫm từ cuộc đời mỗi con người với vô vàn âu lo mà thầm tiếc cho dòng suối kia:

"Cần gì phải vội vàng chảy xuống chân núi

Như vậy, ẩn chứa đằng sau mỗi bức tranh thiên nhiên đều là bức tranh tâm trạng của con người. Không nghệ sĩ nào miêu tả thiên nhiên chỉ để mà miêu tả, thiên nhiên không phục vụ cuộc sống con người thì thiên nhiên ấy là vô nghĩa. Khảo sát thơ Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị nói chung và đặc biệt là mảng thơ "Đăng cao" của ba nhà thơ chúng ta sẽ thấy phần lớn các bài thơ có đối tượng hướng tới là thiên nhiên, nếu xuất hiện con người thì mọi hoạt động và cảm xúc của con người cũng được miêu tả trên cái nền thiên nhiên. Do đó, bức tranh về con người và cuộc sống trong thơ "Đăng cao" Lý Bạch - Đỗ Phủ - Bạch Cư Dị cũng phong phú và đa dạng như tự nhiên vốn sinh động và nhiều màu sắc.

Trước hết ta bắt gặp trong bức tranh ấy cuộc sống u nhàn, thanh bạch mang dáng vẻ lánh đời thoát tục của những Nho sĩ ưu thời mẫn thế nhưng vì lý do này khác phải xuất thế như là một giải pháp để giữ cho tâm hồn thanh thản, trong sạch. Bài thơ "Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn đưa Hiệu Thư Thúc Vân” có thể coi là một nốt lặng xót xa, bi thiết trong bản nhạc đa thanh này:

"Bỏ ta mà đi,

Ngày hôm qua không thể giữ lại, Làm rối lòng ta,

Ngày hôm nay lắm chuyện lo phiền.

Gió thổi dài muôn dặm đưa cách nhạn bay đi Trước cảnh ấy có thể uống say trên lầu cao. Văn chương Bồng Lai có cốt cách Kiến An, Trong đó Tiểu Tạ lại thanh nhã tuyệt vời

Lòng mang đủ hứng phóng dật, ý tứ mạnh mẽ, bay bổng Muốn lên trời xanh nắm bắt vầng trăng sáng

Rút dao chém nước, nước cứ chảy Nâng chén tiêu sầu, sầu thêm sầu Đời người ở cõi thế không có gì vừa ý

Người đời nói Lý Bạch có "ngạo cốt", còn Hạ Tri Chương gọi ông là một vị "trích tiên"( một vị tiên bị chịu phạt), trong "Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu Thư Thúc Vân" chúng ta thấy thấp thoáng ẩn hiện bóng hình của một ẩn sĩ xõa tóc ngao du, nhưng tận sâu thẳm vẫn còn nặng nợ với đời. Người ấy "Muốn lên trời xanh nắm bắt vầng trăng sáng", nhưng đành bất lực:

"Rút dao chém nước, nước cứ chảy

Nâng chén tiêu sầu, sầu thêm sầu"

Bởi vì:

"Đời người ở cõi thế không có gì vừa ý"

Là một Nho gia "ưu thời mẫn thế", Lý Bạch từng ôm ấp trong mình những ước mơ, khát vọng lập công danh, xây dựng sự nghiệp phò vua giúp đời. Quan niệm "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" mang đến cho các Nho sĩ tư thế hăm hở, mơ ước kỳ vọng vào việc tu dưỡng bản thân để phò vua giúp nước. Tâm bất hủ của họ là " lập đức, lập công, lập ngôn". Và trong một xã hội có nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như phong kiến Trung Quốc thì chỉ có một con đường duy nhất là học hành, thi đỗ làm quan thì mới đổi đời. Các nhà thơ đời Đường phần lớn đều đi thi, đỗ cao và ra làm quan. Lý Bạch không đi thi nhưng vẫn mong với tài thơ kiệt xuất, sẽ có một ngày lọt vào mắt xanh của quân vương. Khi được vời đến Tràng An đã khấp khởi tráng trí hùng tâm:

"Ngẩng đầu cười lớn bước ra cửa

Đời ta đâu phải chốn nhà tranh"

Nhưng đắc thắng chưa được bao lâu ông vội vàng thất vọng khi nhận ra thân phận mình chỉ là món trang sức quý hiếm tô điểm cho những thú vui xa hoa nơi cung đình. Ông thất vọng về bộ mặt thật của bọn vua chúa nhưng vẫn nuôi ảo tưởng " Thiên sinh ngã tài tất hữu dung". Cái hăm hở nhiệt tình nhập thế khi không gặp được tín hiệu phản hồi từ chế độ phong kiến dần chuyển thành thái độ lánh đời thoát tục, ở một số kẻ sĩ phát triển tiêu cực thành tư tưởng bất cần, kiêu bạc, coi khinh hết thảy. Hiện thực từ chối những con người

tài năng: "Chiến tranh liên miên, thế sự hiểm ác đã thúc đẩy các văn nhân đi vào rừng, ở ẩn trong núi, lên núi cao để độc lập với càn khôn, phóng lãng hình hài, uống rượu đọc thơ để giải phóng tâm linh, vơi bớt nỗi sầu khổ trước những khốn hoặc của xã hội".

Khi lên cao, nhận thức cuộc đời và bản thân một cách sâu sắc, toàn diện từ tầm nhìn bao quát, toàn vẹn, tâm linh con người tỏa sáng. Những vấn đề to lớn từ điểm nhìn "đăng cao viễn vọng" đã làm nên sự thăng hoa trong tâm hồn con người, nó soi chiếu cả thế giới tâm linh buồn thương của các Nho sĩ bất đắc chí. Trong sự cộng hưởng về nhận thức ngoại giới và nội tâm, họ nhận chân thực trạng suy vong của những gì đang diễn ra xung quanh mà đành bất lực, không cải tạo được. Đồng thời họ bất lực với chính bản thân mình. Cảm hứng trách nhiệm, nghĩa vụ với người, với đời ấp ủ trong lòng mà không có thời cơ giải thoát bằng hành động. Do đó, lên cao là sự giải phóng có tính chất nhất thời của cá nhân thi sĩ trước hiện thực xã hội. Nỗi buồn thương của Đỗ Phủ khi "Đăng cao" là nỗi buồn tiêu biểu cho tình điệu bi thương này:

"Phong thấp, thiên cao, viên khiếu ai

Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há Bất tận trường giang cổn cổn lai Vạn lý bi thu thương tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài. Gian nan khổ hận phồn sương mấn Lao đảo Tân Đình trọc tửu bôi"

(" Đăng cao" - Đỗ Phủ)

Bốn câu đầu là mùa thu trong mắt nhà thơ. Hai câu đầu mở ra khung cảnh thiên nhiên nhìn thấy khi lên cao, phong cảnh được bao quát từ không gian ba chiều: cao - sâu - rộng, và cả quá trình vận động với những biến thái của không gian đó:

"Gió gấp, trời cao, tiếng vượn kêu rầu rĩ

Bến nước trong, bãi cát trắng, chim bay lượn vòng"

Buồn thương không biết thổ lộ cùng ai, lên cao ngậm ngùi cùng tạo vật. Thiên nhiên cũng như đồng điệu với nỗi đau của con người. Nó không tĩnh lặng như cái thế giới hòa điệu vốn có của Đường thi mà có một nỗi xốn xao từ bên trong thiên nhiên ấy. Trong cảnh đẹp đã ngụ cả nỗi lòng nhà thơ vào tiếng vượn kêu rầu rĩ.

Hai câu thực vẫn tiếp tục miêu tả không gian nhưng là không gian trong mối quan hệ với thời gian. Rừng đang mùa lá rụng, hình ảnh "ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc" mở rộng đến vô cùng chiều rộng và chiều sâu của bức tranh. Chỉ đứng từ trên cao mới có thể nhìn bao quát được như vậy. Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi thể hiện cái trôi chảy của thời gian không bao giờ ngưng nghỉ. Thời gian đầy quyền uy, vô tình và vô hạn, nó làm vạn vật đổi thay, biến đổi, làm cho rừng cây chút lá, tóc người thêm bạc. Từ cảm hứng thời gian, nhà thơ bắt nhịp vào nỗi lòng riêng của mình. Bốn câu cuối là chân dung của nhà thơ trong mùa thu, đó là bức chân dung của một con người cô độc :

"Muôn dặm thu buồn xót thương thân nơi đất khách

Đau ốm suốt cuộc đời, một mình lên đài"

Đó là chân dung tự họa của một thi sĩ thất thời: bệnh tật, tuổi già, tha hương và cô độc. Một mình đối diện với cả mùa thu, với cái vô tận của không gian, cái vô cùng của thời gian con người chợt nhận ra cái bé nhỏ hữu hạn của mình. Buồn thương cho thời thế, chiến tranh li loạn liên miên; lại buồn thương cho thân thế lỡ dở, số phận long đong. Ngẫm nỗi thân đã già, thời gian trôi quá nhanh, tuổi già xồng xộc đến trên mái đầu bạc, nhiệt tình còn mà tuổi tác, thời gian. . . đã hết. Bao nhiêu ước vọng rốt cuộc chỉ là hão huyền:

"Nỗi vất vả khổ sở làm cho mái tóc bạc mãi ra

Thân phận tha hương, không bạn bè tri âm, không người chia sẻ tâm tình, tìm đến rượu để giải sầu nhưng lại phải kiêng chén giải sầu. "Đăng cao" là một phương thức giúp con người thoát li thực tại trong khoảnh khắc, nhưng cái đẹp của thiên nhiên chỉ làm cho tâm hồn con người thêm buồn bã.

Nỗi buồn được mở ra từ câu thơ đầu tiên đến câu cuối cùng. Nó vang vọng, trầm uất mà rắn rỏi. Bài thơ chứa chất bao đau khổ của con người thời loạn lạc. Tuy nhiên bài thơ buồn mà không hề bi lụy. Nhiệt tình nhập thế, bản lĩnh Nho sĩ đem lại cho tình điệu buồn thương của bài thơ màu sắc bi tráng. Buồn thì có buồn nhưng vẫn tin vào cuộc đời, "Đăng cao" là một bức tranh thu hoành tráng và nét chấm phá chính là bức chân dung tự họa của nhà thơ.

Trong bức tranh ngoại giới của thơ "Đăng cao" ta còn thấy hiện lên thực trạng nghèo đói, nhếch nhác và không yên ổn do chiến tranh, loạn lạc đem lại cho người nông dân. Bài thơ "Sơn giá cô" (Chim đa đa núi ) của Bạch Cư Dị phản ánh rất rõ hiện thực này:

Một phần của tài liệu Cảm hứng đăng cao trong một số bài thơ tiêu biểu của ba nhà thơ lý bạch đỗ phủ bạch cư dị (Trang 27)