Lí do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, chiến lược hội thoại conversation strategies không chỉ được tiếp cận từ góc độ một hiện tượng giao tiếp thuần túy mà còn được nghiên cứu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********
NGUYỄN HÕA MAI PHƯƠNG
CHIẾN LƯỢC HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU
CỦA SOMERSET MAUGHAM
Chuyên ngành: Lý Luận Ngôn Ngữ
Mã số: 62220101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
TP HỒ CHÍ MINH - 2015
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Hoàng Tuấn
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3MỞ ĐẦU 0.1 Lí do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, chiến lược hội thoại (conversation strategies) không chỉ được tiếp cận từ góc độ một hiện tượng giao tiếp thuần túy mà còn được nghiên cứu như một thành tố của diễn ngôn văn học, giúp soi sáng nhiều đặc điểm của tác phẩm văn học và phong cách của nhà văn Hướng nghiên cứu này mở ra những triển vọng mới để giải mã văn bản văn học một cách khoa học hơn Đặc biệt, trong bối cảnh ở Việt Nam, khi tình trạng biệt lập giữa ngôn ngữ học và văn học còn tiếp diễn thì việc ứng dụng phạm trù chiến lược hội thoại vào nghiên cứu văn bản văn học càng có ý nghĩa Điều đó gợi ý chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu chiến lược hội thoại trong sáng tác của Somerset Maugham (1874 – 1965) do ông được đánh giá là một trong những người viết truyện ngắn bậc thầy với lối hành văn dung dị, đã đưa nghệ thuật kể chuyện đến một
sự mẫu mực khó ai sánh bằng Các sáng tác của ông mang nhiều nét đặc sắc xét về phương diện chiến lược hội thoại Các hội thoại trong các truyện ngắn của ông mang nhiều kịch tính,
là ngữ liệu thích hợp cho việc nghiên cứu chiến lược hội thoại trong các tác phẩm văn học
0.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là áp dụng lí thuyết về hội thoại
để làm rõ chiến lược hội thoại được Somerset Maugham sử dụng trong truyện ngắn của ông, đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và văn học Anh cũng như lĩnh vực nghiên cứu lí thuyết và thực hành dịch thuật
từ tiếng Anh sang tiếng Việt
0.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
– Diễn giải các khái niệm thuộc lĩnh vực ngữ dụng học
và phân tích hội thoại được dùng làm công cụ để xác lập và phân tích các chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham
Trang 4– Xác lập và phân tích các chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham dựa trên sự vận dụng các nguyên tắc hội thoại trong ngữ dụng học và phân tích hội thoại Việc phân tích tập trung vào tác dụng, hiệu quả của các chiến lược hội thoại đối với cấu trúc, nội dung của hội thoại cũng như các mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật nhằm giúp người đọc thấy được các chiến lược hội thoại này có những đóng góp như thế nào đến diễn tiến của truyện kể, đến việc khắc họa tính cách nhân vật và không khí của câu chuyện được kể
– Làm rõ một số nét đặc trưng trong các chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham bằng cách so sánh các chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của ông với một
số nhà văn khác Do những hạn chế về ngữ liệu và cũng không phải là nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm của luận án, việc so sánh này chỉ ở mức độ hạn chế
0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
0.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến lược hội thoại trong những truyện ngắn tiêu biểu của Somerset Maugham
0.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án này chỉ tập trung khảo sát quá trình chọn lựa,
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với các mục tiêu giao tiếp trong những tình huống nhất định và những yếu tố thể hiện nổi trội nhất chiến lược hội thoại trong các tác phẩm tiêu biểu của Somerset Maugham
0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1 Phương pháp nghiên cứu
0.4.1.1 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được áp dụng để miêu tả các cuộc hội thoại nhằm làm nổi bật vai trò của các phương tiện ngôn ngữ trong việc kiến tạo nên các chiến lược hội thoại Nó cũng giúp làm sáng tỏ một số phương diện ngữ dụng có liên quan đến
Trang 5những phương tiện này như hành động ngôn từ, lượt lời, phương châm hội thoại, phạm trù thể diện và lịch sự
Đôi khi để làm rõ những nét đặc trưng của chiến lược hội thoại trong truyện ngắn của Somerset Maugham, luận án cũng so sánh với một số nhà văn khác Tuy nhiên, so sánh không phải là trọng tâm của công trình này
0.4.1.2 Phương pháp phân tích hội thoại
Luận án sử dụng phương pháp phân tích hội thoại như một phần quan trọng trong khung lí thuyết của công trình nhằm tập trung vào sự tương tác có tính xã hội của giao tiếp ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày Do hội thoại văn học cũng chịu sự chi phối của cơ chế lượt lời, nguyên tắc cộng tác, lịch sự và thể diện, nên các công cụ phân tích như lượt lời và các biến liên quan đến lượt lời, các khái niệm như cộng tác, lịch sự và thể diện…được coi là những vấn đề mấu chốt của luận án
đó của các nhân vật, đồng thời thể hiện những nét đặc trưng
trong phong cách ngôn ngữ của Somerset Maugham
0.5 Dự kiến những đóng góp của luận án
0.5.1 Về phương diện lí thuyết
Thông qua việc nghiên cứu về chiến lược hội thoại trong văn học, luận án sẽ góp phần vào việc tìm hiểu cơ chế vận hành của ngôn ngữ trong hành chức Ở đây, hội thoại được đặt trong một kiểu diễn ngôn đặc thù là diễn ngôn văn học Vì vậy, luận án cũng sẽ có những đóng góp nhất định vào việc nghiên
Trang 6cứu ngôn ngữ văn học và phong cách của nhà văn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp mở rộng và làm sâu sắc hơn hướng tiếp cận liên ngành trong việc nghiên cứu văn học
0.5.2 Về phương diện thực tiễn
Việc tiếp cận chiến lược hội thoại trong văn học theo quan điểm ngôn ngữ học sẽ giúp nâng cao chất giảng dạy và phê bình nghiên cứu văn học, giúp cho việc phân tích các tác phẩm văn học có cơ sở khoa học hơn, đồng thời còn có ý nghĩa tích cực trong thực tiễn giảng dạy và giao lưu văn hóa, ngôn ngữ giữa Việt Nam với các nước
0.6 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
luận án gồm có ba chương chính: Chương 1 trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập khung lí thuyết cho luận án thông qua việc diễn giải, phân tích các khái niệm hữu quan; Chương 2 phân tích các chiến lược tác động trực tiếp đến cấu trúc hội thoại; Chương 3 tập trung phân tích chiến lược chi phối nội dung hội thoại và mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu
và lần lượt tìm hiểu những khái niệm liên quan đến đề tài
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ những năm 1970 trở lại đây, nghiên cứu về hội thoại trong văn học rất được quan tâm Nhờ những thành tựu ngữ dụng học và phân tích hội thoại, các nhà nghiên cứu đã vượt qua khỏi giới hạn của những phát ngôn riêng lẻ để khảo sát hội thoại trong văn học như một hệ thống qua đó mối quan hệ xã hội của nhân vật được xác lập trong quá trình tương tác năng động Theo hướng này, các nhà nghiên cứu chú trọng xem xét quá trình vận động hội thoại, đặc biệt là trong kịch bản sân
Trang 7khấu, chẳng hạn như luân phiên lượt lời, những chỗ nói trùng lắp, cách tổ chức hội thoại theo các biến trong hệ thống luân phiên lượt lời, những trường hợp vi phạm phương châm hội thoại để tạo ra hàm ngôn, những trường hợp lệch chuẩn trong hành vi hội thoại thể hiện qua vi phạm các nguyên tắc cộng tác
và lịch sự, các vấn đề về địa vị xã hội và các mối quan hệ quyền lực… thông qua các khái niệm như kiểm soát đề tài (topic control), điều hành lượt lời (turn management), hành động ngôn
từ (speech act), nguyên tắc cộng tác (cooperative principle), nguyên tắc lịch sự (politeness principle) để tìm hiểu những vấn
đề về địa vị xã hội và các mối quan hệ quyền lực
Đặc biệt, hướng nghiên cứu hội thoại văn học nhìn từ cấp độ tác giả – độc giả cũng được đề xướng từ những năm cuối thập niên 1970 Các lí giải ở cấp độ nhân vật – nhân vật cũng được đặt trong khuôn khổ tương tác giữa tác giả – độc giả.
Gần đây, tuy các nhà nghiên cứu bắt đầu hướng đến khoa học tri nhận để tiếp cận văn học, nhưng đường hướng ngữ dụng học vẫn là công cụ hữu ích cho việc lí giải các vấn đề như hàm ngôn, chỉ xuất và lịch sự và từ đó đi sâu nghiên cứu cách thức mà ngôn bản văn học tác động đến đời thực
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu chiến lược hội thoại trong tác phẩm văn học chưa được quan tâm đúng mức Tuy vậy đã có một số chuyên luận đề cập đến những vấn đề chung của phân tích hội thoại, phân tích diễn ngôn, phân tích cấu trúc của truyện kể, cùng với một số giáo trình ngữ dụng học Những công trình này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của giới ngôn ngữ học ở Việt Nam nghiên cứu về hội thoại nói chung và hội thoại trong văn học nói riêng
Những nghiên cứu cụ thể về hội thoại trong tác phẩm văn học từ góc độ của ngôn ngữ học chủ yếu là các luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ Những công trình này tập trung khảo sát một loại hành động ngôn từ trong tác phẩm văn học nhằm tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa ứng xử, hoặc nhằm xác định cấu trúc, ngữ nghĩa của biểu thức ngôn hành thể hiện hành
Trang 8động ngôn từ đó Việc nghiên cứu vấn đề chiến lược hội thoại chỉ mới dừng lại ở chiến lược thực hiện một loại hành động ngôn từ nào đó Đặc biệt, gần đây, luận án tiến sĩ của Vũ Văn Lăng (2013) đã tập trung phân tích một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học
Do nghiên cứu từ nhiều bình diện của phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học nên tác giả chưa có điều kiện khảo sát kĩ chiến lược hội thoại trong tác phẩm văn học Nguyễn Thị Thái (2015) trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn với đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai” cũng đã vận dụng lí thuyết hội thoại để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai qua từ xưng hô, từ thông tục, quán ngữ và thành ngữ Các nghiên cứu được điểm qua trong phần này cho thấy đề tài luận án của chúng tôi là một vấn đề còn bỏ ngỏ
1.2 Cơ sở lí thuyết
1.2.1 Chiến lƣợc hội thoại
“Chiến lược hội thoại” (conversation strategies) là khái niệm cơ sở của đề tài Trong lí thuyết dạy tiếng, thuật ngữ này được dùng để chỉ những phương tiện, biện pháp mà những người tham gia giao tiếp sử dụng để xử lí các điểm trục trặc (trouble spots) trong giao tiếp nhằm giữ cho cuộc thoại đi theo hướng mong muốn Để có cơ sở lí thuyết thích hợp cho luận án này, quan niệm này về chiến lược hội thoại cần được bổ sung theo cách hiểu của Rodney Jones (2012) Jones cho rằng chiến lược hội thoại là những phương cách tạo lập hình ảnh bản thân trong mắt những người chung quanh cũng như tạo lập, duy trì các mối quan hệ xã hội qua quá trình thương lượng với đối ngôn về những gì ta đang làm và về hình ảnh ta lúc giao tiếp
Nhìn từ góc độ khoa học tri nhận, chiến lược hội thoại gắn với khái niệm thông tin tiền giả định về ý định, mục đích, ước muốn, sở thích, ý kiến, thái độ, ý thức hệ, tình cảm, cá tính của người nói Cách hiểu này cho phép ta mở rộng sang mô hình đối thoại giữa tác giả và độc giả vì nó giúp ta thấy rằng
Trang 9trong cách kể chuyện hay trong việc chọn hình thức tự sự, có sự tính toán các bước đi và có cả những điều chỉnh dựa trên những tiên liệu của nhà văn trước thái độ tiếp nhận của độc giả Tác giả là người khởi xướng và duy trì chiến lược hội thoại dựa vào khả năng nắm bắt tâm lí, nhu cầu thẩm mỹ của đối tượng độc giả của mình
1.2.2 Hội thoại trong đời sống và hội thoại trong văn học
Nói chung, hội thoại trong văn học cũng có những đặc điểm như hội thoại trong đời sống, song nó là sự tinh tuyển từ nguồn chất liệu hội thoại trong đời sống, mang dấu ấn hư cấu theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn Những yếu tố thuộc về cấu trúc tự sự như điểm nhìn, ngôi kể, nhân vật trung tâm do chính tác giả lựa chọn sẽ có tác dụng điều khiển hệ thống lượt lời trong truyện kể Nhà văn cũng thường tạo ra bất ngờ từ cấu trúc
có thứ tự lớp lang của hội thoại Những chỗ có thể tạo ra bất ngờ ấy thường rơi vào những điểm kết nối, chuyển tiếp giữa các lượt lời Đó có thể là những khoảng lặng, những lượt lời bị cố tình bỏ qua hay cần phải hiệu chỉnh Đó cũng có thể là những bất ngờ từ chỗ liên kết giữa các cặp kế cận hay chính từ những chọn lựa trong đơn vị kiến tạo nên lượt lời Những chọn lựa đó
có thể ở cấp độ từ, ngữ đoạn, câu, cấu trúc ngữ pháp… giúp tạo nên những trục trặc ở lời trao hay lời đáp Tất cả những bất ngờ
đó tạo ra sự biến động trong vận động hội thoại buộc người đọc phải chú ý đến cấu trúc hội thoại và những mong đợi về chuỗi cấu thành hệ thống lượt lời hiện diện trong văn bản Trong tương quan với toàn bộ văn bản nghệ thuật, hội thoại trong văn học còn có chức năng đặc thù là làm nổi bật nhân vật và các mối quan hệ giữa họ, qua đó giúp độc giả hiểu về xã hội với những ứng xử, mối quan tâm trong xã hội đó
1.2.3 Ngữ cảnh
Ngữ cảnh trong tương tác xã hội không phải là một khái niệm tĩnh tại, mà là một hình thức năng động gắn với thế giới tri nhận, phản ánh quá trình chuyển biến tâm lí ở người tham gia hội thoại qua đó ta thấy được những đổi thay trong niềm tin, ý
Trang 10định của họ khi tương tác Sell (2000) cho rằng giao tiếp là quá trình qua đó các khác biệt về ngữ cảnh được thương lượng giải quyết, do đó không thể có ngữ cảnh giống nhau cho tất cả mọi người tham gia hội thoại
1.2.4 Hành động ngôn từ
Theo Austin (1962), khi nói một điều gì đó có nghĩa là thực hiện một hành động, gọi là “hành động ngôn từ” hay “hành động nói” (speech act) Austin phân chia hành động ngôn từ thành ba loại: hành động tạo lời (locutionary act), tức là phát ngôn như nó đã được tạo ra; hành động ở lời (illocutionary act), tức là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng;
và hành động mượn lời (perlocutionary act), tức là mượn các phát ngôn để gây một hiệu quả nào đó ngoài ngôn ngữ Hành động mượn lời tạo ra hiệu quả về mặt tâm lí đối với người nghe,
nó tác động đến suy nghĩ, tình cảm, hành động của người nghe hoặc đối với chính bản thân người nói, và điều này có thể tạo ra
vì cố tình, có tính toán trước với mục tiêu nào đó Nhận xét này của Austin (1962) rất hữu ích cho nghiên cứu chiến lược hội thoại trong văn học, đặc biệt là ở cấp độ tác giả – độc giả Ở cấp
độ này, tác giả cần nắm bắt tâm lí người đọc để chọn lựa hành động ngôn từ nào, với đích đến và cường lực nào cho phù hợp
để tạo sức hấp dẫn cho truyện kể Về phía người đọc cũng cần nhận dạng loại hành động ngôn từ nào được nhân vật sử dụng
và những yếu tố nào cấu thành nên lực ở lời của hành động ngôn từ đó để biết được ý định của nhân vật, và qua đó ý định của tác giả
1.2.5 Các nguyên tắc hội thoại
1.2.5.1 Nguyên tắc về lượt lời
Nguyên tắc về lượt lời liên quan đến tổ chức hội thoại
Đó là tổ chức các chuỗi lượt lời (sequences), luân phiên lượt lời (turn taking), và hiệu chỉnh (repair) Đây là những hệ thống hoạt động được tổ chức một cách tự nhiên nhờ sự nối kết giữa những cặp kế cận (adjacency pairs) Thuộc tính của cặp kế cận
là ràng buộc nhau, qui định lẫn nhau theo cơ chế tự động hóa,
Trang 11cái này “gọi” cái kia Thuộc tính này đảm bảo cho tương tác xã hội diễn ra theo trình tự nhất định nhờ điều được người này nói
về cơ bản sẽ qui định điều mà người kế tiếp sẽ nói
Trong quá trình diễn tiến hội thoại chắc chắn sẽ có những “trục trặc” (troubles) nảy sinh trong khi nói năng, nghe hiểu Đây là chỗ mà các nhà văn thường khai thác để tạo ra những bất ngờ trong dòng hội thoại
Một điều đáng chú ý khác là tính hệ thống của văn bản
mà từ đó lượt lời xuất hiện Tính hệ thống này thể hiện qua phương thức tổ chức các cuộc thoại có nội dung hoàn chỉnh xoay quanh một chủ đề nhất định Ở đây, có thể xem cấu trúc tổng thể của hệ thống hội thoại trong văn bản văn học như một tập hợp nhiều ô trống được sắp xếp theo trình tự nhất định Lần lượt các cuộc thoại sẽ được điền vào ô thích hợp theo cái cách giống như trong hệ thống điều hành cục bộ ở luân phiên lượt lời, nghĩa là cuộc thoại này sẽ “gọi” cuộc thoại kia, và chúng đan kết vào nhau, soi rọi cho nhau trong chuỗi mắc xích hợp lí Trên cơ sở này, luận án sẽ khảo sát các cuộc thoại và cách chúng đan kết lại để từ đó hiểu được quá trình tương tác diễn ra trong truyện kể và nhận dạng được các chiến lược hội thoại mà tác giả sử dụng để tác động đến độc giả
1.2.5.2 Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Grice (1975) giả định rằng khi giao tiếp với nhau người
ta thường cộng tác để làm cho phát ngôn có thể chấp nhận được Từ giả định này, Grice đề ra nguyên tắc gọi là nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) Theo nguyên tắc này, người tham gia giao tiếp có thể đáp ứng được những mong đợi của đối ngôn về hành vi hội thoại, đó là mong đợi rằng điều nói ra là đúng sự thật, có liên quan đến đề tài đang trao đổi, được diễn đạt rõ ràng, không mơ hồ, và vừa đủ, không nhiều hơn điều cần nói Tuân thủ nguyên tắc cộng tác và các phương châm hội thoại là việc làm hợp lí (reasonable/rational) vì nó có lợi cho người tuân thủ Người nói có thể cố tình vi phạm nguyên tắc cộng tác và các phương châm hội thoại (flouting a maxim) để
Trang 12tạo ra hàm ngôn hội thoại (conversational implicature), và đây cũng là trường hợp cần đặc biệt chú ý khi tìm hiểu về chiến lược hội thoại trong văn học vì nhân vật có thể cố tình
vi phạm một hay nhiều phương châm hội thoại để đạt mục tiêu nào đó Ở cấp độ tác giả – độc giả, phương châm hội thoại cũng có thể bị tác giả cố tình vi phạm để tạo nên yếu tố hài hước, mỉa mai trong truyện kể
1.2.5.3 Nguyên tắc lịch sự
Cơ sở của lí thuyết về lịch sự được xây dựng trên khái niệm “thể diện” của Goffman (1967) Theo Goffman, thể diện không nằm trong bản thân một cá nhân nào, mà nó chỉ xuất hiện trong quá trình tương tác xã hội Điều này đòi hỏi những người tham gia giao tiếp, bên cạnh việc bảo vệ thể diện của mình, còn cần phải chú ý ứng xử sao cho không làm tổn hại đến thể diện của người khác
Brown & Levinson (1987) xem thể diện như là hình ảnh bản thân trong mắt công chúng mà người tham gia giao tiếp muốn duy trì trong sự kiện giao tiếp Thể diện là điều được chú tâm về phương diện tình cảm, có thể mất đi hay được duy trì, hoặc tôn lên, và phải luôn được lưu ý trong quá trình giao tiếp Khi giao tiếp, mọi cá nhân đều cần giữ thể diện hoặc tránh không làm phương hại đến thể diện của người khác, và điều này được thực hiện thông qua các chiến lược lịch sự Eelen (2001) nhận xét rằng cốt lõi của lí thuyết lịch sự của Brown & Levinson nằm ở chỗ họ xem lịch sự là nền tảng của mọi cấu trúc xã hội, là thể hiện của những mối quan hệ xã hội và là phương thức giải quyết các xung đột trong giao tiếp liên nhân
Theo đường hướng hậu hiện đại (post-modern approach), lịch sự được xem xét như một quá trình năng động, thương thảo, ở cấp độ diễn ngôn và không đồng nhất vì còn tùy thuộc vào tình huống giao tiếp hay người nói Theo đường hướng này thì người ta cần đến một khái niệm bao quát hơn khái niệm “lịch sự” để có thể đánh giá đúng đắn thế nào là hành
vi lịch sự vốn bị chi phối bởi nhiều yếu tố văn hóa xã hội trong
Trang 13các cộng đồng khác nhau Những tiến bộ trong nghiên cứu về lĩnh vực này sẽ giúp cho việc khảo sát chiến lược hội thoại trong tác phẩm văn học thuận lợi hơn vì chúng cung cấp những góc nhìn và công cụ khác nhau để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả của chiến lược lịch sự trong giao tiếp
1.3 Tiểu kết
Những khái niệm trình bày trong chương này chính là công cụ để nghiên cứu hội thoại theo hai cách tiếp cận: phân tích hội thoại và ngữ dụng học Hai cách tiếp cận này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau và cho ta những “ô cửa” khác nhau để nhìn rõ hơn các hiện tượng hội thoại Theo đó, luận án sẽ khảo sát các chiến lược hội thoại trong các truyện ngắn tiêu biểu của Somerset Maugham trong hai chương: chương 2 tập trung vào các chiến lược vận dụng nguyên tắc về
lượt lời; còn chương 3 tập trung vào các chiến lược vận dụng
nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc lịch sự Tên gọi cho hai chương này là xuất phát từ góc độ người đọc vận dụng lí thuyết về hội thoại để nhận diện, phân tích các chiến lược hội thoại mà Somerset Maugham đã xây dựng trong truyện ngắn của ông
CHƯƠNG II CÁC CHIẾN LƯỢC HỘI THOẠI VẬN DỤNG
NGUYÊN TẮC VỀ LƯỢT LỜI
Chương này khảo sát các chiến lược hội thoại vận dụng nguyên tắc về lượt lời được Somerset Maugham sử dụng trong
50 truyện ngắn tiêu biểu
2.1 Nhận xét chung về các chiến lược vận dụng nguyên tắc
về lượt lời
Như truyện ngắn của nhiều tác giả khác, truyện của Somerset Maugham là một chỉnh thể có bắt đầu, có diễn tiến, có đột biến và có kết thúc Hội thoại trong truyện cũng đảm bảo