1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh lớp 4

58 700 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và ứng dụng một số phần mềm dạy học trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh, góp phần nâng cao

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ chúng ta đang sống là thế kỷ của tri thức khoa học với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng Nhiệm vụ của trường phổ thông nói chung, bậc Tiểu học nói riêng là giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội Để thực hiện được mục tiêu đó của nền giáo dục, các trường phổ thông nói chung, bậc Tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi mới mạnh mẽ: Nội dung hiện đại, tính hệ thống ngày càng cao, vấn đề đưa ra ngày càng sâu sắc, còn phương pháp dạy học ngày càng phong phú, đa dạng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Ngày nay, khi khoa học phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực là tất yếu Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, CNTT đã bước đầu ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục của các trường học ở nước ta còn rất hạn chế Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những thành tựu mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công

cụ hiệu quả cho công việc, mục đích của mình Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập” Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học

Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức nhằm giúp cho HS phát triển năng lực, tư duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh hội kiến thức, tạo cho học

Trang 2

sinh hứng thú trong học tập Một trong những mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học là hình thành các kỹ năng thực hành tính toán Bởi vậy, việc ứng dụng CNTT vào thiết kế bài tập có vai trò tác dụng to lớn trong việc giảng dạy môn Toán lớp 4 Để tìm ra biện pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng

dạy học môn Toán lớp 4, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh lớp 4”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và ứng dụng một số phần mềm dạy học trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, ứng dụng phần mềm Microsoft PowerPoint, phần mềm Violet 1.7, phần mềm Dạy toán 4 trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh lớp 4

- Tìm hiểu việc ứng dụng một số phần mềm nói trên trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh

- Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh bằng phần mềm dạy học nói trên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu:

Một số phần mềm hỗ trợ dạy học và ứng dụng chúng vào trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh lớp 4

b Phạm vi nghiên cứu:

Phần mềm Microsoft PowerPoint, phần mềm Violet 1.7, phần mềm Dạy toán 4

Trang 3

5 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của khóa luận gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận Chương 2 Ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh lớp 4

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Những vấn đề chung về môn Toán 4 và hoạt động rèn kĩ năng tính cho học sinh lớp 4

1.1.1.1 Mục tiêu dạy học toán 4

Dạy học toán 4 nhằm giúp học sinh :

A Về số và phép tính

a Số tự nhiên

- Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên

- Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên

- Biết cộng, trừ các số tự nhiên có đến 6 chữ số, nhân số tự nhiên với số

Trang 5

- Biết đọc, viết phân số, tính chất cơ bản của phân số, biết rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh hai phân số

- Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản (mẫu só không vượt quá 100) và ứng dụng trong tính giá trị biểu thức có phân số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số

B Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ

- Biết đọc và nhận xét (ở mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột

- Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế

- Biết vẽ: đường cao của hình tam giác, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, hình chữ nhật, hình vuông (khi biết độ dài các cạnh)

- Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi

E Về giải toán có lời văn

- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình

vẽ

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính trong

đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng, tìm phân số của một số, tìm hai

số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ

số của hai số đó

Trang 6

1.1.1.2 Nội dung toán 4

Toán 4 tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

- Bổ sung, hoàn thiện, tổng kết về đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự các số

tự nhiên; chính thức giới thiệu một số đặc điểm quan trọng của các số tự nhiên và hệ thập phân…

- Bổ sung, hoàn thiện, tổng kết về kĩ thuật thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số tự nhiên; chính thức giới thiệu một số tính chất của các phép tính, đặc biệt là tính chất của phép cộng và phép nhân các

số tự nhiên

- Giới thiệu những hiểu biết ban đầu về phân số và bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với phân số trong mối quan hệ với số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên

- Củng cố, mở rộng những ứng dụng của một số yếu tố đại số trong quá trình tổng kết số tự nhiên và dạy học phân số, các phép tính với phân số Giới thiệu cách thu thập và bước đầu xử lí một số thông tin từ biểu đồ cột, tỉ lệ bản

đồ

- Bổ sung, hoàn thiện, tổng kết một số đơn vị đo khối lượng và một số đơn vị đo thời gian thông dụng; giới thiệu tiếp một số đơn vị đo diện tích và vận dụng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đo và ước lượng các đại lượng đã học

- Giới thiệu những hiểu biết ban đầu về góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc với nhau; hình bình hành và hình thoi; bước đầu tạo lập mối liên hệ giữa một số hình hình học đã học qua các hoạt động thực hành đo, vẽ, giải quyết một số vấn đề liên quan đến các yếu tố hình học

- Giới thiệu một số dạng bài toán có lời văn (như: Tìm số trung bình cộng, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ số hoặc hiệu và tỉ số của hai

Trang 7

số đó; Tìm phân số của một số) và tiếp tục rèn luyện, phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt,…thông qua giải các bài toán có lời văn

1.1.1.3 Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tính

Một trong những mục tiêu cơ bản của số học trong chương trình Toán 4

đó là hình thành các kỹ năng thực hành tính toán với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các tập hợp số (số tự nhiên, phân số) Sách giáo khoa Toán 4 đưa ra các dạng bài tập như sau:

+ Đặt tính rồi tính

+ Tìm một thành phần chưa biết của phép tính

+ Tính giá trị của biểu thức

+ Giải bài toán có lời văn

+ Tính nhẩm

+ Trắc nghiệm nối phép tính với kết quả tương ứng

+ Điền dấu phép tính sau khi thực hiện kết quả

+ Trắc nghiệm đúng sai

+ Tính số đo các đại lượng, so sánh các số đo đại lượng

+ Giải toán bằng lưu đồ

a Đặt tính rồi tính

Sách giáo khoa đưa ra các phép tính ở hàng ngang, yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc rồi tính Cụ thể: muốn tính được kết quả học sinh phải thực hiện kỹ thuật tính cộng, trừ, nhân, chia

Kỹ thuật đặt tính như sau:

Với phép tính cộng, trừ, nhân khi đặt tính theo cột dọc, ta viết số này dưới số kia sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục, hàng trăm thẳng cột hàng trăm, hàng nghìn thẳng cột hàng nghìn…; viết dấu phép tính (dấu cộng (+), dấu trừ (-), dấu nhân (x)) rồi

kẻ vạch ngang ở dưới hai số Với phép chia, ta viết số bị chia, kẻ vạch dọc ở

Trang 8

bên phải rồi viết số chia, kẻ một vạch ngang ở bên dưới số chia để ngăn cách với thương

Kĩ thuật tính như sau:

Với phép tính cộng, trừ, nhân ta lần lượt thực hiện tính theo từng hàng

từ phải sang trái và thêm phần nhớ (nếu có)

Với phép chia: thực hiện chia từ trái sang phải bắt đầu từ hàng cao nhất

b Tìm một thành phần chưa biết của phép tính

Dạng tìm một thành phần chưa biết của phép tính thường được viết

dưới dạng: Tìm X, trong đó, X có thể là:

+ Số hạng (phép cộng) Ví dụ: X + 531 = 420

+ Thừa số (phép nhân) Ví dụ: 22 x X = 242

+ Số bị trừ, số trừ (phép trừ) Ví dụ: 23456 - X = 12345

+ Số bị chia, số chia (phép chia) Ví dụ: 468 : X = 12

Yêu cầu học sinh sử dụng các quy tắc để rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia:

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết + Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

345

4

x

1380

Trang 9

+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ

+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

Ví dụ:

Tìm X: 3

5 x X =

4 7

Đây là dạng tìm thừa số chưa biết Yêu cầu học sinh gọi tên đúng thành phần và kết quả của phép tính nhân Học sinh nêu quy tắc tìm thừa số chưa biết HS làm như sau:

3

5 x X =

4 7

X = 4

7 x

3 5

X =

12 35

c Tính giá trị của biểu thức

- Cho học sinh thực hiện một dãy các phép tính với các số tự nhiên bao gồm hai, ba hay cả bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia Trong đó có thể không

có dấu ngoặc hoặc có dấu ngoặc, chứa một, hai hoặc ba chữ

- Phương pháp dạy: Khi giải các bài toán thực hiện một dãy các phép tính, giáo viên cho học sinh nhắc lại các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức

+ Nếu trong biểu thức không không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự chỉ ra trong biểu thức (từ trái sang phải)

Chẳng hạn: 50 : 5 x 7

= 10 x 7

= 70

Trang 10

+ Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn và chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì theo thứ tự thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính công, trừ sau

Chẳng hạn:

30 + 35 : 5 = 30 + 7

= 37

86 - 18 x 4 = 86 - 72 = 14

- Nếu trong biểu thức mà có dấu ngoặc đơn thì theo thứ tự thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc đơn trước

- Nếu trong biểu thức có nhiều dấu ngoặc lồng vào nhau thì theo thứ tự thực hiện các phép tính trong từng dấu ngoặc từ trong ra ngoài

- Có thể áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, nhân (chia) một số cho một tổng (hiệu), nhân (chia) một tổng (hiệu) cho một số để tính được biểu thức một cách dễ dàng, nhanh và thuận tiện nhất

- Với các biểu thức chứa chữ, hướng dẫn học sinh thay các giá trị của các chữ theo gợi ý của đề bài vào biểu thức đó, sau đó thực hiện bình thường như cách tính các biểu thức số

- Giáo viên làm mẫu một vài ví dụ và cho học sinh áp dụng Cuối cùng giáo viên nên uốn nắn những sai lầm học sinh thường mắc phải

* Dạng 1: Biểu thức không có ngoặc đơn mà chỉ có phép tính cộng, trừ, nhân, chia

Ví dụ 1: Ý a, Bài 2 trang 48 - Toán 4

Tính giá trị của biểu thức:

570 - 225 - 167 + 67

= 345 - 167 + 67

= 178 + 67

Trang 11

* Dạng 2: Biểu thức có dấu ngoặc đơn

Ví dụ 1 : Bài 1 trang 78 - Toán 4

Tính giá trị của biểu thức :

Trang 12

Học sinh làm dạng bài tập này bằng cách thay các giá trị của các chữ vào và thực hiện phép tính như với biểu thức số…

Ví dụ: Tính giá trị của a + b + c nếu : a = 5, b = 7, c = 10

Ví dụ: Tính nhẩm:

23 x 1000 = ?

HS nhẩm: HS đếm 1000 có 3 chữ số 0 ở cuối, vậy kết quả của phép tính được là 23 và thêm 3 chữ số 0 hay 23000 Viết: 23 x 1000 = 23000

e Trắc nghiệm nối phép tính với kết quả tương ứng

Cho các biểu thức có giá trị tương ứng bằng nhau, yêu cầu học sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm có giá trị bằng nhau Muốn ghép được thì học sinh phải thực hiện các kỹ thuật tính cộng, trừ, nhân, chia

3435

17 12

Trang 13

f Điền dấu phép tính sau khi thực hiện kết quả

Cho 2 vế, mỗi vế là một biểu thức, yêu cầu học sinh so sánh giá trị 2 biểu thức này Có 1 số biểu thức thì ta có thể so sánh được ngay nhưng có biểu thức ta phải thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho kết quả cuối cùng là 1 số tự nhiên rồi ta mới so sánh giá trị của 2 vế

Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S

2 x 39 x 5 = 390

12 + 8 x 26 = 122

Muốn điền được Đ hay S thì học sinh phải tính giá trị của biểu thức HS làm như sau:

Trang 14

2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390 Ta thấy: 390 = 390 nên điền là Đ

12 + 8 x 26 = 12 + 208 = 220 Ta thấy: 220 > 122 nên ta điền S

h Tính số đo các đại lượng, so sánh các đại lượng

Tương tự như số tự nhiên, tính số đo các đại lượng và so sánh các đại lượng ta chỉ thêm đơn vị đo, thực hiện các phép tính như đối với số tự nhiên

có kèm theo đơn vị đo Lưu ý chỉ thực hiện được các phép tính khi cùng đơn

i Giải toán bằng lưu đồ

Sách giáo khoa đưa ra bài toán ở dạng lưu đồ kèm theo các thông tin để điền số thích hợp vào các ô trống theo lưu đồ Yêu cầu học sinh phải thực hiện các phép tính theo lưu đồ đó

Ví dụ: Điền vào ô trống chữ số thích hợp

a x = x a = a

a x = x a = 0

j Giải bài toán có lời văn

Có thể chia thành các dạng sau đây:

Dạng 1: Các bài toán đơn

Dạng 2: Các bài toán hợp

Khác với các lớp học trước, ở lớp 4, các bài toán hợp trong giải toán có lời văn thường gắn với các dạng toán có cách tính cụ thể như dạng toán trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó, tìm hai số khi biết hiệu

và tỉ số của hai số đó…

Trang 15

Khi giải bài toán có lời văn, học sinh cần có một tổ hợp các kỹ năng sau:

- Kỹ năng phân tích đầu bài (kỹ năng đọc hiểu bài toán)

- Kỹ năng kiểm tra tiến trình và kết quả giải bài toán

* Các bài toán đơn

Toán đơn là những bài toán mà khi giải chỉ dùng một bước tính Dạng toán này học sinh đã được làm quen từ lớp 1, lên lớp 4 các em vẫn tiếp tục giải các bài toán đơn này

Ví dụ : Bài 3 trang 39 - Toán 4

Một huyện trồng 325 164 cây lấy gỗ và 60 830 cây ăn quả Hỏi huyện

đó trồng được tất cả bao nhiêu cây ?

Tóm tắt :

Cây lấy gỗ : 325 164 cây

Cây ăn quả : 60 830 cây

Trang 16

Toán hợp là các bài toán khi giải sử dụng hai bước tính trở lên Ở Toán

4, sự phối hợp giữa bốn phép tính, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên đã tạo nhiều tình huống khác nhau rất phong phú và đa dạng, có thể trong một câu hỏi nhưng có nhiều yêu cầu khác nhau Không những thế, ngoài những bài toán có lời văn thông thường, còn giới thiệu thêm với học sinh một số dạng toán có lời văn điển hình của toán Tiểu học như: tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng và tỉ, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ

Ví dụ: Bài 1 trang 47 - Toán 4

“Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi Bố hơn con 38 tuổi Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi ?”

Tóm tắt: Tuổi bố + tuổi con: 58 tuổi

Tuổi bố - tuổi con : 38 tuổi

Bài giải:

Tuổi bố là : (58 + 38) : 2 = 48 (tuổi) Tuổi con là :

58 - 48 = 10 (tuổi) Đáp số: Bố: 48 tuổi, con: 10 tuổi

1.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 4

1.1.2.1 Vai trò của CNTT trong dạy học toán 4

Trong xã hội ngày nay, ta có thể thấy sự phát triển và tác động mạnh

mẽ của CNTT vào mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo Trong nội dung khóa luận này, tôi chỉ xin tìm hiểu về một số phần mềm dạy học thông dụng và vai trò của những phần mềm này trong dạy học toán lớp 4 nói chung

và trong việc rèn luyện kĩ năng tính cho học sinh lớp 4 nói riêng

Trang 17

1.1.2.2 Khái niệm về phần mềm dạy học

Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập nhằm trợ giúp trong một chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động của thầy

Nói đến dạy học người ta phải đề cập đến các khía cạnh chủ yếu sau:

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt

- Đối tượng cần truyền đạt

- Phương pháp, phương tiện cần truyền đạt kiến thức

Hiệu quả của việc dạy học được đánh giá bằng khối lượng, chất lượng kiến thức được chuyển từ người thầy tới học sinh

Trong giáo dục truyền thống, quá trình dạy học diễn ra giữa người với người, việc đánh giá hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức cũng như khả năng của người thầy Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự

hỗ trợ của phần mềm dạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự tích hợp kiến thức đầy đủ của nhiều lĩnh vực

1.1.2.3 Vai trò của các phần mềm trong dạy học

Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức lớn của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng Hiện nay, các quốc gia thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học một cách toàn diện; dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó có CNTT mà điều quan trọng là việc ứng dụng các phần mềm điện tử trong việc thiết kế các bài giảng điện tử Bởi vì với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học đã giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của các phần mềm

Trang 18

điện tử thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong các bài giảng

1.1.2.4 Ưu, nhược điểm của việc sử dụng các phần mềm dạy học

a Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên phải kể đến khi sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế các dạng bài tập đó là góp phần truyền tải đến học sinh một khối lượng lớn kiến thức trong một giờ dạy

Ngoài ra, việc sử dụng các phần mềm dạy học vào thiết kế các dạng bài tập giúp giáo viên đưa được một lượng lớn các tư liệu liên quan như tranh ảnh, đoạn phim, video, flash… làm cho bài học thêm sinh động hơn, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập

Một trong những lý do khiến nhiều quốc gia coi việc sử dụng các phần mềm dạy học trong dạy học là một việc làm không thể thiếu trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đó là vì nó giúp học sinh hình thành được những biểu tượng rõ nét liên quan đến bài học từ đó kích thích học sinh tư duy, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học

Sử dụng các phần mềm dạy học giúp giáo viên bớt được thời gian treo bảng phụ, tranh minh họa và thời gian viết bảng chỉ bằng một cái Click chuột,

vì vậy khắc phục được việc “cháy giáo án” khi dạy, giáo viên có thể dành nhiều thời gian mở rộng thêm kiến thức liên quan tới bài học cho học sinh Thông qua đó, giáo viên có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học

Như vậy, khả năng mới mẻ và ưu việt này của việc sử dụng các phần mềm dạy học sẽ nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách tư duy và quan trọng hơn là cách ra quyết định của con người

b Nhược điểm

Trang 19

Khi sử dụng các phần mềm dạy học trong thiết kế các dạng bài tập, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị công phu do phải tìm kiếm nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau Đây cũng chính là lý do khiến nhiều giáo viên ngại sử dụng các phần mềm dạy học Việc sử dụng các phần mềm dạy học đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết nhất định về tin học và các phần mềm dạy học; về phía nhà trường thì phải đảm bảo cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

Khi trình chiếu giảng dạy trên lớp, học sinh tò mò, chú ý đến phim, hình ảnh… mà ít chú ý đến nội dung của bài học và ít ghi chép những nội dung quan trọng của bài học

1.1.2.5 Tìm hiểu về một số phần mềm dạy học dạy học toán 4

A Phần mềm PowerPoint

a Giới thiệu về phần mềm PowerPoint

Năm 1984, Bob Gaskin, một nghiên cứu sinh về khoa học máy tính tại đại học Berkeley (tiểu bang California) và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra phần mềm PowerPoint Tên ban đầu của phần mềm này là Presenter Khi

đăng ký thương hiệu phần mềm được đổi tên là PowerPoint như hiện nay

Phần mềm PowerPoint cho phép giáo viên xây dựng các trình chiếu dưới dạng các Slide Phần mềm PowerPoint cho phép:

- Lựa chọn các mẫu Slide sẵn có hoặc xây dựng mẫu mới

- Thực hiện liên kết đến một File văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc File

có dạng exe…

- Chọn các hiệu ứng sinh động

b Những khả năng của PowerPoint

Trang 20

Tính linh hoạt là một trong những điểm mạnh của PowerPoint Dù là sử dụng Winzard và các tính năng tự động khác, kết hợp với một vài hay không cần

kỹ năng thiết kế nào, người thiết kế cũng có thể tạo được trình diễn cơ bản

Với PowerPoint chúng ta có thể:

- Tạo một trình diễn bằng cách sử dụng một Wizard, một kiểu mẫu thiết

kế (Design) hoặc phác thảo (Scratch)

- Thêm văn bản và các bảng (Table) vào nội dung trình diễn

- Sử d ụng các chế độ hiển thị khác để lập dàn bài, tổ chức, thêm nội dung, hiệu đính và xem trước trình diễn

- Định dạng một trình diễn bằng cách tùy biến các phối màu (Color Scheme), màu nền (Background) và các kiểu mẫu thiết kế

- Tạo một trình diễn trên màn hình bằng cách sử dụng một máy tính, các phim đèn chiếu và máy chiếu (Overhead và Projector) hoặc thông qua trang web

- Tạo và in ghi chú cũng như các tài liệu phát cho khán giả (Handout)

- Thêm vào các biểu đồ hình ảnh, Clipart cũng như những định dạng và đối tượng khác vào nội dung

- Tăng hiệu quả sử dụng bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông khác như âm thanh, video và hoạt hình

- Sử dụng các tính năng web đầy hiệu quả của PowerPoint để tổ chức những truyền thông trực tuyến, các cuộc hội nghị, hội thảo trên Internet hoặc thiết kế các trang web

c Các cách trình diễn của PowerPoint

Trang 21

Với PowerPoint chúng ta có thể dễ dàng tạo một trình diễn cơ bản bằng nhiều cách khác nhau Tùy theo số lượng, nội dung và sự hỗ trợ thiết kế

mà người sử dụng yêu cầu, chúng ta có thể:

- Tạo một trình diễn sử dụng một kiểu mẫu thiết kế: Phương pháp này cho phép bổ sung các Slide và nội dung của riêng mình nhưng vẫn giữ được khuôn mẫu nhất quán (Layout, các màu, các phông chữ…)

- Tạo một trình diễn trống: phương pháp này không cung cấp những đề nghị về thiết kế, màu sắc, hoặc nội dung định sẵn

d Các chức năng của phần mềm PowerPoint

* Các chức năng tạo bố cục của PowerPoint

PowerPoint giúp tạo ra các bố cục đẹp mắt và linh hoạt Nhờ tính năng này, không chỉ thuận lợi cho giáo viên mà học sinh có thể theo dõi một cách

dễ dàng

Cùng với việc chia các đề mục, PowerPoint có thể giúp giáo viên tạo ra các hộp, bảng, ảnh với nội dung chú ý, nhận xét cho các slide một cách đơn giản và tiện ích

* Các chức năng nhấn mạnh của PowerPoint

Đây là một trong những chức năng mạnh nhất của PowerPoint Giáo viên không chỉ nhấn mạnh các định nghĩa, tính chất, các ý quan trọng bằng cử chỉ, lời nói mà còn có thể thông qua hình ảnh, thông qua trình diễn của PowerPoint Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng hiệu ứng về màu sắc, hình dạng của ảnh để nhấn mạnh các chú ý và nhận xét

* Các chức năng thay thế bảng phụ của PowerPoint

Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng bảng phụ đóng vai trò vô cùng quan trọng Do vậy giáo viên đưa ra các bảng phụ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng bảng phụ hiển thị các hình ảnh, bài toán, yêu cầu, các bài tập trắc nghiệm…

* Các chức năng tạo sơ đồ động của PowerPoint

Trang 22

Nhờ các chức năng của PowerPoint, giáo viên có thể tạo các sơ đồ động, việc sử dụng sẽ hiệu quả hơn hẳn so với sơ đồ tĩnh trên giấy Giáo viên

có thể nhấn mạnh hoặc cho hiện từng nhánh theo chủ ý để tạo hiệu quả cao nhất

* Các chức năng tạo trắc nghiệm động của PowerPoint

Bài tập trắc nghiệm là bài tập được sử dụng thường xuyên để kiểm tra các kiến thức cơ bản của học sinh Với PowerPoint, giáo viên có thể tạo các bài tập trắc nghiệm động, thậm chí còn có thể bổ sung lời giải thích hoặc chú

ý cho bài tập đó

Hiện nay có một số phần mêm hỗ trợ việc thiết kế các dạng bài tập trắc nghiệm nhưng hạn chế là giao diện của bài giảng không thay đổi được, hình thức bài tập trắc nghiệm hoặc ô chữ bị mặc định dễ gây nhàm chán cho học sinh nếu sử dụng nhiều lần

Phần mềm PowerPoint với các hiệu ứng phong phú có thể giúp bạn làm được các bài tập trắc nghiệm theo ý thích, tạo nên sự đa dạng và mới mẻ Phương pháp này đỏi hỏi sự đầu tư lớn về ý tưởng, thời gian, óc thẩm mỹ và đặc biệt là sự kiên trì

B Phần mềm Violet

a Giới thiệu về phần mềm Violet

Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Leson Editor for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên)

Violet là phần mềm công cụ giúp giáo viên có thể xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả So với các công

cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với học sinh tiểu học

b Chức năng của phần mềm Violet

Trang 23

Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các tính năng dùng

để xây dựng nội dung bài giảng như:

- Cho phép nhập các dữ liệu văn bản công thức, hình vẽ, các dữ liệu multimedia (hình ảnh âm thanh, phim hoạt hình, Flash ), sau đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và và thiết lập tham số

- Tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, riêng với việc xử

lý các multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác

- Cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng được mọi định dạng file, video, thao tác được các quá trình chạy của các đoạn video

- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, tạo bài tập ô chữ cần thiết cho hoạt động củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của học sinh

Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v

Để tạo một bài tập trắc nghiệm, ta làm như sau:

+ Vào Menu nội dung Thêm đề mục, nhấn tiếp tục để mở trang

+ Để thêm phương án, ta nhấn nút “+” ở góc dưới bên trái

+ Để xóa phương án cuối cùng, ta nhấn nút “-”

+ Sau khi nhập xong các phương án, ta đánh dấu vào các phương án đúng

Trang 24

+ Kích “Đồng ý”, trên màn hình soạn thảo một bài tập trắc nghiệm đã được tạo ra, tuy nhiên ở đây ta chỉ mới dịch chuyển hoặc tạo hiệu ứng chưa thể làm bài được

+ Để làm bài ta click “Đồng ý tiếp”

+ Ấn F9 phóng to màn hình, ta có thể làm bài tập này luôn

Để sửa kiểu bài tập trắc nghiệm ta làm như sau:

+ Đầu tiên nhấn F6 để sửa đề mục, nhấn nút “Tiếp tục”

+ Để sửa bài tập trắc nghiệm, ta Click đúp vào bài tập đó

+ Sau đó có thể sửa nội dung câu hỏi, các phương án, hoặc có thể chọn lại kiểu (chọn kiểu đúng sai)

- Lập trình mô phỏng (cắt ghép hình cơ bản)

- Thiết kế mạch điện dưới dạng kí hiệu

- Đóng gói, lưu bài giảng xuất ra dạng HTLM (giao diện Web) hay xuất

ra file (exe), hoặc xuất ra gói SCORM (để đưa lên các hệ LMS)

- Violet có tính vượt trội hơn so với các phần mềm khác đó là khả năng nhúng vào một phần mềm như Powerpoint

Phần mềm Violet có khả năng tạo ra các bài tập trắc nghiệm, kéo thả, giải ô chữ trong khi đó phần hạn chế của PowerPoint không có khả năng đó

Do vậy việc nhúng bài giảng Violet vào trong PowerPoint có vai trò quan trọng trong dạy học

Ta làm như sau:

Sau khi đã đóng gói, tiến hành chạy Microsoft PowerPoint Có thể mở một file PowerPoint có sẵn, hoặc tạo một file PowerPoint mới nhưng phải Save lại ngay Để đơn giản, ta nên Copy (hoặc Save) file PowerPoint này vào thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet Ví dụ, Violet đóng gói

ra “D:\Bai giang\Bai1\Package-trac nghiem” thì file PowerPoint sẽ được đặt vào “D:\BaiGiang\ Bai1”

Trang 25

Trên giao diện PowerPoint, đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn phải chuột, chọn Control Toolbox Khi thanh công cụ Control Toolbox xuất hiện Click vào nút More Controls ở góc dưới bên phải Lúc này, một menu thả hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object Khi đó, con trỏ chuột có hình chữ thập, kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo Click phải chuột vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties Bảng thuộc tính (Properties) sẽ xuất hiện

Lần lượt chọn và chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie như sau:

Base là thư mục chứa gói sản phẩm, chú ý phải dùng đường dẫn tương đối

Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được Violet sinh ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm

\Player.swf Khi đã hoàn tất, chạy trang Powerpoint đó để xem kết quả và Save lại

c Ưu, nhược điểm của phần mềm Violet

Trong dạy học nói riêng thì không có phương pháp dạy học nào là tối

ưu nhất mà chỉ có sự phù hợp với từng môn từng bài học cụ thể Đặc biệt là với việc sử dụng các phần mềm vào thiết kế bài giảng thì đều có ưu, nhược điểm riêng

Trang 26

- Bên cạnh đó, Violet có các chức năng làm tăng, giảm sắc độ của các hình ảnh, chữ đậm nhạt khác nhau

- Một thế mạnh của Violet mà các phần mềm PowerPoint không có đó

là tạo ra các bài tập trắc nghiệm, bài tập giải ô chữ, lập trình mô phỏng, và có thể đóng gói nhúng trực tiếp vào bài giảng của PowerPoint một cách đơn giản, từ đó tạo hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực của người học

- Giúp giáo viên có thể giảng bài dễ hơn, đưa được nhiều kiến thức đến với học sinh một cách hiệu quả Thông qua bài học, giáo viên có thể kiểm tra trực tiếp học sinh để đánh giá học sinh hiểu biết đến đâu

- Học sinh có thể học và quan sát được trực tiếp nội dung và kết quả bài học thông qua những trang màn hình, video, cũng qua những bài giảng này sẽ giúp học sinh có cái nhìn trực quan với bài học, có thể trực tiếp thực hành các bài học thông qua máy tính mà không cần phải thực hành thực tế (đỡ tốn chi phí và hiệu quả) nhưng vẫn có thể quan sát tương đối chính xác nội dung các bài thí nghiệm và thực hành

* Nhược điểm:

Người khai thác, sử dụng còn ngại trong vấn đề cài đặt phức tạp và còn mang tính kinh tế (phải mua bản quyền sử dụng nếu muốn sử dụng thời gian dài) Đây là một phần mới chưa được khai thác triệt để và chuyên sâu nên chưa cập nhật rộng tới người giáo viên, giao diện màn hình chưa nhiều mẫu

có sẵn, nền cho bài giảng thường là một màu trắng đơn giản và nhược điểm chung của các bài giảng điện tử là không lưu tuần tự nội dung bài dạy trên màn chiếu giống như dạy trên bảng đen phấn trắng, khắc phục nhược điểm trên bằng cách kết hợp phương pháp truyền thống “phấn trắng bảng đen”và trình chiếu, song cần thành thạo cả hai việc trên

Trang 27

C Phần mềm “Dạy toán 4”

a Giới thiệu phần mềm “Dạy toán 4”

Phần mềm “Dạy toán 4” là phần mềm nằm trong chuỗi các phần mềm “Dạy toán 4”dành cho các lớp khối Tiểu học Đây là bộ phần mềm lớn

và đồ sộ nhất của Việt Nam trong lĩnh vực mô phỏng và hỗ trợ học tập môn Toán bậc Tiểu học Đặc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất của bộ phần mềm này là đã mô phỏng toàn bộ tất cả các dạng toán được học và dạy trong nhà trường Tiểu học theo chương trình sách giáo khoa mới Bộ phần mềm “Dạy toán 4” được thiết kế dành riêng cho giáo viên hướng dẫn giảng dạy trên lớp

và cha mẹ học sinh hướng dẫn học tập cho con em của mình

- Các dạng toán đã mô phỏng được phân loại theo 10 dạng toán chính bao gồm: nhận biết số, 4 phép tính với số, các đại lượng đo lường, xem đồng

hồ và thời gian, làm quen với tiền Việt Nam, hình học, giải toán có lời văn, tính giá trị biểu thức, tính chất phép toán và số học, biểu đồ và bản đồ

- Việc mô phỏng học và dạy toán bám sát hoàn toàn qui trình kiến thức theo từng dạng bài học của sách giáo khoa Các mô phỏng này sẽ cho phép học sinh trực tiếp làm bài, ôn luyện trên máy tính đồng thời cho phép giáo viên hướng dẫn giảng dạy ngay trên máy tính

- Hơn 2500 thuật toán sinh tự động dữ liệu cho các dạng toán đã mô phỏng Với tính năng này học sinh sẽ có thể thực hiện liên tục các bài học, giáo viên có thể lấy nhanh và liên tục các đề bài phục vụ cho việc giảng dạy của mình Giáo viên, cha mẹ học sinh có thể sử dụng ngay các bài học này để hướng dẫn cho học sinh học tập và ôn luyện kiến thức

Màn hình làm việc chính của phần mềm có dạng sau:

Trang 28

b Đăng nhập và đăng ký người dùng

Chức năng này cho phép giáo viên đăng ký một tên truy nhập hoặc đăng nhập vào phần mềm với tên đã được đăng ký từ trước

Màn hình đăng ký đăng nhập có dạng như hình dưới đây:

Nếu tên truy nhập đã có thì chỉ cần chọn tên tại vị trí Chọn người dùng Nếu cần tạo một tên đăng nhập mới thì chọn chức năng Tạo người dùng mới và nhập 3 thông tin: Họ tên, Trường và Địa chỉ

Nháy nút Đồng ý để kết thúc công việc đăng nhập

Trang 29

Sau khi đăng nhập tên giáo viên sẽ hiện tại vị trí nhãn vở của màn hình chính

Chú ý: Tên giáo viên sẽ hiện trong bài giảng theo từng tiết học

c Học - Dạy theo chủ đề

Học - Dạy theo chủ đề là một trong hai chức năng chính của phần mềm Toàn bộ kiến thức môn Toán lớp 4 được phân loại thành nhiều chủ đề khác nhau Trong phần mềm “Dạy toán 4”, các chủ đề kiến thức được phân loại theo ba mức sau:

Màn hình HỌC - DẠY theo chủ đề sẽ bao gồm các chủ đề kiến thức chính có khuôn dạng như hình dưới đây

Trên màn hình là các nút lệnh tương ứng với 10 dạng toán chính đã mô phỏng Khi di chuyển chuột lên một biểu tượng, nội dung dạng toán sẽ hiện ra tại vị trí khung hình tròn phía dưới màn hình Nháy chuột lên một biểu tượng

sẽ vào màn hình liệt kê các chủ đề kiến thức tương ứng với dạng toán này

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w