Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty kiểm toánDeloitte Việt Nam, sinh viên đã rất quan tâm đến vấn đề này và quyết địnhthực hiện đề tài “Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm to
Trang 1TẠI DELOITTE VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
GVHD : Th.S ĐÀO VŨ HOÀI GIANG SVTH : TRỊNH THỊ OANH
LỚP : KẾ TOÁN KIỂM TOÁN B MSSV : K064050905
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010
Trang 2 oOo
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên Bộmôn Kế Toán - Kiểm Toán, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM đãtận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học tập và rèn
luyện tại khoa; đặc biệt là Thạc sĩ Đào Vũ Hoài Giang - người trực tiếp
hướng dẫn cũng như hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận tốtnghiệp
Trải qua gần ba tháng thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam,được tiếp cận với thực tế, được làm việc như một trợ lý kiểm toán viên thựcthụ đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết, tiếp thu những kinh nghiệm thực tế để
tự tin hơn khi hoàn thành đề tài này Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chịkiểm toán viên trong Công ty Deloitte Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực tập vừa qua
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, Khóa luận tốt nghiệpkhông tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô, các anh chị và các bạn đề chuyên đề được hoàn thiệnhơn
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
Người viết Trịnh Thị Oanh
Trang 3
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Trang 4 oOo
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Trang 5MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
i Sự cần thiết của đề tài 1
ii Mục tiêu nghiên cứu 2
iii Phương pháp nghiên cứu 2
iv Phạm vi và hạn chế của đề tài 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các vấn đề liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên 4
1.1.1 Các khái niệm 4
1.1.2 Tầm quan trọng của số dư đầu năm trong năm đầu kiểm toán 5
1.1.3 Các sai sót thường gặp đối với kiểm toán số dư đầu năm trong năm đầu kiểm toán 5
1.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán số dư đầu năm trong năm kiểm toán báo cáo tài chính đầu tiên 9
1.2.1 Khi báo cáo tài chính năm trước được công ty khác kiểm toán 9
1.2.2 Khi báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên năm nay không hài lòng 10
1.3 Kết luận và lập báo cáo tài chính 10
1.4 So sánh ISA 510 và VSA 510 11
Trang 6NĂM KIỂM TOÁN ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH
DELOITTE VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam 15
2.1.1 Quá trình hình thành 15
2.1.1.1 Deloitte toàn cầu và khu vực Đông Nam Á 15
2.1.1.2 Deloitte Việt Nam 16
2.1.2 Các dịch vụ cung cấp tại Deloitte VN 16
2.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán số dư đầu năm của năm kiểm toán đầu tiên tại Deloitte Việt Nam 17
2.2.1 Giới thiệu về quy trình kiểm toán chung tại Deloitte Việt Nam 17
2.2.2 Phương pháp luận được quy định tại Deloitte Việt Nam về kiểm toán số dư đầu năm 18
2.2.2 Khảo sát thực tế về kiểm toán số dư đầu năm của năm kiểm toán đầu tiên tại Deloitte Việt Nam 20
2.2.2.1 Trường hợp báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác .20
2.2.2.1.1 Gửi thư cho kiểm toán viên tiền nhiệm 20
2.2.2.1.2 Xem xét hồ sơ của kiểm toán viên tiền nhiệm 23
2.2.2.2 Trường hợp báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán 34
2.2.2.2.1 Đối với khoản mục tiền 34
2.2.2.2.2 Đối với khoản mục nợ phải thu 38
2.2.2.2.3 Đối với khoản mục hàng tồn kho 43
Trang 72.2.2.2.4 Đối với khoản mục tài sản cố định 48
2.2.2.2.5 Đối với khoản mục nợ phải trả 58
2.2.2.2.6 Đối với khoản mục vốn chủ sở hữu 61
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét 62
3.1.1 Nhận xét chung về công ty 62
3.1.1.1 Ưu điểm 62
3.1.1.2 Hạn chế 64
3.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán số dư đầu năm của năm kiểm toán đầu tiên tại Deloitte Vietnam 66
3.1.2.1 Ưu điểm 66
3.1.2.2 Hạn chế 67
3.2 Kiến nghị 68
3.2.1 Kiến nghị chung cho sự phát triển chung của công ty 68
3.2.2 Kiến nghị cho quy trình kiểm toán số dư đầu năm của công ty 69 Kết luận
Phụ lục 1: Phương pháp tính mẫu của Deloitte Việt Nam
Phụ lục 2: Thư xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
Phụ lục 3: Thư xác nhận công nợ phải thu
Phụ lục 4: Thư xác nhận công nợ phải trả
Tài liệu tham khảo
Trang 8DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1.1 So sánh nội dung của VSA 510 và ISA 510 12
Bảng 2.1 Thư trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm 22
Bảng 2.2 Xem xét hồ sơ của kiểm toán viên tiền nhiệm 25
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán chung của Deloitte Việt Nam 17
Trang 9BCTC : Báo cáo tài chính
KSNB : Kiểm soát nội bộ
VSA : Chuẩn mực kiểm toán Việt NamISA : Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
DTT : Công ty TNHH Deloitte Việt NamTSCĐ : Tài sản cố định
Trang 10CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
i Sự cần thiết của đề tài:
Trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như ViệtNam kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt các tập đoàn, công ty trong các lĩnhvực khác nhau thì kiểm toán báo cáo tài chính đã trở thành một nhu cầu tấtyếu Hàng năm, số lượng khách hàng mới của các công ty kiểm toán cũngngày càng gia tăng Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên đã và đang trởthành vấn đề cần được quan tâm
Trong các báo cáo tài chính, luôn có sự hiện diện của số dư đầu năm Số
dư đầu năm đóng một vai trò rất quan trọng, là cơ sở để người sử dụng sosánh và đánh giá tình hình biến động trong một năm của doanh nghiệp Đồngthời, số dư đầu năm được lập trên cơ sở số dư cuối năm trước chuyển sang, nóchịu ảnh hưởng của các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong năm trước và chế
độ kế toán đã áp dụng trong các năm trước Chính vì tầm quan trọng đó nênkhi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên kiểm toán viên phải thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo số dư đầu năm không cósai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay
Tuy nhiên, kiểm toán số dư đầu năm lại là một quy trình phức tạp và tốnnhiều thời gian nếu như kiểm toán viên không có những kỹ thuật thu thậpbằng chứng thích hợp Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty kiểm toánDeloitte Việt Nam, sinh viên đã rất quan tâm đến vấn đề này và quyết địnhthực hiện đề tài “Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán số dư đầunăm báo cáo tài chính năm đầu tiên tại công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam”
Trang 11ii Mục tiêu nghiên cứu:
Giới thiệu những vấn đề liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chínhnăm đầu tiên, số dư đầu năm tài chính trên nền tảng chuẩn mực kiểm toánViệt Nam VAS 510 So sánh những điểm giống và khác nhau giữa VAS 510
và IAS 510
Giới thiệu tổng quan công ty kiểm toán Deloitte, tìm hiểu nhữnghướng dẫn của Deloitte đối với vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính năm đầutiên
Khảo sát thực tế các thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thậpbằng chứng cho số dư đầu năm thông qua việc trực tiếp tham gia nhóm kiểmtoán và xem lại các hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên của cáckhách hàng hiện tại của Deloitte
Cuối cùng, người viết xin đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về quátrình thu thập bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm nhằm góp phần giatăng hiệu quả của kĩ thuật thu thập bằng chứng đối với báo cáo tài chính nămđầu tiên tại công ty kiểm toán Deloitte
iii Phương pháp nghiên cứu:
Hướng dẫn kiểm toán của Deloitte (Deloitte Audit Approach Manual):đây là tài liệu chính thức do Deloitte Touche Tohmatsu ban hành, hướng dẫn
và quy định tất cả kiểm toán viên trong việc thực hiện quy trình kiểm toán
Phỏng vấn các kiểm toán viên phụ trách cuộc kiểm toán về những thủtục kiểm toán cần áp dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán cho số dư đầunăm trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên
Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm đầu tiên của các khách hàng hiện tạicủa công ty để tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán đã được áp dụng để thu thậpbằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm
Trang 12Trực tiếp chứng kiến các thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thậpbằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm trong kiểm toán báo cáo tài chínhnăm đầu tiên thông qua việc trực tiếp tham gia nhóm kiểm toán.
iv Phạm vi và hạn chế:
Phạm vi: Trong các vấn đề của kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu
tiên, đề tài chỉ nghiên cứu về kĩ thuật thu thập bằng chứng đối với số dư đầunăm
Hạn chế: Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề của các báo cáo tài
chính trong khu vực sản xuất và dịch vụ, không bao gồm ngân hàng và các tổchức tài chính khác
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các vấn đề liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên.
1.1.1 Các khái niệm
Số dư đầu năm: Là số dư trên tài khoản kế toán vào thời điểm đầunăm tài chính Số dư đầu năm được lập dựa trên cơ sở số dư cuối năm tàichính trước Số dư đầu năm chịu ảnh hưởng của:
- Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong các năm trước
- Chế độ kế toán đã áp dụng trong năm trước
Năm đầu tiên: Là năm được kiểm toán mà Báo cáo tài chính nămtrước đó:
- Chưa được kiểm toán; hoặc
- Được công ty kiểm toán khác kiểm toán
Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toánviên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:
- Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáotài chính năm nay
- Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác,hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết
- Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ
kế toán đã được điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trongphần thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 141.1.2 Tầm quan trọng của số dư đầu năm trong năm đầu tiên kiểm toán
Số dư đầu năm đóng vai trò rất quan trọng trong các BCTC của các công
ty Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính luôn có sự hiện diện của
số dư đầu năm
- Số dư đầu năm tài chính phản ánh tình hình tài sản cũng như nguồnhình thành các tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm đầu niên độ kế toán
Do đó, các sai lệch trên số dư đầu năm tài chính có thể gây ra ảnh hưởng đáng
kể đến việc ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện hành, đồngthời dẫn đến những sai lệch trên số dư cuối năm tài chính
- Việc trình bày số dư đầu năm tài chính còn có ý nghĩa dùng để so sánh,chẳng hạn so với các chỉ tiêu tương ứng tại thời điểm bất kỳ trong năm, đặcbiệt là thời điểm cuối năm và phân tích các biến động bất thường
1.1.3 Các sai sót thường gặp đối với kiểm toán số dư đầu năm trong năm đầu kiểm toán
Xuất phát từ đặc thù của hoạt động kinh doanh hay môi trường củadoanh nghiệp hoặc từ bản chất của khoản mục mà luôn tồn tại những sai sótthường xuyên, tiềm tàng trên BCTC của cả số dư đầu năm và số dư cuối năm.Đối với khách hàng kiểm toán từ năm thứ hai trở đi, số dư đầu năm đượckiểm tra bằng cách đối chiếu với số dư cuối năm trên báo cáo tài chính đãđược kiểm toán của năm ngoái Do đó, kiểm toán viên chỉ thực hiện các thủtục kiểm toán cần thiết cho số dư cuối năm của các khoản mục này Tuynhiên, trong trường hợp đang xem xét, vì là năm đầu tiên kiểm toán, do đókiểm toán viên cần xem xét áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp cho cả số
dư đầu năm nhằm đảm bảo rằng số dư đầu năm không chứa đựng các sai sóttrọng yếu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính năm nay
Trang 15Những sai sót có thể thường gặp trong kiểm toán số dư đầu năm (cũngnhư số dư cuối năm) của một số khoản mục cơ bản, thường chiếm tỉ trọng caotrong tổng tài sản bao gồm:
Khoản mục tiền
Tiền là một trong những khoản mục có vai trò quan trọng trên bảngCĐKT Đây là một khoản mục rất nhạy cảm với gian lận, biển thủ dưới nhiềuhình thức Ngoài ra, nó còn thường được sử dụng để phân tích khả năng thanhkhoản – một vấn đề rất quan trọng của doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể
bị cố tình trình bày sai lệch
Tiền còn là khoản mục có sự tác động qua lại với nhiều khoản mụcquan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác củadoanh nghiệp Do đó những sai sót và gian lận trong các khoản mục khácthường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền
Với những nguyên nhân trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục nàythường được đánh giá là cao Vì vậy, kiểm toán viên thường dành nhiều thờigian để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thường chiếm một tỉ trọng khônglớn trong tổng tài sản Cũng tương tự như kiểm toán Tiền cuối kỳ thì kiểmtoán số dư đầu kỳ của Tiền cũng cần xem xét một cách thích hợp để tìm ranhưng gian lận hoặc sai sót nếu có của doanh nghiệp
Khoản mục phải thu khách hàng:
Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản rất dễ xảy ra những vấn đềgian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô Hơn nữa nợ phải thukhách hàng cũng có liên quan mật thiết đến kết quả hoạt động kinh doanh, do
đó nó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuậncủa đơn vị Ngoài ra, nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thựchiện được (Giá trị thuần = Nợ phải thu khách hàng – dự phòng phải thu khóđòi) Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi cho nợ phải thu khách
Trang 16hàng thường dựa trên ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng xảy rasai sót và rất khó kiểm tra.
Khoản mục hàng tồn kho:
Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có mối liên hệ trực tiếp và rất mậtthiết Nếu trong những hoàn cảnh nhất định vì những mục đích khác nhau màdoanh nghiệp có thể thổi phồng lợi nhuận hoặc ngược lại bằng cách ghi nhậnsai doanh thu thì khi đó hàng tồn kho sẽ bị đánh giá không chính xác thôngqua việc thay đổi giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho cũng là một khoản mục “nhạy cảm” với các gian lận nhưbiển thủ, trộm cắp và chịu nhiều rủi ro do mất giá, hư hỏng, lỗi thời, hao hụt,mất mát…
Kế toán hàng tồn kho là một công việc chứa đựng nhiều yếu tố chủquan và phụ thuộc rất lớn vào xét đoán của ban giám đốc khi thực hiện cácước tính kế toán Ngoài ra, có nhiều hệ thống tính giá thành khác nhau, nhiềuphương pháp kế toán hàng tồn kho khác nhau và nhiều phương pháp tính giátrị hàng tồn kho khác nhau được chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép lựachọn Mỗi hệ thống, mỗi phương pháp lại phù hợp với một số hoàn cảnh cụthể và cho ra các kết quả rất khác nhau, nên dễ xảy ra trường hợp đơn vị ápdụng các hệ thống, phương pháp không nhất quán giữa các thời kỳ để điềuchỉnh giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo ý muốn
Ngoài ra, đối với những đơn vị có quy mô lớn hoặc sản xuất, kinhdoanh cùng lúc nhiều mặt hàng, khối lượng hàng tồn kho luân chuyển thườngrất lớn, chủng loại hàng tồn kho phong phú và được tổ chức tồn trữ ở nhiềuđịa điểm khác nhau Việc phải xử lý một khối lượng dữ liệu vừa quá lớn, vừaphức tạp có thể tạo ra các sức ép khiến cho nhân viên đơn vị dễ bị sai sót
Trang 17Khoản mục tài sản cố định:
Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọngđáng kể so với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán Đặc biệt trong cácdoanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí, giá trị khoảnmục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản
Ngoài ra, khoản mục này cũng dễ xảy ra việc tham ô, trộm cắp của cácnhân viên cũng như những người bên ngoài doanh nghiệp Tính hiện hữu vàquyền sử dụng của TSCĐ cũng cần phải được chú trọng tránh tình trạngdoanh nghiệp ghi nhận không đúng thực tế tài sản của Doanh nghiệp làm sailệch giá trị trên Bảng cân đối kế toán
nợ phải trả cuối kỳ Ngoài ra, cũng như các khoản mục khác thì nợ phải trảcũng có mối quan hệ mật thiết với những khoản mục khác trên BCTC và Kếtquả kinh doanh như tiền, hàng hóa, tài sản và các chi phí sản xuất trong kỳ bịthay đổi trong mối quan hệ tương ứng với nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Trong một doanh nghiệp bình thường thì vốn chủ sở hữu thường khôngphải là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro như trong những khoản mục vừanêu trên Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề này trong một doanh nghiệp Nhà Nước thìđây lại là khoản mục đáng được quan tâm vì việc ghi nhận tăng giảm cũng
Trang 18như vấn đề luân chuyển vốn giữa các công ty mẹ - con trong cả tập đoàn haytổng công ty xảy ra hết sức phức tạp Trong khi đó, khách hàng của DeloitteViệt Nam chủ yếu là các công ty Nhà Nước nên khi kiểm toán số dư đầu nămcủa kiểm toán đầu tiên thì khoản mục này cần phải được quan tâm nhiều Chính vì những rủi ro tiềm tàng của các khoản mục như đã trình bày ởtrên, khi thực hiện kiểm toán năm đầu tiên, để đảm bảo tính trung thực và hợp
lý của báo cáo tài chính, kiểm toán viên không chỉ thực hiện kiểm toán đốivới các nghiệp vụ phát sinh trong năm và số dư cuối năm tài chính mà còn đốivới số dư đầu năm tài chính
1.2 Kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán số dư đầu năm trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên
1.2.1 Khi báo cáo tài chính năm trước được công ty kiểm toán khác kiểm toán:
- Trong trường hợp này, cần xem xét tính độc lập và năng lực chuyênmôn của kiểm toán viên tiền nhiệm
- Nếu báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên năm trước không chấp nhậntoàn phần thì kiểm toán viên năm nay phải lưu ý đến nguyên nhân không chấpnhận toàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước
- Đồng thời, KTV năm nay cũng lưu ý cần phải xem xét yêu cầu đạo đứcnghề nghiệp trong khi liên lạc với kiểm toán viên năm trước
- Nếu việc xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm khôngcung cấp bằng chứng đầy đủ và thích hợp về số dư đầu năm thì kiểm toánviên có thể thực hiện các thủ tục thay thế hợp lý, bao gồm cả những thủ tục ápdụng đối với trường hợp báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán
1.2.2 Khi báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên năm nay không hài lòng
- Đối chiếu số dư năm hiện hành và những thay đổi trong năm với số dư
Trang 19đầu năm
- Kiểm tra việc hạch toán và những thông tin khác có liên quan đến số dưđầu năm
- Xác nhận với bên thứ ba có liên quan
- Ngoài ra, cần lưu ý rằng, mặc dù việc thực hiện các thủ tục kiểm toánnăm nay có thể cung cấp một số bằng chứng kiểm toán hợp lý cho số dư đầunăm đối với các tài sản và nợ ngắn hạn, nhưng trong một số trường hợp,chẳng hạn như đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên cần phải có những thủtục kiểm toán bổ sung khác Sự kết hợp các thủ tục kiểm toán này sẽ cung cấpcho kiểm toán viên bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp
1.3 Kết luận và lập báo cáo kiểm toán
Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm toán nêu trên, nếu kiểm toán viênvẫn không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầunăm, báo cáo kiểm toán phải phản ánh việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán:
- Nếu số dư đầu năm tài chính chứa những sai sót có ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính năm nay, kiểm toán viên sẽ thông báo cho Giámđốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị, và sau khi được sự đồng ý của Giám đốc,thông báo cho kiểm toán viên tiền nhiệm (nếu có)
- Trường hợp số dư đầu năm chứa đựng những sai sót có ảnh hưởngtrọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay như nói trên, nhưng đơn vị đượckiểm toán không xử lý và không trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chínhthì tùy từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên sẽ đưa ra “Ý kiến chấp nhậntừng phần” hay “Ý kiến không chấp nhận”
- Trường hợp chế độ kế toán của năm nay thay đổi so với chế độ kế toánnăm trước và sự thay đổi đó đơn vị được kiểm toán không xử lý và khôngtrình bày và báo cáo đầy đủ trong thuyết minh báo cáo tài chính, thì kiểm toánviên đưa ra “Ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “Ý kiến không chấp nhận”
Trang 20- Báo cáo kiểm toán phải bao gồm một đoạn mô tả các yếu tố dẫn đến sựgiới hạn về phạm vi trong phần nêu ý kiến của báo cáo kiểm toán.
- Kiểm toán viên đưa ra ý kiến từ chối khi những ảnh hưởng có thể cócủa việc giới hạn phạm vi là quá trọng yếu hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cáckhoản mục khiến kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhậntừng phần đối với báo cáo tài chính Ví dụ: kiểm toán viên không thể quan sátviệc kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm kết thúc niên độ năm trước vì chưađược bổ nhiệm làm kiểm toán vào thời điểm đó, và khoản mục hàng tồn kho
có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính
- Đưa ra ý kiến ngoại trừ nếu việc giới hạn phạm vi là không quá trọngyếu hoặc không ảnh hưởng đến toàn bộ các khoản mục để đưa ra ý kiến từchối, tuy nhiên trong phần ý kiến phải nêu rõ việc bị giới hạn phạm vi kiểmtoán và việc giới hạn này không dẫn đến bất kỳ sự điều chỉnh nào đến báo cáotài chính
1.4 So sánh ISA 510 và VSA 510
Về cơ bản, VSA 510 cũng được xây dựng với phần lớn nội dung tương
tự như ISA 510 Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Trang 21Bảng 1.1 So sánh nội dung của VSA 510 và ISA 510
kiểm toán viên và đơn vị được
kiểm toán
VSA 510 áp dụng chokiểm toán báo cáo tài chính vàcác thông tin tài chính khác
VSA 510 có đề cập:Kiểm toán viên và công tykiểm toán phải tuân thủ nhữngquy định của chuẩn mực này;đơn vị được kiểm toán (kháchhàng) và các bên sử dụng kếtquả kiểm toán phải có nhữnghiểu biết cần thiết về chuẩnmực này để có sự kết hợp khicần thiết
Về
thuật
ngữ
ISA 510, các cụm từ “đượctrình bày đầy đủ” đã được thay
thế bởi cụm từ “được trình bày và
công bố đầy đủ”
VSA 510 chưa có sựthay đổi này
ISA 510: Đối với việc xem lại
hồ sơ kiểm toán của kiểm toán
viên năm trước, ISA 510 yêu cầu:
“Trước khi liên hệ với kiểm toán
viên năm trước, kiểm toán viên
hiện thời phải xem lại chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp được ban
VSA 510 không quyđịnh vấn đề này
Trang 22hành bởi liên đoàn kế toán quốc
tế”
ISA 510 hướng dẫn thủ tụckiểm toán thực hiện đối với số dư
đầu năm của hàng tồn kho có bao
gồm cả thủ tục chia cắt niên độ
(cutoff)
ISA 510 hướng dẫn bằngchứng thu thập đối với số dư đầu
năm tài chính của tài sản, các
khoản đầu tư và nợ dài hạn bao
gồm sổ sách, chứng từ ghi chép
và các thông tin khác liên quan
VSA 510 không đề cậpvấn đề này
VSA 510 hướng dẫnbằng chứng thu thập đối với
số dư đầu năm tài chính củatài sản, các khoản đầu tư và
nợ dài hạn là chứng từ chứngminh cho số dư đầu năm
khi thực hiện các thủ tục kiểm
toán theo quy định đối với số dư
đầu năm, kiểm toán viên vẫn
không thể thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp
liên quan đến số dư đầu năm,
kiểm toán viên có thể đưa ra ý
kiến kiểm toán chấp nhận từng
phần hoặc ý kiến từ chối đối với
báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, và ý kiến chấp nhận toàn
phần đối với bảng cân đối kế toán
VSA 510 không quyđịnh trường hợp đặc biệt này
Trang 23Nhìn chung, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 510 đã được lập trên
cơ sở chuẩn mực kiểm toán quốc tế đang được xây dựng, hoàn thiện theohướng hòa nhập với chuẩn mực kiểm toán quốc tế Đồng thời, VSA cũng cónhững qui định cụ thể cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam
CHƯƠNG 2
Trang 24XEM XÉT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN SỐ DƯ ĐẦU NĂM TRONG NĂM KIỂM TOÁN ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY
TNHH DELOITTE VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam.
2.1.1 Quá trình hình thành:
2.1.1.1 Deloitte toàn cầu và khu vực Đông Nam Á
Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) là một trong những hãng kiểm toán và
tư vấn quốc tế hàng đầu với mạng lưới hoạt động của các hãng thành viên trêngần 150 quốc gia, Deloitte luôn cung cấp các nguồn lực chuyên nghiệp đểgiúp khách hàng phát triền vượt bậc
Thành lập tập đoàn Deloitte Touche Tohmatsu như ngày nay chính làcông lao của William Wetch Deloitte, George Touche và Nobuzo Tohmatsu.Đây là ba nhà sáng lập đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên công ty
và vì vậy cái tên Deloitte Touche Tohmatsu được gọi như là một sự tưởngnhớ đến công lao của các ông
Năm 1845 ông William Wetch Deloitte thành lập văn phòng kiểm toánđầu tiên ở Lon Don và đến năm 2000 Deloitte Touche Tohmatsu đã trờ thànhmột công ty đa quốc gia với nguồn lực xấp xỉ 150.000 nhân viên trên thế giới,cung cấp dịch vụ trong 4 lĩnh vực kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính, dịch vụđào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho hơn 80% các công ty lớn trên toàn cầu
Ở Đông Nam Á DTT có 7 công ty thành viên hoạt động ở các nướcgồm : Guam, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thai Lan và ViệtNam
Trang 252.1.1.2 Deloitte Việt Nam:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường, cũng như theoyêu cầu hội nhập quốc tế, vào ngày 13 tháng 5 năm 1991, Công ty kiểm toánViệt Nam (“VACO”) nay là Deloitte Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộtài chính Đây là công ty kiểm toán và tư vấn tài chính đầu tiên tại Việt Nam
Ngay từ những năm đầu VACO đã tiến hành hợp tác với DTT, ArthurAndersen (AA), Price Waterhouse Couper (PWC), KPMG,… trong việc đàotạo và nâng cao trình độ cho nhân viên
Tháng 4 năm 1994 VACO tiến hành thành lập liên doanh với DTT.Ngày 01 tháng 10 năm 1997, một bộ phận của VACO- Phòng dịch vụ quốc tế
- ISD được DTT công nhận là thành viên chính thức, hợp pháp tại Việt Nam,
mở ra một thời kỳ phát triển vượt bậc về chuyên môn nghề nghiệp, có thể sosánh với các hãng kiểm toán lớn trên thế giới
Ngày 7/5/2007 VACO được đã hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu trởthành Deloitte Việt Nam và là thành viên của Deloite Đông Nam Á
2.1.2 Các dịch vụ cung cấp tại Deloitte VN:
- Kiểm toán độc lập:
- Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS)
- Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn thuế
- Dịch vụ đào tạo và Quản lý nguồn lực
Trang 262.2 Các thủ tục kiểm toán áp dụng khi thu thập bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên tại Deloitte Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu về quy trình kiểm toán chung tại Deloitte Việt Nam
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán chung của Deloitte Việt Nam.
Trang 272.2.2 Phương pháp luận được quy định tại Deloitte Việt Nam về kiểm toán số dư đầu năm
Số dư đầu năm là số dư trên tài khoản kế toán vào thời điểm đầu năm tàichính Số dư đầu năm được lập dựa trên cơ sở số dư cuối năm tài chính trước,chịu ảnh hưởng của các sự kiện, nghiệp vụ kinh tế trong các năm trước và chế
độ kế toán đã áp dụng trong năm trước
Bằng chứng kiểm toán số dư đầu năm phải được thu thập đầy đủ vàthích hợp để đảm bảo rằng:
- Số dư đầu năm không chứa những sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đếnbáo cáo tài chính năm hiện hành
- Số dư cuối năm của kỳ kế toán trước được mang sang năm hiện hànhmột cách chính xác hoặc được trình bày lại một cách hợp lý
- Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ
kế toán đã được điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủtrong phần thuyết minh báo cáo tài chính
Khi báo cáo tài chính năm trước đã được công ty kiểm toán khác kiểm toán,kiểm toán viên năm nay có thể thu thập bằng chứng kiểm toán đối với số dưđầu năm bằng cách xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên năm trước
- Trong trường hợp này, cần xem xét tính độc lập và năng lực chuyênmôn của kiểm toán viên tiền nhiệm
- Nếu báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên năm trước không chấp nhậntoàn phần thì kiểm toán viên năm nay phải lưu ý đến nguyên nhânkhông chấp nhận toàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước
- Đồng thời, KTV năm nay cũng lưu ý cần phải xem xét yêu cầu đạo đứcnghề nghiệp trong khi liên lạc với kiểm toán viên năm trước
- Nếu việc xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm khôngcung cấp bằng chứng đầy đủ và thích hợp về số dư đầu năm thì kiểm
Trang 28toán viên có thể thực hiện các thủ tục thay thế hợp lý, bao gồm cảnhững thủ tục áp dụng đối với trường hợp báo cáo tài chính năm trướcchưa được kiểm toán.
Trong trường hợp báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán, kiểmtoán viên năm nay thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
- Đối chiếu số dư năm hiện hành và những thay đổi trong năm với số dưđầu năm
- Kiểm tra việc hạch toán và những thông tin khác có liên quan đến số dưđầu năm
- Xác nhận với bên thứ ba có liên quan
- Ngoài ra, cần lưu ý rằng, mặc dù việc thực hiện các thủ tục kiểm toánnăm nay có thể cung cấp một số bằng chứng kiểm toán hợp lý cho số
dư đầu năm đối với các tài sản và nợ ngắn hạn, nhưng trong một sốtrường hợp, chẳng hạn như đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên cầnphải có những thủ tục kiểm toán bổ sung khác Sự kết hợp các thủ tụckiểm toán này sẽ cung cấp cho kiểm toán viên bằng chứng kiểm toánđầy đủ và thích hợp
Nếu sau khi thực hiện những thủ tục kiểm toán đã nêu ở trên, kiểm toán viênkhông thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho số dưđầu năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể đưa ra “Ýkiến chấp nhận từng phần” hoặc “Ý kiến từ chối”
Nếu số dư đầu năm tài chính chứa những sai sót có ảnh hưởng trọngyếu đến báo cáo tài chính năm nay, kiểm toán viên sẽ thông báo cho Giámđốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị, và sau khi được sự đồng ý của Giám đốc,thông báo cho kiểm toán viên tiền nhiệm (nếu có)
Trường hợp số dư đầu năm chứa đựng những sai sót có ảnh hưởngtrọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay như nói trên, nhưng đơn vị được
Trang 29kiểm toán không xử lý và không trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chínhthì tùy từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên sẽ đưa ra “Ý kiến chấp nhậntừng phần” hay “Ý kiến không chấp nhận”.
Trường hợp chế độ kế toán của năm nay thay đổi so với chế độ kế toánnăm trước và sự thay đổi đó đơn vị được kiểm toán không xử lý và khôngtrình bày và báo cáo đầy đủ trong thuyết minh báo cáo tài chính, thì kiểm toánviên đưa ra “Ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “Ý kiến không chấp nhận”
Trường hợp báo cáo kiểm toán năm trước không đưa ra “Ý kiến chấpnhận toàn phần”, thì kiểm toán viên phải xem xét lý do dẫn đến ý kiến đó vàảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính năm nay Nếu lý do không được chấpnhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán năm trước vẫn còn và ảnh hưởngtrọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiếnphù hợp trong báo cáo kiểm toán năm nay
Nhìn chung, các quy định của Deloitte toàn cầu cũng như toàn cầuhoàn toàn thống nhất với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam về “Kiểm toán số dư đầu năm của năm kiểm toán đầu tiên”(ISA 510 và VSA 510)
2.2.3 Khảo sát thực tế về kiểm toán số dư đầu năm của năm kiểm toán đầu tiên tại Deloitte Việt Nam.
2.2.3.1 Trường hợp BCTC năm trước đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác
2.2.3.1.1 Gửi thư cho kiểm toán viên tiền nhiệm
Trong trường hợp này KTV thực hiện gửi thư cho kiểm toán viên tiềnnhiệm và tiến hành xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước Việc gửi thư trao đổivới kiểm toán viên tiền nhiệm là rất hữu ích vì giúp kiểm toán viên đánh giá
Trang 30khả năng nhận lời kiểm toán Thông qua thư trao đổi, kiểm toán viên có thểthu thập các thông tin hữu ích từ phía kiểm toán viên tiền nhiệm, chẳng hạncác thông tin về tính chính trực của các nhà quản lý đơn vị kiểm toán, các bấtđồng giữa hai bên (nếu có), lý do khiến họ không tiếp tục cộng tác với nhau
Thủ tục này được các kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam thực hiệntốt Sau khi thu thập những thông tin từ thư trao đổi, kết hợp với những thôngtin thu thập được từ các nguồn khác (internet, hiệp hội kiểm toán…), kiểmtoán viên sẽ đưa ra quyết định có tiến hành xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểmtoán viên tiền nhiệm không
Sau đây là ví dụ minh họa về thư trao đổi mà các kiểm toán viên đã thựchiện: