1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng

89 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam chấp thuận và tự nguyện thực hiện.

Trang 1

có được hướng đi đúng đắn để hoàn thành tốt đề tài này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của trường Đại học Kinh tếQuốc dân nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý Tàinguyên, Môi trường và Đô thị nói riêng đã truyền đạt cho em những kiếnthức và trình độ nhất định để hoàn thành đề tài

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS Trần Đình Lân và các cán bộtrong Viện Tài nguyên và Môi trường Biển - Hải Phòng, những người đãtạo điều kiện rất tốt để em kịp thời có được số liệu phục vụ cho đề tài

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân cùngbạn bè đã bên cạnh động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đềtài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viênHoàng Thị Chiến

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tự nghiên cứu, nếu sai tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm trước mọi sự kỷ luật của nhà trường

Sinh viên

Hoàng Thị Chiến

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng anh Nghĩa tiếng việt

Organization

Tổ chức Nông nghiệp vàLương thực của Liên hợpquốc

IUCN The world conservation union Tổ chức bảo tồn thiên nhiên

thế giớiNGOs Non-goverment Organizations Tổ chức phi chính phủ

nhiên

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: 4

GIÁ TR KINH T VÀ ÁNH GIÁ GIÁ TR KINH TỊ Ế Đ Ị Ế 4

C A H SINH THÁI R NG NG P M NỦ Ệ Ừ Ậ Ặ 4

Nguồn: Adger (1996) 10

1.3.Giá tr kinh t c a h sinh thái r ng ng p m nị ế ủ ệ ừ ậ ặ 11

1.4.2.1 Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu 21

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu 22

2.2.1 Hiện trạng nghề nuôi ong 35

2.2.2 Hiện trạng nghề khai thác hải sản 36

2.2.3 Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản 37

3.1.6 Các giá trị khác 45

3.2.Ước tính các giá trị 45

3.2.1.Giá trị thủy sản (TS = TS1 + TS2) 45

3.2.1.1 Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1) 45

3.2.2 Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 51

3.2.3.Giá trị phòng hộ 51

 Giá trị bảo vệ đê biển là: 2900000 (nghìn đồng) 52

3.2.4 Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ 61

CHƯƠNG IV: 65

KI N NGH VÀ Ế Ị ĐỀ XU T GI I PHÁP PHÁT TRI N B N V NG H SINHẤ Ả Ể Ề Ữ Ệ THÁI R NG NG P M N PH LONGỪ Ậ Ặ Ù 65

K T LU NẾ Ậ 69

TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 71

PH L C 1Ụ Ụ 72

M U B NG H I 1Ẫ Ả Ỏ 72

I.Thông tin cá nhân .72

II.Thu thập thông tin về các giá trị sử dụng của RNM 72

A.Các giá trị trực tiếp mà ông (bà) nhận được từ RNM 72

Trang 5

C Nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn 75

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ CHƯƠNG I: 4

GIÁ TR KINH T VÀ ÁNH GIÁ GIÁ TR KINH TỊ Ế Đ Ị Ế 4

C A H SINH THÁI R NG NG P M NỦ Ệ Ừ Ậ Ặ 4

Nguồn: Adger (1996) 10

1.3.Giá tr kinh t c a h sinh thái r ng ng p m nị ế ủ ệ ừ ậ ặ 11

1.4.2.1 Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu 21

Phương pháp liều lượng đáp ứng 21

Phương pháp chi phí cơ hội 22

Phương pháp chi phí thay thế 22

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu 22

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 24

2.2.1 Hiện trạng nghề nuôi ong 35

2.2.2 Hiện trạng nghề khai thác hải sản 36

2.2.3 Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản 37

3.1.6 Các giá trị khác 45

3.2.Ước tính các giá trị 45

3.2.1.Giá trị thủy sản (TS = TS1 + TS2) 45

3.2.1.1 Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1) 45

3.2.2 Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 51

3.2.3.Giá trị phòng hộ 51

 Giá trị bảo vệ đê biển là: 2900000 (nghìn đồng) 52

3.2.4 Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ 61

CHƯƠNG IV: 65

KI N NGH VÀ Ế Ị ĐỀ XU T GI I PHÁP PHÁT TRI N B N V NG H SINHẤ Ả Ể Ề Ữ Ệ THÁI R NG NG P M N PH LONGỪ Ậ Ặ Ù 65

K T LU NẾ Ậ 69

TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 71

Trang 6

PH L C 1Ụ Ụ 72

M U B NG H I 1Ẫ Ả Ỏ 72

I.Thông tin cá nhân .72

II.Thu thập thông tin về các giá trị sử dụng của RNM 72

A.Các giá trị trực tiếp mà ông (bà) nhận được từ RNM 72

B Những thông tin cần biết về giá trị phòng hộ: 74

1 Đê đã từng bị vỡ hay chưa? 74

74

2 Tại sao đê bị vỡ? 74

3 Khu vực đê bị vỡ có rừng ngập mặn hay không? 74

1 Chi phí mua nguyên vật liệu để xây đê? 74

2 Kỹ thuật xây đê là gì? 74

3 Chi phí để mua công nghệ đó là bao nhiêu? (Nếu có) 74

4 Chi phí để thuê nhân công xây dựng là bao nhiêu? (ví dụ cho 100m đê) 74

5 Chiều dài của đê là bao nhiêu? 74

6 Chiều dài của đê có rừng ngập mặn là bao nhêu? 74

7 Thời gian xây dựng đê là bao lâu? 74

1 Chiều dài đê bị vỡ là bao nhiêu? 74

2 Khi vỡ đê có làm giảm năng suất thuỷ sản không? 75

3 Mức độ thiệt hại về thuỷ sản là bao nhiêu? 75

4 Khi đê bị vỡ thì vùng có rừng ngập mặn thiệt hại như thế nào so với vùng không có rừng ngập mặn? 75

4 Ngoài ra còn có những chi phí nào khác? 75

C Nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn 75

1 Theo ông (bà) RNM mang lại giá trị như thế nào đối với bản thân và cộng đồng? 75

2 Theo ông (bà) rừng ngập mặn có cần bảo vệ hay trồng lại rừng không? 75

3 Số tiền ông (bà) sẵn lòng chi trả cho bảo vệ hay trồng lại rừng là bao nhiêu? 75

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to lớn đối với môi trường vàcuộc sống cộng đồng Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, vừađem lại những lợi ích kinh tế to lớn, vừa phòng chống thiên tai cho cộngđồng ven biển và đặc biệt có giá trị làm sạch môi trường, cân bằng sinhthái., tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trongthời kỳ mở cửa cùng với việc quản lý lỏng lẻo hoặc chưa quan tâm bảo vệđúng mức của một số địa phương nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã vàđang bị suy thoái nghiêm trọng Trong đó nhiều vùng rừng ngập mặn củaHải Phòng cũng không ngoại lệ Thành phố vốn có trên 4000 ha rừng ngậpmặn, là “lá chắn” ngăn chặn có hiệu quả bão và triều cường, góp phần bảo

vệ vững chắc cho hơn 125 km đê thuộc 22 xã ven biển (trong đó rừng ngậpmặn tự nhiên có hơn 400ha) Tuy nhiên sự tàn phá diễn ra nhiều năm đãkhiến cho rừng ngập mặn của Hải phòng mất gần 1500 ha so với trước.Nguyên nhân chính là để phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, người dân ở nhiều vùng ven biển đã chặt phá rừng lấydiện tích nuôi tôm, cá Họ chỉ thấy được lợi ích thu được trước mắt trongkhi còn rất nhiều giá trị phi sử dụng khác vẫn chưa được quan tâm đầy đủ.Điều này đã khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó thay đổi Đã

có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu lượng giá kinh tế cho hệ sinh tháinày của Hải Phòng nhưng đó mới chỉ là đánh giá nhanh và còn rất nhiềugiá trị khác chưa được đề cập tới Với mong muốn đóng góp một phần vàoviệc hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, tôi lựa chọn đề tài:” Lượng giákinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải -Hải Phòng” Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì 3 lý do chính:

Trang 8

+ Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải bảo tồn và phát triển hệsinh thái rừng ngập mặn đã được nhiều nước trên thế giới cũng như ViệtNam chấp thuận và tự nguyện thực hiện.

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện đảo Cát Hải Hải Phòng, nguồn tài nguyên biển quý giá đang đối mặt với nhiều tháchthức Vì vậy khu vực này đòi hỏi phải có những nghiên cứu lượng giá đểđánh giá đầy đủ các giá trị của nó nhằm khai thác và sử dụng tài nguyênmột cách bền vững

-+ Bản thân là một sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quản lýtài nguyên và môi trường, được đào tạo chính quy, tôi muốn được vận dụngnhững kiến thức đã được học vào thực tiễn nhằm đóng góp một phần côngsức của mình trong nỗ lực bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triểnbền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Lượng giá một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Longtrong điều kiện có thể

- Đề xuất giải pháp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh tháirừng ngập mặn Phù Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về mặt khoa học chuyên đề sẽ tính toán cụ thể một số giá trị củarừng: giá trị thuỷ sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ, giá trị phòng hộ, giá trị lựachọn, giá trị để lại, giá trị tồn tại, chức năng sản xuất vật chất hữu cơ; và từ

đó nêu ra cách phát triển rừng theo hướng bền vững dựa trên quan điểmkinh tế học môi trường

Về mặt không gian, chuyên đề sẽ đánh giá toàn bộ xã Phù Long

Trang 9

Về mặt thời gian, đề tài tiến hành đánh giá giá trị kinh tế của rừngPhù Long trong năm 2008 Cụ thể các số liệu điều tra được từ đầu tháng 3đến cuối tháng 4 năm 2008 Ngoài ra còn những số liệu do uỷ ban nhân dân

xã Phù Long cung cấp trong những năm trước sẽ được quy đổi về thời điểmtính toán

4 Phương pháp nghiên cứu

Có 3 phương pháp chính:

- Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thuỷ sản, giátrị lâm sản ngoài gỗ (mật ong), giá trị tồn tại

- Phương pháp chi phí thay thế dùng để xác định giá trị phòng hộ của rừng

- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng để xác định giá trị lựa chọn

và giá trị để lại

Ngoài ra để có được các số liệu cần thiết, các phương pháp được lựachọn sử dụng như: phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệuthống kê từ cơ quan nhà nước, phương pháp phân tích thông tin sẵn có…

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề sẽ gồm có 4 chương Cụ thể:

- Chương I Giá trị kinh tế và đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn

- Chương II Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừngngập mặn Phù Long

- Chương III Lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn Phù Long

- Chương IV Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệsinh thái rừng ngập mặn Phù Long

Trang 10

CHƯƠNG I:

GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ

CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN

1.1 Rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm hai thành phần cơ bản là cácnhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh tác động qua lại với nhau, khôngngừng vận động qua lại với nhau, không ngừng vận động trong không gian

và thời gian, có khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với những điều kiện môitrường cụ thể Theo tiêu chí của Tổ chức Nông Nghiệp và Lương thực củaLiên hợp quốc (FAO,1998) thì một quần hợp thực vật được gọi là rừng khi

có tối thiểu 10% cây cối che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảmbảo cho sự tồn tại của các loài động, thực vật và duy trì điều kiện đất đaiphù hợp Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định và phân chia các loại rừngcòn tùy thuộc vào các tiêu chí kích cỡ cây, tầng tán, các yếu tố địa lý sinhvật…

Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếudiện tích che phủ đạt trên 10% Loại rừng này bao gồm các loài cây ngậpmặn chính thống (true mangrove species), đó là những loài cây chỉ có ởrừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập mặn (associatemangrove species), những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn vànhững vùng khác nữa (Phan Nguyên Hồng, 1991)

Chúng ta cũng cần phân biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừngngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữusinh (cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đấtrừng ngập mặn và kể cả trong không khí) và các thành phần vô sinh (khôngkhí,đất và nước) Hai thành phần này luôn tác động qua lại, quy định lẫn

Trang 11

nhau, vận động trong không gian và thời gian (N.H Tri, Phan NguyenHong, Neil Adger, Mick Kelly, 2002) Trong đó:

+ Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánhsáng mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng venbiển, đất phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhậttriều hoặc bán nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông

ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước ngọt và nước mặn) Các yếu tố về độ mặn,

pH và các thành phần lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian vàthời gian

+ Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinhvật biển, sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn,đặc biệt là các sinh vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…) Ngoài racòn có các vi sinh vật, nấm, phù du thực vật…

Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinhthái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái Các lá cây ngậpmặn rụng xuống chiếm 50% - 70% năng suất sơ cấp ròng Đây là nguồnchất hữu cơ phân hủy và hòa tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩutheo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, thủy, hải sảncủa cả một vùng ven biển rộng lớn Hệ thống rễ cây ngập mặn có khả nănglọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và nước Bùn trầmtích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiệncho các loài vi sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3/ngày Rừngngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản, là vườnươm cho sự sống của biển

1.2 Khái niệm “Tổng giá trị kinh tế” (TEV)

Trong kinh tế thị trường, có rất nhiều loại hàng hoá được trao đổibuôn bán trên thị trường Chúng có một mức giá nhất định và việc xác địnhgiá trị của chúng là đơn giản Tuy nhiên khi xem xét hàng hoá công cộng

Trang 12

(những hàng hoá không xác định được giá trên thị trường và thuộc sở hữuchung) thì việc xác định giá trị của chúng dưới dạng tiền tệ sẽ gặp nhiềukhó khăn Một trong số đó phải kể đến hàng hoá môi trường Đây là mộtdạng hàng hoá mà người ta mới đưa vào nghiên cứu trong kinh tế học môitrường Và để xem xét được giá trị của loại hàng hoá này một cách đầy đủthì chúng ta phải nhìn nhận trên góc độ tổng giá trị kinh tế (TEV).

Vậy tổng giá trị kinh tế (TEV): là tổng giá trị quy thành tiền của cácgiá trị hợp phần của hệ sinh thái, được tính toán theo sơ đồ sau:

Nguồn: Nguyễn Hoàng Trí(2006)

Hình 1: Khái niệm TEV

Trong đó: UV: Giá trị sử dụng

NUV: Giá trị phi sử dụngDUV: Giá trị sử dụng trực tiếpIDUV: Giá trị sử dụng gián tiếpOV: Giá trị lựa chọn

EV: Giá trị tồn tạiBV: Giá trị để lại

TEV

Trang 13

- Giá trị sử dụng (UV): được hiểu là những giá trị được con người sửdụng vào mục đích của mình và vì lợi ích của con người Trong đó có thểđược sử dụng dưới hai hình thức:

+ Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV): Đây là những giá trị mà trong thực tế

nó liên quan đến số lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá môi trường màcon người có thể xác lập được chúng trên thị trường thông qua giá cả.Thông thường giá được xác lập là giá thực Nghĩa là nếu xác định đượckhối lượng hàng hoá theo giá thị trường rồi trừ đi những khoản chi phíthì chúng ta sẽ xác lập được giá trị của nó theo giá trị thực

 Mô hình hoá: f(DUV) = f(P,Q,C)

Với: P là giá cả hàng hoá

Q là sản lượng hàng hoá

C là các khoản chi phí để có được lượng hàng hoá

Đối với một sản phẩm i nào đó của giá trị hàng hóa môi trường thìgiá trị được xác lập bằng: Pi x Qi - Ci

Ví dụ: Khi chúng ta tính tổng giá trị kinh tế của 1 khu rừng ngậpmặn thì tôm, cá, cua, mật ong, gỗ củi…là i (hàng hóa thông thường đemmua bán trao đổi trên thị trường) trong đó mỗi hàng hóa đó có nghĩa là Pi làgiá của sản phẩm i, Qi là số lượng của sản phẩm i đã thu hoạch, Ci là chiphí để có được khối lượng Qi

+ Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV): Đây là những giá trị có liên quanđến chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn cho hoạt động kinh

tế, hoạt động sống của con người Nó giúp con người phòng tránh đượcnhững thảm hoạ của thiên nhiên (lũ lụt, sóng thần, biến đổi khí hậu…)

Trang 14

Ví dụ: Khi xem xét 1 hệ thống khu rừng ngập mặn ven biển thì giá trị sửdụng gián tiếp là khả năng ngăn cản bão sóng biển để bảo vệ hoạt độngsản xuất và đời sống của con người phía trong khu rừng ngập mặn.Trong mô hình xem xét về giá trị gián tiếp, liên quan đến chức năng của

hệ sinh thái đánh giá về giá trị của nó, người ta có thể căn cứ vào thayđổi trong sản xuất mà trong đó được xác lập thông qua công thức sau:

∆p = (Qit/N – Qit) x pt

∆p: số lượng (thay đổi) trong sản xuất sản phẩm

Qit/N: khối lượng hàng hóa i được xem xét trong 1 thời gian t

Qit: khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà đã có được dựa trên 1 năm cơ

sở t nào đó

+ Giá trị lựa chọn (OV): Là những giá trị phụ thuộc vào tính chất môitrường hoặc đặc thù của hệ sinh thái mà người làm đánh giá cần phảixem xét, nghiên cứu Nó bao gồm những lợi ích từ các nguồn tài nguyênphục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của con người và nó thể hiện sựkhác biệt giữa các nguồn tài nguyên đó

Ví dụ: Khi chúng ta xem xét 1 khu rừng ngập mặn ngoài những giá trịtrực tiếp và gián tiếp mà chúng ta đã có thì trong hệ thống sinh thái rừngngập mặn đó còn có 1 loài cho giá trị cây thuốc dựa vào Tananh haychất tiết ra của nó Đó chính là giá trị lựa chọn riêng của hệ sinh tháimang lại mà ở hệ sinh thái khác không có Xác định giá trị này phụthuộc vào tính chất đặc thù của hệ sinh thái mà con người không quyếtđịnh được và phụ thuộc vào sự ưa thích của thị trường

- Giá trị phi sử dụng (NUV): Là những giá trị thường nằm trong tiềmthức của người đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường(không có giá thị trường) Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tếhọc môi trường mà người ta cho rằng cần phải có những cách đánh giá tích

Trang 15

cực để phục vụ cho việc hoạch định chính sách Hiện nay các nhà kinh tếhọc môi trường đã đưa ra quan điểm cho rằng có hai giá trị cơ bản thuộcnhóm này Đó là: Giá trị tồn tại (EV), giá trị tuỳ thuộc (BV).

+ Giá trị tồn tại (EV): Đây là giá trị nằm trong bản thân của sự vật màcon người cho rằng nó không thể mất đi Nó phải được duy trì vì ýnghĩa kinh tế, chính trị, xã hội của nó

Ví dụ: Khi chúng ta đánh giá dự án đầu tư khai thác 1 khu rừng gỗ ônđới của Canada Trên quan điểm phân tích tài chính thì giá trị khu rừngnày cho phép nhà đầu tư khai thác gỗ (NPV>0) nhưng trên quan điểmphân tích kinh tế các nhà kinh tế học môi trường đã tính toán là khôngthể cho nhà đầu tư khai thác khu rừng này (NPV<0) Nguyên nhânngười ta cho rằng nếu khai thác khu rừng đó tính toán cho thấy rằng sẽmất đi nơi cư trú của loài cú trắng vì nó có nhiệm vụ cân đối đàn chuộttrong rừng Như vậy trong trường hợp khu rừng đó có giá trị tồn tại củacon cú được đánh giá cao vì nó được tính trên cơ sở

+ Giá trị để lại (BV): Đây là giá trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứngdịch vụ sinh thái hoặc dịch vụ môi trường cho thế hệ tương lai và nằmtrong tầm nhận thức của con người về vấn đề đó

Ví dụ khi đánh giá hệ thống cây xanh trên đường phố Có nhiều quanđiểm nhìn nhận đối với cây cổ thụ

•Thứ nhất: Đối với các nhà sản xuất đồ gỗ thì họ sẽ đánh giá là số cây

đó cho bao nhiêu sản lượng gỗ

•Thứ hai: Đối với các nhà sinh thái thì họ sẽ cho đây là loài cây quýhiếm, cần được bảo vệ hoặc sử dụng một cách hợp lý

•Thứ ba: Đối với các nhà đô thị thì cho đó là cảnh quan

•Thứ tư: Đối với các nhà lịch sử thì các cây này sẽ phản ánh một mốclịch sử nào đó

Trang 16

Thông qua hai giá trị vừa nêu thuộc nhóm giá trị phi sử dụng chophép chúng ta khẳng định một điều: Trong thực tế những giá trị phi sửdụng của hàng hoá chất lượng môi trường luôn tồn tại nhưng vấn đề nhậndạng, đánh giá, quy đổi chúng ra giá trị tiền tệ là thách thức lớn nhất đốivới các nhà kinh tế học môi trường Do đó lựa chọn được phương pháp đểđánh giá những giá trị này là không hề đơn giản.

Để cụ thể hơn, đối với tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngậpmặn, đề tài xin nêu ra cách xác định các giá trị của tác giả Adger (1996).Các giá trị do ông xác định được thể hiện ở bảng dưới đây:

Hình 2: Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong

nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn

Nguồn: Adger (1996)

Trang 17

1.3.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn

Giá trị hệ sinh thái nói chung và giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặnnói riêng thể hiện sự đồng tiến hoá giữa kinh tế và sự hiểu biết về môitrường tự nhiên của con người Lĩnh vực này ngày càng được quan tâmnghiên cứu do tác động nhiều mặt của các quá trình phát triển kinh tế lên hệthống tự nhiên Sự hiểu biết đó sẽ mang lại kiến thức về cấu trúc tự nhiên,sinh học và xã hội cũng như mối liên hệ về mặt chức năng giữa kinh tế vàcác hệ sinh thái Làm rõ giá trị hệ sinh thái mà cụ thể là hệ sinh thái rừngngập mặn chính là góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế thích hợp đểbảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên này

Khi xem xét chúng ta thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp hànghoá đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng và năng lượng để đunnấu cho người dân địa phương Các loại hàng hoá này được mua bán, traođổi trên thị trường, bao gồm các sản phẩm từ thực vật như gỗ làm nhà,đóng bàn ghế, giường tủ, củi đun, lá dừa nước để lợp nhà, làm vách tường,mật ong, nước giải khát…, các sản phẩm từ động vật như thuỷ hải sản kể

cả động vật không xương sống và động vật có xương sống như các loạitôm, cua, cá, sò, vọp…là nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân địaphương, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản cho xuất khẩu (Adger, Brown,Cervigini, Moran, 1995)

Tuy nhiên giá trị to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn không phảichỉ ở hàng hoá mà còn ở khả năng cung cấp những dịch vụ cần thiết vàquan trọng cho con người (Barbier, Costanza, Twilley, 1991) Các dịch vụrừng ngập mặn và hầu hết đều không hoặc không thể trao đổi trên thịtrường Sau đây là một số dịch vụ cơ bản của hệ sinh thái rừng ngập mặn:+ Cung cấp dịch vụ giải trí, du lịch: Hệ sinh thái rừng ngập mặn cungcấp rất nhiều dịch vụ du lịch tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, mức sống

Trang 18

và thói quen của người dân Các dịch vụ này bao gồm đi câu cá, quansát chim di cư, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên…Một số nơi như CầnGiờ, TP Hồ Chí Minh đã kết hợp giữa du lịch sinh thái với tham quancác di tích lịch sử chiến khu rừng Sát, tham quan vườn chim, dơi…mang lại hiệu quả cao cả về giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế, xãhội.

Ví dụ: Theo ghi nhận của Lê Đình Thuỷ trong đề tài “Tài nguyênchim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ” thì trong khu rừng ngập mặn này cấutrúc thành phần loài của hệ chim ở đây mang tính đa dạng sinh học cao: có

136 loài chiếm 16,4% tổng số loài chim Việt Nam (828 loài); 31 họ chiếm38,27% tổng số chim Việt Nam (81 họ) và 14 bộ chiếm 73,68% tổng số bộchim Việt Nam (19 bộ) Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với

hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ Trong đó có 51 loài chimnước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khácnhau (Lê Đức Tuấn, 1999)

Ngoài ra một số khu rừng ngập mặn còn tồn tại rất nhiều loài độngvật quý hiếm trong sách đỏ như: Tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước(varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus),rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja)…

Qua đó hàng năm những khu vực này đã thu hút được đông đảokhách du lịch trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho người dân địaphương

Những giá trị sử dụng trực tiếp trên hàng năm đã giúp người dânsống ở nơi có rừng có được nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện cuộc sốngcủa họ

Trang 19

+ Dịch vụ góp phần hạn chế xói lở bờ biển và sông, nước dâng, ngăncản bão sóng biển để bảo vệ hoạt động sản xuất và đời sống của conngười phía trong khu rừng ngập mặn.

Cụ thể ta có thể thấy được tác dụng của rừng ngập mặn đối với thiêntai ở một số nước Trong những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu do cáchoạt động phá rừng, gây ô nhiễm của con người kết hợp với những biến đổicủa vỏ trái đất đã gây ra những thảm hoạ khủng khiếp như bão tố, lũ lụt,núi lở và gần đây nhất là động đất và sóng thần Nhiều thông tin, tư liệucho thấy động đất và sóng thần khó tránh khỏi, tuy nhiên rừng ngập mặncòn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng cao 15m dosóng thần gây ra Một nghiên cứu của Nhật Bản về tác động giảm thiên taicho thấy một rừng ngập mặn rậm rạp có chiều rộng 100m có thể làm giảm50% chiều cao của sóng triều và giảm 90% năng lượng của sóng

Tháng 10 năm 1999, một trận bão lớn đổ bộ vào bang Orissa (ÂnĐộ) đã giết chết 10000 người và phá huỷ 3 triệu ngôi nhà nhưng tại đảoNasi thuộc huyện Kendrapasa, nhờ có “đội quân cây ngập mặn” bảo vệ nênsức mạnh của bão bị tiêu tan và không có thiệt hại Trong đợt động đất vàsóng thần ngày 26/12/2004 tại đảo Pulau Sempelu của Indonesia nằm gầntâm ngoài của trận động đất, có dân số 60000 người thì chỉ có khoảng 100dân làng bị chết Những người dân trên đảo đã học được kinh nghiệm từmột trận động đất lớn xảy ra 2 năm trước đó, cho phép họ biết được nhữngdấu hiệu về thảm hoạ sắp đến và chạy trốn lên vùng đất cao; mặt khácnhững vùng rừng ngập mặn rộng lớn ở đây đã làm giảm nhẹ thảm hoạ

Khi sóng thần bất ngờ tấn công vào bang Tamil Nadu, ở các khu vựcPichavaram và Muthupet có rừng ngập mặn rậm rạp rất ít người bị thươngvong và tài sản cũng ít bị thiệt hại so với vùng không còn rừng ngập mặn.Sân chim Point Calimere ở đây cũng thoát khỏi sự tàn phá nặng nề và cácđộng vật hoang dã ở đây đã an toàn nhờ có rừng ngập mặn bao bọc

Trang 20

Thành phố Andhra Pradesh, nằm dọc theo bờ biển phía đông Ân Độ,các rừng ngập mặn cũng đã bảo vệ an toàn cho ngư dân khi sóng thần tấncông.

Chính những vành đai rừng ngập mặn đã làm giảm nhẹ thiên tai vàbảo vệ hàng ngàn nhân mạng Tổ chức Những người bạn của Trái Đất(Friends of the Earth) cho rằng bảo vệ những vùng đệm tự nhiên như vậy làcách giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóngtriều và các đe doạ khác trong tương lai Những báo cáo sơ bộ từ các đoànkhảo sát của IUCN (2005) tại những vùng bị tác động của sóng thần vừaqua cho thấy những vùng ven biển có rừng ngập mặn, có các vành đai câyphòng hộ (phi lao) và các thảm thực vật trồng khác (dừa, cọ) thì thiệt hại vềngười và tài sản ít hơn rất nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái venbiển bị suy thoái, hoặc chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác nhưnuôi tôm, khu du lịch

Theo nhà môi trường học Suzana Mohkeri (2005), ở miền Nam bangKedak (Malaysia) bị sóng thần tàn phá, các cộng đồng sống phía sau nhữngkhu vực rừng ngập mặn ở Matang được bảo vệ nguyên vẹn, hoàn toànkhông bị ảnh hưởng trong lúc những vùng gần đó bị thiệt hại nặng nề.Rừng ngập mặn còn bảo vệ các vỉa san hô ở ngoài khơi Hệ thống rễ chằngchịt của chúng đã giữ bùn và các chất thải rắn khác từ nội địa đổ ra biển

Ngày 11/2/2005, các cơ quan bảo vệ môi trường quốc tế đã kêu gọichính phủ những nước bị sóng thần cấp nhiều hơn nữa nguồn kinh phí vànhân lực để bảo vệ rừng ngập mặn Họ nói rừng ngập mặn là vành đai xanhbảo vệ hàng ngàn nhân mạng và các cộng đồng ven biển khỏi các con sóngkhổng lồ

Sau trận động đất và sóng thần cuối năm 2004, đã có nhiều hội nghịquốc tế đánh giá thiệt hại do sóng thần gây ra, tác dụng của các hệ sinh tháirừng ngập mặn trong việc giảm nhẹ thiên tai

Trang 21

Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ trước, nhân dân ở các vùng ven biển phíaBắc đã biết trồng trọt một số loài cây ngập mặn như trang (Kandeliaobovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) để bảo vệ đê biển và vùng cửasông Mặc dù thời kỳ đó đê chưa được bê tông hoá và xây kè đá như bâygiờ nhưng nhiều đê không bị vỡ khi có bão vừa (cấp 6-8) Đó là nhờ cácvành đai rộng rừng ngập mặn chắn sóng, thảm cỏ và dây leo dày đặc trênmái đê bảo vệ cho đê không bị xói lở.

Một số địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình trồng rừng

327 của chính phủ và các NGOs thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ tốt.Năm 2000 cơn bão số 4 (Wukong) với sức gió cấp 10 đổ bộ vào huyệnThạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ các rải rừng ngập mặn trồng ở 9 xã vùng nước

lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng Nhân dân thị xã Hà Tĩnh

có nhận xét: Nếu không được Quĩ Cứu trợ Nhi đồng Anh (SCF-UK) giúp

đỡ trồng rừng ngập mặn thì đê Đồng Môn đã bị vỡ và thị xã Hà Tĩnh đã bịngập sâu, thiệt hại do cơn bão này sẽ khôn lường

Tháng 7 năm 1996, khi cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 – 117km/giờ đổ bộ vào huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình nhờ các dải rừng ngậpmặn rộng nên đê biển, bờ nhiều đầm không bị hỏng, trong lúc huyện TiềnHải do phá phần lớn rừng ngập mặn nên hầu hết các bờ đầm đều bị xói lởhoặc bị vỡ Năm 2005, vùng ven biển huyện Thái Thuỵ – Thái Bình tuykhông nằm trong tâm bão số 7 (Damrey) nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đãlàm sạt lở hơn 650m đê nơi không có rừng ngập mặn ở thôn Tân Bồi , xãThái Đô trong lúc phần lớn tuyến đê có rừng ngập mặn ở xã này không bịsạt lở vì thảm cây dày đặc

+ Dịch vụ làm tăng lượng bồi tụ trầm tích: Các hệ thống cây và rễ câychằng chịt của rừng ngập mặn góp phần làm giảm lưu lượng nước, dòng chảytạo điều kiện cho trầm tích lắng đọng trong các vùng cửa sông ven biển

Trang 22

Vùng hạ lưu ven biển, cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sôngCửu Long, phù sa thường ngưng đọng ở trên lòng sông và ngoài cửa sôngtạo nên những hòn đảo nổi Trong điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thờigian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường chonhiều loài cây đến sau và đất bồi được nâng lên như Cồn Ngạn, Cồn Lu ởNam Định, Cồn Trong và Cồn Ngoài ở Tây Nam mũi Cà Mau.

Theo kết quả khảo sát của Phân viện Điều tra qui hoạch rừng Nam

Bộ (2006) cho thấy diện tích đất bồi ven biển đồng bằng sông Cửu Longkhá lớn Nhiều nơi có rừng ngập mặn phòng hộ thì tốc độ bồi lắng nhanhhơn Điển hình là việc hình thành 2 hòn đảo nhỏ ở cửa sông Ông Trang.Đảo Cồn Trong hình thành năm 1960, có diện tích là 122 ha Ban đầu chỉ

có mắm trắng, là cây tiên phong đến định cư, tạo môi trường thuận lợi chocác loài khác phát tán vào trong đảo Theo kết quả điều tra của Trung tâmnghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải đã có 22 loài cây ngập mặn sinh sống,động vật đáy cũng phong phú Đảo Cồn Ngoài hình thành muộn hơn,khoảng những năm 1980, có diện tích là 149ha Đến nay thảm thực vậtngoài 2 loài tiên phong là mắm trắng và bần trắng đã phủ kín đảo còn cómột số loài như đước, vẹt tách

Trong những năm qua, rừng ngập mặn đã hạn chế xâm nhập mặn củanước biển Quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khitriều cao, nước đã lan toả vào trong những khu rừng ngập mặn rộng lớn; hệthống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán câyhạn chế tốc độ gió

+ Dịch vụ cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và làvườn ươm cho các loài thuỷ sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư: Cóthể nói, hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp cả thức ăn và nơi ở, nơi chechở và nuôi dưỡng cho các loài sinh vật trong vòng đời của chúng Chẳnghạn như một số loài tôm sú, tôm he, cua bùn, rùa biển…vào vùng rừng

Trang 23

ngập mặn đẻ trứng, con non của chúng bơi dần ra biển đến giai đoạn thànhthục, sinh sản chúng lại quay về rừng ngập mặn Một số loài chim di cưnhư cò mỏ thìa vào giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau di cư từphương Bắc đến vùng rừng ngập năm của sông Hồng kiếm ăn rồi lại bayxuống phía Nam.

+ Dịch vụ hấp thụ CO2 và cung cấp khí O2, điều hoà khí hậu: Cũnggiống như các loài thực vật khác trên trái đất, các cây ngập mặn trong môitrường nước hấp thụ CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp Chẳng hạn,rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh củathành phố, góp phần cân bằng một lượng lớn CO2 do các hoạt động củathành phố thải ra rừ ô tô, xe máy, khu công nghiệp, dân cư…Việc hưởngthụ “dịch vụ” không khí mát mẻ, trong lành sau những giờ làm việc căngthẳng sẽ góp phần tăng năng suất lao động và sức khoẻ của người dânthành phố

+ Dịch vụ lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửasông ven biển: Hầu hết các cây ngập mặn đều hấp thu các chất khoáng từđất và nước thông qua các cơ chế trao đổi chất tích cực và thụ động Ba cơchế đặc biệt của cây ngập mặn là: cơ chế cản muối đi vào cơ thể, cơ chếthải muối thừa qua các tuyến tiết muối ở lá và cơ chế tích luỹ muối trongcác lá già khi rụng cũng là thải đi lượng muối thừa Các chất độc hại và ônhiễm (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất độc…) từ các khu công nghiệp,

đô thị thải vào sông suối, hoà tan trong nước hoặc lắng xuống đáy trongthành phần các hạt phù sa, trầm tích được nước sông mang ra các vùng cửasông ven biển Cây ngập mặn hấp thu các sản phẩm này vào trong cơ thểtạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người Các vùng cửa sông ở

Ấn Độ, Mỹ, Ôxtraylia đã trồng rất nhiều cây ngập mặn vùng cửa sông ônhiễm để tận dụng chức năng này Tuy nhiên cần thấy rằng, không phải tất

Trang 24

cả các chất độc hại đều được phân hủy mà một phần chúng vẫn tồn lưutrong cơ thể thực vật rồi đi vào chuỗi lưới thức ăn của hệ sinh thái.

+ Dịch vụ lưu giữ vốn gen (thông tin di truyền): Những thông tin ditruyền nằm trong tổ hợp gen các loài cây ngập mặn có những giá trị đặcbiệt Đó là các tổ hợp gen đã được chọn lọc trong quá trình thích nghi vàđấu tranh sinh tồn hàng triệu năm Qua nhiều thế hệ chúng mới có đượccác cơ chế tiết muối và thải muối thừa qua tuyến tiết muối trên lá củacây mắm, cơ chế tích luỹ muối trong lá già để sau này rụng xuống ở câybần, cây giá và cơ chế cản muối ở cây đước, vẹt…Những cơ chế này đãgiúp cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển rất tốt trongnước biển mặn mà không một cây trồng nào trong nông nghiệp có thểsống được

Rừng ngập mặn còn có những loài cây quí hiếm như cây cóc hồng, cònrất ít cá thể thuộc danh mục các loài quí hiếm trong sách đỏ của nước ta

Cò mỏ thìa và các loài chim di cư ở vùng rừng ngập mặn cửa sôngHồng lại có giá trị toàn cầu bởi vì nó là tài sản đa quốc gia Đặc biệt, cácchủng vi sinh vật rừng ngập mặn còn mang những thông tin di truyềntồn tại cho đến ngày nay qua đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm Đó lànhững nguồn gen quí cho việc cải thiện các giống vật nuôi và cây trồng,thuốc chữa bệnh trong tương lai Việc bảo tồn các loài quí hiếm chính làbảo tồn đa dạng sinh học, duy trì chức năng các hệ sinh thái với sự ổnđịnh và sức bền trong không gian, thời gian

Ví dụ: Khi xem xét một khu rừng ngập mặn, ngoài những giá trị sửdụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp mà chúng ta đã có thì trong hệthống sinh thái này còn có một loài cho giá trị cây thuốc dựa vào Taninhay chất tiết ra của nó Đó chính là giá trị lựa chọn riêng của hệ sinhthái mang lại mà ở hệ sinh thái khác không có

Trang 25

+ Dịch vụ cung cấp phương tiện và thông tin cho nghiên cứu, giáo dục,đào tạo, là nguồn cảm hứng cho thơ ca hội hoạ, giá trị nhân văn, nhânbản, bản sắc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng: Một số đặc điểm sinh lý,sinh thái đặc biệt của cây ngập mặn như tuyến tiết muối ở cây mắm, rễthở của cây bần, rễ đầu gối của cây vẹt…đã cuốn hút rất nhiều các côngtrình nghiên cứu, các bài giảng sinh động cho sinh viên và học sinh.

+ Các dịch vụ khác: Vận tải thuỷ trong các kênh rạch rừng ngập mặn làhình thức vận tải giao lưu hàng hoá hiệu quả, ít tốn kém so với xây dựngđường xá cầu cống trong các vùng đầm lầy mặn Hệ rễ cây ngập mặngóp phần làm cho đất tơi xốp dễ thấm nước tạo nên dịch vụ lưu giữnguồn nước vào mùa mưa và cung cấp nước cho các vùng phụ cận vàomùa khô

Trên đây là các dịch vụ do hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại Cácloại dịch vụ này sẽ có vai trò khác nhau đối với từng địa điểm, thời gian

và từng địa phương khác nhau Cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1: Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004)

(Thang điểm 1 – 5, thấp nhất là 1 cao nhất là 5)

Các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái Q

N đ ế n T H

N A

đ ế n Q B

H

đ ế n N T

Đ N đ ế n H C M

T G

đ ế n K G

Trang 26

Dịch vụ cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ,

nuôi dưỡng con non, vườn ươm cho các

loài thuỷ sản ven biển, nơi ở cho các loài

chim di cư

Dịch vụ làm giảm thiểu tác hại của gió

bão, nước biển dâng

Dịch vụ cung cấp phương tiện và thông

tin cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, là

nguồn cảm hứng cho thơ ca hội hoạ, giá

trị nhân văn, nhân bản, bản sắc văn hoá,

tôn giáo, tín ngưỡng

Trang 27

1.4 Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn

1.4.1.Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn

Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn có thể tạm hiểu là mộtcông việc sử dụng các phương pháp lượng giá kinh tế để tính toán các giátrị rừng ngập mặn một cách cụ thể, từ đó đưa ra cách sử dụng và phát triểnbền vững

1.4.2 Các phương pháp đánh giá chung

Trên cơ sở tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, chúng ta sẽ có đượccác phương pháp đánh giá cụ thể ứng với từng giá trị đó Cụ thể có thểdựa trên quan điểm kinh tế và mô hình để chia các phương pháp đóthành 2 nhóm sau

1.4.2.1 Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu

Đây là phương pháp dựa trên cơ sở các cách tiếp cận không đòi hỏiphải sử dụng hàm cầu Nghĩa là việc xác định tổng lợi ích không cần phảixem xét miền giới hạn cho bởi hàm cầu Về cơ bản có các phương phápsau:

+ Phương pháp liều lượng đáp ứng

+ Phương pháp chi phí cơ hội

+ Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp liều lượng đáp ứng

Đây là phương pháp dựa trên cơ sở phản ứng của con người và sinh vậttrước tác động của các nhân tố môi trường

Ví dụ: dùng để đo nồng độ ô nhiễm trong nước, trong không khí, trong đất…Đây là phương pháp dễ được xã hội thừa nhận, mức độ tin cậy cao vàviệc xây dựng mô hình tính toán là đơn giản Song phương pháp này đòi

Trang 28

hỏi phải có phương tiện kỹ thuật đo lường, kiến thức tương đối toàn diện vàtrong nhiều trường hợp việc xác lập mức thiệt hại do nồng độ ô nhiễm gây

ra theo giá thị trường không dễ dàng nên kết quả không có tính thuyết phục

Phương pháp chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là chi phí người ta chấp nhận để bỏ tiền ra nhằm đạt được

1 mục đích nào đó Dạng chi phí này rất phù hợp trong bối cảnh kinh tếthị trường khi chúng ta đứng trước 1 sự lựa chọn có nhiều lợi ích hoặcdịch vụ mà chúng ta bỏ tiền ra để cuối cùng chấp nhận 1 phương án nào

đó Số tiền bỏ ra đó chính là chi phí cơ hội

Đây là phương pháp dễ tiến hành, độ tin cậy cao song vẫn có thể gặpkhó khăn trong quá trình điều tra

Phương pháp chi phí thay thế

Đây là phương pháp không sử dụng đường cầu nhưng người ta dựa trên

1 vật thay thế khác để khẳng định giá trị và giá trị này phản ánh chấtlượng môi trường mang lại Vì vậy người ta coi kết quả lượng giá đượctương ứng với giá trị của hàng hoá môi trường

Phương pháp dựa trên nguyên lý khôi phục lại chất lượng môi trườngvốn có vì vậy nó có tính thuyết phục cao và việc xác lập không khókhăn Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng ở những nơi phải có nhucầu khắc phục và làm sạch môi trường và người thực hiện phương phápnày phải có chuyên môn sâu và toàn diện

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu

Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảngcủa kinh tế học vận dụng vào đánh giá giá trị của hàng hoá môi trườngtrong việc xây dựng mô hình của hàm cầu Mô hình này là cơ sở để chúng

ta tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của tiêu dùng Do đó các phương pháptrong nhóm này phải xây dựng cho được hàm cầu hay hàm lợi ích Nghĩa là

Trang 29

người ta phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường mang lại.

Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế nhưthế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường

Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau:

+ Phương pháp giá thị trường

+ Phương pháp chi phí du lịch

+ Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ

+ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Phương pháp giá thị trường

Phương pháp giá thị trường phản ánh mức độ sẵn lòng chi trả đượcbiểu thị cụ thể trên giá cả hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thịtrường Tổng lợi ích kinh tế thực hoặc thặng dư kinh tế là tổng thặng dưtiêu dùng và thặng dư sản xuất

Đây là phương pháp thông dụng trong lượng giá kinh tế song nó chỉ

áp dụng cho 1 số loại hàng hoá dịch vụ do chức năng hệ sinh thái mang lại

và nó không phản ánh đầy đủ giá trị kinh tế của hàng hoá và dịch vụ đó

Phương pháp chi phí du lịch (TCM)

Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địađiểm có chất lượng môi trường tốt, thường là những nơi thu hút đượcnhiều khách du lịch Vì vậy thông qua lượng khách du lịch này để xemxét, đánh giá, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chi phí cho 1 chuyến

đi với số lần tham quan vị trí đó, làm cơ sở cho việc xây dựng hàm cầu

về du lịch Như vậy chất lượng môi trường được đánh giá thông qua nhucầu về giải trí bằng với nhu cầu đáp ứng của khu vực tự nhiên cần đánhgiá

Trang 30

Đây là phương pháp dễ chấp nhận về lý thuyết và thực tiễn song nó chỉ

sử dụng được ở những nơi có khách du lịch, người thực hiện phải cóchuyên môn nghiệp vụ cao trên nhiều lĩnh vực

Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM)

Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở những hưởng thụ của conngười do dịch vụ môi trường mang lại

Ưu điểm của phương pháp này là dễ chấp nhận về mặt thực tiễn song nóchỉ sử dụng được ở những nơi xác định được giá cả hàng hoá môitrường

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môitrường không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường và nó mangtính đặc thù của đánh giá hàng hoá môi trường trong nhóm phi sử dụng.Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng các cuộc phỏng vấn từ ngườihưởng lợi chất lượng môi trường thông qua WTP (Willingness To Pay)hoặc WTA (Willingness To Accept)

Như chúng ta đã biết, trong kinh tế học, khi đánh giá về giá trị và sởthích của sản phẩm hàng hoá đối với cá nhân, người ta quan tâm nhiều đếnthặng dư tiêu dùng CVM cố gắng tìm ra giá trị lợi ích và thặng dư tiêu dùngnhưng bản thân nó cũng gặp nhiều sự phản ứng bởi vì nó tính toán giá trịphi sử dụng và trong đó còn nhiều vấn đề tranh cãi Mặc dù phương phápnày có ưu điểm là tính toán được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng,các câu trả lời đối với CVM liên quan đến WTP hay WTA thì nó trực tiếp

đo lường các giá trị bằng tiền nhưng trong nhiều trường hợp nó mang tínhgiả thuyết, hay đưa người ta đến nhiều tình huống và nhiều khó khăn khác

Trang 31

Trên đây là những phương pháp mà người làm chủ yếu sử dụng đểđánh giá giá trị của rừng ngập mặn Ngoài ra còn các phương pháp khácnhư:

Lập mô hình lựa chọn

Đây là một sự đổi mới gần đây được các nhà kinh tế môi trường dựavào bổ sung cho các phương pháp truyền thống đã có Nó dựa trên cơ sởcùng một điểm khởi đầu giống như phương pháp đánh giá theo hưởng thụ

có nguồn gốc từ tác giả có tên: Lanscaster đưa ra vào năm 1996 với ýtưởng là: với “hàng hóa” được coi là hữu ích khi nó hiện thân của 1 nhómcác thuộc tính hay đặc trưng Nó thu hút người tiêu dùng lựa chọn nó vàngười tiêu dùng sẽ đánh giá rằng lựa chọn của họ là lựa chọn tốt nhất

Có thể nói so với các phương pháp khác thì đây là phương pháp chochúng ta 1 câu trả lời thay vì chỉ chọn 1 phương án chúng ta có thể chọnđược nhiều phương án khác Nó cho phép kiểm định được khung loogic

Do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ 1 cách khá chính xác sở thích của họ

Vì vậy sẽ giảm đáng kể tính không nhạy cảm về quy mô mà trong phươngpháp CVM chúng ta gặp phải Khi chúng ta sử dụng phương pháp này, nó

đi vào vấn đề có tính cụ thể thay vì những vấn đề trừu tượng, có tính chiếnlược mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải và nó tạo ra sức hấpdẫn cho người trả lời

Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng phương pháp này cũng dễ rơi vàotình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích logic.Thiết kế các phương án để dựa vào mô hình lựa chọn đòi hỏi những người

có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nếu không các phương

án này là không chính xác và kết quả không đúng

Các kỹ thuật đánh giá dựa vào hàm sản xuất

Trang 32

Đây là kỹ thuật dựa trên 1 mô hình kinh tế truyền thống đã có để từ

đó người ta liệt kê với các yếu tố môi trường và coi yếu tố môi trường như

1 thành tố của hàm sản xuất này

Phương pháp này có ưu điểm là khá đơn giản, dễ hiểu, kết quả tínhtoán đảm bảo được độ chính xác Nó có thể đưa ra những so sánh dễ nhìnthấy rõ ràng giữa những tính toán kinh tế có tính tới yếu tố môi trường vànhững tính toán không tính tới yếu tố môi trường giúp các nhà hoạch địnhchính sách có những lựa chọn phù hợp Tuy nhiên để lượng hóa 1 số yếu tốthì không hề đơn giản

1.4.3 Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề

Với những thông tin có thể xác định được trên thị trường, nhữngnguồn số liệu có thể điều tra trực tiếp từ người dân thì việc đánh giá cácnguồn lợi của vùng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi ta áp dụng tính toán bằngnhững phương pháp sau:

+ Phương pháp giá thị trường

+ Phương pháp chi phí thay thế

+ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Các phương pháp này sẽ dùng để đánh giá các giá trị của rừng và cụthể được thể hiện bằng bảng sau:

Bảng 2: Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và phương pháp

đánh giá tương ứng

Các giá trị được đánh giá trong chuyên đề

1 Giá trị thuỷ sản Phương pháp giá thị trường

2 Giá trị lâm sản ngoài gỗ Phương pháp giá thị trường

Trang 33

3 Giá trị phòng hộ Phương pháp chi phí thay thế

4 Giá trị lựa chọn Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

5 Giá trị để lại Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

6 Giá trị tồn tại Phương pháp giá thị trường

7 Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ

Các giá trị chưa đánh giá trong chuyên đề

2 Giá trị trong chăn nuôi dê

3 Nơi cư trú cho các sinh vật

5 Tăng lượng bồi tụ trầm tích

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, số liệu, nguồn nhân lực nêncác phương pháp sẽ được áp dụng theo cách đơn giản nhất

Trang 34

CHƯƠNG II:

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long

ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam

Trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp là: 3859ha

+ Diện tích đất phi nông nghiệp là: 542ha

+ Diện tích đất chưa sử dụng là: 6,81ha

+ Diện tích có giao thông qua xã là: 5,7km

+ Diện tích đất chưa xây dựng là: 1km

Dưới đây là toàn bộ khu vực Phù Long, phần được khoanh màu đỏ

Trang 35

Nguồn: Tổng hợp của tác giá

Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long

2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế

Nhìn chung Phù Long có kiểu địa hình như sau:

+ Kiểu địa hình núi đá vôi

Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình,

bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiềudáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trởvới nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn Địa hình lại dốc đứng,

độ cao từ 100m-300m Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và pháttriển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn

+ Kiểu địa hình đồi đá phiến

Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích khá nhỏ So với địa hình núi

đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnhtròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thựcvật cũng khả quan hơn

Trang 36

+ Kiểu địa hình thung lũng giữa núi

Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khácnhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấptạo thành máng trũng dài Thung lũng trong vùng có dáng khá bằngphẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi Đất đai ở đây nhìn chungkhá tốt có thể sử dụng trồng cây quả, rau xanh, và trồng các loài câymàu, lúa

+ Kiểu địa hình bồi tích ven biển

Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp, địahình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triềuthường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình Vùngnày là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặnsinh trưởng và phát triển

2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

+ Địa chất

Khu vực Phù Long cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử pháttriển lâu đời, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánhdấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muôn – pecmi (250-

280 triệu năm) Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màuxám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic Chúng có đầy đủ nhữngdạng của một miền Karst ngập nước biển

+ Thổ nhưỡng

Kết quả điều tra thực địa, xây dựng bản đồ lập địa cấp II, cho thấy vìnền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với điều kiện địa hình Karst và khí hậunhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính như sau:

Trang 37

• Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi (Fv):

Đặc điểm: Đất màu đỏ nâu, cấu tạo hạt rất chắc, đất tốt, thiếu nước,đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30

- 40 cm Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi

• Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv):

Đặc điểm: Được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núitrượt xuống Đất có màu vàng đỏ, thường ẩm, tầng dầy từ 50 – 100m, cóphản ứng trung tính, cấu tượng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng,giàu mùn, phù hợp cho các thảm thực vật rừng phát triển và thích hợptrồng cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải

• Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôidốc tụ hỗn hợp (Th):

Đặc điểm: Đất màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua, giàumùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị úng nước tạmthời vào ngày mưa lớn Đất này đã được sử dụng để trồng rừng, cây ănquả và hoa màu

• Đất dốc tụ thung lũng (T1):

Đặc điểm: Được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst Đất cómàu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 – 100cm Giàu mùn, có phản ứngtrung tính đến chua Mùa mưa có thể bị ngập nước tạm thời, mùa khôthiếu nước Một số diện tích đã được khai phá trồng lúa và hoa màu

• Đất bồi chua mặn (Db):

Đặc điểm: Đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bãi triều cao

• Đất mặn Sú vẹt (D4 P2):

Trang 38

Đặc điểm: Bùn lỏng, ảnh hưởng của thủy triều, rất mặn Phân bố tậptrung chủ yếu ở Cái Viềng, Phù Long Tại đây hình thành rừng ngậpmặn khá tốt và hệ sinh thái độc đáo của Phù Long nói riêng và của đảoCát Bà nói chung.

2.1.4 Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông nên PhùLong chịu ảnh hưởng của gió mùa Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khôkéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Gió mùa nồm (mùa hè) mát

mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Khí hậu tương đối ônhòa với độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào tháng

7, tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1

2.1.5 Hệ động thực vật

Với điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi như vậy đã khiến cho khu vựcrừng ngập mặn nơi đây khá phong phú về hệ động thực vật Với diệntích gần 900 ha, từng được coi là vào loại tốt nhất miền Bắc và có giá trịkinh tế cao, rừng ngập mặn Phù Long là nơi lưu giữ nguồn gen quý, làvườn ươm con giống, nơi cung cấp thức ăn và sinh sản của rất nhiềuloài thuỷ sản Đây là khu vực có 620 loài thực vật bậc cao, phân bốthuộc 438 chi và 123 họ, trong đó có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài

bò sát, lưỡng cư Trong rừng còn có các loài cây ngập mặn điển hìnhnhư: trang, đước, vẹt dù, sú…Tất cả đã làm nên những giá trị kinh tế tolớn cho hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây

2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long

Trang 39

Hiện nay rừng ngập mặn Phù Long vẫn bị khai thác không theohướng bền vững dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị suy giảm Diện tíchrừng ngập mặn tại xã Phù Long đã được thống kê năm 2001 có 740 ha rừngngập mặn trong các đầm nuôi tôm (theo thống kê của UBND xã Phù Long)

và khoảng 200 ha diện tích rừng nằm ở phía ngoài đê Tuy nhiên ngày nay,diện tích rừng ngập mặn trong các đầm nuôi chỉ còn khoảng 700 ha vàkhoảng dưới 150 ha rừng ngập mặn ở phía ngoài đầm nuôi Đo diện tíchrừng ngập mặn ngoài đầm nuôi thủy sản dọc theo song Cái Viềng, sôngPhù Long và một phần diện tích rừng ngập mặn từ phà Phù Long đến gầnBãi Giai thì diện tích rừng chỉ còn khoảng 70 ha

Mặc dù diện tích rừng còn lại không nhiều nhưng thành phần ngậpmặn ở Phù Long khá phong phú Có ít nhất 8 loài cây ngập mặn thực sự,trong đó loài cây đâng có số lượng chiếm ưu thế và nhiều loài cây tham giarừng ngập mặn

Việc so sánh thành phần thực vật trong các vùng đầm nuôi với thànhphần loài thực vật ở ngoài vùng đầm nuôi cho thấy: thực vật ở các bãi vensông nơi chưa bị quay đầm có thành phần loài đa dạng hơn, tỷ lệ thànhphần các loài tương tự nhau Ngược lại trong các đầm nuôi tôm, đâng làloài chiếm ưu thế, chiếm số lượng lớn nhất trên 95% và các loài cây kháctìm thấy rất ít ở đây, chủ yếu là những nơi đất cao hay ven bờ đầm

Bảng dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt về đa dạng thành phần loàithực vật giữa trong và ngoài đầm nuôi hải sản

Trang 40

Bảng3: Thành phần các loài thực vật trong 1 ô tiêu chuẩn (10mx10m)

ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản.

Tên loài Trong đầm Ngoài đầm

Nguồn: Viện Hải sản - Hải Phòng (2002)

Với việc đắp đầm như vậy đồng nghĩa đã tạo ra môi trường ngậpnước liên tục đã khiến cho nhiều loài cây ngập mặn như trang, vẹt dù, sú…không thể sống được do thiếu oxy cho quá trình hô hấp của rễ Đây cũng làmột trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động vậtgiáp xác trong các đầm nuôi thuỷ sản

Ngoài ra sau khi đo đạc phân tích, người ta cũng thấy được sự khácnhau về mật độ cây con giữa hai khu vực trong và ngoài đầm nuôi (cây/m2)

Bảng 4: Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi

Ngày đăng: 23/04/2013, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Chinh, Bài giảng kinh tế môi trường (dùng cho chuyên ngành) – Khoa KTMTĐT, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. Dự án quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng, (2002) – Báo cáo lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng Khác
3. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, (2007). Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô. NXB Nông nghiệp Khác
4. Nguyễn Thị Thu, (2004). Bước đầu lượng giá kinh tế các thảm cỏ biển, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản Khác
5. Phạm Đình Trọng, (1998). Dẫn liệu về nguồn tôm giống trong rừng ngập mặn ven biển Yên Lập-Đồ Sơn. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
6. Nguyễn Hoàng Trí, (2006). Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Khái niệm TEV - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Hình 1 Khái niệm TEV (Trang 12)
Hình 1: Khái niệm TEV - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Hình 1 Khái niệm TEV (Trang 12)
Hình 2: Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn  - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Hình 2 Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn (Trang 16)
Hình 2: Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Hình 2 Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn (Trang 16)
Bảng 1: Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 1 Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004) (Trang 25)
Bảng 1: Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 1 Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004) (Trang 25)
Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Hình 2 Toàn bộ khu vực Phù Long (Trang 35)
Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Hình 2 Toàn bộ khu vực Phù Long (Trang 35)
Bảng3: Thành phần các loài thực vật trong 1ô tiêu chuẩn (10mx10m) ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản. - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 3 Thành phần các loài thực vật trong 1ô tiêu chuẩn (10mx10m) ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản (Trang 40)
Bảng 4: Mật độ cây con tái sin hở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m2) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 4 Mật độ cây con tái sin hở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m2) (Trang 40)
Bảng 4: Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m 2 ) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 4 Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m 2 ) (Trang 40)
Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long. - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 5 Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long (Trang 44)
Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long. - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 5 Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long (Trang 44)
Bảng 6: Nhận thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 6 Nhận thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn (Trang 45)
Bảng 7: Nhận thức của người dân về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 7 Nhận thức của người dân về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn (Trang 45)
- Bước 1: Tiến hành điều tra ta có được bảng số liệu sau: - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
c 1: Tiến hành điều tra ta có được bảng số liệu sau: (Trang 51)
Bảng 8: Sản lượng khai thác hải sản (kg/ngày) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 8 Sản lượng khai thác hải sản (kg/ngày) (Trang 51)
Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây: - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
t quả được thể hiện ở bảng dưới đây: (Trang 53)
Bảng 10: Doanh thu hải sản trung bình trong 1năm của người dân đi khai thác (nghìn đồng) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 10 Doanh thu hải sản trung bình trong 1năm của người dân đi khai thác (nghìn đồng) (Trang 54)
Bảng 11: Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm điều tra được - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 11 Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm điều tra được (Trang 55)
Bảng 11: Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm điều tra được - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 11 Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm điều tra được (Trang 55)
Bảng 12: Năng suất và doanh thu của các loài thuỷ sản trên 1ha rừng ngập mặn (ha/năm). - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 12 Năng suất và doanh thu của các loài thuỷ sản trên 1ha rừng ngập mặn (ha/năm) (Trang 56)
Bảng 13: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 13 Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 (Trang 59)
Bảng 13: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 13 Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 (Trang 59)
* Xây dựng mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả cho quỹ 2 (WTP2) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
y dựng mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả cho quỹ 2 (WTP2) (Trang 63)
Bảng 14: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 2 - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 14 Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 2 (Trang 63)
Bảng 15: Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 15 Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước (Trang 67)
Bảng 15: Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 15 Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước (Trang 67)
Bảng 16: Mật độ phân bố tôm giống (con/100m2) Khu triều Số lượng tôm giống (con/100m 2 ) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 16 Mật độ phân bố tôm giống (con/100m2) Khu triều Số lượng tôm giống (con/100m 2 ) (Trang 68)
Bảng 16: Mật độ phân bố tôm giống (con/100m 2 ) Khu triều Số lượng tôm giống (con/100m 2 ) - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 16 Mật độ phân bố tôm giống (con/100m 2 ) Khu triều Số lượng tôm giống (con/100m 2 ) (Trang 68)
Bảng 17: Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 17 Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Trang 69)
3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán (Trang 69)
Bảng 17: Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
Bảng 17 Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long (Trang 69)
Bảng: Tuổi người được phỏng vấn - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
ng Tuổi người được phỏng vấn (Trang 86)
Bảng: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
ng Trình độ học vấn của người được phỏng vấn (Trang 86)
Bảng: Ước lượng mô hình hồi quy WTP1 theo các biến bằng phần mềm - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
ng Ước lượng mô hình hồi quy WTP1 theo các biến bằng phần mềm (Trang 87)
Bảng: Ước lượng mô hình hồi quy WTP2 theo các biến bằng phần mềm - Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng
ng Ước lượng mô hình hồi quy WTP2 theo các biến bằng phần mềm (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w