Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảng của kinh tế học vận dụng vào đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường trong việc xây dựng mô hình của hàm cầu. Mô hình này là cơ sở để chúng ta tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của tiêu dùng. Do đó các phương pháp trong nhóm này phải xây dựng cho được hàm cầu hay hàm lợi ích. Nghĩa là
người ta phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường mang lại. Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế như thế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường.
Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau: + Phương pháp giá thị trường
+ Phương pháp chi phí du lịch
+ Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ + Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp giá thị trường
Phương pháp giá thị trường phản ánh mức độ sẵn lòng chi trả được biểu thị cụ thể trên giá cả hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thị trường. Tổng lợi ích kinh tế thực hoặc thặng dư kinh tế là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
Đây là phương pháp thông dụng trong lượng giá kinh tế song nó chỉ áp dụng cho 1 số loại hàng hoá dịch vụ do chức năng hệ sinh thái mang lại và nó không phản ánh đầy đủ giá trị kinh tế của hàng hoá và dịch vụ đó.
Phương pháp chi phí du lịch (TCM)
Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất lượng môi trường tốt, thường là những nơi thu hút được nhiều khách du lịch. Vì vậy thông qua lượng khách du lịch này để xem xét, đánh giá, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chi phí cho 1 chuyến đi với số lần tham quan vị trí đó, làm cơ sở cho việc xây dựng hàm cầu về du lịch. Như vậy chất lượng môi trường được đánh giá thông qua nhu cầu về giải trí bằng với nhu cầu đáp ứng của khu vực tự nhiên cần đánh giá.
Đây là phương pháp dễ chấp nhận về lý thuyết và thực tiễn song nó chỉ sử dụng được ở những nơi có khách du lịch, người thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ cao trên nhiều lĩnh vực.
Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM)
Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở những hưởng thụ của con người do dịch vụ môi trường mang lại.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ chấp nhận về mặt thực tiễn song nó chỉ sử dụng được ở những nơi xác định được giá cả hàng hoá môi trường.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường và nó mang tính đặc thù của đánh giá hàng hoá môi trường trong nhóm phi sử dụng.
Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng các cuộc phỏng vấn từ người hưởng lợi chất lượng môi trường thông qua WTP (Willingness To Pay) hoặc WTA (Willingness To Accept).
Như chúng ta đã biết, trong kinh tế học, khi đánh giá về giá trị và sở thích của sản phẩm hàng hoá đối với cá nhân, người ta quan tâm nhiều đến thặng dư tiêu dùng. CVM cố gắng tìm ra giá trị lợi ích và thặng dư tiêu dùng nhưng bản thân nó cũng gặp nhiều sự phản ứng bởi vì nó tính toán giá trị phi sử dụng và trong đó còn nhiều vấn đề tranh cãi. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là tính toán được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, các câu trả lời đối với CVM liên quan đến WTP hay WTA thì nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền nhưng trong nhiều trường hợp nó mang tính giả thuyết, hay đưa người ta đến nhiều tình huống và nhiều khó khăn khác.
Trên đây là những phương pháp mà người làm chủ yếu sử dụng để đánh giá giá trị của rừng ngập mặn. Ngoài ra còn các phương pháp khác như:
Lập mô hình lựa chọn
Đây là một sự đổi mới gần đây được các nhà kinh tế môi trường dựa vào bổ sung cho các phương pháp truyền thống đã có. Nó dựa trên cơ sở cùng một điểm khởi đầu giống như phương pháp đánh giá theo hưởng thụ có nguồn gốc từ tác giả có tên: Lanscaster đưa ra vào năm 1996 với ý tưởng là: với “hàng hóa” được coi là hữu ích khi nó hiện thân của 1 nhóm các thuộc tính hay đặc trưng. Nó thu hút người tiêu dùng lựa chọn nó và người tiêu dùng sẽ đánh giá rằng lựa chọn của họ là lựa chọn tốt nhất.
Có thể nói so với các phương pháp khác thì đây là phương pháp cho chúng ta 1 câu trả lời thay vì chỉ chọn 1 phương án chúng ta có thể chọn được nhiều phương án khác. Nó cho phép kiểm định được khung loogic. Do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ 1 cách khá chính xác sở thích của họ. Vì vậy sẽ giảm đáng kể tính không nhạy cảm về quy mô mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải. Khi chúng ta sử dụng phương pháp này, nó đi vào vấn đề có tính cụ thể thay vì những vấn đề trừu tượng, có tính chiến lược mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải và nó tạo ra sức hấp dẫn cho người trả lời.
Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng phương pháp này cũng dễ rơi vào tình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích logic. Thiết kế các phương án để dựa vào mô hình lựa chọn đòi hỏi những người có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nếu không các phương án này là không chính xác và kết quả không đúng.
Đây là kỹ thuật dựa trên 1 mô hình kinh tế truyền thống đã có để từ đó người ta liệt kê với các yếu tố môi trường và coi yếu tố môi trường như 1 thành tố của hàm sản xuất này.
Phương pháp này có ưu điểm là khá đơn giản, dễ hiểu, kết quả tính toán đảm bảo được độ chính xác. Nó có thể đưa ra những so sánh dễ nhìn thấy rõ ràng giữa những tính toán kinh tế có tính tới yếu tố môi trường và những tính toán không tính tới yếu tố môi trường giúp các nhà hoạch định chính sách có những lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên để lượng hóa 1 số yếu tố thì không hề đơn giản.
1.4.3. Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề
Với những thông tin có thể xác định được trên thị trường, những nguồn số liệu có thể điều tra trực tiếp từ người dân thì việc đánh giá các nguồn lợi của vùng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi ta áp dụng tính toán bằng những phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thị trường + Phương pháp chi phí thay thế + Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Các phương pháp này sẽ dùng để đánh giá các giá trị của rừng và cụ thể được thể hiện bằng bảng sau:
Bảng 2: Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và phương pháp đánh giá tương ứng
STT Các giá trị Phương pháp đánh giá
Các giá trị được đánh giá trong chuyên đề
1 Giá trị thuỷ sản Phương pháp giá thị trường
3 Giá trị phòng hộ Phương pháp chi phí thay thế
4 Giá trị lựa chọn Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
5 Giá trị để lại Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
6 Giá trị tồn tại Phương pháp giá thị trường
7 Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ
Các giá trị chưa đánh giá trong chuyên đề
1 Giá trị củi
2 Giá trị trong chăn nuôi dê
3 Nơi cư trú cho các sinh vật
4 Lưu giữ vốn gen
5 Tăng lượng bồi tụ trầm tích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, số liệu, nguồn nhân lực nên các phương pháp sẽ được áp dụng theo cách đơn giản nhất.
CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long
2.1.1.Vị trí địa lý, hành chính
Phù Long là một xã của đảo Cát Bà với hơn 20 km bờ biển. Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã, diện tích tự nhiên của xã Phù Long là: 4408ha. Xã có vị trí địa lý: 20o48 173N vĩ độ Bắc và 106o56 115E vĩ độ Đông. Đây là khu vực nằm trong hệ thống quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau. Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật bắc bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa. Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam.
Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp là: 3859ha + Diện tích đất phi nông nghiệp là: 542ha + Diện tích đất chưa sử dụng là: 6,81ha + Diện tích có giao thông qua xã là: 5,7km + Diện tích đất chưa xây dựng là: 1km
Nguồn: Tổng hợp của tác giá
Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long
2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế
Nhìn chung Phù Long có kiểu địa hình như sau: + Kiểu địa hình núi đá vôi
Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100m-300m. Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.
+ Kiểu địa hình đồi đá phiến
Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích khá nhỏ. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực
+ Kiểu địa hình thung lũng giữa núi
Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. Đất đai ở đây nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa.
+ Kiểu địa hình bồi tích ven biển
Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp, địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình. Vùng này là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.
2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
+ Địa chất
Khu vực Phù Long cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua. Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muôn – pecmi (250- 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển.
+ Thổ nhưỡng
Kết quả điều tra thực địa, xây dựng bản đồ lập địa cấp II, cho thấy vì nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính như sau:
• Đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi (Fv):
Đặc điểm: Đất màu đỏ nâu, cấu tạo hạt rất chắc, đất tốt, thiếu nước, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm. Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi.
• Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv):
Đặc điểm: Được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống. Đất có màu vàng đỏ, thường ẩm, tầng dầy từ 50 – 100m, có phản ứng trung tính, cấu tượng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giàu mùn, phù hợp cho các thảm thực vật rừng phát triển và thích hợp trồng cây ăn quả như cam, quýt, nhãn, vải.
• Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi
dốc tụ hỗn hợp (Th):
Đặc điểm: Đất màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua, giàu mùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị úng nước tạm thời vào ngày mưa lớn. Đất này đã được sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và hoa màu.
• Đất dốc tụ thung lũng (T1):
Đặc điểm: Được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 – 100cm. Giàu mùn, có phản ứng trung tính đến chua. Mùa mưa có thể bị ngập nước tạm thời, mùa khô thiếu nước. Một số diện tích đã được khai phá trồng lúa và hoa màu. • Đất bồi chua mặn (Db):
Đặc điểm: Đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bãi triều cao. •
Đặc điểm: Bùn lỏng, ảnh hưởng của thủy triều, rất mặn. Phân bố tập trung chủ yếu ở Cái Viềng, Phù Long. Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và hệ sinh thái độc đáo của Phù Long nói riêng và của đảo Cát Bà nói chung.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông nên Phù Long chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Khí hậu tương đối ôn hòa với độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1.
2.1.5. Hệ động thực vật
Với điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi như vậy đã khiến cho khu vực rừng ngập mặn nơi đây khá phong phú về hệ động thực vật. Với diện tích gần 900 ha, từng được coi là vào loại tốt nhất miền Bắc và có giá trị kinh tế cao, rừng ngập mặn Phù Long là nơi lưu giữ nguồn gen quý, là vườn ươm con giống, nơi cung cấp thức ăn và sinh sản của rất nhiều loài thuỷ sản. Đây là khu vực có 620 loài thực vật bậc cao, phân bố thuộc 438 chi và 123 họ, trong đó có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Trong rừng còn có các loài cây ngập mặn điển hình như: trang, đước, vẹt dù, sú…Tất cả đã làm nên những giá trị kinh tế to lớn cho hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây.
2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long
Hiện nay rừng ngập mặn Phù Long vẫn bị khai thác không theo hướng bền vững dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị suy giảm. Diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long đã được thống kê năm 2001 có 740 ha rừng ngập mặn trong các đầm nuôi tôm (theo thống kê của UBND xã Phù Long) và khoảng 200 ha diện tích rừng nằm ở phía ngoài đê. Tuy nhiên ngày nay, diện tích rừng ngập mặn trong các đầm nuôi chỉ còn khoảng 700 ha và khoảng dưới 150 ha rừng ngập mặn ở phía ngoài đầm nuôi. Đo diện tích rừng ngập mặn ngoài đầm nuôi thủy sản dọc theo song Cái Viềng, sông Phù Long và một phần diện tích rừng ngập mặn từ phà Phù Long đến gần Bãi Giai thì diện tích rừng chỉ còn khoảng 70 ha.
Mặc dù diện tích rừng còn lại không nhiều nhưng thành phần ngập mặn ở Phù Long khá phong phú. Có ít nhất 8 loài cây ngập mặn thực sự, trong đó loài cây đâng có số lượng chiếm ưu thế và nhiều loài cây tham gia