Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng (Trang 67 - 80)

Chức năng sinh thái của rừng ngập mặn có thể thấy được đó là sản xuất ra vật chất hữu cơ thông qua quang hợp. Lượng ô xy đưa vào môi trường nước nhờ quá trình quang hợp của rừng ngập mặn là khá cao. Môi trường nước trong sạch đầy đủ ô xy hoà tan sẽ góp phần làm tăng tốc độ

các loại vật chất hữu cơ được sinh ra từ chính rừng ngập mặn. Không chỉ có vậy, lượng vật chất này khi được phân huỷ sẽ là một nguồn thức ăn giàu có cho khu hệ sinh vật đáy, tôm và các loại cá ăn động vật đáy. Nếu ước tính giá trị của chức năng môi trường sinh thái thành tiền theo tổn thất do ô nhiễm môi trường làm chết tôm, cá đột ngột sẽ bằng 25% tổng giá trị các nguồn lợi thuỷ sản trong đầm theo cách tính toán đã có tại các vùng có rừng ngập mặn. Giá trị này tương ứng:

(86.482.656x 0,25) = 21.620.664 (nghìn đồng)

Ngoài ra rừng ngập mặn trong đầm còn là nơi trú ẩn cho các loài tôm, cua nhất là giai đoạn còn non khỏi sự truy đuổi của các loại cá dữ như cá vược, cá tráp…đã làm cho hiệu quả nuôi cao hơn. Có thể nói, rừng ngập mặn đã như “ngôi nhà” an toàn và thuận lợi thu hút được đông đảo con non đến sinh sống. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ được vấn đề này:

Khi tìm hiểu đặc điểm phân bố tôm giống ở bên trong và ngoài rừng ngập mặn, theo một số mặt cắt vuông góc với bờ ở nơi bãi triều lầy có phát triển rừng ngập mặn (mặt cắt I) và không có rừng ngập mặn (mặt cắt II), kết quả cho thấy tôm giống phân bố chủ yếu ở những nơi thảm thực vật ngập mặn phát triển, còn ở nơi không có rừng ngập mặn thì rất ít tôm giống. Mật độ phân bố tôm giống giữa hai sinh cảnh này khác nhau hàng chục lần.

Bảng 16: Mật độ phân bố tôm giống (con/100m2) Khu triều Số lượng tôm giống (con/100m2)

Mặt cắt I Mặt cắt II

Triều cao 30 -

Triều trung 55 2

Triều thấp 15 2

Nguồn:Viện Hải sản - Hải Phòng(2002)

Qua kết quả trên ta khẳng định thêm vai trò của rừng ngập mặn đối với việc tập trung các con giống di cư trước khi chúng thâm nhập vào đầm nuôi.

Trị giá của nguồn giống từ tự nhiên này cũng được ước đoán bằng khoảng 20% tổng giá trị thuỷ sản đánh bắt.

3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán

Cuối cùng đề tài đã tính toán được một số giá trị, cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 17: Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long

STT Loại giá trị Giá trị (nghìn đồng)

1 Giá trị thuỷ sản 207.352.806

2 Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 38.320

3 Giá trị phòng hộ 210.252.806

4 Giá trị lựa chọn 13.119,84

5 Giá trị để lại 14.208

6 Giá trị tồn tại 20.528,17

7 Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ 21.620.664

Tổng 439.312.452

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trên đây là các giá trị mà đề tài ước tính được. Do hạn chế về thời gian, số liệu nên đề tài vẫn chưa ước tính được các giá trị như:

+ Giá trị củi

+ Chăn nuôi dê của vùng

+ Giá trị là nơi cư trú, bãi đẻ, nuôi dưỡng con non + Lưu giữ vốn gen

Mặc dù vậy nhưng thông qua các giá trị đã tính toán được ở trên, chúng ta đã phần nào thấy được tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn để từ đó đưa ra các chính sách hợp lý nhằm hướng tới phát triển bền vững. Nếu phát triển rừng ngập mặn Phù Long theo hướng bền vững thì tổng giá trị kinh tế của rừng sẽ ngày càng tăng lên, phục vụ tốt cho đời sống con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG IV:

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG

Có thể nói hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long có vai trò to lớn đối với cuộc sống của cộng đồng địa phương. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn nơi đây là vô cùng cần thiết.

4.1. Căn cứ của kiến nghị và đề xuất giải pháp

- Với quan điểm, quản lý, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn theo hướng bền vững, đề tài cần đưa ra các giải pháp để từ đó có thể xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho đời sống hiện tại và lợi ích chính đáng của thế hệ tương lai.

- Với các kết quả đã đánh giá được ở trên, chúng ta cũng phần nào thấy được vai trò của rừng ngập mặn Phù Long và từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cho sự phát triển của vùng.

4.2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long

* Đối với chính quyền địa phương

- Giải pháp về kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên của vùng hiện vẫn bị khai thác bất hợp lý vì thế cần xây dựng 2 quỹ bão tồn và phát triển rừng ngập mặn có sự sẵn lòng đóng góp của người dân. Trong đó:

+ Quỹ 1: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại.

+ Quỹ 2: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai.

Với kết quả tính toán được ở trên thì mức thu phí đối với người dân cho quỹ 1 là khoảng 27000 (đồng) và cho quỹ 2 là khoảng 29000 (đồng).

Ngoài ra khi quỹ này được thành lập, cần có một cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả để hạn chế những hành động xâm hại tới hệ sinh thái rừng ngập mặn. Kết quả nếu quỹ hoạt động hiệu quả sẽ tăng thêm lòng tin của những người đóng góp và những người quan tâm đến vườn quốc gia.

- Giải pháp về quản lý

+ Đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các mục tiêu lâu dài như: phát triển du lịch,ổn định đời sống nhân dân thông qua tăng năng suất và chất lượng đánh bắt thủy sản…

+ Nâng cao năng lực quản lý

Cụ thể nội dung cần đào tạo gồm: chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng quản lý bảo tồn rừng ngập mặn hay phát triển cộng đồng…Và hình thức đào tạo có thể thông qua các khóa ngắn hay dài hạn, trong hay ngoài nước. - Giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi của hệ sinh thái rừng ngập mặn + Cần bảo vệ nghiêm ngặt phần rừng còn lại phía ngoài bờ đầm. Bảo vệ khu vực này chính là bảo vệ sự đa dạng hệ động vật và thực vật rừng ngập mặn xã Phù Long. Khi khai thác gỗ củi cần phải duy trì tối đa trữ lượng cây rừng. Có thể áp dụng chặt quay vòng khai thác từng dải rừng theo hướng luân phiên 35-40 m/dải. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khai thác trắng vì đất trống sẽ tạo điều kiện cho cây ráng (Acrostichum aureum) phát triển xâm lấn rất nhanh và khó loại bỏ. Cần có quy chế chặt gỗ chọn lọc nhất định đối với từng vùng.

+ Cần xây dựng các mô hình và quy hoạch lại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả nuôi trồng theo hướng nâng cao năng suất

hơn là phát triển diện tích. Ngoài ra cũng cần phải khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản. Trước hết giảm số lượng các loại tàu công suất nhỏ, tăng loại tàu đánh các xa bờ để có khả năng khai thác ở các ngư trường ngoài khơi nhằm giảm áp lực lên vùng nước ven biển trên cơ sở “cổ phần hóa” hay “tư nhân hóa” các doanh nghiệp đánh cá hay các đội tàu đánh cá xa bờ. Cần có biện pháp hạn chế sử dụng ngư cụ lạc hậu (lưới chài mau) và nghiêm cấm các phương tiện khai thác hủy diệt (dùng chất nổ, xinua, kích điện…)

+ Nâng cao đời sống của dân cư bằng cách tạo thêm việc làm, tạo vốn đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề như: chăn nuôi gia súc, phát triển dịch vụ du lịch, đánh bắt xa bờ…

+ Nên áp dụng biện pháp quản lý thông qua giao đất giao rừng đến từng người dân địa phương, gắn quyền lợi của người dân với việc bảo vệ rừng, trả thù lao bảo vệ rừng ngập mặn tương tự như bảo vệ rừng trên cạn nhằm khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ rừng.

+ Với lợi thế là vùng đệm của khu vực vườn quốc gia Cát Bà và cũng là điểm dừng chân của du khách đến Cát Bà, nơi đây có triển vọng phát triển các dịch vụ du lịch nên cần biết kết hợp với việc xây dựng những khu du lịch sinh thái đặc trưng của vùng rừng núi đá vôi, các hang động tự nhiên, và cảnh quan đẹp của vùng rừng ngập mặn.

+ Nâng cao nhận thức và kiến thức về rừng ngập mặn cho cộng đồng địa phương thông qua các khoá đào tạo và các đợt tuyên truyền giáo dục về rừng ngập mặn. Cần đưa việc giáo dục bảo vệ rừng vào nhà trường, bồi dưỡng các cán bộ địa phương về tầm quan trọng của rừng ngập mặn để thông qua họ tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của việc phá rừng, ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ rừng trong phát triển bền vững. + Cần có những chương trình nghiên cứu khoa học để đánh giá sâu hơn, rộng hơn về giá trị do rừng mang lại, tạo cơ sở để bảo tồn phát triển rừng ngập mặn. Mô hình nuôi tôm kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn tại

Thái Bình (theo Viện Lâm nghiệp Việt Nam 2003) là một ví dụ để cán bộ và nhân dân địa phương có thể tham khảo.

* Đối với người dân địa phương

- Cần nhanh chóng phục hồi trạng thái tự nhiên của các khu rừng bị quây bởi các vùng nuôi tôm sú. Để phục hồi lại trạng thái tự nhiên của khu rừng này cần phải giải quyết 2 vấn đề sau:

+ Tạo điều kiện cho các loài cây ngập mặn tái sinh bằng cách làm tăng thời gian phơi bãi của các khu vực quây đầm, đồng thời làm giảm mức ngập nước trong các đầm nuôi thuỷ sản, khơi thông dòng chảy, tránh ứ đọng lá cây.

+ Cần tiến hành tỉa thưa khu rừng đâng một cách có cơ sở khoa học vì cây đâng trong đầm có kích thước và chiều cao lớn hơn so với đâng ở khu vực ngoài đầm nuôi. Có như vậy cây con trong đầm nuôi mới có khả năng tái sinh tốt hơn.

- Đảm bảo việc duy trì giống cho sự tái sinh tự nhiên bằng cách giữ lại số lượng cây giống (30-40 cây/ha) trong khu vực khai thác, khoảng cách các cây giống 15-20m. Việc duy trì với mức tối thiểu lượng cây rừng và cây giống trong khu vực khai thác nói trên vẫn có thể đảm bảo được việc cung cấp một phần gỗ củi cho nhân dân, đồng thời duy trì được chức năng sinh thái, môi trường của rừng ngập mặn - ổn định bãi đẻ, nơi cư trú và nuôi dưỡng các loài tôm, cua, cá, bò sát, chim sống trong rừng ngập mặn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần đảm bảo dải rừng tự nhiên không bị vây đầm có diện tích ít nhất là 50%. Như vậy sẽ đảm bảo rừng ngập mặn là nơi trú ẩn cũng như cung cấp thức ăn cho các loài thuỷ sản.

- Tiếp tục trồng mới rừng ngập mặn trên các bãi đất trống ở cửa sông ven biển để tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cho đời sống của người dân sống ở phía trong dải rừng.

KẾT LUẬN

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long có giá trị vô cùng to lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cuả cộng đồng địa phương. Tuy nhiên hệ sinh thái này nếu không có giải pháp đúng đắn thì nguồn tài nguyên này rất dễ bị suy thoái.

Đề tài: “Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải – Hải Phòng” bao gồm 4 chương chính:

Chương I: Giá trị kinh tế và đánh giá giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn, tổng giá trị kinh tế và các cấu phần của nó. Ngoài ra đề tài còn xác định các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và các phương pháp đánh giá tương ứng.

Chương II: Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn Phù Long. Chương này nhằm đem lại hình ảnh tổng quan nhất về cả khu vực xã Phù Long bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ động thực vật…và cả hiện trạng của các ngành nghề cũng như những tồn tại trong khai thác, sử dụng, bảo vệ rừng.

Chương III: Lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long. Trong chương này, đề tài tiến hành tính toán một số giá trị bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Với những giá trị dễ lượng hóa, đề tài sử dụng số liệu thu thập được và giá cả thị trường để quy đổi. Với những giá trị khó lượng giá hơn, tác giả áp dụng phương pháp chi phí thay thế hay phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.

Chương IV: Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long. Đề tài đã nêu ra các cách tiến hành quản lý đối với chính quyền địa phương, các cách khai thác sử dụng rừng

bền vững hơn đối với người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Phù Long và của cả thành phố.

Dù cho đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn và số liệu còn hạn chế nên chuyên đề vẫn chưa xác định được chính xác và toàn vẹn tất cả các giá trị của rừng, hay cỡ mẫu điều tra chưa đủ lớn, quá trình thu thập số liệu diễn ra trong 1 thời gian nhất định nên mới chỉ phản ánh phần nào giá trị thực tế tại địa điểm nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn đề tài còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến cũng như giúp đỡ em hoàn thiện những kỹ năng và kiến thức cần thiết để em có thể phát triển đề tài của mình sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Chinh, Bài giảng kinh tế môi trường (dùng cho chuyên ngành) – Khoa KTMTĐT, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Dự án quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng, (2002) – Báo cáo lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.

3. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, (2007). Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô. NXB Nông nghiệp.

4. Nguyễn Thị Thu, (2004). Bước đầu lượng giá kinh tế các thảm cỏ biển, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản.

5. Phạm Đình Trọng, (1998). Dẫn liệu về nguồn tôm giống trong rừng ngập mặn ven biển Yên Lập-Đồ Sơn. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

6. Nguyễn Hoàng Trí, (2006). Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

PHỤ LỤC 1

MẪU BẢNG HỎI 1

Phiếu phỏng vấn người khai thác nguồn lợi từ rừng ngập mặn (RNM) I.Thông tin cá nhân

Họ và tên:………..Nam/nữ………… Tuổi:……….. Nghề nghiệp chính:………... Số nhân khẩu trong gia đình:………

II.Thu thập thông tin về các giá trị sử dụng của RNM A.Các giá trị trực tiếp mà ông (bà) nhận được từ RNM

1. Ông (bà) hàng ngày khai thác gì trong rừng ngập mặn?

Tôm Cá Cua

Ngao Sò Khác

Gỗ

2. Đánh bắt trong RNM có cho sản lượng cao hơn những nơi khác không?

Rất cao Cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình Thấp

3. Số lần, sản lượng gỗ, củi mà ông (bà) khai thác được trong RNM?

……… ……… 4. Ông (bà) có nuôi ong không?

• Nếu có:

Sản lượng Chi phí Giá bán Thu nhập

5. Theo ông (bà) có bao nhiêu hộ gia đình ở Phù Long nuôi ong?

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng (Trang 67 - 80)