Trái ngược với nghề khai thác ở trên thì việc nuôi trồng thuỷ sản của xã Phù Long ngày càng được mở rộng. Diện tích đầm sau năm 1991 đã liên tục được mở rộng sang các khu Cái Viềng 1, Cái Viềng 2 và từ năm 2001 là khu vực Bãi Giai. Năm 2003 toàn xã có 140 hộ làm nghề nuôi trồng, với diện tích nuôi trồng là 1260 ha. Đến nay thì có 172 hộ với tổng diện tích nuôi trồng là khoảng 1200 ha.
Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long. Trước 1996 1996 1998 200 0 2003 2008 Dân số
Diện tích nuôi thuỷ sản Số hộ nuôi thuỷ sản Diện tích RNM trong đầm nuôi 1834 950 32 800 1841 950 44 800 1755 1150 83 760 1834 118 0 119 740 1900 1260 140 740 1966 1200 172 700
Nguồn: UBND xã Phù Long (2008)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được số hộ nuôi trồng thuỷ sản thì ngày một gia tăng trong khi diện tích rừng ngập mặn lại đang bị thu hẹp. Có thể nói mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng bảo vệ rừng ngập mặn và chặt rừng đắp đầm nuôi tôm đã trở thành vấn đề vô cùng khó khăn cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế của vùng cũng như làm cho cơ chế thuê đầm không ổn định, người nuôi khó có thể yên tâm đầu tư.
2.3.Những tồn tại trong khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long
Với hiện trạng diện tích rừng ngày một suy giảm, cùng với những hình thức khai thác hủy diệt, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản ngày một gia tăng đã khiến cho việc quản lý rừng trở nên phức tạp hơn.
Phần lớn sự quản lý rừng ngập mặn của chính quyền xã và các chủ đầm nuôi tại Phù Long mới chỉ quan tâm đến diện tích rừng, trong khi đó các chỉ tiêu về chất lượng rừng chưa được quan tâm đến nhiều. Thực tế hiện nay rừng ngập mặn tại xã Phù Long đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
Ngoài ra nhận thức của người dân nơi đây về vai trò của rừng ngập mặn vẫn còn thấp. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng (2002) cho thấy: Khi phỏng vấn 22 hộ dân với 13 câu hỏi đưa ra có liên quan đến 13 vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ta có kết quả sau:
Bảng 6:Nhận thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn
STT Vai trò Số hộ Tỷ lệ (%)
1 11 – 13 7 31,8
2 6 – 10 9 40,9
3 2 – 5 6 27,3
Tổng 22 100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Ngoài ra hầu hết người dân đều cho rằng rừng ngập mặn không giúp gì cho việc nuôi ong lấy mật hay không có vai trò gì đối với chim di cư mà thực tế đây là 2 vai trò rất quan trọng của rừng.
Khi cũng tiến hành phỏng vấn 22 hộ dân với 5 nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn thì thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Nhận thức của người dân về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn
STT Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ (%)
1 4 – 5 8 35,3
2 2 – 3 14 64,7
Tổng 22 100
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Đáng tiếc là trong đó phần lớn người dân cho rằng tác động của quay đầm nuôi tôm lên rừng ngập mặn chủ yếu là do chặt cây mà vẫn chưa nhận thức được sự suy giảm chất lượng rừng, độ đa dạng sinh học và nguồn hải sản.
CHƯƠNG III:
LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
3.1. Phương pháp xác định và đánh giá các giá trị
Với những giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn cùng với những phương pháp đánh giá tương ứng đã xác định ở trên, đề tài xin nêu ra các bước thực hiện như sau:
3.1.1. Giá trị thuỷ sản (TS)
Trước tiên, nói đến vai trò của rừng ngập mặn Phù Long, chúng ta không thể không nhắc đến nguồn thuỷ sản mà rừng mang lại. Đây là giá trị trực tiếp và cũng là giá trị lớn nhất của rừng. Với việc buôn bán và xuất khẩu thuỷ sản của người dân thì phương pháp tối ưu để xác định giá trị này đó là “Phương pháp giá thị trường”. Trình tự áp dụng phương pháp này như sau:
* Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1).
Hiện nay xã Phù Long có khoảng 150 người đi khai thác bãi triều. Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản ở khu vực này, đề tài tiến hành đánh giá như sau:
- Bước 1: Điều tra 30 người đi khai thác bãi.
- Bước 2: Tính sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm và tổng sản lượng khai thác của 150 người trong năm
- Bước 3: Tính tổng doanh thu thuỷ sản trung bình trong 1 năm * Giá trị thuỷ sản đánh bắt trong đầm nuôi (TS2).
Ngoài giá trị thuỷ sản đánh bắt tự nhiên thì giá trị thuỷ sản được nuôi trồng cũng có giá trị đáng kể đối với người dân của vùng. Giá trị này được tiến hành như sau:
- Bước 1: Điều tra với 10 đầm nuôi trong tổng số khoảng 50 đầm của vùng thì số bảng hỏi thu về hợp lệ là 9/10.
- Bước 2: Tính năng suất đánh bắt được đối với từng loài thủy sản và tổng doanh thu thuỷ sản trong các đầm nuôi
- Bước 3: Tính tổng chi phí nuôi thuỷ sản trên 1 ha trong 1 năm Bao gồm:
+ Chi phí con giống
+ Chi phí thuê đầm hàng năm + Chi phí tu sửa đầm hàng năm
- Bước 4: Tính giá trị kinh tế trung bình của thuỷ sản trong toàn bộ 1200ha đầm của vùng trong 1 năm.
Vậy giá trị thuỷ sản: TS = TS1 + TS2
3.1.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)
Qua cuộc điều tra, ta biết được giá trị của rừng ngập mặn chiếm 20% trong tổng giá trị mật ong. Trong đó toàn bộ số ong nuôi đều hút mật hoa của rừng Phù Long, không có rừng khác. Số lượng người nuôi ong ở Phù Long là: 1(người. Và thông qua :” Phương pháp giá thị trường” ta tiến hành tính toán như sau:
- Bước 1: Xác định số lượng mật trung bình trong 1 năm (Q) Trong đó:
+ Số lượng tổ: 70 tổ
+ Số lần lấy mật trong năm: 2 năm
+ Lượng mật lấy trong 1 lần trong năm: khoảng 500 lít - Bước 2: Tính tổng doanh thu trung bình trong 1 năm
- Bước 3: Tính tổng chi phí nuôi ong trong 1 năm - Bước 4: Xác định giá trị do rừng ngập mặn mang lại
3.1.3. Giá trị phòng hộ
Rừng ngập mặn Phù Long đã “che chở” cho khoảng 2100m đê, toàn bộ cuộc sống của người dân và các nguồn lợi tự nhiên khác phía bên trong rừng. Vì vậy với phương pháp chi phí thay thế, giá trị này của rừng ngập mặn sẽ được làm sáng tỏ và trình tự thực hiện như sau:
- Xác định vật thay thế và tính toán các yếu tố đó: + Giá trị bảo vệ đê biển (X1)
+ Giá trị thuỷ sản bị mất khi không có rừng (X2). Đây là tổng giá trị thuỷ sản của vùng (giá trị khai thác tự nhiên và giá trị trong các đầm nuôi) bị mất khi bị nước dâng hay lụt lội…nếu không được rừng ngập mặn bảo vệ.
+ Giá trị tài sản thiệt hại của dân (X3) - Giá trị phòng hộ của rừng = X1 + X2
(Trong đó giá trị tài sản thiệt hại của người dân rất nhỏ và coi như không có).
3.1.4. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại
* Giá trị lựa chọn
Trên thực tế, giá trị lựa chọn khó có thể được đánh giá một cách riêng lẻ. Nó là sự sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay) của một cá nhân để bảo tồn một loại hàng hóa nào đó.
Đây là giá trị rất khó lượng giá được thành tiền, tuy nhiên thông qua WTP của người dân, ta có thể sử dụng phương pháp CVM để xác định mức WTP trung bình cho mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên rừng ngập mặn
Phù Long nhằm duy trì và phát triển chúng, phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại.
* Giá trị để lại
Đây là giá trị có được từ việc cá nhân đặt ra một giá trị nào đó cho việc bảo tồn các hệ sinh thái để cho thế hệ tương lai sử dụng, là giá trị sử dụng hay không sử dụng trong tương lai như nơi cư trú, các loài sinh vật…Việc xác định giá trị này tương đối phức tạp, phương pháp thường được sử dụng là CVM, thông qua bảng hỏi nhằm ước tính được giá trị mà các cá nhân sẵn lòng chi trả để bảo vệ các hệ sinh thái cho con cháu của họ
* Cách tiến hành chung
- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi
Trong bảng hỏi, đề tài đã giả sử sẽ hình thành 2 quỹ:
+ Quỹ 1: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của người dân sống tại Phù Long
+ Quỹ 2: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai sống tại đó
Bảng hỏi đã xây dựng các mức tiền phù hợp để đóp góp cho từng quỹ và một vài thông tin cá nhân khác đối với người được hỏi (cụ thể xem tại bảng hỏi trong phần phụ lục), mục đích để xác định được WTP trung bình của người dân. Trong đó: WTP trung bình dành cho quỹ 1 chính là giá trị lựa chọn, còn WTP trung bình dành cho quỹ 2 chính là giá trị để lại
- Bước 2: Tiến hành điều tra thu thập số liệu
Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra chỉ gồm dân cư của xã Phù Long. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
đối với từng hộ gia đình, mỗi gia đình sẽ được điều tra bằng 1 phiếu đại diện.
Sau khi xác định được đối tượng và cách thức thu thập số liệu thì yêu cầu đặt ra là phải xác định được số mẫu điều tra. Lý thuyết thống kê chỉ ra rằng cỡ mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao và ngược lại. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kỹ thuật nên cỡ mẫu được lựa chọn trong đề tài không lớns.
Mẫu phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục. Với 60 phiếu phát ra thì thu về được 56 phiếu và số phiếu hợp lệ và 50 phiếu. Do vậy số mẫu được hồi quy sẽ là 50.
- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được - Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy
+ Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy số liệu thu thập được, từ đó xác định WTP trung bình của người được phỏng vấn.
+ Xác định giá trị
GT = WTP trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng - Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP
3.1.5. Giá trị tồn tại
Đây là giá trị rất khó đo lường vì giá trị tồn tại bao gồm các đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Sự đo lường kinh nghiệm thường được xác định dựa trên sự viện trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước.
- Bước 1: Thu thập số liệu về các dự án đầu tư với mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Phù Long trong những năm vừa qua
- Bước 2: Quy đổi dòng tiền của các dự án về thời điểm tính toán - Bước 3: Xác định tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho Phù Long