Cho nên khi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một tác phẩm nhất thiết phải tìm hiểu ngôn ngữ, lí giải các yếu tố ngôn ngữ đã được nhà văn lựa chọn, sử dụng để nắm bắt nội dung tác phẩm.. Lịch
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thơ, văn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, là tiếng nói, là hơi thở của những con tim đang khao khát chinh phục những nẻo đường văn chương Thơ, văn phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và chất liệu để xây dựng hình tượng chính là ngôn ngữ Nhờ ngôn ngữ, tiếng thơ trở nên chân thực, gần gũi với đời sống hiện thực, thể hiện được trí tưởng tượng bay bổng, kì diệu và những tình cảm của con tim đang xúc động Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn…, tất cả chỉ có thể đến với độc giả
bằng nghệ thuật của ngôn từ Tác giả Đinh Trọng Lạc nhận xét “Cái làm nên
sự kì diệu của ngôn ngữ chính là các phương tiện, biện pháp tu từ” Cho nên
khi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu một tác phẩm nhất thiết phải tìm hiểu ngôn ngữ, lí giải các yếu tố ngôn ngữ đã được nhà văn lựa chọn, sử dụng để nắm bắt nội dung tác phẩm
Là một loại hình lấy nghệ thuật ngôn từ làm phương tiện thể hiện Văn chương có khả năng tác động kì diệu đến đời sống tâm hồn của con người Góp vào khả năng đó có hiệu quả của các biện pháp tu từ mà điệp ngữ là một biện pháp tiêu biểu Một mặt điệp ngữ có khả năng khắc họa hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động Mặt khác điệp ngữ còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm Tu từ điệp ngữ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách chân thành và giản dị nhất Điệp ngữ có tác dụng gợi mở, nhấn mạnh, tạo cảm xúc mạnh mẽ, độc đáo mà gần gũi với độc giả nhất là với thiếu nhi Chính vì vậy tu từ điệp ngữ được sử dụng phổ biến trong thơ đặc biệt là thơ thiếu nhi Tu từ điệp ngữ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay Từ đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn,
Trang 2tạo cảm hứng khi viết văn, rèn luyện ý thức yêu quý tiếng Việt, ý thức giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học Những tri thức này sẽ là nền móng vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên
Biện pháp tu từ điệp ngữ là một biện pháp xuất hiện với tần số rất cao trong thơ viết cho thiếu nhi nói chung và thơ trong các bài thơ tuyển dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học nói riêng Chính biện pháp tu từ này sẽ giúp các em học sinh thêm yêu thích hứng thú khi tiếp cận với thơ thiếu nhi, góp vào vốn tri thức của các em một biện pháp nghệ thuật độc đáo, giúp các em đến gần hơn với thơ Nhờ nghệ thuật độc đáo này mà thơ trở nên gần gũi, thân quen dễ thuộc, dễ nhớ và trở thành những bài học nằm lòng của tuổi thơ
Hiệu quả tu từ của điệp ngữ trong thơ đã được nhiều tác giả đi sâu tìm hiểu Song đây vẫn luôn là một đề tài mở cho những người yêu thích khám phá cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ trong thơ thiếu nhi Đây cũng là một cơ hội để người làm khóa luận được trang bị thêm vốn kiến thức chuyên môn, năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thơ thiếu nhi, đồng thời làm giàu vốn ngữ liệu để giảng dạy tốt hơn môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học trong tương lai
Từ những lí do trên thôi thúc chúng tôi lựa chọn, đi sâu tìm hiểu đề tài:
“Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi (Cứ liệu khảo sát: SGK “Tiếng Việt” Tiểu học sau năm 2000)
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề điệp ngữ đã được các nhà Phong cách học và Ngữ pháp văn bản quan tâm nghiên cứu từ lâu và đề cập đến trong nhiều giáo trình ngôn ngữ Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành có khác nhau dẫn đến những quan điểm khác nhau trong vấn đề này Có thể điểm qua
Trang 3lịch sử nghiên cứu vấn đề thông qua các công trình nghiên cứu của một số nhà Việt ngữ học như sau:
2.1 Việc nghiên cứu biện pháp điệp ngữ dưới góc nhìn của một số nhà Ngữ pháp học văn bản
Các nhà Ngữ pháp học văn bản khi nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản đã đưa ra những quan điểm về biện pháp điệp ngữ như sau:
2.1.1 Tác giả Trần Ngọc Thêm (1985), trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cho rằng: “Dấu hiệu cho phép phân biệt văn bản với phi văn bản chính là sự liên kết về hình thức
và nội dung của các câu trong văn bản”
Về mặt liên kết hình thức, tác giả Trần Ngọc Thêm chia các phương thức liên kết thành 3 nhóm:
- Các phương thức liên kết chung dùng được cho cả ba loại phát ngôn
- Các phương thức liên kết hợp nghĩa
- Các phương thức liên kết trực thuộc
Trong đó, nhóm phương thức liên kết chung bao gồm năm phương thức liên kết cơ bản Đó là: phép lặp, phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính
Khi giới thiệu về các phương thức liên kết chung tác giả Trần Ngọc Thêm đã đưa phép lặp từ, ngữ vào phép lặp từ vựng - một loại nhỏ trong phép
lặp Ông cho rằng: “Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp
Trang 4- Căn cứ vào cách thức lặp chủ tố và câu tố, có thể chia lặp từ vựng thành: lặp từ và lặp cụm từ Đồng thời lặp cụm từ lại bao gồm lặp hoàn toàn
ra 5 phép liên kết cơ bản sau:
Điệp ngữ được đề cập đến trong phép lặp từ ngữ của phương thức liên kết từ vựng
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì phép liên kết từ vựng là “Lựa chọn những từ ngữ có quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ ngữ có trước với câu chứa từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau”
[(1), tr 386]
Trang 5Trong đó, phép lặp từ ngữ là việc “Sử dụng trong câu từ ngữ đã được dùng ở câu trước, theo kiểu nhắc lại y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó liên kết những câu chứa chúng với nhau”
[(1), tr 386] Căn cứ về mặt nghĩa của từ, tác giả Diệp Quang Ban chỉ ra mối quan hệ giữa từ ngữ được lặp (vốn có trước) với từ, ngữ dùng để lặp (xuất hiện sau) theo hai hướng:
- Đồng nhất trong quy chiếu (có cùng cơ sở quy chiếu)
- Không đồng nhất trong quy chiếu (không cùng cơ sở quy chiếu) Như vậy, thông qua việc tóm lược lại các công trình nghiên cứu về điệp ngữ của các nhà Ngữ pháp học, có thể thấy: Quan điểm về điệp ngữ và cách phân loại điệp ngữ của các nhà nghiên cứu Ngữ pháp học chưa thật thống nhất Điều này gây nên những khó khăn nhất định khi tìm hiểu hệ thống nhất định Chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm và liệt kê các cách phân loại để giới thiệu biện pháp tu từ này
2.2 Việc nghiên cứu biện pháp điệp ngữ dưới góc nhìn của các nhà
Phong cách học tiếng Việt
2.2.1 Từ nửa sau thế kỷ XX, khi lý thuyết ngôn ngữ học bắt đầu phát triển thì điệp ngữ đã được một số nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Điệp ngữ thu hút được sự chú ý là bởi hiệu quả biểu đạt của nó trong văn bản, đặc biệt
là trong văn bản nhệ thuật Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Giáo trình Việt
ngữ”, tập III (Tu từ học), đã phát hiện: trong giao tiếp “không phải do cẩu thả
mà chính do một dụng ý, tác giả muốn nhấn mạnh vào những từ ngữ cần thiết, để cho tư tưởng, tình cảm biểu hiện trở nên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc Trong trường hợp này, chúng ta có điệp ngữ”
[(6), tr.237 - 238]
Trang 6Cũng trong giáo trình này, tác giả Đinh Trọng Lạc phân chia thành 5 kiểu điệp ngữ cơ bản, đó là:
- Lặp lại từ ở đầu câu văn
- Lặp lại từ ở cuối câu văn
- Lặp lại từ ở giữa câu văn
- Lặp vòng tròn
- Lặp cách quãng
Ông xếp điệp ngữ vào loại các biện pháp tu từ cú pháp và khẳng định: những
cách điệp từ ngữ là “những cách trùng điệp tiêu biểu nhất trong phạm vi cú pháp”
[(6), tr.238] 2.2.2 Năm 1982, NXBGD, đã cho ra đời cuốn “Phong cách học tiếng Việt” của nhóm tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa Trong giáo trình này kế thừa và bổ sung thêm những phát hiện về biện pháp điệp ngữ, nhóm tác giả nghiên cứu đã đưa ra 4 kiểu điệp ngữ đó là:
- Điệp nối tiếp
- Điệp cách quãng
- Điệp vòng tròn
- Điệp kiểu câu và điệp phô diễn
2.2.3 Tiếp tục đề cập đến vấn đề điệp ngữ trong văn bản, năm 1983, tác giả
Cù Đình Tú, trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp đã đưa ra quan điểm của ông về vấn đề này thông qua việc phân chia các loại điệp ngữ như sau:
- Điệp liên tiếp
- Điệp cách quãng
- Điệp đầu
- Điệp đầu - cuối
- Điệp cuối - đầu
Trang 7- Điệp vòng tròn
- Điệp theo kiểu diễn đạt
Qua việc phân loại điệp ngữ như trên có thể thấy cách nhìn của tác giả Cù Đình Tú vừa có điểm gặp gỡ lại vừa có điểm không đồng nhất với nhóm tác giả cuốn
“Phong cách học tiếng Việt”, (1982) Cách phân chia của tác giả Cù Đình Tú cụ thể hơn và có khả năng phân loại cao dựa vào vị trí và mục đích của yếu tố điệp
2.2.4 Năm 1997, trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, NXBGD tác giả Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra cách quan niệm và nhìn nhận về điệp ngữ như
sau: “Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ… nhằm mục đích mở rộng ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe” Theo đó cách phân chia điệp ngữ cũng có
nhiều điểm khác biệt, theo những tiêu chí khác nhau:
- Theo các yếu tố: điệp ttừ, điệp ngữ, điệp đoạn, điệp câu
- Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp giữa câu, điệp cách quãng, điệp liên tiếp
- Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức tạp
2.2.5 Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, NXBGD, 1999, kế thừa quan điểm của mình trước đó và quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ học ông đã đưa ra cách nhìn tương đối thống
nhất về điệp ngữ Ông cho rằng: “Điệp ngữ là một phương tiện tu từ cú pháp
Đó là sự lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe” Theo đó khi phân chia điệp ngữ ông đã đưa điệp đầu câu, điệp cuối
câu, điệp giữa câu vào một loại là “điệp cách quãng” Có 3 loại điệp cơ bản:
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ vòng tròn
[(8), tr.93 - 94]
Trang 8Như vậy, qua tìm hiểu các tài liệu liên quan đến điệp ngữ có thể thấy điệp ngữ được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu Đây là biện pháp tu từ mang lại hiệu quả biểu đạt cao cả ở sắc thái thẩm mĩ và nội dung tư tưởng 2.3 Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ các khóa luận tốt nghiệp
Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ văn nói chung không còn là việc làm mới mẻ Ở phạm vi thơ ca cũng có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này
Sinh viên Nguyễn Tố Tâm, K24B - Ngữ văn, ĐHSPHN2, đã tìm hiểu điệp ngữ trong thơ với đề tài “Hiệu quả của phép tu từ điệp ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại”
Sinh viên Nguyễn Thị Bích Hạnh, K26G - Ngữ văn, ĐHSPHN2, khai thác “Hiệu quả tu từ của việc sử dụng phép điệp ngữ trong thơ Tố Hữu”
Sinh viên Trần Thị Thanh Bình, K28 - Ngữ văn, ĐHSPHN2, nghiên cứu về “Hiệu quả của phép tu từ điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính”
Việc liệt kê một số công trình nghiên cứu khoa học về phép điệp từ, ngữ của một số tác giả trên để thấy nghiên cứu vấn đề này không còn mới mẻ Song có thể nói điệp ngữ là một biện pháp tu từ rất quan trọng, có khả năng tạo ra hiệu quả tu từ đặc biệt trong văn thơ, thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả và giới nghiên cứu
Qua tìm hiểu của chúng tôi nhận thấy đã các công trình nghiên cứu về điệp ngữ trong thơ xuất hiện khá nhiều ở khoa Ngữ văn Còn ở khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt đối tượng nghiên cứu là các bài thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học thì chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, cặn kẽ và có hệ thống, có chăng chỉ dừng lại ở một số nhận xét, minh họa Trong các tài liệu mà chúng tôi có được, chưa có tài liệu nào trùng tên với đề tài khóa luận này
Trang 9Trên cơ sở những gợi ý về mặt lý luận của các nhà nghiên cứu về biện pháp điệp ngữ, khóa luận đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống “Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi (Cứ liệu khảo sát SGK: “Tiếng Việt” Tiểu học sau năm 2000)” Hy vọng đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ nói chung, đóng góp của các nhà thơ viết cho thiếu nhi nói riêng trên con đường phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại
3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
1 ) Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này, trước hết chúng tôi nhằm củng cố, nâng cao hiểu biết cho mình về một biện pháp tu từ trong Tiếng Việt - biện pháp điệp ngữ
- Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thơ Đồng thời đề tài cung cấp những tư liệu cần thiết cho chúng tôi trong việc giảng dạy sau này ở trường Tiểu học
2 ) Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong khuôn khổ một đề tài khóa luận, chúng tôi tập chung thể hiện những nhiệm vụ sau:
- Tập hợp các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Khảo sát, thống kê biện pháp điệp ngữ trong thơ viết cho thiếu nhi trong sách Tiếng Việt Tiểu học
- Xử lí số liệu thống kê và phân tích từ góc độ tu từ học nhằm rút ra nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ viết cho thiếu nhi (qua các cứ liệu khảo sát SGK “Tiếng Việt” sau năm 2000)
4 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu “Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi (Cứ liệu khảo sát SGK: “Tiếng Việt” Tiểu học sau năm 2000)”
Trang 105 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu những bài thơ được tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong SGK “Tiếng Việt” Tiểu học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 sau năm 2000 Trong đó, chủ yếu là những bài thơ viết cho thiếu nhi Song, bên cạnh đó, còn có những bài thơ không phải chỉ viết cho thiếu nhi như: Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)… Số lượng những bài thơ này không nhiều Tuy nhiên, khi được tuyển chọn đưa vào giảng dạy ở Tiểu học tức là đã nhằm phục vụ đối tượng thiếu nhi (học sinh Tiểu học) Vì vậy đây cũng là đối tượng khảo sát của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp điệp ngữ trong SGK “Tiếng Việt” Tiểu học lớp 1 , lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5
- Phương pháp phân tích, minh họa, nhận xét, đánh giá, và rút ra kết luận
7 Bố cục
Khóa luận được triển khai theo bố cục sau:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Định nghĩa biện pháp điệp ngữ
1.2 Cơ sở phân loại
1.3 Giá trị tu từ của điệp ngữ
Chương 2: Kết quả khảo sát,thống kê, phân loại biện pháp điệp ngữ trong thơ
2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp điệp ngữ
2.2 Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
Trang 11Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi 3.1 Điệp ngữ với chức năng nhấn mạnh nội dung thông báo trong thơ
3.2 Điệp ngữ với chức năng tạo hình - biểu cảm trong thơ
3.3 Điệp ngữ với chức năng liên kết trong thơ
3.4 Điệp ngữ với các tính sáng tạo của nhà thơ
3.5 Điệp ngữ với khả năng tạo sự cộng hưởng về âm điệu, nhạc tính trong thơ
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 12NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1.Định nghĩa biện pháp điệp ngữ
Trong văn chương, điệp ngữ là một trong những phương tiện tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu, là một phương thức biểu cảm gây ấn tượng Bàn về biện pháp này có nhiều định nghĩa khác nhau
Để phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn định nghĩa về điệp ngữ xét từ hiệu quả sử dụng của tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, NXBGD, H 1999:
“Điệp ngữ (còn gọi là: lặp) là lặp lại có ý thức những từ, ngữ,
…nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe”
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên…”
( Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu)
Trang 13
Ví dụ 2:
“Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh của những ước mơ…”
(Vui thế hôm nay - Tố Hữu)
1.2.2 Điệp liên tiếp
Điệp liên tiếp là kiểu điệp từ, ngữ trong đó các từ, ngữ giống nhau được lặp lại liên tiếp trong một ngữ đoạn để tạo ra nội dung bổ sung
Ví dụ 1:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.”
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
Ví dụ 2:
Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào
(Con chim chiền chiện - Huy Cận )
1.1.3 Điệp đầu - cuối
Điệp đầu - cuối là kiểu điệp từ, ngữ được vận dụng ở các cấp độ khác nhau: câu, đoạn văn, văn bản Đó là cách sắp xếp các từ, ngữ lặp theo các vị trí mở đầu - kết thúc một câu thơ, một đoạn thơ, một bài thơ
Trang 14“Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng rọi
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi”
(Dừa ơi - Lê Anh Xuân)
1.2.4 Điệp cuối - đầu
Điệp cuối - đầu là kiểu điệp mà những từ, ngữ được lặp lại, được sắp xếp ở các vị trí kết thúc dòng thơ trên và mở đầu dòng thơ liền dưới
Ví dụ 1:
“Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai”
(Hai bàn tay em - Huy Cận)
Ví dụ 2:
“Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi
Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ
Thằng tây mà cứ vẩn vơ
Có hố này chờ chôn sống mày đây
Ớ anh ớ chị nhanh tay Nhanh tay ta cuốc chôn thây quân thù.”
(Phá đường - Tố Hữu)
Trang 151.2.5 Điệp đầu
a Điệp các từ, ngữ ở đầu dòng thơ:
“Lặp đầu (còn gọi là: điệp) là biện pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố ở câu đầu trong một số câu tiếp theo”
Ví dụ1:
“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 2:
“Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.”
( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
b Điệp các từ, ngữ ở câu đầu khổ thơ
Điệp câu đầu khổ thơ là biện pháp tu từ dùng lặp lại các từ, ngữ ở câu đầu của khổ thơ trước trong một số khổ thơ tiếp theo
Ví dụ 2:
Ai trồng cây Người đó có tiếng hát
…
Ai trồng cây Người đó có ngọn gió
Trang 16…
Ai trồng cây Người đó có bóng mát
…
Ai trồng cây Người đó có hạnh phúc
Ví dụ1:
“ …Chim gi là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim gi…”
( Đồng dao)
Trang 17(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
2.1.9 Điệp theo kiểu diễn đạt
Điệp theo kiểu diễn đạt là kiểu điệp nhằm diễn tả một dụng ý nào đó của tác giả
Trang 18Ngày đi em chửa có chồng Ngày về em đã con bồng con mang.”
(Ca dao)
1.3 Giá trị tu từ của điệp ngữ
“Giá trị tu từ” (màu sắc tu từ, sắc thái tu từ, đặc điểm tu từ) là khái niệm phong cách học chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ Nói cách khác, đó là khía cạnh biểu cảm - cảm xúc của ý nghĩa của từ (diễn đạt những tình cảm, sự đánh giá, những ý định) bên cạnh khía cạnh sự vật - logic ý nghĩa
[(8), tr.57-58] Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, giá trị tu từ của điệp ngữ được thể hiện ở một số phương diện sau:
1.3.1 Nhờ có điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối, nhịp nhàng, hài hòa,
có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa nào đó, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía và có sức thuyết phục mạnh Ví dụ:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”
1.3.2 Chức năng tu từ học của điệp ngữ được phát hiện ra trong mối liên hệ qua lại với ngữ cảnh Đó là việc gây ra một phản ứng trực tiếp có màu sắc biểu cảm - cảm xúc ở phía người nghe (người đọc): ngạc nhiên, vui mừng, bực bội, sỡ hãi… đối với điều mà người nói nói ra
Ví dụ:
“Giôn - xơn ! Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai
Trang 19Bay mang những B.52 Những na pan, hơi độc Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học Giết những con người chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông có thơ ca nhạc họa ?”
(Ê- mi- li, con - Tố Hữu)
Trong giới hạn một phát ngôn, điệp ngữ thường được dùng như một phương tiện tăng cường logic - cảm xúc nghĩa của phát ngôn
Trong văn nghệ, điệp ngữ mới phát huy được đầy đủ khả năng tu từ học của mình ở khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn tả nhiều sắc thái khác nhau của tình cảm: vui mừng, cảm động, thiết tha, trìu mến…
Trang 20Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp
điệp ngữ trong thơ
2.1 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp điệp ngữ
Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 bài thơ viết trong SGK Tiếng Việt lớp
1, 2, 3, 4, 5 (sau năm 2000) Qua khảo sát chúng tôi thấy biện pháp tu từ điệp ngữ đã được sử dụng ở hầu hết các bài thơ Trong quá trình khảo sát chúng tôi thống kê được 420 trường hợp sử dụng phép tu từ này Căn cứ vào cơ sở phân loại đã trình bày ở chương 1, chúng tôi phân chia các trường hợp điệp thành các kiểu điệp sau:
2.1.1 Điệp cách quãng
Trong 420 trường hợp sử dụng điệp ngữ chúng tôi thống kê được 147 trường hợp điệp cách quãng (chiếm 35%) Căn cứ vào cách thức sử dụng từ, ngữ chúng tôi chia điệp cách quãng thành 3 tiểu loại:
a Điệp các từ, ngữ ở các vị trí khác nhau trong dòng thơ
Loại này thống kê được 132 phiếu (chiếm 90%)
Ví dụ 1:
“Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
Trang 21b Điệp các từ, ngữ ở các vị trí khác nhau trong đoạn thơ
Chúng tôi thống kê được 13 phiếu (chiếm 8,8%)
Ví dụ 1:
“Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.”
(Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải)
Ví dụ 2:
“Ngôi sao ngủ với bầu trời
Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà Gió còn ngủ tận thung xa
Để con chim ngủ la đà ngọn cây Núi cao ngủ giữa chăn mây Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường Bắp ngô vàng ngủ trên nương Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh.”
(Dòng suối thức - Quang Huy)
c Điệp các từ, ngữ ở các vị trí khác nhau trong bài thơ
Loại này chiếm tỉ lệ rất ít chỉ có 2 phiếu (chiếm 1,2%)
Ví dụ:
“Trời thu bận xanh Sông Hồng bận chảy Cái xe bận chạy Lịch bận tính ngày
Trang 22Con chim bận bay Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió Chữ bận thành thơ Hạt bận vào mùa Than bận làm lửa
Cô bận cấy lúa Chú bận đánh thù
Mẹ bận hát ru
Bà bận thổi nấu
Còn con bận bú Bận ngủ bận chơi Bận tập khóc cười Bận nhìn ánh sáng
Mọi người đều bận Nên đời rộn vui Con vừa ra đòi Biết chăng điều đó
Mà đem vui nhỏ Góp vào đời chung
(Bận - Trinh Đường)
2.1.2 Điệp đầu
Điệp đầu được sử dụng trong 112 trường hợp (chiếm 26,7%), được chia thành các tiểu loại sau:
Trang 23a Điệp các từ, ngữ đầu dòng thơ
Chúng tôi thống kê được 93 phiếu (chiếm 77%) Từ được điệp có thể đứng ở đầu các câu thơ liên tiếp nhau hoặc không liên tiếp nhau Trong loại này lại chia thành 2 tiểu loại nhỏ:
- Điệp đầu là một từ: có 77 phiếu (chiếm 82,8%)
Ví dụ 1:
“Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Ví dụ 2:
“Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.”
(Suối - Vũ Duy Thông)
Ví dụ 3:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Trang 24b Điệp các từ, ngữ đầu ở câu đầu khổ thơ
Kiểu điệp này chúng tôi thống kê được 19 phiếu (chiếm 23%) Đây là kiểu điệp mà câu đầu của khổ thơ trên được điệp lại ở câu đầu của các khổ thơ tiếp theo Các từ, ngữ trong câu thơ có thể được giữ nguyên hoặc có một số yếu tố được biến đổi cho phù hợp với vần điệu
Ví dụ 1:
“- Ngày hôm qua ở lại Trên cành hoa trong vườn
… -Ngày hôm qua ở lại Trong hạt lúa mẹ trồng
… -Ngày hôm qua ở lại Trong vở hồng của con…”
(Ngày hôm qua đâu rồi - Bế Kiến Quốc)
…
Em yêu màu trắng Trang giấy tuổi thơ
Trang 25Chim hót lời mê say”
(Ai trồng cây - Bế Kiến Quốc)
Trang 26(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
c Điệp ngữ ở câu cuối khổ thơ
Trường hợp này xuất hiện 2 phiếu (chiếm 14,3%)
Ví dụ:
“ … Hoa ngát hương Đang chờ đón
…
Có vừng đông Đang chờ đón
…
Cả đất trời Đang chờ đón.”
(Ai dậy sớm - Võ Quảng)
2.1.4 Điệp đầu - cuối
Trong 420 trường hợp sử dụng phép điệp, chúng tôi thống kê được 18 phiếu (chiếm 4,2%) Dựa vào vị trí xuất hiện chúng tôi chia điệp đầu - cuối thành các loại sau:
a.Điệp đầu - cuối ở vị trí mở đầu và kết thúc một dòng thơ
Có 8 phiếu (chiếm 44,4%)
Trang 27Ví dụ1:
“Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre”
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Ví dụ 2:
“Những người chân đất thật thà
Em thương như thể thương bà ngoại em.”
(Về quê ngoại - Hà Sơn)
b Điệp đầu - cuối ở vị trí mở đầu và kết thúc một đoạn thơ
Kiểu điệp này có 3 phiếu (chiếm 16,7%)
Ví dụ:
“Mây đen lũ lượt Kéo về chiều nay Mặt trời lật đật Chui vào trong mây”
…
Dã tràng móm mém (Rụng hai chiếc răng) Khen xôi nấu dẻo
Có công Cua Càng.”
(Cua Càng thổi xôi - Nguyễn Ngọc phú)
Trang 28d Điệp đầu - cuối ở vị trí mở đầu dòng thơ trên và kết thúc dòng thơ dưới
Tiểu loại này xuất hiện 3 phiếu (chiếm 16,7%)
Ví dụ:
“Có khi một mình Nhìn tay thủ thỉ
Em yêu em quý Hai bàn tay em”
(Hai bàn tay em - Huy Cận)
2.1.5 Điệp cuối - đầu
Chúng tôi thống kê được 25 phiếu (chiếm 6%) Căn cứ vào cách thức
sử dụng có thể chia điệp cuối - đầu thành các loại sau:
a Điệp cuối - đầu là một từ
( Thì thầm - Phùng Ngọc Hùng)
b Điệp cuối - đầu là một ngữ
Kiểu điệp này xuất hiện 2 phiếu (chiếm 8%)
Trang 29Ví dụ:
“Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi”
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
2.1.6 Điệp liên tiếp
Loại này xuất hiện 42 phiếu (chiếm 10%) Căn cứ vào cách thức sử dụng từ, ngữ trong cách điệp này, có thể phân chia thành các tiểu loại sau:
a Điệp liên tiếp một từ
Thống kê được 13 phiếu (chiếm 31%)
Ví dụ:
“Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào.”
(Con chim chiền chiện - Huy Cận)
b Điệp liên tiếp một ngữ
Trường hợp này xuất hiện 22 phiếu (chiếm 52,4%)
Đi từng bước, từng bước.”
(Đồng hồ báo thức - Hoài Khánh)
Trang 30c Điệp liên tiếp một vế câu
Theo thống kê có 7 phiếu (chiếm 16,6%)
Ví dụ:
“ Nếu chúng mình có phép lạ ! Nếu chúng mình có phép lạ !”
(Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải)
2.1.7 Điệp nhan đề
Trong 150 bài thơ thuộc đối tượng khảo sát, có 62 phiếu sử dụng kiểu điệp này (chiếm 14,8%) Căn cứ vào cách thức điệp nhan đề, có thể chia điệp nhan đề thành các tiểu loại sau:
a Điệp hoàn toàn nhan đề ở câu thơ đầu tiên
Chúng tôi thống kê được 18 phiếu (chiếm 29%)
Ví dụ:
“Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.”
(Mùa thu của em - Quang Huy)
b Điệp hoàn toàn nhan đề ở câu thơ cuối bài
Tiểu loại này có 7 phiếu (chiếm 11,35%)
Ví dụ:
“…
Rừng cọ ơi ! Rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi.”
(Mặt trời xanh của tôi - Quang Huy)
Trang 31c Điệp nhan đề ở các câu khác nhau trong bài thơ
Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi Thuyền buồm đi ngươc, thuyền thoi đi xuôi
Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đã đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi cái cầu của cha.”
(Cái cầu - Phạm Tiến Duật)
d Điệp nhan đề có biến đổi
Chúng tôi thống kê được 9 phiếu (chiếm 21,4%)
Trang 32Ví dụ 2:
“Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác.”
(Anh Đom Đóm - Võ Quảng)
2.1.8 Có thể khái quát việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi trong SGK “Tiếng Việt” qua bảng sau:
Kết quả thống kê theo từng tiểu loại
Kiểu
Số phiếu thống kê
Tỉ lệ phần trăm (%)
Điệp các từ, ngữ trong cả bài thơ 2 1,2
Điệp các từ, ngữ ở câu đầu khổ thơ 19 23
Điệp hoàn toàn nhan đề ở các câu thơ
Trang 33Điệp liên
tiếp
Điệp liên tiếp một từ 13 31
Điệp
cuối -
đầu
Điệp cuối - đầu là một ngữ
2.2 Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
Thông qua khảo sát, thống kê, phân loại phép điệp ngữ trong 150 bài thơ thiếu nhi trong chương trình SGK “Tiếng Việt” Tiểu học có thể đi đến một số nhận xét sau:
2.2.1 Hầu hết các bài thơ thuộc đối tượng khảo sát đều xuất hiện phép tu từ điệp ngữ Có thể nói, điệp ngữ là biện pháp nghệ thuật được nhiều tác giả quan tâm đặc biệt trong quá trình khai triển ý thơ, tứ thơ Việc vận dụng biện pháp này cũng hết sức đa dạng và linh hoạt chứ không bó hẹp trong một số
Trang 34kiểu điệp truyền thống Có thể thấy rõ điều này qua từng kiểu điệp ở kết quả thống kê trên
2.2.2 Kết quả thống kê cho thấy, trong tất cả các kiểu điệp ngữ, điệp cách quãng được tác giả sử dụng nhiều nhất có 147 phiếu (chiếm 35%), tiếp đến là điệp đầu (chiếm 26,7%) Điệp cuối được sử dụng ít nhất chỉ có 14 phiếu (chiếm 3,3%)
2.2.3 Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
Các yếu tố ngôn ngữ được các nhà thơ sử dụng trong phép điệp rất đa dạng và linh hoạt
Có khi yếu tố ngôn ngữ đó là từ, có thể là từ đơn hoặc từ ghép
Ví dụ 1:
“- Mẹ ơi con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió Gió xanh miền trung du Gió hồng vùng đất đỏ Gió đen hút đại ngàn Mấp mô triền núi đá Con mang về cho mẹ Ngọn gió của trăm miền
( Tuổi Ngựa - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 2:
“Thanh khiết bầu không gian Thanh khiết lời chim nói Bao ước mơ mời gọi Trong tiếng chim thiết tha”
(Con chim chiền chiện - Huy Cận)
Trang 35Có khi từ được điệp có sự biến đổi về trật tự các âm tiết hoặc biến đổi thanh điệu
Ví dụ:
“Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Trong 420 trường hợp sử dụng điệp ngữ thì có 55 trường hợp sử dụng lặp lại một ngữ - cụm từ (không tính trường hợp điệp nhan đề) Ngữ được điệp có thể được giữ nguyên cũng có thể có sự biến đổi
Ví dụ :
“Mái nhà của em Nghiêng giàn gấc đỏ Mái nhà của bạn Hoa giấy lợp hồng.”
(Một mái nhà chung - Định Hải)
2.2.4 Về mặt từ loại
Các tác giả đã sử dụng hầu hết các loại từ trong tiếng Việt để tổ chức phép điệp trong thơ của mình: danh từ, động từ, tính từ, tình thái từ, đại từ, quan hệ từ, số từ, phụ từ
Danh từ thường được các nhà thơ sử dụng nhằm nhấn mạnh sự vật, sự việc, địa danh hay tình cảm trong sáng tác của mình
Ví dụ:
“Đêm em nằm ngủ Hai hoa ngủ cùng Hoa thì bên má Hoa ấp cạnh lòng.”
(Hai bàn tay em - Huy Cận)
Trang 36Động từ được các tác giả dùng trong phép điệp thường gắn với diễn biến tâm trạng hoặc những hoạt động nhận thức của nhân vật trữ tình
(Vẽ quê hương - Định Hải)
Quan hệ từ cũng được các nhà thơ sử dụng trong phép điệp đầu rất linh hoạt
Ví dụ:
“Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn Như đầu sông đầu suối Như đầu mây đầu gió Như quê ta - ngọn núi Như đất trời biên cương”
(Chiều biên giới - Lò Ngân Sủn)
Trang 37Nhìn chung dù sử dụng từ loại nào, các yếu tố ngôn ngữ này đều tạo được hiệu quả biểu đạt cao Điều này sẽ được làm rõ trong chương sau: “Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi.”
2.2.5 Trong quá trình khảo sát, thống kê các bài thơ trong SGK Tiếng Việt Tiểu học chúng tôi thấy một kiểu điệp đã được các nhà thơ vận dụng một cách khá linh hoạt trong nhiều bài thơ là điệp nhan đề Trong tổng số 150 bài thơ được khảo sát thì có tới 71 bài thơ các tác giả sử dụng hình thức điệp này Đây là việc làm mang dụng ý nghệ thuật cao của các tác giả Nhan đề bao giờ cũng là yếu tố định hướng tiếp cận nội dung tư tưởng của tác phẩm Việc điệp lại nhan đề không chỉ nhấn mạnh vai trò định hướng của nó mà đó còn là những cung bậc cảm xúc của thi nhân khi hòa mình vào thế giới trẻ thơ, sống cuộc sống của trẻ thơ, nghĩ những ý nghĩ của trẻ thơ, nói tiếng nói của trẻ thơ Nhan đề thơ có thể được điệp lại hoàn toàn ở câu thơ đầu tiên, hoặc câu cuối cùng, hoặc lặp lại ở các câu khác nhau trong bài, cũng có khi chỉ lặp lại một vài yếu tố trong nhan đề ấy Dù là điệp ở hình thức nào thì mục đích cuối cùng cũng là muốn đưa trẻ em đến gần hơn với thi ca, cho các em biết yêu thương, biết ước mơ, hy vọng
Qua nghiên cứu và thống kê phân loại điệp ngữ có thể thấy điệp ngữ là một biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong thơ thiếu nhi, đặc biệt là các bài thơ trong chương trình Tiểu học Biện pháp điệp ngữ trong thơ vừa phong phú, đa dạng về hình thức lại chứa đựng hiệu quả nghệ thuật sâu sắc Trên thực tế cho thấy điệp ngữ không chỉ bó hẹp trong phạm vi bảy, tám kiểu điệp truyền thống mà còn tùy vào cách thức sử dụng của mỗi loại và khả năng vận dụng linh hoạt của các nhà thơ mà trong mỗi loại lớn lại có thể chia thành các tiểu loại nhỏ Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong thơ, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi
Trang 38Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong
thơ thiếu nhi
Điệp ngữ là một phương tiện diễn đạt quan trọng, một phương thức tu
từ gây ấn tượng mạnh giàu sắc thái tạo hình, biểu cảm Để thấy rõ hơn hiệu quả của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong thơ thiếu nhi chúng tôi đi sâu khai thác một số tác dụng của biện pháp điệp ngữ qua các bài thơ trong chương trình Tiểu học
3.1 Điệp ngữ với chức năng nhấn mạnh nội dung thông báo trong thơ
Chức năng nhấn mạnh nội dung thông báo là một trong các chức năng của ngôn ngữ văn chương Để ngôn ngữ văn chương có thể đảm nhận tốt chức năng này, các tác giả thường chọn các biện pháp tu từ - tức là chọn cách lựa chọn, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ trong văn bản Điệp ngữ là một trong những biện pháp tu từ thường được các tác giả sử dụng để thông báo nội dung
tư tưởng nhằm tạo ra giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm
3.1.1 Điệp ngữ được sử dụng để nhấn mạnh đối tượng được tái hiện trong thơ
Mỗi nhà thơ khi sáng tác thơ cho thiếu nhi đã không quên đưa vào trong thơ những hình ảnh, cảnh vật gần gũi, quen thuộc với thiếu nhi Dưới cái nhìn của trẻ thơ mọi sự vật đều trở nên có hồn, trở thành người
bạn thân của trẻ Nhà thơ Ngô Văn Phú trong bài “Gió” đã biến “gió” một
đối tượng vô tri, vô giác không nắm được, không sờ được lại hiện hữu ngay trong mỗi ngôi nhà của trẻ:
“Gió ở rất xa, rất rất xa, Gió thích chơi thân với mọi nhà Gió cù khe khẽ anh mèo mướp
Rủ đàn ong mật đến thăm hoa
Trang 39Gió đưa những cánh diều bay bổng Gió ru cái ngủ đến la đà
Hình như gió cũng thèm ăn quả Hết trèo cây bưởi lại trèo na…” Bài thơ ngắn chỉ gói gọn trong tám câu thơ, vậy mà từ “gió” được lặp lại tới năm lần ở đầu các câu thơ Lúc đầu “gió” là một người bạn từ xa đến
rất thích đến chơi với mọi nhà, thích cù khe khẽ anh mèo mướp lúc anh ta
đang ngủ, rồi lại rủ đàn ong mật đến thăm “nhà hoa” Chiều chiều, “gió” theo
đám trẻ chơi thả diều, đưa những cánh diều lên tít tận trời cao rồi vi vu cùng
tiếng sáo, ngân nga những giai điệu đồng quê Năm câu thơ đầu từ “gió” được điệp lại ở đầu các câu thơ, đến câu thứ bảy từ “gió” lại được đưa vào
giữa câu thơ vừa tạo hiệu quả nhấn mạnh hơn đối tượng vừa thể hiện sự linh
hoạt của nhà thơ Ngô Văn Phú trong việc sử dụng điệp từ “gió” Câu cuối cùng của bài thơ không xuất hiện từ “gió”, song việc điệp lại hai động từ
“trèo” trong cùng một câu thơ càng khắc họa rõ nét tính cách tinh nghịch của
“gió” Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa biện pháp điệp ngữ và biện pháp nhân hóa Nhờ điệp ngữ mà “gió” đã bộc lộ hết tính cách tinh nghịch của trẻ thơ, nhờ nhân hóa mà mỗi bạn nhỏ đều tìm thấy mình trong “gió”
Cũng kết hợp giữa điệp ngữ và nhân hóa song trong bài thơ “Trăng ơi…từ đâu đến” hình ảnh “trăng” không chỉ ngộ nghĩnh đáng yêu trong cái
nhìn của trẻ con, mà trăng còn là người bạn vừa thân quen vừa xa lạ Chỉ có một câu hỏi mà gợi ra trong trí óc trẻ bao điều mới lạ:
“Trăng ơi… từ đâu đến ? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà
Trang 40Trăng ơi… từ đâu đến ? Hay biển xanh kì diệu Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi… từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời
Trăng ơi… từ đâu đến ? Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ
Trăng ơi… từ đâu đến ? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng từ đâu… từ đâu ? Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em…”
Tác giả đã sử dụng kiểu điệp câu đầu khổ thơ để điệp lại câu hỏi
“Trăng ơi… từ đâu đến ?” ở hầu hết các câu đầu của khổ thơ và từ “trăng”
được điệp trong tất cả các khổ thơ như lí giải cho cái nhìn hồn nhiên của trẻ trước những hiện tượng của tự nhiên, biến cái xa xôi trở nên gần gũi, biến cái