Hãy so sánh việc đọc truyện thần thoại, truyền thuyết trên những trang sách với việc được nghe kể chuyện trong một buổi tối quây quần mùa đông, bên bếp lửa bập bùng với một giọng kể hào
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tất thảy chúng ta đều lớn lên từ những câu hát ru đằm thắm tình người, những câu chuyện hấp dẫn giàu tính nhân văn của bà, của mẹ Như một bản
năng, trẻ em rất thích nghe kể chuyện, “Buổi tối, tôi thường nghe chuyện cổ
tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp đẽ làm sao! Mỗi truyện là một bài ca” (Puskin) Trẻ em ngây thơ và tâm hồn trong sáng, luôn luôn hướng thiện,
mỗi câu chuyện đến với các em bao giờ cũng được đón nhận nồng hậu, sâu sắc, đặc biệt là học sinh tiểu học Chính vì thế, việc dạy học sinh tiểu học biết cách kể chuyện là rất cần thiết Quả thực tâm lý chung của các em tiếp nhận các bài học lời khuyên trong cuộc sống qua các câu chuyện bao giờ cũng thấm thía, nhẹ nhàng đi vào lòng các em hơn là các triết lí, giáo huấn khô cứng Học sinh tiểu học luôn có nhu cầu giao tiếp với thế giới xung quanh Mỗi câu chuyện là một không gian, một thế giới đẹp đẽ để giúp các em hiểu biết và nhận thức cuộc sống bên ngoài
Kho tàng văn học dân gian xưa nay vốn là kho kinh nghiệm sống quý báu của ông cha Nhân dân ta, từ xưa đến nay vẫn thường dùng các câu chuyện kể để giáo dục nhẹ nhàng, từ nhỏ là những câu chuyện ngắn đầy ý nghĩa giáo dục, lớn lên là những câu chuyện lao động Truyện trở thành thứ không thể thiếu ở mỗi người, con đường lựa chọn tốt nhất để chúng ta tiếp xúc với thế giới là qua những câu chuyện Mỗi chuyện luôn là kho tàng mới lạ
mở ra những điều kì diệu, lí thú và hấp dẫn về sự ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa của các nhân vật, cốt truyện Nhưng ngày nay, cuộc sống hiện đại chạy đua theo thời gian khiến các em không được tiếp xúc nhiều với những câu chuyện
mà chủ yếu là vi tính, điện tử, truyện tranh, những câu chuyện đời thường trong cuộc sống và gia đình Trẻ em có khi bắt buộc phải nắm được kiến thức,
Trang 2tri thức khoa học, không còn thời gian để nghe những câu chuyện bình dị đơn giản mà giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc
Điều mà chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng là việc tiếp thu những bài học
từ câu chuyện kể là dễ dàng hơn so với việc nghe một giáo lí khô cứng một cách đơn thuần Nhưng mỗi một thể loại truyện lại có một “không khí” riêng cho việc tiếp thu nó, và chính những môi trường sinh hoạt tập thể đã tạo nên một không khí riêng cho việc tiếp thu một câu chuyện Hãy so sánh việc đọc truyện thần thoại, truyền thuyết trên những trang sách với việc được nghe kể chuyện trong một buổi tối quây quần mùa đông, bên bếp lửa bập bùng với một giọng kể hào hùng của những già làng, trưởng bản Hay việc đọc truyện
cổ tích đơn thuần so với việc vào buổi tối, ngồi bên bà và nghe bà kể chuyện,
ba bốn đứa trẻ vòng quanh trước mặt bà và cùng bình luận về ý nghĩa của mỗi câu chuyện mà ta được nghe bà kể
Tuy nhiên, việc tạo ra được những môi trường sinh hoạt như vậy là rất khó với cuộc sống hiện đại Người giáo viên tiểu học, những người giữ vai trò làm cầu nối giữa học sinh với các câu chuyện phải biết cách giúp học sinh cảm thấy gần gũi với những câu chuyện ấy Để học sinh có thể yêu thích kể chuyện và lĩnh hội được nội dung câu chuyện cũng như phát triển được trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mĩ và nhân cách thông qua môn học kể chuyện thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách kể chuyện theo đúng đặc trưnng của từng thể loại Vì khi trẻ nắm được cách kể chuyện theo đúng đặc trưng thể loại thì câu chuyện sẽ hay hơn, sinh động hơn Từ đó, trẻ có hứng thú với việc tìm hiểu các câu chuyện và nội dung của nó Muốn câu chuyện đến với trẻ thật hấp dẫn, đọng lại trong tâm trí trẻ thì những biện pháp dạy học sinh kể chuyện phải như một cầu nối giữa trẻ với câu chuyện
Như vậy, việc dạy học sinh tiểu học kể chuyện theo đúng đặc trưng thể loại là điều kiện quan trọng giúp các em nắm rõ nội dung, ý nghĩa của từng
Trang 3câu chuyện bởi mỗi thể loại truyện khác nhau lại có những cách thể hiện khác nhau giúp người nghe dễ dàng lĩnh hội được toàn bộ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Từ đó, hình thành nên những đức tính tốt đẹp của con người Các câu chuyện đó sẽ giúp các em thư giãn, kích thích hứng thu học tập và hình thành nhân cách cho trẻ em, góp phần bảo tồn và phát huy kho tàng văn học dân gian của dân tộc Chính vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Dạy học sinh tiểu học kể chuyện theo đặc trưng thể loại” để đi sâu nghiên
cứu, đề xuất một số biện pháp dạy học sinh tiểu học kể chuyện nhằm xây dựng kĩ năng kể chuyện cho học sinh
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể chuyện ở tiểu học là một phân môn học lí thú và hấp dẫn Vấn đề kể
chuyện và dạy kể chuyện cho học sinh tiểu học đã được rất nhiều tác giả đề cập đến
Nổi bật trong số đó là tác giả Chu Huy với cuốn: “Dạy kể chuyện ở
trường tiểu học”, xuất bản năm 2000, Nxb Giáo dục Trong cuốn sách này,
tác giả đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy kể chuyện, về nhu cầu kể chuyện của trẻ, về các loại truyện dùng trong trường tiểu học Đặc biệt,
tác giả còn đề cập đến những biện pháp dạy phân môn Kể chuyện ở các lớp
bậc tiểu học Đây là cuốn sách hỗ trợ đắc lực cho các giáo viên tiểu học
Tác giả Đàm Hồng Quỳnh trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt
1” đã đề cập đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
Tiếng Việt 1, trong đó có Kể chuyện lớp 1
Với cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của Bộ Giáo dục vào Đào
tạo phát hành năm 1993, các tác giả Lê A – Thành Thị Yên Mĩ – Lê Phương
Nga – Nguyễn Trí đã đưa ra vị trí, vai trò của phân môn Kể chuyện đối với
Trang 4học sinh tiểu học Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra ý kiến của mình về
phương pháp dạy học hiệu quả cho phân môn Kể chuyện
Tác giả Nguyễn Long Hải đã xây dựng đề tài: “Dạy học kể chuyện sáng
tạo cho học sinh lớp 2,3” nhằm giúp học sinh biết cách kể, kể đúng kể hay
một câu chuyện Hơn thế nữa, các em biết cách kể chuyện sáng tạo như nhập vai một nhận vật kể lại chuyện, thay tác giả kể lại chuyện,… Các em có rất nhiều hình thức để kể chuyện theo giọng tự nhiên của mình
Quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật, khoa học, phức tạp, tinh
tế, độc đáo Đối với phân môn Kể chuyện thì đặc điểm này càng được bộc lộ đầy đủ, rõ ràng Người giáo viên dạy Kể chuyện phải tìm hiểu và khám phá được đặc trưng của phân môn này Vì thế, tìm ra biện pháp dạy học sinh Kể
chuyện là đã tìm ra con đường để học sinh tìm được tri thức, nhân cách cho
mình
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những biện thủ thuật kể chuyện theo đúng đặc trưng thể loại
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp dạy học Kể chuyện
4 2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại
ở những biện pháp dạy học sinh tiểu học kể chuyện theo đặc trưng thể loại
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
Trang 5- Tìm hiểu các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài
- Đưa ra một số biện pháp kể chuyện diễn cảm hấp dẫn theo đặc trưng thể loại
- Thể nghiệm sư phạm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được những biện pháp dạy học sinh tiểu học kể chuyện theo đúng đặc trưng thể loại sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn
Kể chuyện nói riêng và môn học Tiếng Việt nói chung
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
8 Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung gồm có hai
chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề liên quan đến dạy kể chuyện ở tiểu học
Chương 2: Dạy học sinh Tiểu học kể chuyện theo đặc trưng thể loại
Trang 6NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DẠY HỌC KỂ
CHUYỆN Ở TIỂU HỌC
1.1 Khái niệm kể chuyện
Kể là một động từ biểu thị hành động nói Theo từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) kể là nói rõ đầu đuôi
Tác giả Chu Huy đã đưa ra ý kiến của mình về kể chuyện như sau: Khi ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ
nghĩa sau:
a) Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình hài kịch) – còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết
b) Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng
c) Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong phân môn Tập làm văn d) Chỉ tên một phân môn học ở các lớp trong trường Tiểu học
Ở phạm trù ngữ nghĩa (a) văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc tiểu
thuyết Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện Đặc trưng cơ bản của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng
Ở phạm trù ngữ nghĩa (b) kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh
động bằng lời nói Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú
ý của người dùng xen kẽ phương pháp kể chuyện Với các môn khoa học tự
nhiên, kể chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả
quá trình phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học
Ở phạm trù ngữ nghĩa (c) văn kể chuyện là một loại văn học mà học sinh
phải được luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc viết thành bài theo những quy tắc nhất định Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên
Trang 7nó trở thành loại hình cần được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận
Ở phạm trù ngữ nghĩa (d) kể chuyện là một môn học của lớp Tiểu học
trường phổ thông Có người hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân gian, kể chuyện cổ tích Thực ra không hẳn vậy, kể chuyện bao gồm việc kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ tích và truyện hiện đại nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người
Có thể xác định kể chuyện là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết
ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là một khái niệm) nhất định Lâu nay thuật ngữ kể chuyện vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trên sách báo
Kể chuyện theo tác giả Chu Huy đã được phản ánh một cách rõ ràng và
đầy đủ về các phạm trù ngữ nghĩa Đây là khái niệm đã được các tác giả khác công nhận Vì vậy, trong khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi xin phép trình bày theo quan điểm của Chu Huy
1.2 Khái niệm đặc trưng thể loại
Theo Từ điển tiếng Việt (do tác giả Văn Tân chủ biên), đặc trưng (danh
từ) là nét riêng biệt và tiêu biểu được xem là dấu hiệu để phân biệt với sự vật
khác, (đồng nghĩa với đặc thù) Với vai trò là tính từ, đặc trưng là có tính chất riêng biệt và tiêu biểu, làm cho phân biệt được với sự vật khác Còn theo Từ
điển Tiếng Việt (nhà xuất bản đại học Bách khoa), đặc trưng (tính từ) là tính
chất riêng không giống với tính chất của sự vật khác Đặc trưng theo tác giả
Văn Tân đã được phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng về các phạm trù ngữ nghĩa
Cũng theo tác giả Văn Tân, thể loại (danh từ) là hình thức sáng tác văn
học, nghệ thuật được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sự vận
Trang 8dụng ngôn ngữ, phong cách thể hiện Theo Từ điển Tiếng Việt (nhà xuất bản đại học Bách khoa), thể loại là toàn bộ những tác phẩm có chung đặc tính nội
dung, giọng văn, phong cách Tác giả Văn Tân đã phản ánh một cách rõ ràng,
đầy đủ các phạm trù của thể loại
Như vậy, trên bình diện ngôn ngữ, đặc trưng thể loại (theo tác giả Văn
Tân) là nét riêng biệt và tiêu biểu được coi là dấu hiệu để phân biệt các thể loại văn học với nhau theo các phương thức phản ánh hiện thực, sự vật ngôn ngữ, phong cách thể hiện
Dựa vào các bài học trong phân môn Kể chuyện ở tiểu học, chúng tôi phân chia các thể loại truyện trong phân môn Kể chuyện ở tiểu học như sau:
- Truyện truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện đồng thoại
- Truyện hiện đại
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thần thoại và truyện cười là hai thể loại phổ biến Tuy nhiên, trong chương trình phân môn Kể chuyện ở tiểu học không có những tác phẩm thuộc hai thể loại này Hai thể loại này chỉ xuất hiện với tư cách là văn bản tập đọc
1.3 Truyện và chuyện
1.3.1 Chuyện là gì?
Chuyện là chỉ tất cả sự việc diễn ra trong đời sống (việc, sự việc,
chuyện) Những sự việc đó thông thường tồn tại trong đời sống thì là việc
nhưng khi người ta kể cho nhau nghe thì chuyển thành chuyện Chuyện là gốc
tạo nên tất cả thể hiện ở việc: có chuyện đời thường mới tạo nên tiền đề cho các tác phẩm sau này
Trang 9Phạm vi chuyện tùy thuộc vào mỗi người đánh giá, đối với người này thì có thể là “chuyện” nhưng đối với người khác thì lại không
1.3.2 Truyện là gì?
Chuyện đời thường khi viết lại trong văn bản chữ thì sản phẩm được
viết ra đó gọi là truyện Truyện là tên gọi một tác phẩm thuộc thể loại tự sự (truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn…) Truyện cũng là một sản phẩm từ ngôn ngữ nói ghi chép lại thành văn bản Truyện bao gồm cốt truyện, tình tiết, lời
kể, nhân vật Nếu thiếu một trong bốn yếu tố trên thì không thể thành Truyện
1.3.3 Từ truyện đọc đến kể chuyện
“Truyện” gắn liền với văn bản chữ gọi là “truyện” để đọc Tất cả các
sự việc trong đời sống được tả lại bằng lời nói miệng được gọi là kể chuyện
Ví dụ: chuyện trò, câu chuyện, nói chuyện… Còn truyện nếu kể lại bằng miệng cũng được gọi là kể chuyện và nội dung của truyện gọi là câu chuyện
Từ văn bản truyện đọc đến kể chuyện, người kể được quyền thoát ly
văn bản, dựa vào cốt truyện kể lại theo lời kể của mình sao cho lôi cuốn người nghe
1.4 Vai trò của kể chuyện
1.4.1 Kể chuyện làm thỏa mãn nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em
Từ tuổi lên ba, bập bẹ biết nói, trẻ em đã thích nghe kể chuyện Cho đến khi tới tuổi mẫu giáo, tiểu học, những câu chuyện vẫn có sức hút đặc biệt với các em Trẻ em chưa nhận biết được xung quanh với bao điều kì diệu và mới mẻ, vì vậy các em luôn luôn mong ước được khám phá cuộc sống bằng những câu chuyện vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu với những bài học nhẹ nhàng về
xã hội, con người Mỗi một nội dung lý thú, một nguồn tưởng tượng giàu có, những hình tượng nghệ thuật trong sáng là những cái lôi cuốn sự chú ý của các em, đem lại cho các em nguồn vui và đồng thời có tác dụng giáo dục các
em, đem lại cho các em nguồn vui và đồng thời có tác dụng giáo dục các em
Trang 10Những câu chuyện là một trong những hình thức nhận thức thế giới của trẻ, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống
Các câu chuyện đến với các các em có khi là thế giới thiên nhiên màu sắc của đồng hoa, của cây cỏ với những con vật đáng đáng yêu Lại có khi là thế giới xã hội ở một gia đình, một xóm làng hay một đất nước nào đó Trẻ như lạc vào thế giới vừa thật, vừa ảo, lại phù hợp với lứa tuổi, ước mơ Bởi vì những nhân vật trong các câu chuyện có khi là bác Gấu, bạn Thỏ, bạn Rùa,… hoặc người em, người anh, người con, người mẹ, cô bé quành khăn đỏ,… Những câu chuyện này luôn mang đầy nét kì ảo, tình tiết đơn giản, dễ hiểu, dễ đi vào tâm trí các em, phù hợp với tư duy, suy nghĩ còn non nớt, mộc mạc, giản dị Những nhân vật đều nhân cach hóa sống động và phản ánh những mối quan hệ mà trẻ thường gặp Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe kể chuyện, đọc truyện và kể chuyện cho người khác nghe
1.4.2 Phân môn Kể chuyện góp phần rèn các kĩ năng và năng lực về tiếng Việt
Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trước hết vì
hành động “kể” là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp
Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động giao tiếp
Trước hết, phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh
Giờ Kể chuyện rèn cho học sinh kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoại thành bài theo phong cách nghệ thuật Nghĩa là trẻ phải có lời nói mạch lạc, hay là sự diễn đạt mở rộng nội dung xác định, được thể hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tình biểu cảm Sự mạch lạc của lời nói chính là sự mạch lạc tư duy Lời nói mạch lạc phản ánh tư duy logic
Trang 11của trẻ, kĩ năng suy nghĩ về cái tiếp nhận được và phản ánh nó một cách đúng đắn
Khi kể lại câu chuyện, trẻ cố gắng sử dụng những từ, câu có hình tượng học được từ các tác phẩm nghệ thuật Các em thể hiện suy nghĩ của mình một cách chặt chẽ, tuần tự, chính xác và có hình ảnh
Trẻ có kĩ năng kể lại chuyện một cách hào hứng và lôi cuốn người nghe bằng sự diễn đạt của mình, giúp trẻ trở nên thích giao tiếp hơn, khắc phục được những tình trạng rụt rè, giúp trẻ tự tin hơn Kĩ năng kể chuyện là một kĩ năng có tính tổng hợp kĩ năng nói và kĩ năng diễn cảm
Một trong những kĩ năng mà kể chuyện rèn cho học sinh là kĩ năng nghe và phân tích truyện Việc rèn luyện kĩ năng này được thực hiện ngay tại lớp khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ, cách kể lại, cách diễn đạt ngôn ngữ, cách phối hợp điệu bộ và nét mặt tại lớp chứ không phải đợi các
em về nhà mới làm bài tập Các câu chuyện ở tiểu học thường đến với học sinh qua lời kể của giáo viên, của các bạn trong lớp Do đó, kĩ năng nghe cũng được phát triển rõ rệt
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng
lâu đời và vô cùng quý báu Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó ” Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ tư duy cũng được
phát triển Đặc biệt, sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào tình tiết của câu chuyện, tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ kể chuyện, tư duy hình tượng
và cảm xúc thẩm mỹ của trẻ cũng được phát triển
1.4.3 Kể chuyện góp phần hình thành nhân cách cho học sinh
Giờ Kể chuyện giúp học sinh tiếp xúc với tác phẩm văn học Đó là
những tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới Nhờ đó mà vốn văn học của học sinh được tích lũy dần và trở thành hành trang quý báu cho các em trong suốt cuộc đời mình Ngoài ra, mỗi câu chuyện còn mở rộng tầm hiểu
Trang 12biết, trí tưởng tượng phong phú cho học sinh, làm tăng vốn kinh nghiệm về cuộc sống xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo và ước mơ của các em
Những câu chuyện giúp trẻ em xác lập thái độ với các hiện tượng của đời sống xung quanh, đối với con người và từ đó dần dần hình thành nhân cách cho trẻ Khi được nghe kể chuyện, trẻ sống trong các nhân vật, đồng tình với cái thiện, lên án cái ác
Có những chiến thắng của cái thiện, của những nhân vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng nhân ái và thông minh khiến các em vui mừng thích thú Nhân vật đó
là chú Thỏ trong rừng đã dùng mưu kế của mình giết Sư Tử gian ác cứu muôn
loài trong rừng (Thỏ và Sư Tử) Hay Cừu non bé bỏng lừa Sói già đang định
ăn thịt mình để thoát thân trong Sói và Cừu Những bài học về trí khôn, về sự
dũng cảm của các loài vật hay con người đều được thấm nhuần vào tư duy của trẻ và giúp ích cho trẻ trong cuộc sống sau này
Đặc biệt, truyện còn là những bài học đơn giản có tính giáo dục cao Ví
dụ : không chủ quan, kiêu ngạo, phải biết kiên trì và nhẫn nại (Rùa và Thỏ),
phải vâng lời mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường dễ bị kẻ xấu
là hại (Cô bé trùm Khăn đỏ), phải biết quý tình bạn (Cô chủ không biết quý
tình bạn), biết nói năng lịch sự (Hai tiếng kì lạ), biết tự lực cánh sinh ( Sự tích dưa hấu),…
Tính nhân văn trong các câu chuyện cũng được thể hiện rất rõ “Bông
hoa cúc trắng” là một bài ca xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng, sự hiếu
thảo của người con vượt qua bao khó khăn để lấy được bông hoa chữa bệnh cho mẹ Nhưng hơn thế nữa, cô bé còn muốn mẹ sống lâu hơn nên cô bé cứ
xé mãi những cánh hoa thành những cánh nhỏ hơn Tính nhân văn có khi lại
là niềm vui bất ngờ của các bạn nhỏ khi gặp được Bác Hồ, được Bác dặn dò,
khen thưởng, động viên trong truyện “Niềm vui bất ngờ” Các câu chuyện còn làm hiện lên triết lý “ ở hiền gặp lành”, thể hiện rõ nhất là “Sư Tử và
Trang 13Chuột Nhắt” Đó là câu chuyện về chú Chuột Nhắt bị rơi vào tay Sư Tử
nhưng được Sư Tử tha cho Sau này khi Sư Tử gặp nạn, chính Chuột Nhắt đã gọi bạn bè đến cứu Sư Tử để đèn ơn cứu mạng khi xưa Và còn rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp đẽ, cao quý Cuối cùng chúng đọng lại trong trẻ những cách đối nhân xử thế, những tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương con người
Vai trò của kể chuyện đối với học sinh tiểu học là vô cùng to lớn Nó góp phần tạo nên những cái đẹp, cái nhân trong trẻ và những chuẩn mực xã hội mà con người vươn tới
Một điều quan trọng là làm sao ngay từ thời thơ ấu, các em biết yêu mến
và bảo vệ thiên nhiên học hỏi những cái hay, cái đẹp, lên án những cái xấu xa, tội lỗi Đó cũng là một mặt trong xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.5 Yêu cầu, nội dung chương trình phân môn Kể chuyện ở tiểu học Chương trình Kể chuyện ở tiểu học được phân bố theo các lớp như sau:
Ở lớp 1, trong phần Học vần chưa có giờ kể chuyện riêng, nhưng từ phần Luyện tập tổng hợp (bắt đầu từ tuần 23), mỗi tuần có 1 tiết Kể chuyện
Ở lớp 2, mỗi tuần có 1 tiết Kể chuyện
Ở lớp 3, mỗi tuần 0,5 tiết Kể chuyện, học chung trong 1 tiết với bài tập đọc đầu tuần
Ở lớp 4, 5, mỗi tuần có 1 tiết Kể chuyện
1.5.1 Bài học kể chuyện ở lớp 1
Dựa vào nguồn tư liệu được dùng để kể, các bài học Kể chuyện được chia làm ba loại: kể chuyện theo tranh, kể chuyện đã nghe, đã đọc (loại bài này được chia làm hai dạng: kể chuyện đã nghe và kể chuyện đã đọc), kể
chuyện được chứng kiến, tham gia
Trang 14Ở lớp 1, trong giai đoạn Học vần, cuối mỗi tiết ôn tập, HS đã bắt đầu được nghe kể những câu chuyện đơn giản có tên truyện gắn với với các vần mới học và tập kể một vài câu về nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh
họa Đó là các truyện: Hổ, Cò đi lò dò, Thỏ và Sư tử, Tre ngà, Khỉ và Rùa,
Cây khế, Sói và Cừu, Chia phần, Quạ và Công, Chuột nhà và Chuột đồng, Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
Phần Luyện tập tổng hợp được học trong 13 tuần, trừ tuần ôn tập, mỗi
tuần có 1 tiết kể chuyện, đó là những truyện sau: Rùa và Thỏ, Cô bé trùm
khăn đỏ, Trí khôn, Sư tử và Chuột nhắt, Bông hoa cúc trắng, Niềm vui bất ngờ, Sói và Sóc, Dê con nghe lời mẹ, Con rồng cháu tiên, Tình bạn, Hai tiếng
kì lạ, Sự tích dưa hấu
Những câu chuyện được kể ở lớp 1 có nội dung giản dị, dễ hiểu nhằm bồi dưỡng cho HS những phẩm chất, những nét tính cách quan trọng, đưa ra những lời khuyên cần thiết và bổ ích Ví dụ: không chủ quan, kiêu ngạo, phải
biết kiên trì và nhẫn nại (Rùa và Thỏ), phải vâng lời cha mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường dễ bị kẻ xấu làm hại (Cô bé trùm khăn đỏ), phải biết quý tình bạn (Cô chủ không biết quý tình bạn), biết nói năng lịch sự
(Hai tiếng kì lạ), biết tự lực cánh sinh (Sự tích dưa hấu)
1.5.2 Bài học kể chuyện lớp 2
Kể chuyện ở lớp 2 gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc Ở lớp 2, nội dung cả 31 tiết Kể chuyện đều là kể lại những câu chuyện HS đã học trong bài Tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần Hệ thống 31 văn bản tập đọc - kể chuyện chọn vào SGK Tiếng Việt 2 đều có nội dung phù hợp với chủ điểm của từng đơn vị học, với tâm lí trẻ lớp 2 và được biên soạn lại cho phù hợp với trình độ của các em Các bài học kể chuyện ở lớp 2 được phân bố theo từng tuần như sau:
Học kì I:
Trang 151 Có công mài sắt có ngày nên kim
13 Bông hoa niềm vui
14 Câu chuyện bó đũa
21 Chim Sơn Ca và bông Cúc Trắng
22 Một trí khôn hơn trăm trí khôn
23 Bác sĩ Sói
24 Quả tim khỉ
25 Sơn Tinh Thủy Tinh
26 Tôm Càng và Cá Con
Trang 16với thiên nhiên: Ông Mạnh thắng Thần Gió), bảo vệ môi trường (chim chóc, hoa cỏ cũng có cuộc sống riêng của chúng, đừng làm hại chúng: Chim sơn ca
và bông cúc trắng), đoàn kết dân tộc (các anh em trên đất nước ta đều chung
một gốc: Chuyện quả bầu) đến tình cảm gia đình (biết quan tâm đến ông bà: Sáng kiến của bé Hà; biết vâng lời cha mẹ: Sự tích cây vú sữa; anh em phải yêu thương, đùm bọc nhau: Câu chuyện bó đũa, Hai anh em), bạn bè (bạn tốt
là người dám hi sinh vì bạn: Bạn của Nai Nhỏ; những kẻ giả dối, bội bạc thì không có bạn: Quả tim khỉ; không nên đùa ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái: Bím tóc đuôi sam); đức kiên trì, nhẫn nại (kiên trì nhẫn nại thì sẽ thành công: Có công mài sắt có ngày nên kim),
1.5.3 Bài học kể chuyện lớp 3
Kể chuyện ở lớp 3 cũng gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc Ở lớp
3, các bài kể chuyện được học trong 0,5 tiết, đều là kể lại những câu chuyện
Trang 17HS đã học trong bài tập đọc đầu mỗi tuần Các bài học Kể chuyện ở lớp 3 được phân bố theo từng tuần như sau:
Trang 1824 Đối đáp với vua
sĩ trong lịch sử, gương lao động của các nhà khoa học, các nghệ sĩ, các vận động viên thể thao, về tình hữu nghị của các dân tộc, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và bảo vệ môi trường… Qua những câu chuyện này, HS có được vốn từ phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và năng lực suy nghĩ của các em cũng được nâng lên một mức cao hơn hẳn lớp 2
1.5.4 Các dạng bài học Kể chuyện ở lớp 4, 5
Ở lớp 4, 5 có ba dạng bài học kể chuyện: kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp; kể chuyện đã nghe, đã đọc; kể chuyện đã được chứng kiến, tham gia Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp được thực hiện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm 3 tuần học Trong trường hợp này, câu chuyện (có độ dài khoảng trên dưới 500 chữ) được in trong SGV, trình
Trang 19bày thành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong SGK Câu chuyện được thầy, cô kể cho HS nghe, rồi HS kể lại Bên cạnh mục đích chung là rèn
kĩ năng cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe Ở nhiều bài
có thêm điểm tựa để nhớ truyện là tranh minh họa và gợi ý dưới tranh Kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể chuyện yêu cầu HS phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc
ai đó kể) để kể lại Kiểu bài này trước đây chỉ có trong giờ TLV Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể chuyện còn có mục đích kích thích HS ham đọc sách Kiểu bài kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia yêu cầu
HS kể những chuyện người thật, việc thật có trong cuộc sống xung quanh mà các em đã biết, đã thấy, cũng có khi chính các em là nhân vật của câu chuyện Kiểu bài này trước đây chỉ có trong giờ TLV Các bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia rất đa dạng vì chúng gắn với các chủ điểm của sách Bên cạnh mục đích rèn luyện kĩ năng nói, kiểu bài kể chuyện được chứng kiến, tham gia còn có mục đích rèn cho HS thói quen quan sát, ghi nhớ So với các câu chuyện ở lớp 2, 3 thì các chuyện ở lớp 4, 5 có độ dài lớn hơn, tình tiết phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn Những câu chuyện này nói về những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải rèn luyện gắn với các chủ điểm học tập
Các bài học Kể chuyện lớp 4 được phân bố theo các tuần học như sau:
Học kì I:
1 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Sự tích hồ Ba Bể)
2 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc bài thơ Nàng tiên ốc và kể lại)
3 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng nhân hậu)
4 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một nhà thơ chân chính)
Trang 205 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tính trung thực)
6 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng tự trọng)
7 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lời ước dưới trăng)
8 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí)
9 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân)
10 Ôn tập
11 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bàn chân kì diệu)
12 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về một người có nghị lực)
13 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó)
14 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Búp bê của ai)
15 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện có nhân vật là những
đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em)
16 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh)
17 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một phát minh nho nhỏ)
18 Ôn tập
Học kì II:
19 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bác đánh cá và gã hung
thần)
20 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể câu chuyện về một người có tài)
21 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết)
22 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Con vịt xấu xí)
Trang 2123 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác)
24 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về việc em (hoặc người xung quanh đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp)
25 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Những chú bé không chết)
26 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm)
27 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia)
28 Ôn tập
29 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Đôi cánh của ngựa trắng)
30 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm)
31 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia)
32 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Khát vọng sống)
33 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan yêu đời)
34 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một người vui tính mà em biết)
35 Ôn tập
Các bài học Kể chuyện lớp 5 được phân bố theo các tuần học như sau:
Học kì I:
1 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lí Tự Trọng)
2 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta)
Trang 223 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết)
4 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai)
5 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh)
6 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề:
Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước/Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh)
7 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Cây cỏ nước Nam)
8 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên)
9 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về một lần em đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác)
10 Ôn tập
11 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Người đi săn và con nai)
12 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường)
13 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề:
Kể một việc làm tốt của em hoặc một người xung quanh để bảo vệ môi trường/ Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường)
14 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Pastơ và em bé)
15 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về những người
đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân)
16 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình)
Trang 2317 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh)
18 Ôn tập
Học kì II:
19 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Chiếc đồng hồ)
20 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh)
21 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong các đề bài sau: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa / Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông/ Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ)
22 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Ông Nguyễn Khoa Đăng)
23 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh)
24 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm, phố phường)
25 Kể chuyện đã nghe thấy cô kể trên lớp (Vì muôn dân)
26 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam)
27 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề bài sau: Kể một câu chuyện trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam/ Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô)
28 Ôn tập
29 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lớp trưởng lớp tôi)
Trang 2430 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài)
31 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một việc làm tốt của bạn em)
32 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Nhà vô địch)
33 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội)
34 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề bài sau: Kể một câu chuyện em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi/ Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội)
35 Ôn tập
1.6 Yêu cầu về kĩ năng kể chuyện
Yêu cầu về kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 1 là sau khi nghe thầy cô
kể 2, 3 lần một câu chuyện đơn giản, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi, các em phải nắm được nội dung chính của câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào các tranh minh họa trong SGK, các câu hỏi dưới tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
Ở các lớp 2, 3 kĩ năng nghe kể vẫn tiếp tục được rèn luyện Đó là các kĩ năng độc thoại và hội thoại nhưng với yêu cầu cao hơn so với lớp 1 Ở lớp 2,
3, trong độc thoại có thêm yêu cầu HS kể bằng lời của mình, kể có thêm một hai chi tiết sáng tạo Trong hội thoại có thêm yêu cầu dựng lại câu chuyện đã học theo vai, bước đầu sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ) Ở lớp 3, khi rèn kĩ năng độc thoại có thêm yêu cầu kể lại truyện theo lời một nhân vật
Trang 25Ở lớp 4, 5, HS vẫn tiếp tục được củng cố kĩ năng kể chuyện đã được hình thành từ lớp dưới, đồng thời được hình thành những kĩ năng mới Nội dung các câu chuyện được kể ở lớp 4, 5 đã phong phú hơn, độ dài lớn hơn So với lớp 2, 3, có thêm yêu cầu mới là HS kể lại các truyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện Nhiều đề bài chỉ nêu ý nghĩa của câu chuyện mà không chỉ rõ các chuyện cụ thể Ngoài ra, HS còn phải kể lại được các chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia
1.6.1 Đối với giáo viên
a, Chuẩn bị của giáo viên
Đọc truyện, tìm hiểu thâm nhập truyện
Để kể chuyện có nghệ thuật, hấp dẫn, rõ ràng thì trước tiên giáo viên phải thì trước hết, giáo viên phải thuộc truyện, nắm vững tình tiết cốt truyện, hiểu cặn kẽ ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Đối với truyện mới, việc đọc truyện là hết sức cần thiết, nhưng ngay cả với những truyện đã quen thuộc thì giáo viên cũng không thể bỏ qua việc đọc truyện Có đọc truyện mới biết được từ đầu đến cuối, mới làm quen được nhân vật, với tình huống truyện, mới so sánh được các dị bản khác nhau Và quá trình đó sẽ giúp giáo viên nắm vững được tình tiết và cốt truyện như mục đích đã nêu
Việc đọc truyện cũng cần phải có phương pháp Có hai phương pháp đọc là đọc thầm và đọc thành tiếng
1 Đầu tiên phải đọc thầm rất kĩ câu chuyện
2 Phân tích kĩ chuyện
- Xác định chủ đề nội dung truyện
- Xem các tình tiết và xác định kết cấu của tác phẩm
- Xác định tính cách nhân vật, đánh giá hành động của chúng
- Lưu ý đến đặc trưng của thể loại truyện, ý nghĩa của chúng với việc xây dựng hình tượng nhân vật
Trang 26 Tập kể chuyện
Quá trình tập kể là quá trình chuyển ngôn ngữ từ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản thân giáo viên Khi tập kể, giáo viên phải thoát li sách giáo khoa, kể lại bằng ngôn ngữ của mình, cố gắng truyền đạt đến người nghe nội dung, hình tượng của câu chuyện Kể lại được tàn bộ câu chuyện có nghĩa là giáo viên đã thuộc truyện Đó cũng là cơ sở để giáo viên chủ động trong tiết lên lớp Khi tập kể, giáo viên cần sử dụng thủ thuật, kĩ năng kể chuyện thể hiện trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
Giáo án
Giáo viên phải xác định được mục tiêu, yêu cầu của mỗi tiết kể chuyện Sau đó, giáo viên dự định dùng đồ dùng gì, Phương tiện gì để kể chuyện Từ đó, giáo viên kết hợp với các phương pháp dạy học và tiến hành
dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh
b, Tổ chức dạy kể chuyện ở tiểu học
Biện pháp trực quan bằng hình vẽ
Sử dụng hệ thống tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện là một biện pháp tương đối hiệu quả Bên cạnh đó, lời kể của giáo viên cũng chính là một phương tiện trực quan hữu hiệu
Biện pháp luyện theo mẫu
Để thực hiện biện pháp này thì giáo viên phải có khả năng tạo mẫu, tức
là biết kể chuyện Lời kể của giáo viên là một khuôn mẫu, nhưng mỗi học
sinh lại có thể “đúc” thành những câu chuyện không giống nhau
Thực hành giao tiếp
Thực hành giao tiếp trong kể chuyện là luyện nói, luyện kể Biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho mỗi học sinh ở trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành nói về nội dung câu chuyện
1.6.2 Đối với học sinh
a, Bước chuẩn bị
Trang 27Bước chuẩn bị này giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc với câu chuyện sắp kể Nhờ vậy, các em tự tin, mạnh dạn, chủ động Đây là một nhân
tố quan trọng quyết định sự thành công của học sinh khi tham gia kể chuyện
b, Bước tập kể từng phần câu chuyện
Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ kém và khả năng chú ý
có hạn chế Vì thế nên giáo viên cần để các em tập kể từng phần câu chuyện., tập kể một số chi tiết, tình tiết quan trọng Khi tập kể từng đoạn do dung lượng ngắn nên học sinh có điều kiện vận dụng cac kĩ năng thích hợp với nội dung đoạn truyện Giáo viên cần dành thời gian giúp học sinh luyện tập kĩ năng này
c, Bước tập kể toàn bộ câu chuyện
Đây là bước luyện ở mức độ cao So với cách kể từng đoạn truyện, cách
kể toàn truyện đòi hỏi người kể phải có trí nhớ tốt, chủ động trong cách kể Song, nó cũng cho phép người kể sáng tạo và thể hiện khả năng của mình
Ở bước này học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kể hay Để kể đúng, các em cần nắm vững nội dung câu chuyện Để kể hay các
em cần luyện nhiều mới thành thục
1.6.3 Kể chuyện sáng tạo
Kể chuyện sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau gắn với những kiểu bài tập khác nhau nhưng bản chất của kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác câu chuyện mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ và giọng điệu của mình, thể hiện được cảm nhận cuả mình về câu chuyện đó Khi kể cần tự nhiên, hồn nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của chính mình Trẻ
có thể đưa và câu chuyện một số câu chữ của mình nhưng cũng có thể chỉ diễn lại nguyên văn câu chuyện đã học thuộc lòng Kể như học thuộc lòng là
kể chuyện sáng tạo, ngắt hơi, lên xuống giọng phù hợp Tác giả Nguyễn Trí
thừa nhận: “Kể như văn sách giáo khoa không phải là thiếu sáng tạo, mà nếu
Trang 28các em kể thêm cử chỉ điệu bộ vào câu chuyện, làm câu chuyện là của riêng
em, nghĩa là đã sáng tạo, không phải bắt chước ”
Kể chuyện sáng tạo có ba mức độ như sau:
Mức độ thứ nhất: Học sinh thuộc truyện và kể lại đúng nội dung câu chuyện
Mức độ thứ hai: Học sinh có thể thay lời một nhân vật trong truyện kể lại nội dung của câu chuyện (đóng vai một nhân vật kể lại truyện)
Mức độ thứ ba: học sinh có thể sáng tạo ra một kết thúc khác cho câu chuyện
Kể chuyện sáng tạo có thể kể theo những hình thức sau đây:
Kiểu bài kể theo tranh: các bức tranh trong sách giáo khoa phục vụ cho một nội dung câu chuyện là hình ảnh tĩnh Nhưng đối với học sinh các em thấy trong đó hình ảnh đang thay đổi, con người trong bức tranh đang chuyển động và đang trò chuyện với các em, làng mạc thôn xóm, rừng núi đều sống động trước mắt các em
Kiểu bài sắp xếp các tranh rồi kể lại, đòi hỏi các em phải tự tạo ra các các sắp xếp theo nội dung câu chuyện cho đúng rồi kể lại
Kiểu bài kể theo gợi ý: Các em không phụ thuộc vào bài học mà kể theo ngôn ngữ của mình, dựng lại câu chuyện theo gợi ý giáo viên sáng tạo ở đây đòi hỏi các em phải có một vốn ngôn ngữ nói như thế nào phù hợp với gợi ý và theo nội dung câu chuyện
Kể theo lối phân vai: Học sinh biết kể theo vai của mình đúng với lời thoại của nhân vật trong kể chuyện
Kể theo một lời nhân vật: Mức độ này khác hẳn với mức độ nêu trên
do yêu cầu chuyển đổi ngôi kể, các em phải hết sức thận trọng Các tác giả
Trang 29viết truyện thường ở ngôi thứ 3 Nếu học sinh kể theo lời kể của nhân vật, các
em đang ở ngôi thứ nhất, học sinh tập trung suy nghĩ, đặc biệt cách xưng hô trong câu chuyện
1.7 Một số thủ thuật kể chuyện
1.7.1 Thanh điệu cơ bản
Trước hết, ta phải hiểu được thanh điệu cơ bản là gì? Thanh điệu cơ
bản là âm thanh cơ bản của một tác phẩm văn học nghệ thuật: nó tựa hồ như
một cái nền, trên đó người đọc dựng lên những bức tranh, những sự kiện riêng biệt, những nhân vật tham gia vào sự kiện đó
Đối với Kể chuyện, thanh điệu cơ bản phụ thuộc vào nội dung và nghệ
thuật đó của câu chuyện Chúng ta đã biết nhiều thể loại truyện khác nhau: thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện đồng thoại… Phụ thuộc vào những thể loại truyện đó mà thanh điệu cơ bản khi trình bày phải trầm tĩnh, hoặc hùng tráng, hoặc buồn rầu, hoặc mỉa mai…
Thanh điệu cơ bản này do nội dung và hình thức nghệ thuật của câu chuyện xác định Tuỳ theo tính chất của câu chuyện (chủ đề, nội dung tư tưởng), tuỳ theo phong cách ngôn ngữ của tác phẩm mà định ra cái thanh âm
cơ bản lúc trình bày Chẳng hạn, đối với những câu chuyện miêu tả thiên nhiên, những cảnh sắc hoặc niềm vui đang lan tỏa thì thường dùng thanh điệu vui tươi, trong sáng Có những câu chuyện phải sử dụng thanh âm buồn, đó là khi diễn tả nỗi buồn của con người Khi miêu tả những tâm trạng buồn bã đòi hỏi phải biểu diễn với thanh điệu buồn man mác
Như vậy, tính chất nội dung câu chuyện quy định thanh điệu cơ bản của
nó Ngoài ra, thanh âm cơ bản còn chịu ảnh hưởng của hình thức nghệ thuật: thể loại, phong cách, ngôn ngữ Muốn kể chuyện hay thì phải xác định đúng thanh điệu cơ bản Nếu người kể chọn nhầm thanh âm cơ bản thì người nghe
Trang 30sẽ hiểu sai với nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Nhiệm vụ của người kể là phải phân tích truyện kĩ: hiểu nội dung, chú ý đến hình thức nghệ thuật và định ra đúng thanh điệu cơ bản cho phù hợp với câu chuyện được kể
1.7.2 Ngữ điệu
Trên cơ sở thanh điệu cơ bản, người kể vận dụng những sắc thái đa dạng của giọng mình, vận dùng các loại ngữ điệu làm cho tình tiết truyền đạt
được sinh động và có sức thuyết phục Ngữ điệu là sắc thái thể hiện ý và cảm
xúc của lời nói Nó là những sắc thái đa dạng trong giọng nói của người kể, biểu lộ tình cảm của người kể Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng kể, là sự lên cao hay hạ thấp giọng nói, giọng kể Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự thống nhất của một tổ hợp các phương tiện siêu đoạn (siêu âm đoạn tính) có quan hệ tương tác lẫn nhau được sử dụng ở bình diện câu như cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ lớn, nhỏ, mạnh yếu của âm thanh), tốc độ (độ nhanh, độ chậm, ngắt nghỉ), trường độ (độ dài, ngắn của âm thanh) và âm sắc Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt lời nói, yếu tố tham gia tạo thành lời nói
Ngữ điệu trước hết là do hình tượng nhân vật quy định Có khi cũng là một nhân vật nhưng ngữ điệu phải thay đổi liên tục Cá tính các nhân vật được bộc lộ rõ rệt hơn cả trong các hành động và lời nói trực tiếp, trong khi chúng tham gia vào cuộc xung đột Từ đó tính đa dạng của ngữ điệu lại được xác định trước hết bởi những hành động của nhân vật Ví dụ, trong truyện
“Chú Gà Trống khôn ngoan”, người kể không thay đổi tính xảo quyệt có tính
phổ biến của Cáo trong các câu chuyện và giữ ngữ điệu tương ứng để thể hiện hình tượng của nó, đó là những ngữ điệu giảo hoạt, lén lút Tuy nhiên, từng hành động riêng của nó buộc người kể phải đưa thêm vào những sắc thái mới Người kể chuyện phải trình bày lời nói của nhân vật trong truyện sao cho người kể không những hiểu được ý nghĩa mà còn hình dung được tính
Trang 31cách các nhân vật, trạng thái tâm hồn và cách nói của nhân vật Khi kể, giáo viên không nên trình bày câu chuyện một cách khô khan, theo trật tự có sẵn
mà làm sao thể hiện rõ cái bên trong của tác phẩm, của nhân vật Người nghe qua lời kể có thể hình dung được sự việc xảy ra như thế nào và thấy được sự thắt nút và cởi câu chuyện Hoàn cảnh xảy ra hình động, những bức tranh thiên nhiên tạo cho chúng ta rất nhiều khả năng khám phá ra cá tính nhân vật
và trạng thái tâm hồn của chúng
Nếu như bản thân người kể không hình dung được thật rõ tất cả những hình ảnh mà mình muốn kể lại cho người nghe, những hình ảnh mà mình muốn sử dụng để cuốn hút suy nghĩ của người nghe, thì những nhân vật ấy người nghe cũng không nhìn thấy được, còn những lời nói không mang những hiện tượng nội tâm thì thế nào cũng trượt ra ngoài nhận thức và tưởng tượng của người kể
Ngữ điệu sẽ xuất hiện khi người kể tích cực, nhiệt tình truyền đến người nghe những suy nghĩ, những ấn tượng của mình và thái độ của mình đối với những nhân vật, sự kiện mà câu chuyện miêu tả Tình cảm sẽ tự đến, phụ thuộc vào việc hiểu đúng câu chuyện rồi sau đó tìm cách biểu lộ thích hợp trong các âm sắc ngữ điệu của giọng kể Tuy nhiên không nên lạm dụng các hình thức ngữ điệu phong phú Chỗ nào cần lôi cuốn sự chú ý của người nghe thì phải trình bày thật sáng sủa và rõ nét, còn những đoạn phụ thì trình bày đơn giản, có thể lướt qua không chú ý vào đó Bên cạnh đó cũng phải chú ý, ngữ điệu còn phản ánh phong cách của tác giả, vì thế không chỉ sử dụng một loại ngữ điệu để trình bày tác phẩm của các tác giả khác nhau Việc hiểu biết các ngữ điệu, việc sử dụng chúng thành thạo và sáng tạo
sẽ làm cho ngôn ngữ người kể có sức diễn cảm, tác động mạnh đến tình cảm người nghe, tránh được tình trạng đơn điệu, tẻ nhạt
Trang 321.7.3 Tính logic trong truyện kể
Tính logic trong truyện là yếu tố cơ bản để người kể kể lại câu chuyện một cách thống nhất, đủ ý theo đúng sự việc, làm bật lên nội dung và ý tưởng của tác giả Người kể có nhiệm vụ phải nắm được tư tưởng của câu chuyện, xác định cái gì cần kể trước, cái gì cần kể sau, xác định các từ ngữ, đoạn trọng
âm Các từ trong câu nằm trong mối quan hệ ngữ nghĩa logic Câu nào cũng
có những từ mang trọng âm được phân biệt nhờ có sự nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, kìm tốc độ, cũng như sự ngắt giọng Có thể ngắt giọng trước, sau hoặc cả trước cả sau từ mang trọng âm Thường thường những thủ thuật
ấy được sử dụng không phải chỉ đơn lẻ mà có kết hợp
Ví dụ, từ mang trọng âm có thể tách ra bằng cách vừa lên giọng, vừa kìm tốc độ hoặc vừa xuống giọng, ngắt giọng trước từ mang trọng âm,… Vì thế, những tà mang trọng âm trong câu giúp các em cảm thu được đúng đắn những ý chính của tác phẩm
Việc xác định các từ trọng âm là quan trọng bởi vì cùng một câu nhưng
sẽ có ý nghĩa hết sức khác nhau tùy theo trọng âm được nhấn vào từ nào Còn
số lượng những trọng âm logic thì có thể bằng tổng số những từ có thể mang trọng âm logic trong câu
Ví dụ: Có câu “Cò bay trở về với bầy đàn của mình vào một ngày đẹp
trời ” với trọng âm ở các từ khác nhau:
1 Cò bay trở về với bầy đàn của mình vào một ngày đẹp trời (Ai?)
2 Cò bay trở về với bầy đàn của mình vào một ngày đẹp trời (Làm gì ?)
3 Cò bay trở về với bầy đàn của mình vào một ngày đẹp trời (Ở đâu ?)
4 Cò bay trở về với bầy đàn của mình vào một ngày đẹp trời (Khi nào
?)
Trang 33Như vậy ta có được bốn câu khác nhau, tùy theo ta chọn từ mang trọng
âm nào Do đó xác định đúng trọng âm logic là yếu tố mà người kể phải có để người nghe cảm nhận được đúng tư tưởng của câu chuyện Mỗi chuyện bao hàm một tư tưởng riêng, ngôn ngữ thể hiện nội dung câu chuyện cũng khác nhau Người kể muốn nắm bắt được nó thì phải nghiên cứu kĩ, phân tích kĩ, tỉ
mỉ câu chuyện Đây là việc khó khăn, nhưng cơ bản Và công việc này không phải dễ dàng xác định được ngay đúng các từ trọng âm mà phải có sự luyện tập thường xuyên
1.7.4 Ngắt giọng
Ngắt giọng chiếm một vị trí quan trọng trong việc kể một câu chuyện
Có thể hiểu ngắt giọng là cách nghỉ, cách dừng lại giây lát khi đọc, khi kể Nó cũng không chỉ đơn thuần là ngắt, nghỉ mà ngắt nghỉ phải làm bật lên ý tứ của câu chuyện
Theo M K Bocgoliupxkaia có ba loại ngắt giọng: ngắt giọng logic, ngắt giọng tâm lí và ngắt giọng thi ca [8,tr53]
Ngắt giọng logic là những chỗ dừng lại giữa các nhóm từ có ý nghĩa
liên quan đến nhau Đó là hình thức rộng rãi được sử dụng trong lời nói của chúng ta Nhờ ngắt giọng logic, ngắt giọng theo ý nghĩa mà câu chuyện được hiểu chu đáo hơn, nhất là ở những câu dài Nhờ có ngắt giọng mà câu văn được tách ra thành những mắt xích Những mắt xích này được gọi là phách
câu [8, tr54]
Phách câu là đoạn lời nói giữa hai chỗ ngắt giọng, gồm một hay nhiều
từ có quan hệ mật thiết với nhau về nghĩa Ngắt giọng logic cũng như trọng
âm logic làm câu trở nên cân đối, chứng tỏ logic trong suy nghĩ của người nói
Theo đó, ngắt câu đòi hỏi phải có những chỗ ngắt giọng dài, ngắn khác nhau, tùy theo mức độ hoàn chỉnh của ý Dấu chấm nói rằng ý đã hết, vì thế
Trang 34cần phải nghỉ dài hơn hai dấu chấm và dấu phẩy là những dấu được đặt vào khi lời nói mới có một phần hoàn chỉnh nhưng vẫn còn tiếp tục Sau dấu phẩy phải nghỉ ngắn vì chưa hết ý
Cần nhận thấy rằng dấu chấm cũng có thể biểu thị mức độ dài, ngắn khác nhau Dấu chấm giữa các câu thể hiện rằng mới có một ý trong câu là trọn vẹn cho nên phải ngắt giọng ngắn hơn Dấu chấm của những đoạn riêng biệt có nghĩa hơi khác : nó báo hiệu một khúc nào đó, một cảnh nào đó trong truyện đã hết và tất nhiên phải ngắt giọng dài hơn Chỗ ngắt giọng dài hơn cả chỗ dấu chấm đặt ở cuối bài biểu thị kết thúc một ý lớn bao quát toàn câu chuyện
Độ dài tổng quát của ngắt giọng phần lớn còn phu thuộc vào tốc độ nói Tốc độ nói nhanh là cho quãng ngắt giọng ngắn lại, tốc độ nói chậm làm cho quãng ngắt dài hơn
Việc theo dõi ngôn ngữ hội thoại cho thấy rằng các quãng ngắt giọng khác nhau không chỉ ở độ dài, mà còn ở âm điệu lời nói nữa Âm điệu tức là thanh âm lời nói được hình thành nhờ sự lên xuống giọng, ngắt giọng và nhẫn giọng
Trên cơ sở những điều trên, ta có thể rút ra kết luận sau:
1 Dấu phẩy logic gắn liền với việc lên giọng, tức là một quãng ngắn chỉ ra rằng lời nói vẫn chưa kết thúc, quãng ngắt này gắn liền với việc lên giọng
2 Dấu chấm logic gắn liền với việc hạ giọng, tức là một quãng ngắt dùng để kết thúc một câu nói
3 Dấu chấm phẩy hầu như không làm thay đổi cao độ của giọng, nó chỉ làm giọng hạ đi một chút Xét về mức độ hoàn chỉnh, dấu này nằm giữa dấu phẩy và dấu chấm, vì thế nó không làm lên giọng như trường hợp dấu phẩy,
và cũng không xuống giọng nhiều như dấu chấm
Trang 354 Dấu hai chấm cũng làm xuống giọng một chút Như vậy là dấu ngắt câu chỉ ra chỗ kết thúc của phách câu và đồng thời chỉ ra chỗ cần phải ngắt giọng Chỉ có một trường hợp ngoại lệ là dấu phẩy đôi khi không đòi hỏi phải ngắt giọng
Những quy tắc không ngắt giọng khi có dấu phẩy và buộc ngắt giọng khi không có dấu ngắt câu:
1 Với hô ngữ ở giữa hoặc ở cuối câu không được ngắt giọng
2 Đoạn so sánh đọc liền từ mà nó quan hệ
Ví dụ: Thứ quả này chim ăn được ắt người cũng ăn được (Sự tích
dưa hấu)
Đó là những quy tắc cơ bản ngắt giọng ở nơi dấu phẩy
Nhưng cũng có những trường hợp sử dụng ngăt giọng logic ở những chỗ không có dấu gì cả Việc tìm chỗ để ngắt giọng như thế khó khăn hơn Nếu có ý thức phân nhóm những từ có liên quan với nhau về nghĩa, ta có thể xác định được đúng vị trí ngắt giọng
Muốn bật lên tình cảm ẩn chứa trong câu chuyện thì phải ngắt cho thật
tự nhiên, chứa đựng biểu tượng, suy nghĩ và tình cảm của người kể Do đó, ta không nên lạm dụng nó vì dễ gây ảnh hưởng đến tình cảm của người nghe Khiếu thẩm mĩ nghệ thuật và phach câu sẽ gợi ý cho người đọc tình cảm, mức
độ trong việc sử dụng ngắt giọng Đặc biệt khi kết thúc câu chuyện, phải khéo léo ngắt giọng để dư âm câu chuyện còn đọng lại trong tâm trí người đọc, người nghe
Sử dụng nhuần nhuyễn ngắt giọng đem đến hiệu quả rõ rệt cho nội dung câu chuyện thấm vào tình cảm, suy nghĩ của người nghe Do đó, để có thể ngắt giọng đúng lúc, đúng chỗ, đòi hỏi người kể phải có ngữ pháp và nội tâm tinh tế
Trang 361.7.5 Nhịp điệu và cường độ của giọng
Nhịp điệu và cường độ của giọng là hai yếu tố của ngữ điệu, giúp người
kể minh họa được rõ nét và sinh động các hình tượng nhân vật, tính cách và hình vi của nhân vật
Khi kể thông thường, người kể sử dụng nhịp điệu và cường độ giọng trung bình, không quá nhanh, quá chậm Đối với những phần dẫn truyện, mở đầu cường độ giọng vang và sâu, nhip điệu tương đối chậm rãi, gợi người nghe tò mò vào diễn biến của câu chuyện
Có lúc nhịp điệu sử dụng phải khẩn trương, cường độ giọng mạnh nhất
là những lúc cao trao, mâu thuẫn lên cao, hoặc là khi những cảnh nguy hiểm, gay cấn đang diễn ra Chẳng hạn đến đoạn Sói xuất hiện trước mắt Cừu ta phải kể nhấn giọng, giọng hơi to, nhịp điệu hơi nhanh Giọng điệu này phù hợp với các câu chuyện thiếu nhi, truyện về loài vật
Trong khi kể chuyện, người kể cũng phải thể hiện được các sắc thái thái độ khác nhau nhưng phải hài hòa trong giọng kể Niềm vui niềm hào hứng phải được bộc lộc bằng giọng to Ngược lại, để diễn tả được nỗi buồn thì phải sử dụng nhịp độ chậm rãi và giọng trầm lặng mới miêu tả được rõ tâm trạng
Cường độ và giọng kể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh phát triển của các tình tiết Giọng vang to cộng với nhịp điệu chậm rãi làm cho lời nói có tính chất trang trọng, đĩnh đạc, hùng tráng và tươi vui Giọng điệu này phù hợp với những truyện truyền thuyết, thần thoại Tuy nhiên, đối với những truyện mang tính hài hước, châm biếm thì nhịp điệu phải khoan thai, giọng đọc từ tốn, lúc lên cao, lúc xuống thấp, đặc biệt có nét dí dỏm, kể mà như nói
sẽ thuu hút sự chú ý của người nghe và phát hiện ra cái đáng cười trong câu chuyện ở chỗ nào Muốn thể hiện thành công thì nhịp điệu chậm rãi, giọng
Trang 37thiết tha, không lên cao Thông thường, khi kết thúc một câu chuyện, những câu cuối bài đọc chậm lại Đó là cách gây ấn tượng âm thanh
Như vậy, sử dụng sắc thái nhịp điệu khác nhau, cường độ giọng là do nội dung truyện quyết định Với nhịp điệu chậm, cường độ đi kèm với nó thường là nhỏ nhẹ Với nhịp điệu nhanh, cường độ thường to Biết cách sử dụng nhịp điệu và cường độ linh hoạt, câu chuyện trở nên sinh động và hết sức biểu cảm Người kể không nên chỉ sử dụng một loại nhịp điệu, cường độ đều đều, không có sắc thái thay đổi, sẽ làm cho lời lẽ đơn điệu, không làm cho người nghe cảm thấy hưng phấn, kích thích tìm hiểu truyện
Trong cách dùng ngôn từ để minh họa của người kể, những yếu tố đọc diễn cảm bằng ngữ điệu bao gồm: ngắt giọng, lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, nới giọng và nhịp điệu Những thủ pháp đó giúp ta nhấn mạnh được những từ mang trọng âm, đọc từng câu có mục đích rõ ràng, tác động được bằng thủ pháp tương ứng đó đến người nghe Các yếu tố của thủ thuật kể chuyện luôn liên quan chặt chẽ Câu chuyện được kể mà người đọc thấy hấp dẫn, thấy hay và ý nghĩa tức là người đó đã vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các thủ thuật kể chuyện
1.8 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
1.8.1 Đặc điểm tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động Do đó, các em phân biệt những đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn Ví dụ, chúng khó phân biệt cây mía với cây sậy, hình có năm cạnh với hình có sáu cạnh Tuy vậy, không nên nghĩ rằng học sinh tiểu học (lớp 1 và lớp 2) chưa có khả năng phân tích, tách các dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó Vấn đề là
ở chỗ khi tri giác, sự phân tích một cách có tổ chức, và sâu săc ở học sinh các lớp đầu bậc tiểu học còn yếu Như vậy là học sinh thường “thâu tóm” sự vật
Trang 38về toàn bộ, về đại thể để tri giác Thí dụ: người ta cho các em xem một bức tranh vẽ con sóc rất đẹp, sau khi cất bức tranh yêu cầu các em vẽ lại thì các
em không nhận thấy rất nhiều chi tiết, các em hỏi nhau con sóc lông màu gì,
có ria mép hay không…
Ở các lớp đầu bậc tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ Tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái
gì đó với sự vật: cầm nắm, sờ nắn sự vật ấy Những gì phù hợp với nhu cầu học sinh, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn với các hoạt động của chúng, những gì giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác Vì
thế trong giáo dục cần vận dụng các điều sau đây: “trăm nghe không bằng
một thấy, trăm thấy không bằng một làm’
Tính cảm xúc thể hiện rõ khi các em tri giác Tri giác trước hết là những sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em những xúc cảm Cái rực rỡ, cái trực quan được các em tri giác tốt hơn, dễ gây
ấn tượng tích cực cho chúng Vì vậy theo nhà tâm lý học V A Cruchetxki thì những bức tranh có màu sắc sặc sỡ trong sách có ảnh hưởng không tốt đến sự học tập kỹ xảo đọc, làm chậm tốc độ đọc Bởi lẽ những chi tiết riêng biệt khêu gợi, kích thích lại, phỏng đoán các từ đang đọc Khi đã có kỹ xảo đọc sơ đẳng thì lúc ấy những tranh ảnh minh họa bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ
Tri giác và đánh giá thời gian và không gian của học sinh tiểu học còn
có hạn chế Về tri giác độ lớn, các em gặp khó khăn khi phải tri giác những vật có kích thước lớn hoặc quá nhỏ Về tri giác thời gian các em thấy khó
hình dung ngày xưa, thế kỷ, kỷ nguyên… Điều này phải tính đến khi giáo viên
dạy những tri thức về khoa học thường thức, địa lý, lịch sử Một số công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận: thường thường học sinh tiểu học hoàn toàn khó
Trang 39hiểu khoảng cách về thời gian của sự kiện, những niên đại lịch sử đối với chúng thường rất trừu tượng
Tri giác không tự bản thân nó phát triển được Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức Trong sự phát triển của tri giác, vai trò của giáo vên tiểu học rất to lớn Giáo viên là người hàng ngày không chỉ dạy trẻ kỹ năng nhìn, mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe, tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh
để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng…Điều này cần được thực hiện không chỉ trong lớp học (giới thiệu đồ dùng dạy học, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học vẽ, lao động) mà cả đi tham quan dã ngoại
1.8.2 Đặc điểm chú ý
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý có chủ định các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh Sự chú ý của học sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy Nếu ở học sinh các lớp cuối tiểu học chu ý
có chủ định được duy trì ngay cả khi chỉ có động cơ xa (các em chú ý vào công việc khó khăn, nhưng không hứng thú vì kết quả nó chờ đợi trong tương lai) thì học sinh các lớp đầu bậc học thường bắt mình chú ý khi có động cơ gần (được điểm cao, được cô giáo khen…)
Trong lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý không chủ định được phát triển Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực chú ý Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trong dạy học như tranh, ảnh, hình vẽ, mô hình vật thật… là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý Tuy vậy, cần nhớ rằng học sinh tiểu học rất mẫn cảm Những ấn tượng trực quan quá mạnh có thể tạo ra một trung khu hưng
Trang 40phấn ở vỏ não, kết quả sẽ làm kìm hãm khả năng phân tích và khái quát tài liệu học tập
Khả năng phát triển chú ý có chủ định , bền vững, tập trung của học sinh tiểu học trong quá trình học tập là rất cao Bản thân quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí Chú ý có chủ định phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính chất xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh ở lứa tuổi này tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật hiện tượng cụt thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng Học sinh có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần Do đó giáo viên thường phải kể câu chuyện hai lần hoặc cho học sinh kể nhiều lần và phải có câu hỏi gợi ý để học sinh ghi nhớ nội dung truyện Đặc điểm này do bốn nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, ghi nhớ máy móc của các em thường chiếm ưu thế
Thứ hai, học sinh chưa hiểu cụ thể cần phải ghi nhớ cái gì, bao lâu? Thứ ba, ngôn ngữ của các em còn bị hạn chế, đối với chúng việc ghi
nhớ từng câu, từng chữ dễ dàng hơn đúng lời lẽ của mình để diễn tả một sự kiện, hiện tượng nào đó
Nguyên nhân cuối cùng là do nhiều em chưa biết tổ chức việc ghi nhớ
có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào điểm tựa để ghi nhớ Nhiệm vụ của giáo viên là gây không khí học tập cho học sinh, tạo tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ câu chuyện, chỉ cho các
em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học, tránh để các em ghi nhớ máy móc, chỉ học vẹt,…