Các điểm yếu bên trong:

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược của siêu thị Hapro mart (Trang 26 - 31)

3.1.Khái quát về mô thức TOWS:

3.2.4. Các điểm yếu bên trong:

- Một trong những khó khăn lớn nhất mà đơn vị gặp chính là vấn đề vốn đầu tư, bởi hầu hết các siêu thị Hapro Mart đều có quy mô lớn với diện tích hơn 1 ngàn mét vuông dành cho trưng bày và bán khoảng 20-25 ngàn sản phẩm, hàng hóa khác nhau, trong đó chủ yếu là hàng tiêu dùng, điện tử, hóa mỹ phẩm, dệt may, đồ chơi trẻ em...Vì đầu tư ra các tỉnh bạn nên điều kiện để phát triển hệ thống vận chuyển hàng hoá, con người nhất là lực lượng cán bộ quản lý có trình độ rất thiếu.

- Chưa bao giờ hoạt động bán lẻ chịu nhiều sức ép và thể hiện ở nhiều khía cạnh như hiện tại: sức ép về cạnh tranh, vật giá bất ổn, sức ép về tốc độ phát triển... Hiện nay đang là thời điểm để các DN tập trung vận hành tốt hoạt

động hậu cần, phân phối theo tiêu chuẩn hiện đại, hướng tới và xây dựng thành công tính chuyên nghiệp. Các đơn vị sản xuất và thương mại cần đẩy mạnh hợp tác nhằm làm chủ tình huống, tạo khả năng bình ổn chân hàng, giá cả...

- Để giải thích cho những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của mình, nhiều doanh nghiệp bán lẻ nội địa thường viện ra các lý do như khó tìm đất mở siêu thị, trung tâm thương mại; tiềm lực vốn mỏng nên khó xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại; thiếu sự hậu thuẫn của Nhà nước…

- Một trong những vấn đề mà Hapro cũng như các doanh nghiệp khác gặp phải là vốn cho kinh doanh. Giải pháp mà công ty đưa ra là huy động vốn trong cán bộ công nhân viên và xây dựng các mô hình doanh nghiệp cổ phần trực thuộc hệ thống. Một giải pháp nữa mà Hapro đang tìm cách đưa vào triển khai là nhượng quyền thương hiệu, nhằm phát huy sức mạnh của các nguồn lực tài chính bên ngoài, khi quy mô doanh nghiệp còn hạn chế.

- Dù muốn hay không, các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi mở cửa thị trường. Nhưng sự chuẩn bị của các DN Việt Nam cho đến nay vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, như ông Lưu Tiến Long- Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- cho biết: Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước ráo riết phổ biến, chuẩn bị nhưng khi “xuống” DN chẳng còn được bao nhiêu. Phải thừa nhận, DN Việt Nam yếu cả về vốn và hạ tầng.

- Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện được đánh giá là rất “nóng” do sức hấp dẫn đứng thứ 4 thế giới, với lượng khách hàng gần 90 triệu người, còn nhiều “đất” trống. Tuy tiềm năng lớn nhưng cũng cần nhận rõ những điểm yếu như thị trường mới vận hành ở mức sơ khai, quan hệ giữa các DN còn lỏng lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu hệ thống cung cấp thông tin đồng bộ, kịp thời, phương thức mua bán còn lạc hậu, cần sớm được khắc phục

3.3.Hoạch định chiến lược:

3.3.1.Hoạch định chiến lược SO ( Chiến lược điểm mạnh và cơ hội):

- Hapro tập trung phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện ích quy mô nhỏ. Tại các khu vực xa trung tâm, Hapro cho hình thành các siêu thị lớn tại những điểm nút giao thương, nhưng tránh các khu vực có sự hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài. Tại các tỉnh lân cận, Hapro hình thành các đại siêu thị ở những vị trí “đắc địa” nhất.

Trong chiến lược từ nay đến 2010, công ty này đặt mục tiêu sẽ hoàn thành “nâng cấp” hệ thống phân phối bán lẻ lên thành 5 trung tâm thương mại, 5 đại siêu thị, 70 siêu thị và khoảng 800 đến 1.000 cửa hàng tiện ích.

Bởi vậy, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) mang trên mình trọng trách của một Tcông ty lớn của Thủ đô với việc phát triển hệ thống bán lẻ văn minh, hiện đại cùng đẩy mạnh và nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu.

3.3.2.Hoạch định chiến lược WO (Chiến lược điểm yếu và cơ hội):

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp này là vốn đầu tư vì toàn bộ là hệ thống các siêu thị mới mở,phải đầu tư nhiều cho trang thiết bị,cơ sở hạ tầng và nhập hàng hoá…

Nhưng cơ hội cũng mở ra cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước cũng như với Hapro Mart, đó là cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, c ác doanh nghiệp trong nước đã bắt tay nhau cùng hợp tác để giữ vững thị trường bán lẻ trong nước trước nguy cơ đe doạ của các đại gia bán lẻ nước ngoài bằng cách 4 tập đoàn bán lẻ lớn trong nước là Hapro, Satra, Saigon Co.op và Phú Thái bắt tay thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thị trường phân phối Việt Nam (VDA), với vốn điều lệ lên tới 6.000 tỷ đồng với mục tiêu liên kết để cùng nhau đứng vững và nhanh chóng chiếm những vị trí lợi

thế trên thị trường. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro Mart) đang khẩn trương thực hiện chiến dịch phát triển chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng phục vụ các khu dân cư, mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ ra các tỉnh nhằm chiếm lĩnh thị trường nông thôn.

Để khắc phục được những khó khăn này, Tổng công ty đã vận dụng linh hoạt các biện pháp đầu tư khác nhau tuỳ từng địa điểm mà siêu thị được đầu tư như: Tổng công ty sở hữu 100% vốn của TCty, liên doanh, Cty cổ phần hoặc nhượng quyền thương hiệu.

3.3.3.Hoạch định chiến lược ST ( Chiến lược điểm mạnh và thách thức):

Thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp này đó là sự đe doạ xâm lược thị trường của các đại gia bán lẻ nước ngoài với tiềm lực về tài chính rất mạnh như Wal-Mart…trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại còn non trẻ trong lĩnh vực kinh doanh này.Bởi vậy nếu họ không đưa ra được một chiến lược hợp lý thì chắc chắn sẽ bị các đại gia nước ngoài nuốt chửng.

Tuy nhiên doanh nghiệp cũng có những thế mạnh mà nếu tận dụng tốt sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững trên thị trường và phát triển mạnh hơn nữa. Đó là thế mạnh về hệ thống phân phối, Hapro Mart có hệ thống kênh phân phối được mở rộng gần như toàn khu vực miền Bắc và tập trung hàng chục siêu thị và các cửa hàng tiện dụng tại Hà Nội. Tiến tới công ty còn mở rộng mạng lưới phân phối vào khu vực miền Trung và miền Nam nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Như vậy trước khi các đại gia bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam thì mạng lưới kênh phân phối của Hapro Mart đã được mở rộng trong cả nước và đã dần quen thuộc với người tiêu dùng VN.

3.3.4.Hoạch định chiến lược WT ( Chiến lược điểm yếu và thách thức):

Thách thức đặt ra cho công ty vẫn là sự đe doạ chiếm lĩnh thị trường của các đại gia bán lẻ trên thế giới sắp vào VN bởi VN được đánh giá là thị trường tiêu dùng lớn thứ4 trên thế giới, trong khi công ty lại mới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ nên tiềm lực còn non trẻ. Điều đó buộc công ty phải đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể sao cho có thể phát huy hết nội lực và những điểm mạnh của mình để củng cố hơn nữa và phát triển được hệ thông phân phối lớn mạnh.

Không chỉ có những thách thức mà công ty còn tồn tại cả những điểm yếu cần phải khắc phục, đó là nguồn vốn đầu tư mở rộng hệ thống phân phối và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ kinh doanh còn hạn hẹp và mặt hàng nhập về còn ít chủng loại…

Tóm lại tiến hành phân tích mô thức TOWS giúp Hapro Mart có được nhiều chiến lược đúng đắn được đưa ra cho công ty trong từng giai đoạn phát triển. Sự kết hợp của các yếu tố được phân tích trong mô thức sẽ giúp Hapro Mart hoạch định các chiến lược quan trọng nhằm áp dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược của siêu thị Hapro mart (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w