TRƯNG THỂ LOẠI
2.1. Dạy kể chuyện theo đặc trưng thể loại
2.1.1 Thần thoại
2.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của thần thoại
Ở nước ta cũng như mọi nơi khác, thần thoại là những tác phẩm văn học xuất hiện sớm nhất. Thần thoại là những câu chuyện cổ xưa kể về các vị thần, đây là một trong những sáng tác nghệ thuật đầu tiên của con người thời nguyên thuỷ. Thần thoại thường kể về sự tích các vị thần và giải thích về các hiện tượng tự nhiên qua đó thể hiện ước mơ được giải phóng con người ra khỏi tự nhiên. Nhân vật chính của thần thoại thường là các vị thần, con người anh hùng, một số chuyện có nhân vật chính là loài vật.
Thần thoại là sản phẩm của tư duy ngây thơ của con người từ thưở bình minh của loài người, nó rất gần với lối tư duy và suy nghĩ của trẻ thơ – bình minh của con người. Thần thoại được sáng tác không vì mục đích phục vụ thiếu nhi nhưng có sự ngây thơ chất phác trong nội dung nên thần thoại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và được các em hâm mộ.
Trẻ em rất thích các nhân vật hoạt hình có những khả năng kì ảo như Người Nhện, Siêu Nhân…, đó chính là những vị thần trong thế giới tư duy của các em. Có thể nói, những nhân vật thần kì và các câu chuyện kì ảo luôn được các em đón nhận nồng nhiệt. Vì vậy, việc khai thác nội dung của thần thoại để phục vụ việc giáo dục thiếu nhi được tốt hơn là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong chương trình phân môn Kể chuyện ở tiểu học không thấy xuất hiện thần thoại.
48
2.1.1.2. Thủ thuật kể thần thoại
Thần thoại là truyện kể về các vị thần, vì vậy những câu chuyện này cần sử dụng thanh âm bay bổng, mơ mộng. Kể chuyện thần thoại cần phải cho trí tưởng tượng thoả sức bay cao. Không có chất tưởng tượng thì không thể làm nổi bật lên đặc trưng của thể loại này.
Giọng kể của người kể cần phải thay đổi linh hoạt, lúc trầm lúc bổng, nhất là những đoạn truyện kể về sự việc kì ảo của các vị thần thì phải kể với ngữ điệu đầy mơ mộng, hình dung trước mắt những sự việc kì vĩ.
Cũng như thanh điệu, ngữ điệu của nhân vật cũng cần phải thay đổi linh hoạt mới thể hiện đúng hành động của nhân vật trong từng thời điểm khác nhau.
Đi kèm với giọng kể, cường độ và nhịp độ giọng cũng phải thay đổi linh hoạt theo nó. Những lời thoại của các vị thần thì phải sử dụng cường độ lớn với giọng đầy uy quyền.
2.1.2. Truyện cười
2.1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của truyện cười
Truyện cười la một thể loại bao gồm những truyện đa phần là ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ, logic với mục đích gây cười và có hàm ý. Truyện cười còn được gọi với tên khác là tiếu lâm. Mang lại tiếng cười vui vẻ, sảng khoái là chủ đề của đa số truyện cười. Một số truyện mang yếu tố trào phúng, phê phán thói hư, tật xấu của người đời nhưng bộ phận này không nhiều. Truyện cười không chỉ để mua vui, giải trí mà còn có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Qua những câu truyện, học sinh có thể nhận ra những thói hư, tật xấu để tránh mắc
phải.
Đặc trưng của truyện cười là kết cấu ngắn gọn, logic và ẩn chứa tiếng cười tự nhiên không hề gượng ép.
49
Truyện cười chiếm số lượng tương đối lớn trong kho tàng văn học dân gian. Tuy nhiên, trong chương trình Kể chuyện ở tiểu học không có truyện cười. Chỉ có một số bài học trong phân môn Tập đọc thuộc thể loại này.
2.1.2.2. Thống kê truyện cười trong chương trình tiểu học
Trong chương trình phân môn kể chuyện không có truyện cười, chỉ có một số truyện cười xuất hiện với tư cách là văn bản tập đọc. Chủ yếu trong chương trình lớp 2, đó là những truyện: - Cá sấu sợ cá mập - Mít làm thơ - Mua kính - Đổi giày - Đi chợ - Há miệng chờ sung - Thêm sừng cho ngựa - Ông vua và bác thợ giày - Xây nhà trên trời
- Nghèo của, giàu trí tuệ - Mừng học trò
2.1.2.3. Thủ thuật kể truyện cười
Trong khoá luận này, chúng tôi chỉ giới thiệu qua vê một số thủ thuật cơ bản khi kể chuyện cười.
Đo đặc trưng cơ bản của truyện cười là nhằm mục đích gây cười nên trong khi kể chuyện, người kể cũng phải biết cách đẩy cao trào của truyện lên cao để tiếng cười được bật ra một cách tự nhiên nhất. Thanh điệu cơ bản khi kể chuyện cười là dí dỏm, hài hước. Ngữ điệu khi kể truyện cười phải linh hoạt vì trong truyện cười lời nói của nhân vật đóng vai trò rất lớn trong việc bộc lộ
50
tính cách nhân vật và làm yếu tố gây cười. Người kể phải biết kết hợp cả cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt thì sẽ thu hút được người nghe hơn.
2.1.3. Truyện truyền thuyết
2.1.3.1. Khái niệm, đặc trưng của truyện truyền thuyết
Truyện truyền thuyết có nhân vật thần linh, có yếu tố siêu phàm nhưng có không khí lịch sử dân tộc thời khuyết sử. Ví dụ chùm truyền thuyết về các
vua Hùng ( Con Rồng Cháu Tiên ) và các nhân vật xung quanh vua Hùng như
Thánh Gióng, Mai An Tiêm. Đối với người Việt xưa kia, đặc biệt là trong thời Bắc thuộc, đây là kí ức thiêng liêng về buổi bình minh của lịch sử dân tộc, là bằng chứng bất diệt về thời đại dựng nước huy hoàng, khi họ hàng nghìn năm từng làm chủ riêng một phương trời.
Theo nghĩa đen, truyền thuyết là một câu chuyện được truyền tụng từ thời này sang thời khác cũng như thần thoại là câu chuyện về các vị thần. Nhìn chung truyền thuyết ra đời sau thần thoại và có gắn kiền với lịch sử dân tộc thời kì khuyết sử.
Đối với đồng bào dân tộc, truyền thuyết và sử thi là một món ăn tinh thần không thể thiếu của họ. Trong các buôn làng, bản làng thường có các già làng kể chuyện cho cả làng cùng nghe trong các không gian sinh hoạt cộng đồng. Đây là những người am hiểu về những câu chuyện truyền thuyết và sử thi của dân tộc mình nhất. Nếu như người Tây Nguyên tự hào với sử thi Đăm San, người Mường có sử thi nổi tiếng Đẻ đất đẻ nước, thì người Lô Lô tự hào với sử thi Đi san mặt đất… Đó đều là những kho tàng văn hóa của dân tộc. Truyền thuyết và sử thi được kể trong không khí trang nghiêm, khi già làng kể, dân làng ngồi xung quanh là lắng nghe. Trong cái không gian ấy, bên bếp lửa bập bùng, người ta như thấy cả tiếng vọng của gió ngàn của rừng núi, thấy cả cái hào hùng của dân tộc tự ngàn xưa trở về với ta. Được nghe truyện trong
51
không gian như vậy thì bất cứ ai cũng cảm thấy thấm nhuần nội dung của câu chuyện.
Đặc trưng của thể loại truyền thuyết là có các nhân vật thần kì, sẽ việc thần kì, yếu tố siêu phàm kì ảo nhưng lại gắn với một mốc lịch sử nào đó. Nhân vật trung tâm trong những câu chuyện này cũng có thể là những nhân vật siêu phàm, kì ảo. Truyền thuyết không phản ánh lịch sử, nhưng nó lại có bóng dáng của lịch sử trong đó.
Trong phân môn Kể chuyện ở Tiểu học, số truyện truyền thuyết được giới thiệu không nhiều nhưng giáo viên vẫn cần phải lưu ý khi dạy học sinh thể loại này để học sinh nắm được những biện pháp kể theo đúng đặc trưng thể loại truyền thuyết.
2.1.3.2. Thống kê truyện truyền thuyết trong chương trình tiểu học
Trong chương trình phân môn Kể chuyện, những truyện truyền thuyết sau được đưa vào chương trình học:
- Con Rồng cháu Tiên - Tre ngà
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Ngoài ra, trong bộ sách Truyện đọc bổ trợ phân môn Kể chuyện ở Tiểu học có giới thiệu thêm một số truyện sau:
- Đăm – bơ – ri
- Cưỡi gió mạnh, đạp sóng giữ
2.1.3.3. Thủ thuật kể chuyện truyền thuyết * Thanh điệu cơ bản
Tính chất nội dung của câu chuyện quy định thanh điệu của nó nên thanh âm cơ bản của các câu chuyện truyền thuyết, thần thoại thường là âm hưởng trang trọng, hào hùng. Chẳng hạn, đối với câu chuyện truyền thuyết
52
“Con Rồng cháu Tiên”, đây là câu chuyện kể về tổ tiên, về những ngày đầu dựng nước vì vậy thanh âm cơ bản là trang trọng. Câu chuyện mang đầy tinh chất kì ảo, huyền diệu với hai con người kì vĩ và đẹp đẽ, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, năm mươi người con lên non, năm mươi người con xuống biển lập nghiệp sinh sống. Người con cả lên đất liền làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đời thứ nhất. Đó chính là nguồn gốc của con người Việt Nam. Ẩn khuất trong truyện là niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Muốn thể hiện được điều đó đòi hỏi người kể phải biết sử dụng thanh âm hào hùng và trang trọng. Tương tự như vậy, với truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, nếu như người kể không xác định được thanh điệu cơ bản của câu chuyện là thanh điệu hào hùng thì sẽ làm giảm đi tính chất của câu chuyện.
Tuy nhiên, bên cạnh thanh điệu cơ bản thì người kể cũng phải biết thay đổi thanh âm cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và không gây nhàm chán với người nghe. Chẳng hạn, người kể phải sử dụng thanh điệu hối hả, giọng to và ngắt khúc trong đoạn kể về cuộc giao đấu giữa Sơn Tinh và
Thuỷ Tinh để giành lại Mị Nương: “Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được Mị
Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đánh đuổi Sơn Tinh. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn… Sơn Tinh hoá phép, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao bấy nhiêu”. Sau đó, người kể lại sử
dụng thanh điệu chung của cả bài đối với đoạn còn lại. Sự thay đổi thanh điệu linh hoạt như vậy không làm ảnh hưởng đến thanh điệu cơ bản của truyện, mà ngược lại còn làm thanh điệu hào hùng, trang trọng của thần thoại, truyền thuyết được khắc sâu hơn.
* Ngữ điệu
Ngữ điệu là phương tiện để người kể chuyện miêu tả được nhân vật, cá tính, tâm trạng, hành động của nhân vật và trình bày được thái độ của mình
53
với nhân vật đó. Truyện truyền thuyết thường có những nhân vật là thần hoặc bán thần, vì vậy với những nhân vật này ta phải sử dụng ngữ điệu mạnh, vang, thể hiện được oai nghiêm của nhân vật. Ví dụ, để thể hiện lời nói của vua Hùng khi thách cưới thì người kể phải sử dụng giọng nói âm vang, oai
nghiêm nhưng chậm rãi: “Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước thì được hỏi cưới
Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. ”
Cũng như thanh điệu, ngữ điệu của nhân vật cũng cần phải thay đổi linh hoạt mới thể hiện đúng hành động của nhân vật trong từng thời điểm khác nhau. Việc thể hiện đúng những ngữ điệu của truyền thuyết và thần thoại góp phần làm tăng thêm tính chất hào hùng của tác phẩm thuộc thể loại này.
* Nhịp điệu và cường độ giọng
Đối với truyện truyền thuyết, do những đặc điểm riêng của thể loại mà khi kể những thể loại truyện này thì người kể thường phải kể với nhịp điệu chậm rãi, kết hợp với chất giọng vang thì lời kể mới thể hiện sự đĩnh đạc, trang trọng, hùng tráng. Đấy là âm hưởng chung của giọng kể, nhưng trong quá trình kể chuyện thì người kể cũng phải biết thay đổi linh hoạt cường độ và nhịp điệu của giọng để làm cho câu chuyện lôi cuốn hơn, tránh được sự nhàm chán cho người nghe.
Mở đầu những câu chuyện truyền thuyết thường là những mốc thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Với những phần mở đầu này ta phải dùng nhịp điệu chậm, cường độ lớn kết hợp với thanh âm cao.
Chẳng hạn, phần đầu câu chuyện truyền thuyết “Tre ngà” cần phải
được kể với nhịp điệu chậm rãi nhưng cường độ thì phải lớn hơn một chút
mới thể hiện rõ được hoàn cảnh của đất nước: “Đời Hùng Vương thứ sáu,
giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta, đi đến đâu là đốt phá, chém giết đến đấy. Tiếng trống trận, tiếng gào thét, động một góc trời. Nhà vua rất lo ngại, sai sứ giả đi khắp nơi kén người tài phá giặc cứu nước. ” Cách kể như vậy sẽ thu
54
hút sự chú ý của người nghe, đồng thời làm cho người nghe tin rằng câu chuyện là có thật trong lịch sử.
Sau đoạn mở đầu, đến đoạn kể về sự kiện của nhân vật chính trong truyện thì cần kể với giọng thấp hơn, nhịp điệu vẫn chậm như vậy.
Ví dụ như đoạn tiếp theo của truyền thuyết “Tre ngà” thì cần kể với giọng thấp, cường độ bé hơn và nhịp điệu thì vẫn chậm như vậy: “Bấy giờ ở
Kẻ Giỏng, thuộc bộ Vũ Ninh, có người đàn bà lớn tuổi, không chồng, một hôm ra vườn cà thấy vết chân người to lớn, ướm thử chân mình vào, từ đấy thụ thai…” Rồi đến đoạn miêu tả cuộc chiến đấu giữa Gióng và giặc Ân thì
phải kể với nhịp điệu nhanh, dồn dập: “Gióng phi ngựa sắt, xông vào đánh
giặc, giặc chết như ngả rạ. Bọn sống sót chạy tán loạn, Gióng thúc ngựa đuổi. Roi quật vào đầu giặc đột nhiên bị gãy, Gióng bèn nhổ những bụi tre ngà bên đường làm vũ khí. Giặc tan vỡ, dẫm đạp lên nhau chạy thục mạng. ”
Tuy có sự thay đổi cường độ như vậy, nhưng người kể vẫn lưu ý nhịp điệu chung của truyền thuyết, thần thoại chủ yếu là nhịp điệu chậm, cường độ lớn.
2.1.4. Truyện cổ tích
2.1.4.1. Khái niệm, đặc trưng của truyện cổ tích
Nằm trong kho tàng văn hoà dân gian, truyện cổ tích đóng một vai trò quan trọng mà không một thể loại dân gian nào có thể sánh kịp. Nếu như thần thoại phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì truyện cổ tích phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người hay nói cách khác là quan hệ xã hội. Trong quan hệ giữa con người với con người hay nói cách khác là quan hệ xã hội. Trong quan hệ xã hội có đấu tranh giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị đồng thời quan hệ ruột thịt, thân thiết, làng xóm của những người cung một cảnh ngộ, có đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng có đấu tranh trong nội bộ nhân dân.
55
Nói một cách vắn tắt thì truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian, ra đời từ thời kì cổ đại và gắn liền với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hoá giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính chất phổ biến trong đời sống của nhân dân; đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là tưởng tượng và hư cấu cổ tích) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta là xã hội phong kiến).
Đặc trưng của truyện cổ tích là có những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, những yếu tố tình cờ xem vào câu chuyện. Truyện cổ tích tuy có yêu tố kì ảo và có các nhân vật thần linh, nhưng khác với thần thoại và truyền thuyết, nhân vật chính của chuyện cổ tích thường là những người bình thường và có số phận éo le. Kể chuyện loại truyện này cần chú ý tạo nên những tình tiết sinh động, ấn tượng. Do đặc trưng của truyện cổ tích nên thủ thuật kể chuyện