1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp

80 569 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

3.1 Điều kiện tự nhiên của các vườn chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 22 3.2 Diện tích vườn và tuổi cây chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TẤN THẠNH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY

CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ

THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ

AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TẤN THẠNH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY

CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ

THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ

AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: 3113195 Lớp: TT11X8A1

Cần Thơ, 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY

CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ

THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ

AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Nguyễn Tấn Thạnh thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

PGS TS Trần Văn Hâu

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY

CHANH TÀU (Citrus limonia L.) VÀ ĐÁNH GIÁ

THEO TIÊU CHÍ CỦA VIETGAP TẠI XÃ

AN HIỆP, HUYỆN CHÂU THÀNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Nguyễn Tấn Thạnh thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

……….…

……… Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá mức:………

Thành viên Hội Đồng

DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của bản thân Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả

Nguyễn Tấn Thạnh

Trang 6

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Tấn Thạnh

Sinh ngày: 18/06/1993

Nơi sinh: Đồng Tháp

Họ và tên cha: Nguyễn Văn Xem

Họ và tên mẹ: Lê Thị Thu Hà

Quê quán: ấp Hòa Định, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

 2008-2011: học tại Trường trung học phổ thông Lai Vung 2, xã Tân Hòa,

huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

 2011-2014: học tại Trường đại học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học

Cây Trồng khóa 37, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Trang 7

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,

Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con

Tỏ lòng biết ơn sâu sắc,

PGS.TS Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này

Chân thành cảm tạ,

Cô cố vấn học tập Bùi Thị Cẩm Hường, các thầy cô công tác tại bộ môn Khoa Học Cây Trồng, cùng toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích cho

em trong suốt thời gian học tại trường

Chú Nguyễn Văn Lang (cán bộ khuyến nông xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) và tất cả hộ nông dân canh tác chanh Tàu được điều tra đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu cho đề tài này

Thân gửi về,

Tất cả các bạn lớp Khoa Học Cây Trồng K37, đặc biệt là các bạn: Nguyễn Long Hồ, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Kim Soàn, Lê Thị Tho đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này lời chúc tốt đẹp và phát triển nhất trong tương lai

Nguyễn Tấn Thạnh

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN iv

LỜI CẢM TẠ v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH HÌNH ix

DANH SÁCH BẢNG x

TÓM LƯỢC xiii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÓ MÖI 2

1.1.1 Nguồn gốc 2

1.1.2 Phân loại 2

1.1.3 Giá trị sử dụng 2

1.1.4 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam 3

1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY CHANH 4

1.3 ĐẶC TÍNH SINH HỌC VỀ SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI 5

1.3.1 Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa 5

1.3.2 Sự ra hoa và đậu trái 5

1.3.3 Sự rụng trái non 6

1.3.4 Sự phát triển trái 6

1.4 BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA CHANH TÀU 7

1.4.1 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp xiết nước 7

1.4.2 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp “phá lá” 7

1.5 YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CÓ MÖI 8

1.5.1 Nhiệt độ 8

1.5.2 Ánh sáng 8

1.5.3 Gió 9

1.5.4 Nước, ẩm độ và vũ lượng 9

1.5.5 Đất 9

1.5.6 Chất dinh dưỡng 10

1.6 KỸ THUẬT CANH TÁC 11

1.6.1 Khoảng cách và kiểu trồng 11

1.6.2 Chăm sóc 11

1.7 SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ THEO IPM 13

1.7.1 Sâu gây hại 13

1.7.2 Bệnh gây hại 14

1.8 TỔNG QUAN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 15

Trang 9

1.8.1 Khái niệm 16

1.8.2 Mục đích của VietGAP 16

1.8.3 Những lợi ích khi áp dụng VietGAP 16

1.8.4 Các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP 16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 21

2.1 PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU TRA 21

2.1.1 Điều tra 21

2.1.2 Thời gian 21

2.1.3 Phương tiện 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 21

2.2.1 Điều tra 21

2.2.2 Xử lý số liệu 21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM VƯỜN 22

3.1.1 Điều kiện đất đai 22

3.1.2 Đặc điểm vườn 22

3.2 THIẾT KẾ VƯỜN 24

3.2.1 Kích thước mương, liếp 24

3.2.2 Đê bao, cống bọng và cây chắn gió 24

3.2.3 Kỹ thuật đắp mô 25

3.2.4 Khoảng cách và mật độ trồng 26

3.2.5 Mô hình canh tác 26

3.3 KỸ THUẬT CHĂM SÓC 27

3.3.1 Bón phân 27

3.3.2 Tỉa cành, bồi liếp 30

3.4 KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA 31

3.4.1 Biện pháp sử lý ra hoa, thời điểm xử lý ra hoa 31

3.4.2 Xử lý ra hoa bằng phương pháp “phá lá” 32

3.4.3 Sự rụng lá 33

3.4.4 Phun kích thích sau “phá lá” 34

3.4.5 Chống đỡ cành, bó tán 37

3.4.6 Quản lý nước 38

3.4.7 Tỉ lệ ra hoa và năng suất 39

3.4.8 Sự rụng trái non 40

3.4.9 Quá trình ra hoa, phát triển trái 41

3.4.10 Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái 42

3.5 SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH 42

3.5.1 Sâu hại và hóa chất phòng trị 42

3.5.2 Bệnh hại và hóa chất phòng trị 44

3.5.3 Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại 45

3.5.4 Hiện tượng chất cây 46

Trang 10

3.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO VIETGAP KHÁC 47

3.6.1 Sử dụng phân thuốc 47

3.6.2 Sổ theo dõi 49

3.6.3 Dụng cụ bảo hộ 50

3.6.4 Nơi lưu trữ phân, thuốc 50

3.6.5 Xử lý vật chứa thuốc hóa học 51

3.6.6 Dụng cụ đựng trái 52

3.6.7 Chăn nuôi gia cầm 52

3.7 TỔNG HỢP MỘT SỐ TIÊU CHÍ THEO VIETGAP 53

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54

4.1 KẾT LUẬN 54

4.2 ĐỀ NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

3.1 Số lần bón phân cho cây chanh Tàu của các hộ nông dân đƣợc ghi

nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

29

3.2 Tỉ lệ (%) số hộ bón phân cho cây chanh Tàu theo các lần bón

đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng

Tháp

29

3.3 Tỉ lệ (%) số hộ nông dân có sử dụng phân bón lá, phân hữu cơ và

vôi cho cây chanh Tàu

30

3.4 Cây chanh Tàu sau khi đƣợc phun hóa chất “phá lá” 4 ngày 34

3.6 Cây chanh Tàu đƣợc chống đỡ cành sau khi “phá lá” 37 3.7 Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân canh tác

chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh

Đồng Tháp

49

3.8 Tỉ lệ (%) số hộ xử lý vật chứa thuốc hóa học đƣợc ghi nhận tại xã

An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

51

Trang 12

3.1 Điều kiện tự nhiên của các vườn chanh Tàu được ghi nhận tại xã

An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

22

3.2 Diện tích vườn và tuổi cây chanh Tàu được ghi nhận tại xã An

Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

23

3.3 Chiều rộng của mương, liếp trồng chanh Tàu được ghi nhận tại xã

An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

24

3.4 Tỉ lệ số hộ được ghi nhận có đê bao, cống bọng và cây chắn gió tại

xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

25

3.5 Tỉ lệ số hộ được ghi nhận về kỹ thuật đắp mô khi trồng chanh Tàu

tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

25

3.6 Khoảng cách và mật độ trồng cây chanh Tàu được ghi nhận tại xã

An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

26

3.7 Mô hình canh tác chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện

Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

27

3.8 Liều lượng và tỉ lệ N, P2O5, K2O bón cho cây chanh Tàu ở các thời

kỳ phát triển được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành,

tỉnh Đồng Tháp

28

3.9 Tỉa cành, bồi liếp của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu được

ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

31

3.10 Biện pháp xử lý ra hoa và thời điểm xử lý ra hoa chanh Tàu của

các hộ nông dân canh tác chanh Tàu được ghi nhận tại xã An

Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

32

3.11 Hóa chất và nồng độ hóa chất dùng để “phá lá” cây chanh Tàu

được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

33

3.12 Tỉ lệ số lá rụng trên một cây chanh Tàu sau khi xử lý ra hoa bằng

phương pháp “phá lá” được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu

Thành, tỉnh Đồng Tháp

34

3.13 Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa được sử dụng phun

kích thích ra hoa chanh Tàu lần 1 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp,

huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

35

3.14 Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa được sử dụng phun

kích thích ra hoa chanh Tàu lần 2 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp,

huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

36

3.15 Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa được sử dụng phun 37

Trang 13

kích thích ra hoa chanh Tàu lần 3 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp,

huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.16 Tỉ lệ số hộ và thời điểm chống đỡ cành, bó tàn cho chanh Tàu sau

khi “phá lá” của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu được ghi

nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

38

3.17 Tỉ lệ số hộ canh tác chanh Tàu có thực hiện “xiết nước” trước khi

xử lý chanh Tàu ra hoa được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu

Thành, tỉnh Đồng Tháp

39

3.18 Tỉ lệ số chồi ra hoa, đậu trái và năng suất chanh Tàu được ghi

nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

40

3.19 Hiện tượng rụng trái non trên chanh Tàu được ghi nhận tại xã An

Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

41

3.20 Thời gian từ khi xử lý ra hoa đến khi thu hoạch của chanh Tàu

được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

41

3.21 Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái chanh Tàu được ghi

nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

42

3.22 Sâu hại trên cây chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện

Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

43

3.23 Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị sâu hại trên cây

chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

43

3.24 Bệnh hại trên cây chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện

Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

44

3.25 Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị bệnh hại trên cây

chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

45

3.26 Thời điểm xử lý sâu bệnh hại của các hộ nông dân canh tác chanh

Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng

3.28 Thời gian cách ly phân và thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông

dân canh tác chanh Tàu trước khi thu hoạch được ghi nhận tại xã

An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

48

3.29 Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh Tàu có sử dụng sổ theo dõi

được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

49

3.30 Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh có sử dụng dụng cụ bảo hộ

khi chăm sóc chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện

Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

50

3.31 Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh Tàu bảo quản phân, thuốc

được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

51

Trang 14

3.32 Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại dụng cụ đựng trái chanh Tàu khi thu

hoạch được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh

Đồng Tháp

52

3.33 Tỉ lệ số hộ có chăn nuôi trong vườn chanh Tàu được ghi nhận tại

xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

53 3.34 Tổng hợp một số tiêu chí đánh giá theo VietGAP 53

Trang 15

Nguyễn Tấn Thạnh 2014 “Điều tra hiện trạng canh tác cây chanh Tàu (Citrus

limonia L.) và đánh giá theo tiêu chí của VietGAP tại xã An Hiệp, huyện Châu

Thành, tỉnh Đồng Tháp” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Hâu

TÓM LƯỢC

Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây chanh Tàu (Citrus limonia L.) và

đánh giá theo tiêu chí của VietGAP tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ 13/12/2013 đến 18/06/2014 Tiến hành điều tra ngẫu nhiên lần lượt 51 nông hộ trồng chanh Tàu (với diện tích ≥1.000 m2 và đang cho trái) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo phiếu đã in sẵn (phụ lục) tại ấp Tân Thạnh và ấp An Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng canh tác và đánh giá mức độ phù hợp quy trình canh tác của các hộ nông dân trồng chanh Tàu so với tiêu chuẩn VietGAP Kết quả cho thấy, tất cả các hộ nông dân tại đây đều thực hiện xử lý cho chanh ra hoa trong mùa nghịch để bán được giá cao Phương pháp “phá lá” được sử dụng phổ biến nhất

là dùng Urea với nồng độ 5,8% với 70,8% hộ áp dụng Tỉ lệ rụng lá trung bình là 38,7% Sau khi phun hóa chất “phá lá” trung bình 5,7 ngày thì chống đỡ cành hay

bó tàn cho cây chanh Sau đó tiến hành phun kích thích cho chanh ra hoa với 2,4-D nồng độ 0,28⁄ (v/v) cùng một số loại hóa chất khác như: Thiên nông, 10-60-10, F94, Dekamon, Paclobutrazol, Bioted Tỉ lệ ra hoa trung bình là 52,5% và năng suất trung bình được ghi nhận là 28,1 tấn/ha/năm Nhện đỏ, bọ trỉ, rệp sáp; bệnh ghẻ lồi,

rỉ sắt, thán thư, ghẻ lõm là những sâu bệnh hại với tỉ lệ xuất hiện và gây hại cao trong vườn chanh Tàu Bên cạnh đó còn có hiện tượng chết cây xảy ra trên 76,47%

số vườn Tuy nhà vườn tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có kinh nghiệm tốt trong việc canh tác cây chanh Tàu Nhưng khi so sánh 8 (trong tổng số 12) tiêu chí được ghi nhận từ các hộ nông dân với các tiêu chí trong “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), thì có tới 5 tiêu chí mà 100% số hộ không đạt theo VietGAP (tiêu chí: 2 (Giống và gốc ghép), 4 (Phân bón và chất phụ gia), 7 (Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch), 8 (Quản lý và xử lý chất thải) và 10 (Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm)) Chỉ có 3 tiêu chí có hộ đạt theo VietGAP với tỉ lệ (% số hộ) lần lượt là: tiêu chí 3 (Quản lý đất và giá thể) với 51%, tiêu chí 6 (Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)) với 53% và tiêu chí 9 (Người lao động) với 5,9%

Trang 16

MỞ ĐẦU

Chanh Tàu (Citrus limonia L.) là loại cây có múi có giá trị kinh tế cao Đây

là giống thích nghi rộng với điền kiện môi trường, có thể trồng khi mới lên liếp lập vườn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có khoảng 1.100 ha trồng chanh Tàu, trong đó huyện Châu Thành có 193,5 ha Mặc dù diện tích trồng chanh Tàu không lớn so với một số loại cây ăn trái khác nhưng được trồng tập trung tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành nên cây chanh Tàu có vị trí kinh

tế khá lớn trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện này

Chanh Tàu chủ yếu để dùng làm gia vị, được tiêu thụ ở thị trường trong nước, đồng thời cũng xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước lân cận như Campuchia

và Trung Quốc Do không có thương hiệu và đạt tiêu chuẩn an toàn nên trái chanh Tàu chỉ được bán ở những thị trường bình dân, giá bán không cao Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của trái cây tươi Việt Nam (chiếm khoảng 80% trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam) Lâu nay, hầu hết các thương nhân Việt Nam có chung quan niệm rằng Trung Quốc là thị trường dễ tính, nhưng trên thực tế nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc đã và đang thay đổi (nhất là khu vực thành thị), đặc biệt là sau khi gia nhập WTO Họ đang chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, sạch Vì vậy, hàng rào kiểm dịch của họ ngày càng chặt chẽ hơn (Sở khoa học

và công nghệ Tiền Giang) Trong những năm qua, năm loại trái cây của Việt Nam

là chuối, xoài, dưa hấu, khóm và vải cũng đòi hỏi phải có nguồn gốc sản xuất khi xuất sang Trung Quốc Do đó, sản xuất chanh Tàu theo tiêu chuẩn an toàn, đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là một xu hướng tất yếu để tham gia thị trường xuất khẩu cũng như tiêu thụ ở những nơi đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và an toàn như ở các siêu thị

Từ thực tế đó, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác cây chanh Tàu (Citrus

limonia L.) và đánh giá theo tiêu chí của VietGAP tại xã An Hiệp, huyện Châu

Thành, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng canh tác và

đánh giá mức độ phù hợp quy trình canh tác của các hộ nông dân trồng chanh Tàu

so với tiêu chí VietGAP

Trang 17

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY CÓ MÖI

1.1.1 Nguồn gốc

Theo Vũ Công Hậu (1999) khó xác định được nguồn gốc cây có múi vì có rất nhiều chủng loại và đó là những cây trồng lâu năm có diện tích phân bố rộng Cây có múi gần như có mặt ở hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiệu

tự nhiên mà có những giống thích hợp, những đặc tính riêng (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Tuy nhiên theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), một số loài cam quýt có nguồn gốc ở Đông Nam Á Châu, trong đó sự phát sinh của một vài loài cam quýt cũng như những loài cùng họ được phân bố từ biên giới Đông Bắc của

Ấn Độ qua Miến Điện và một vùng phía Nam của đảo Hải Nam Những loại này bao gồm: chanh Tây, chanh Ta, chanh Yên, bưởi, cam ngọt, cam chua Nhưng nhìn chung, cây có múi được tìm thấy giữa vĩ độ 40 độ Bắc và 40 độ Nam ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có đất và điều kiện khí hậu thích hợp (Ray, 2002; trích dẫn bởi Combrink, 2011)

Trang 18

Bảng 1.1 Thành phần chất dinh dưỡng của cam, chanh, quýt, bưởi (tính trên 100 g

(Nguồn: Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994)

1.1.4 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam

Hiện nay, diện tích trồng cây có múi chiếm gần 20% diện tích cây ăn trái của cả nước Cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân (Viện nghiên cứu rau quả, 2014) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất cây ăn trái của cả nước (năm 2011 diện tích 288.300 ha, chiếm 35% và sản lượng 3 triệu tấn/năm, chiếm trên 40% so với cả nước) Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) ở đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích 74.400 ha, chiếm 54% và sản lượng 880.800 tấn/năm, chiếm 65% so với cây có múi của cả nước (Sở khoa học và công nghệ Tiền Giang, 2013)

Riêng về cây chanh Tàu thì tại tỉnh Đồng Tháp có khoảng 1.100 ha, trong đó huyện Châu Thành có 193,5 ha Mặc dù diện tích trồng không lớn so với một số loại cây ăn trái khác nhưng được trồng tập trung tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành nên cây chanh Tàu có vị trí kinh tế khá lớn trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện này (Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Trang 19

1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY CHANH

* Rễ: Rễ cây có múi thuộc loại rễ có nấm cộng sinh (Microhiza) Nấm cộng

sinh trên lớp biểu bì rễ, hút nước cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ Vì vậy, cây có múi không ưa trồng sâu (Đường Hồng Dật, 2000)

* Thân, cành: Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) thuộc dạng cây gỗ, thân

hình trụ, cao từ 2-5 m, phân cành không đều, không gai hoặc có gai mọc ngang, có thể dài tới 35 mm (Võ Văn Chi, 2003)

Tuy nhiên, theo Đường Hồng Dật (2003), chanh Ta (Citrus limonia Osbeck)

tán có dạng hình dù, phân cành từ sát đất, cây cao 2-3 m, phân cành nhiều, mọc khỏe, có nhiều gai ngắn và sắc Riêng đối với cây chanh Tàu bông tím có tán hình oval, phân cành dày đặc nhưng cành ngắn nên tán cây thấp (2,5-3,0 m đối với cây

trên 5 năm tuổi) Cành có ít gai hoặc gai ngắn (Phạm Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích

dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012)

* Lá: Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) có lá đơn, gân lá nổi rõ ở mặt

dưới, gân bên mảnh, hơn 10 đôi, lá dài tới 7-8 cm, rộng 3-3,5 cm, bầu tròn ở gốc, đỉnh lá tròn hay có mũi nhọn ngắn, phiến lá mỏng, mép lá có răng tù, cuốn lá tròn, nhưng thường dẹp, dài 6-8 mm (Võ Văn Chi, 2003) Đối với chanh Tàu bông tím lá hơi xoăn, khi còn non có màu xanh và khi thành thục có màu xanh đậm hơn (Phạm

Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012)

* Hoa: Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) có hoa trắng, nhuốm tía hay tim

tím, khá lớn, hoa đơn hay mọc chùm với 2-3 cái/chùm ở nách lá (Võ Văn Chi,

2003) Theo Phạm Ngọc Liễu và ctv (2009), trích dẫn bởi Phạm Vũ Linh (2012),

hoa chanh Tàu bông tím thuộc loại hoa đủ, mọc thành chùm (2-9 hoa), nụ hoa có màu tím đậm Mỗi hoa đều có khả năng tự thụ tinh để tạo thành trái nên chanh Tàu bông tím thường cho trái mọc thành chùm với 3-5 trái/chùm

* Trái: Theo Hoàng Ngọc Thuận (1995), chanh Ta (Citrus limonia Osbeck)

trái hình cầu, vỏ mỏng nhiều nước, nhiều hạt và rất chua, vỏ có mùi thơm đặc biệt

do có nhiều túi tinh dầu trên mặt vỏ Đối với chanh Tàu bông tím vỏ trái màu xanh đậm và sần do các túi tinh dầu to hơn chanh Giấy khi chính vỏ trái màu xanh hơi vàng, đáy trái có núm Trái có trọng lượng 65,7 g, có 9-10 múi với con tép màu

vàng nhạt, nhiều nước, mùi vị thơm, chua khá (Phạm Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích

dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012)

* Hạt: Theo Bijzet (2006), trích dẫn bởi Combrink (2011), hạt cây có múi

là hạt đơn phôi hay đa phôi Còn theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011),

ngoại trừ bưởi có hạt đơn phôi, hầu hết các loài cây có múi đều có hạt đa phôi

Trang 20

Theo Võ Văn Chi (2003), hạt chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) hình trứng,

khá lớn, hơi dẹp, có vỏ dày bao lấy một hay nhiều phôi màu lục, vỏ dễ tróc, có 2-3 hạt trong mỗi múi Riêng chanh Tàu bông tím có hạt khá to và nhiều (12-16

hạt/trái) (Phạm Ngọc Liễu và ctv., 2009; trích dẫn bởi Phạm Vũ Linh, 2012)

1.3.1 Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa

Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản: chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp Sau khi cảm ứng sự ra hoa thì hoa được hình thành và phân hóa (Phạm Văn Côn, 2004)

Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố kích thích đầu tiên, trong đó nhiệt độ thấp là yếu tố đầu tiên ở vùng Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu tố kích thích ra hoa cho cây có múi ở vùng nhiệt đới Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn Tỉ lệ phát hoa có lá hoặc không lá có liên quan với sự khắc nghiệt của stress Điều kiện stress càng khắc nghiệt sẽ tạo ra nhiều bông không mang lá Mầm hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn nhưng chỉ phát triển khi nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng lên (không còn “xiết nước”) Thường cây sẽ ra hoa sau khi tưới nước 3-4 tuần Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi hoa nở thay đổi từng năm (Trần Văn Hâu, 2009)

Theo Bùi Trang Việt (2000), trích dẫn bởi Võ Duy Hảo (2012), hoa thành lập từ chồi ngọn hay chồi nách qua ba giai đoạn:

 Chuyển tiếp ra hoa: mô phân sinh dinh dưỡng thành mô phân sinh tiền hoa – đánh thức mô phân sinh chờ

 Sự tượng hoa: sự sinh cơ quan hoa (quan sát được dưới kính hiển vi), sự phát triển của sơ khởi hoa làm chồi phồng lên thành nụ hoa

 Sự tăng trưởng và nở hoa: mầm hoa vừa hình thành có thể tiếp tục tăng trưởng và nở hoa hoặc đi vào trạng thái ngủ

1.3.2 Sự ra hoa và đậu trái

Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) có mùa hoa tự nhiên vào tháng 3-5, mùa

trái vào tháng 7-9 dương lịch (Võ Văn Chi, 2003)

Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi Trên cành vượt thường

ra bông lá trong khi trên gỗ già thường ra bông không mang lá Cây còn tơ, ra hoa chưa ổn định thường ra hoa không tốt như cây trưởng thành (Trần Văn Hâu, 2009)

Trang 21

Theo Trần Văn Hâu (2009), sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ

và sự khô hạn Thông thường phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không

có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu hoạch cao Đường Hồng Dật (2000) cũng cho rằng cành mang hoa trên cây có múi được chia thành hai loại: (1) Nhóm hoa đơn là những cành có khả năng đậu trái cao; (2) Nhóm hoa chùm là những cành có tỷ lệ đậu trái thấp

1.3.3 Sự rụng trái non

Cây chanh bị rụng trái do 3 nguyên nhân chủ yếu là: thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời (Sở khoa học và công nghệ Hải Dương, 2014)

Sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3-4 tuần sau khi hoa nở Sự rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35-40oC hoặc khi cây bị khô hạn Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẩu bị đóng dẫn đến giảm sự đồng hóa khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng của carbon (Trần Văn Hâu, 2009)

Theo Dương Tấn Lợi (2002), cây có múi có hiện tượng rụng trái sinh lý thường một năm có hai đợt rụng:

 Đợt rụng trái sinh lý lần thứ nhất: thường xuất hiện vào thời kỳ trái còn nhỏ Đặc trưng của đợt rụng này là mang theo cả cuống

 Đợt rụng trái sinh lý lần thứ hai: trái rụng khi có đường kính 3-4 cm, đặc trưng của nó là trái rụng không cuống

Người ta đã theo dõi trên các giống cam chanh và thấy rằng: hiện trượng rụng trái sinh lý là một điều tất yếu Trước khi trái rụng tốc độ lớn của trái tăng lên rất chậm, sau mỗi đợt rụng trái tốc độ lớn của trái tăng lên rất nhanh

1.3.4 Sự phát triển trái

Sự phát triển bầu noãn của hoa cây có múi cần mất khoảng 6-18 tháng, điều này thay đổi theo giống và khí hậu Quá trình tăng trưởng và phát triển này có thể được chia thành ba giai đoạn chính: (1) Giai đoạn đầu tiên bao gồm phân chia tế bào mạnh mẽ nhưng chậm tăng trưởng trong khoảng chín tuần; (2) Giai đoạn thứ hai là một sự tăng trưởng nhanh do mở rộng tế bào hơn khoảng 30 tuần dẫn đến một sự gia tăng nhanh về kích thước trái: (3) Trong giai đoạn thứ ba trái đạt đến sự tăng trưởng tối đa (chín) trong hơn 11 tuần và hầu như không thay đổi về kích thước (Ladaniya, 2008 và Bijzet, 2006, trích dẫn bởi Combrink, 2011)

Nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trái cây có múi Trong vùng có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ thấp và cường độ ánh sáng yếu, trái

Trang 22

phát triển chậm hơn và kích thước trái trưởng thành nhỏ hơn đáng kể so với cây có múi được trồng ở vùng nhiệt đới (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996, trích dẫn bởi Combrink, 2011)

Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày của con tép) được xách định trong hai tháng đầu sau khi ra hoa Cây mang nhiều trái ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái (Trần Văn Hâu, 2009)

1.4 BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA CHANH TÀU

1.4.1 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp xiết nước

Xử lý ra hoa chanh Tàu trong mùa mưa (từ tháng 7-10) để thu hoạch vào mùa khô năm sau là thời điểm mùa nghịch để bán được giá cao Cũng như các loại cây có múi khác, do ảnh hưởng của khô hạn trong mùa khô, chanh Tàu sẽ ra hoa tập trung trong mùa khô và thu hoạch trong mùa mưa (mùa thuận nên giá thấp) Do

xử lý ra hoa trong mùa mưa nên biện pháp xiết nước thường được nhà vườn thực hiện trong tháng 7-8 dương lịch, khi có đợt hạn giữa mùa (hạn “Bà Chằn”), tuy nhiên kết quả thường bấp bênh và phụ thuộc rất nhiều vào thời gian cũng như độ dài của đợt hạn (Trần Văn Hâu, 2009)

1.4.2 Xử lý ra hoa chanh Tàu bằng biện pháp “phá lá”

Theo Trần Văn Hâu (2009), ở thành phố Cần Thơ, chanh Tàu được kích thích ra hoa chủ yếu bằng biện pháp “phá lá”, là biện pháp làm rụng lá bằng cách phun phân Urea và chlorua kali với nồng độ cao từ 6-8% kết hợp với 2,4-D ở nồng

độ từ 0,2-0,5% khi lá ở giai đoạn lá lụa (2,5 tháng tuổi) Sau khi lá vàng và rụng nông dân tiến hành bón phân NPK với tỉ lệ đạm cao kết hợp với tưới nước cho cây

ra hoa Theo kinh nghiệm của nông dân, tỉ lệ ra hoa thường không ổn định, phụ thuộc vào tỉ lệ lá rụng Lá rụng khoảng 40% thì sẽ được tỉ lệ ra hoa thích hợp, nếu rụng 20-30% tỉ lệ ra hoa thấp nhưng nếu tỉ lệ lá rụng trên 60%, cây chanh sẽ ra hoa nhiều nhưng sau đó sẽ suy kiệt, phải mất 2-3 năm mới phục hồi khả năng ra hoa

Do đó, lựa chọn nồng độ hóa chất làm rụng lá với tỉ lệ thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến sự thành công hay không Ngoài ra, những thí nghiệm bước đầu cho thấy vấn đề quản lý nước trong thời kỳ kích thích ra hoa cũng là vấn

đề quan trọng có ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa vì kích thích chanh ra hoa mùa mưa cũng đồng thời là mùa nước; nếu không tạo được khô hạn bằng cách xiết nước, tỉ lệ

ra hoa thường không cao

Ở huyện Châu Thành và Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhà vườn cũng áp dụng biện pháp “phá lá” để kích thích ra hoa cho chanh Tàu, mặc dù quy trình có một vài điểm khác biệt so với nhà vườn ở thành phố Cần Thơ Tuy vậy, hậu quả lâu dài vẫn làm cho cây suy kiệt và có thể do ảnh hưởng của việc làm rụng lá khi kích thích ra

Trang 23

hoa Do đó, nghiên cứu biện pháp kích thích ra hoa đạt hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến khả năng cho trái lâu dài của cây là một vấn đề rất bức xúc của nông dân

Biện pháp này mang lại hiệu quả cao hơn “xiết nước” Tuy nhiên, do tác động làm rụng lá trên cây nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây (vì lá được xem là “nhà máy” năng lượng của cây) Mặt khác, trong quá trình kích thích

ra hoa có sử dụng 2,4-D Bản chất của chất này là thuốc diệt cỏ nên khi sử dụng lâu dài sẽ ít nhiều ảnh hưởng xấu đến cây chanh

1.5.1 Nhiệt độ

Theo Đường Hồng Dật (2000), cây có múi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố hiện tại rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp Trong phạm vi nhiệt độ 12-39o

C cam, quýt đều có thể sinh trưởng được, phạm vi thích hợp là 23-29oC và tốt nhất là 26o

C Nếu dưới 12oC và trên 39oC thì sẽ ngừng sinh trưởng Nhiệt độ tới hạn là -5oC và +57oC Để trải qua tất cả quá trình sống cây chanh cần tổng số tích ôn là 4.300oC (Phạm Văn Côn, 2004)

Nhiệt độ còn ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát triển của trái Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng cất giữ kém và màu sắc trái chín không đẹp (ở nhiệt độ thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn) Ngoài ra, nhiệt độ còn tác động môi trường rễ, khoảng 25-26oC là nhiệt độ tối hảo

để rễ cây hút chất đạm tốt nhất (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

1.5.2 Ánh sáng

Nói chung các loại cây có múi không thích ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán

xạ có cường độ 10.000-15.000 lux tương ứng với 0,6 calo/cm2, tương đương ánh sáng và lúc 8 giờ sáng đến 4-5 giờ chiều những ngày quang mây mùa hè (Phạm Văn Côn, 2004) Cường độ ánh sáng quá cao có thể làm nám trái, mất nước nhiều, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Tuy cây có múi ưa thích áng sáng tán xạ, nhưng không nên trồng dưới các bóng cây to, bởi vì trong điều kiện này cây có múi thường bị nhiều loài sâu bệnh hại (Đường Hồng Dật, 2000) Theo Phạm Văn Côn (2004), yêu cầu cường độ ánh sáng cũng tùy loài: chanh cần ít hơn quýt và quýt cần ít hơn cam Như vậy, chanh

là loài cần ít ánh sáng nhất trong các loài cây có múi

Trang 24

1.5.3 Gió

Theo Đường Hồng Dật (2000), tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm trong các vườn trồng cây ăn trái có múi làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, giảm tác hại của sâu bệnh làm tăng năng suất trái Tuy nhiên, trong thời kỳ cây ra trái, nếu bị gió nhiều, gió mạnh, quả dễ bị xây xát, dễ rụng (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Phần lớn các loài cây có múi có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian ngắn Khi lập vườn cũng cần lưu ý hướng gió có hại (như gió Tây Nam ở đồng bằng sông Cửu Long) để bố trí trồng cây chắn gió, giúp điều hòa không khí trong vườn, giảm đỗ ngã, cây thụ phấn tốt trong mùa hoa nở (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

Theo Đường Hồng Dật (2000), ẩm độ đất và không khí có ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa và tỉ lệ đậu trái của cây có múi Nếu đủ ẩm trong mùa

hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa sẽ nhiều Tháng 3-4 khô hạn làm giảm số lượng hoa Yêu cầu ẩm độ không khí của cây có múi là 75% và ẩm độ đất là 60% (Phạm Văn Côn, 2004)

Theo Phạm Văn Côn (2004), cây có múi rất cần nước cho các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ nẩy mầm, ra hoa đậu trái và trái phát triển mạnh Tuy nhiên, cây có múi rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước Ở vùng đất thấp, mực thủy cấp cao nếu không thoát nước kịp trong mùa mưa sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng

úa và cây chết Trong kỹ thuật trồng cây có múi, việc cung cấp nước có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa của cây Vào mùa khô hạn nếu cây được nhận nhiều nước

sẽ ra hoa ngay Do đó, cần có biện pháp giữ ẩm ở mặt liếp để hạn chế bớt tác hại của việc thiếu nước và rễ mọc sâu dần để tìm nước (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

1.5.5 Đất

Đất trồng cây có múi tốt là những đám đất bằng phẳng có cấu trúc tốt, nhiều mùn, thoáng khí, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt, không bị úng khi mưa và dễ tháo nước khi cần thiết Đất trồng cây có múi cần có mực nước ngầm thấp (ít nhất cũng sâu hơn 80 cm) (Đường Hồng Dật, 2000)

Trang 25

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), cây có múi được trồng tốt nhất trên đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất Không nên trồng cây có múi trên đất sét nặng, phèn, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao; tầng canh tác phải dày ít nhất 0,5 m Riêng

ở đồng bằng sông Cửu Long, nhà vườn thường chọn vùng dất phù sa cao ven sông lớn, lên liếp kết hợp đê bao đã tạo được tầng canh tác dày trên dưới 1 m, thoát nước tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây có múi phát triển Độ pH tốt cho cây có múi nằm trong khoảng 4-8, tốt nhất là từ 5,5-6,5 Đặc biệt cây mẫn cảm xấu với muối B, muối Carbonate và NaCl

1.5.6 Chất dinh dưỡng

Theo Đường Hồng Dật (2000), để phát triển tốt, các loại cây có múi cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng Cu, Mg, B… Cây có múi cần hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm Nhất là ở thời kỳ nở hoa và khi cây ra đọt non cây cần được cung cấp nhiều dưỡng chất Vì vậy trong quá trình phát triển, cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng là điều tối cần thiết cho cây có múi (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

Đạm (N): theo Đường Hồng Dật (2000), đạm là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và phẩm chất của quả Đạm còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây cũng như quá trình hình thành hoa và quả (Nguyễn Hữu Đống, 2003)

Lân (P): theo Nguyễn Hữu Đống (2003), lân có tác dụng giữ sản lượng và phẩm chất hàng năm, giúp điều hòa dinh dưỡng đạm của cây Lân rất cần cho quá trình phân hóa mầm hoa, có tác dụng làm giảm hàm lượng acid trong trái, nâng cao

tỉ lệ đường/acid làm cho hương vị trái thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ trái mỏng, trơn, lõi trái chặt, không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh (Đường Hồng Dật, 2000)

Kali (K): theo Nguyễn Hữu Đống (2003), kali có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất trái, làm chắc mô, giúp cây chịu lạnh Kali rất cần cho cây có múi khi ra đọt non và vào thời kỳ trái phát triển mạnh (Đường Hồng Dật, 2000)

Calcium (Ca): theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), calcium có tác động như một chất giải độc, trung hòa hoặc kết tủa một vài acid hữu cơ vốn bị tăng do hoạt động trao đổi chất trong cây Nó còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sinh trưởng của rễ cây

Magnesium (Mg): theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), magnesium là cơ cấu của diệp lục tố Magnesium có nhiều nhất trong lá, kế đến là

Trang 26

những cơ quan có chứa diệp lục như trái, hạt… Magnesium còn có vai trò quan trọng trong quá trình biến dưỡng lân trong cây

Các nguyên tố vi lượng như: B, Fe, Cu, Zn, Mn… ít nhiều đều có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái của cây có múi ( Đường Hồng Dật, 2000)

1.6.1 Khoảng cách và kiểu trồng

Mật độ cây có múi phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng của từng giống Có thể trồng mật độ 4x5 m (500 cây/ha) đối với những giống sinh trưởng khỏe Mật độ 4x3 m, 3x3 m (800-1.000 cây/ha) đối với những giống sinh trưởng trung bình tán

cây gọn (Lê Văn Thuyết và ctv., 2003) Theo Hoàng Ngọc Thuận (1995), chanh

nhân giống bằng phương pháp chiết cành trồng với mật độ khoảng 800-1.200 cây/ha với khoảng cách 4x2 m, 3x3 m, 4x4 m Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), mật độ trồng quá dày là một trong những yếu tố hạn chế năng suất của cây có múi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Vì vậy, cần kết hợp giữa khoảng cách trồng với kiểu trồng

Mặc dù trong các tiêu chuẩn của VietGAP không quy định về khoảng cách trồng Tuy nhiên, trồng dày thì cây cho trái sớm, mau thu hoạch, thu lại vốn nhanh nhưng vì trồng quá dày làm độ ẩm trong vườn cao, sâu bệnh tập trung, cây thiếu ánh sáng nên ngọn vươn cao bóng râm càng nhiều sâu bệnh càng tăng (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Và đây cũng là nguyên nhân gián tiếp tác động đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân nhằm khống chế sâu bệnh do trồng quá dày

1.6.2 Chăm sóc

1.6.2.1 Bồi mô, liếp

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), việc bồi mô tiến hành trong khoảng hai năm đầu tiên sau khi trồng, mỗi năm làm 1-2 lần Từ năm thứ ba trở đi thì tiến hành bồi toàn liếp, mỗi năm một lần với độ cao bồi từ 3-5 cm Lưu ý,

rễ cây có múi cần nhiều oxy để phát triển, do đó nên bồi đất cách gốc và tránh bồi quá dày gây nghẹt rễ Việc bồi liếp có thể kết hợp đồng thời với giai đoạn xử lý cho cây ra hoa Đất bồi mô, liếp là đất bùn, bãi sông hay đất mặt ruộng phơi khô

1.6.2.2 Tỉa cành tạo tán

Theo Lê Văn Thuyết (2003), tỉa cành nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây,

để cây thông thoáng, đủ ánh sáng, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, ra hoa đều, đậu trái cao và hạn chế sâu bệnh Chỉnh hình tạo tán để dễ chăm sóc và điều khiển cây, giúp cho thân cành phân bố hợp lý, tận dụng được không gian, tăng cường được sự đồng hóa các chất trong cây do rút ngắn khoảng cách giữa thân cành và bộ

Trang 27

rễ Việc cắt tỉa được tiến hành sau khi thu hoạch trái, cắt bỏ những cành già, cành vượt, cành bị sâu bệnh, dập gẩy… làm cho cây thông thoáng, nhận đầy đủ ánh sáng Hàng năm nên xén tỉa ít nhất một lần sau khi thu hoạch, tỉ lệ xén tỉa tối đa khoảng 25% số cành trong tán (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

1.6.2.3 Tưới tiêu nước

Cây có múi là cây rất sợ úng nước, do đó phải thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ, giữ mặt liếp luôn cao hơn mực nước cao nhất trong năm khoảng từ 30 cm trở lên, và đây cũng là loại cây chịu hạn kém, thích ẩm vì vậy trong đất luôn có một lượng nước thích hợp đủ cho sự hoạt động của bộ rễ (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

1.6.2.4 Bón phân

 Lượng phân bón hàng năm

Theo Yaacob và Subhadrabandhu (1995), trích dẫn bởi Võ Duy Hảo (2012), đối với cây có múi nói chung thì đạm và kali là hai chất dinh dưỡng quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất, trong khi chất lân ít quan trọng hơn Nhu cầu chất lân chỉ bằng 20% so với chất đạm và kali Chất đạm thường được xem là chất căn bản để tính ra nhu cầu các chất dinh dưỡng khác

Cây có múi cần hấp thu chất dinh dưỡng quanh năm Nhất là ở thời kỳ nở hoa và khi cây ra đọt non cây cần được cung cấp nhiều dưỡng chất Tùy loại đất, giống, tình hình sinh trưởng của cây và năng suất mong muốn mà quyết định lượng phân bón thích hợp

 Cách bón

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), trong giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi, bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, còn phân đạm nên bón mỗi năm 3-4 lần, chia đều cho mỗi lần bón, có thể pha vào nước để tưới trong năm đầu tiên, sau đó thì bón gốc Cây đang cho trái nên bón tối thiểu là ba lần: sau khi thu hoạch trái, trước lúc trổ hoa và sau khi đậu trái Sau thu hoạch bón cân đối NPK, lúc phát triển trái thì bón K nhiều hơn

Việc bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng rất quan trọng trong canh tác cây có múi vì có tác dụng làm cho đất tơi xốp, giữ được dinh dưỡng nhiều hơn mà cung cấp cho cây, hạn chế các bệnh gây hại trên rễ Việc bón phân có thể được tiến hành bằng phương pháp tưới cho cây ở giai đoạn một năm tuổi, từ năm thứ hai trở

đi thì bón gốc bằng cách đào rảnh sâu khoảng 5 cm chung quanh và cách gốc khoảng 0,75-1 m cho phân vào lấp đất lại, rồi tưới

Trang 28

1.7 SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ THEO IPM

Cây chanh bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó có không ít những bệnh khó trị làm năng suất giảm nhiều và có thể làm cây bị chết hàng loạt Một số loài sâu bệnh hại thường gặp trong các vườn chanh gồm có:

1.7.1 Sâu gây hại

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những

đường ngoằn ngoèo Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp Ngoài ra các vết thương do sâu đục trên lá, chồi dễ tạo điều kiện cho

bệnh loét phát triển (Đường Hồng Dật, 2003) Phòng trị: tỉa cành, bón phân hợp

lý, nuôi Kiến Vàng, sử dụng dầu khoáng và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo khi cần thiết mật độ sâu cao (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Sâu ăn lá (Papilio sp.): sâu trưởng thành là bướm phượng lớn Trứng đẻ lẻ tẻ

trên mặt lá Sâu non ăn lá, lớn bằng cây bút chì dài khoảng 4 cm Đặc biệt khi chạm vào nó hất đầu về sau, thò hai sừng màu đỏ rất ghê Số lượng sâu non mỗi lứa

không nhiều nhưng ăn lá rất mạnh (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Phòng trị: trong tự

nhiên do mật số thiên địch của sâu ăn lá rất phong phú và lực lượng này có khả năng khống chế sâu ăn lá rất hữu hiệu Vì vậy, nếu sử dụng thuốc hóa học nên hạn chế sử dụng các loại thuốc phổ rộng Có thể nuôi Kiến Vàng để tiêu diệt ấu trùng

sâu ăn lá (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002)

Rệp sáp (Pseudocuccus sp.): có kích thước nhỏ, thâm mềm phủ đầy phấn

hoặc sáp trắng Chân ngắn ít di chuyển, gây hại trên bề mặt lá hay cành non bằng cách hút nhựa làm rụng lá Rệp sáp phát triển nhiều trong những tháng khô và giảm trong mùa mưa Giống như rệp dính, rệp sáp lan truyền nhờ kiến, sống cộng sinh, kiến ăn chất mật do rệp tiết ra và mang chúng từ nơi này sang nơi khác Nấm bồ hóng thường phát triển trên chất mật này có ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá Tại đồng bằng sông Cửu Long có trên 16 loài rệp sáp (Nguyễn Bảo Vệ và Lê

Thanh Phong, 2011) Phòng trị: chỉ dùng thuốc khi mật số cao (5-10% trái bị

nhiễm, khoảng 5 thành trùng/trái hoặc lá và khi 5% số cây trong vườn bị nhiễm Phải sử dụng luân phiên các loại thuốc (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Rầy mềm (Toxoptera sp.): có hai loài phổ biến tấn công trên cây có múi là Toxoptera citridus da mà xanh và Toxoptera aurantii màu đen Rầy mềm thường

tấn công phần non của cây để hút nhựa Sự phá hại trầm trọng của rầy mềm là làm cho cam quýt chết nhiều do sự truyền bệnh Tristeza (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh

Phong, 2011) Phòng trị: cắt bỏ và thiêu hủy các chồi đã bị nhiễm nặng Khi mật

Trang 29

số rầy mềm cao có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép Tuy nhiên, chỉ nên phun vào các chồi bị nhiễm, tránh phun tràn lan trên vườn nhằm tạo điều kiện cho thiên địch phát triển, khống chế sự bộc phát của rầy mềm (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Bù lạch - bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood): thành trùng có kích thước rất

nhỏ, dài 0,1-0,2 mm, màu vàng đến vàng cam, cánh hẹp, hai bên có nhiều sợi lông nhỏ dài Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt, thường được đẻ trên mô lá non, trái non hoặc trong cành non Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá non, hoa

và trái non, tuy nhiên, chỉ gây hại đáng kể trên trái non Phòng trị: sử dụng biện

pháp tưới nước phun lên cây có thể hạn chế mật số bù lạch Chỉ sử dụng thuốc khi mật độ bù lạch đạt 3 con/trái non (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002)

Nhện đỏ (Pananychus citri): loài nhện thân đỏ, màu sắc thân đậm nhạt

không đều, hình tròn hơi dẹt, cắn hại lá và cành Lá bị cắn tạo thành nhiều điểm lốm đốm trắng Lá, trái bị rụng Nhện sinh sản nhanh phá hại quanh năm (Nguyễn

Hữu Đống, 2003) Phòng trị: tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để tăng ẩm độ

vườn Có thể phun các loại thuốc hóa học được cho phép khi cần thiết, nên sử dụng luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau Phun dầu khoáng với nồng độ thấp (0,5-1%) trải đều lên trên các bộ phận của cây (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Triệu chứng “da cám” trên trái: đây là triệu chứng rất phổ biến trên các loại trái cam, chanh, quýt… Làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị thương phẩm Việc xác định tác nhân hiện nay chưa được rõ ràng, tuy nhiên một số trường hợp, có sự hiện diện của nhện đỏ (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

1.7.2 Bệnh gây hại

Bệnh thán thư: bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra Gặp

nhiều nhất ở đọt non, lá non, trái vừa đậu của chanh vỏ mỏng Đọt bị đen, rũ xuống

rồi héo khô Trái méo mó, lá héo từng mảng (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Phòng

trị: cắt và đốt bỏ các bộ phận bị bệnh Sử dụng các loại thuốc hóa học để ngừa theo

khuyến cáo (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Bệnh thối gốc, chảy mủ (Foot rot, Gummosis): Bệnh này do nhiều loại nấm

gây ra như: Phytophthora nicotianae var parasitica; P citophthora (Sm – Sm.) Leonian; P hibernalis Carme; P syringae Kleb; Betryodiplodia theo bromae Pat

Triệu chứng nhận biết ở phần vỏ gần gốc, lúc đầu giống như bị sũng nước, sau đó khô, nứt bong ra dọc theo thân, vỏ thân bị thối nâu, có thể lan đến các cành bên trên Rễ nhỏ, ngắn và thối vỏ, nhất là các rễ lông Lá bị vàng dọc theo gân chính do

bị thiếu dinh dưỡng, sau đó các chồi non và nhánh lớn bị chết Bệnh cũng làm thối

Trang 30

trái, vùng thối hơi tròn, có màu nâu tối lan rộng ra khắp trái, có thể thấy khuẩn ty phát triển dày đặc trên vùng bệnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011)

Phòng trị: không để đất bị úng, đất phải thoát nước tốt, không tủ cành khô, cỏ dại,

rác hoặc bồi sình lấp gốc cây Không tưới nước quá ẩm làm lèn đất quanh gốc Tránh gây thương tích ở gốc cây, bộ rễ Cắt tỉa cành để tạo thông thoáng, tránh để cành, trái chạm đất Cạo bỏ phần vỏ bệnh, sau đó quét vết bệnh bằng các loại thuốc đặc trị hay thuốc gốc đồng Thu gom, rãi vôi và chôn sâu trái bị bệnh (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Bệnh ghẻ lõm: do nấm Phyllosticta citricarpa, Phoma citricarpa, Phyllostictina citricarpa (Guignardia citricarpa) Bệnh nhiễm rất sớm trên trái

nhưng thường đến lúc trái đạt kích thước tối đa hoặc trái bắt đầu vào giai đoạn chín bệnh mới thể hiện triệu chứng Đầu tiên vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu, sau

đó lớn dần, có viền màu nâu (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002)

Phòng trị: tỉa bỏ trái bị bệnh, vệ sinh vườn, dọn sạch lá bệnh ra khỏi vườn để tránh

lây lan Vườn phải thông thoáng để giảm bớt độ ẩm vườn trong mùa mưa Sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép theo khuyến cáo (Trung tâm khuyến nông

- khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Bệnh ghẻ nham (Scab): do nấm Sphaeceloma fawcettii Jenkins (Elsinoe

fawcettii) Xuất hiện vết bệnh nhỏ, tròn, màu nâu nhạt, có thể nổi thành mảng lớn

Lá bệnh thường bị biến dạng, xoắn Cành non, trái cũng có vết bệnh tương tự

(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Phòng trị: cắt bỏ các cành lá bệnh

(mang ra khỏi vườn và đốt) Sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép theo khuyến cáo (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

Bệnh loét (ghẻ, ghẻ lồi, nổ lá = canker): do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv citri Vết bệnh lúc đầu nhỏ, hơi úng nước, có màu xanh đậm, sau đó

vết bệnh lớn dần có màu vàng nhạt đến nâu nhạt, mọc nhô lên mặt lá, vỏ trái, hoặc

vỏ cành (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002) Phòng trị: cắt bỏ

cành lá bệnh (mang ra khỏi vườn và đốt) Sử dụng các loại thuốc trong danh mục cho phép theo khuyến cáo (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Đồng Tháp, 2009)

1.8 TỔNG QUAN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng Quýt Hồng theo hướng VietGAP của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp (2009), ta có thể hiểu về thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP như sau:

Trang 31

1.8.1 Khái niệm

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam (VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2008

1.8.2 Mục đích của VietGAP

Là những thỏa thuận về xây dựng các tiêu chuẩn sản xuất, lao động, thu hoạch, sơ chế rau, quả với mục đích đảm bảo:

- An toàn cho người tiêu dùng

- An toàn cho người lao động

- Môi trường được bền vững

- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm

1.8.3 Những lợi ích khi áp dụng VietGAP

- Người sản xuất: tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn, bán với giá cao nên đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn

- Người tiêu dùng: sẽ có những sản phẩm chất lượng và an toàn

- Nhà kinh doanh: sẽ có lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm có chất lượng

- Môi trường: sẽ được bền vững và thân thiện hơn

1.8.4 Các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP

Bao gồm 12 nội dung, với 65 chỉ tiêu kiểm tra đánh giá việc thực hiện VietGAP theo quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, ngày 28/01/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn:

1.8.4.1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải nằm trong quy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và được khảo sát, đánh giá về các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả theo quy định

1.8.4.2 Giống và gốc ghép

Giống và gốc ghép tự sản xuất hoặc mua phải có hồ sơ lưu truy nguyên nguồn gốc: Địa chỉ cung cấp, phương pháp và thời gian ghép, hóa chất sử dụng…

1.8.4.3 Quản lý đất và giá thể

Trang 32

- Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất Hàng năm phải phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất

và giá thể theo quy định

- Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ

- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, có hồ sơ truy nguyên theo quy định

- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên Xây dựng và bảo dưỡng nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phối trộn

1.8.4.5 Nước tưới

Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân

cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch

Hàng năm, phân tích chất lượng nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm nhằm đưa ra biện pháp khắc phục

1.8.4.6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn

về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn

- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và mua từ các cửa hàng được cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Phải sử dụng hóa chất đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa và đảm bảo thời gian cách ly

- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ hoặc hóa chất khi dùng không hết cần được xử lý, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường

Trang 33

- Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng

- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng theo quy định

- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất Phải thu gom và cất giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng

1.8.4.7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

- Thiết bị, vật tư và đồ chứa: Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm, phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng; nông sản sau khi thu hoạch không để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm; thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm; thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia

- Thiết kế và nhà xưởng: Hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết

kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử

lý, đóng gói, bảo quản Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản nông sản phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp; phải có

hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ

ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước; Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm có rào ngăn cách an toàn

- Phòng chống dịch hại: Phải cách ly gia súc, gia cầm và ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản rau, quả Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy

- Vệ sinh nhà xưởng: Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ bằng các loại hóa chất thích hợp theo quy định, không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường

- Vệ sinh cá nhân: Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong

hồ sơ Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy; cần có nhà vệ sinh với trang thiết bị cần thiết đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý

Trang 34

- Xử lý sản phẩm: Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo quy định

- Bảo quản và vận chuyển: Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm Thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển

1.8.4.8 Quản lý và xử lý chất thải

Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm

1.8.4.9 Người lao động

- An toàn lao động: Người quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức

về hóa chất và kỹ năng ghi chép Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hóa chất Người trực tiếp xử lý

và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc

- Điều kiện làm việc: Phải đảm bảo phù hợp với sức khỏe người lao động Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ Nhà làm việc thoáng mát, mật độ hợp lý Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ điện

và cơ khí phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng

- Phúc lợi xã hội: Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản Tuổi lao động và lương, thù lao phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động

- Đào tạo: Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn, được tập huấn: sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ; hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động; sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân

1.8.4.10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm,… lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý

- Nông sản phải ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất, lập hồ sơ và lưu trữ

Trang 35

- Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác Mỗi khi xuất hàng, phải

ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản

phẩm

1.8.4.11 Kiểm tra nội bộ

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất

mỗi năm một lần, thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá Tổng kết và báo cáo kết

quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu

1.8.4.12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại

khi khách hàng có yêu cầu, khi có khiếu nại, phải có trách nhiệm giải quyết theo

quy định pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

Trang 36

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU TRA

2.2.2 Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Dùng Microsoft Excel

để nhập số liệu trích lọc một số dữ liệu cần thiết như: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung bình, độ lệch chuẩn (Sd); và vẽ đồ thị

Trang 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM VƯỜN

3.1.1 Điều kiện đất đai

Theo ghi nhận, phần lớn các vườn chanh Tàu được trồng trên nền đất phù sa với 92,3%, chỉ có 7,8% trên nền đất thịt pha sét (nhẹ) và 1,9% trên nền đất thịt pha cát (nhẹ) (Bảng 3.1) Tuy nằm gần sông lớn nhưng 100% vườn chanh đều không bị ngập do lũ vì tất cả vườn chanh nằm trong đê bao tập trung Theo Nguyễn Bảo Vệ

và Lê Thanh Phong (2011), điều kiện tiên quyết khi chọn đất canh tác cây có múi đòi hỏi có tầng canh tác dày, thoát thủy tốt vì cam quýt có bộ rễ ăn cạn gần lớp đất mặt và yếu Tốt nhất là đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất Vậy có thể nói, đây là vùng đất thích hợp cho việc canh tác chanh

Bảng 3.1 Điều kiện tự nhiên của các vườn chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

ổi, táo sang trồng chanh do lợi nhuận mà nó mang lại khá cao Vì vậy, diện tích vườn chanh tại đây đang có xu hướng gia tăng theo thời gian

Mặc dù trong quy định ban hành “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn” không có quy định về diện tích vườn phải đạt bao nhiêu thì mới được chứng nhận VietGAP Tuy nhiên, để được chứng nhận

Trang 38

VietGAP thì chi phí ban đầu là khá lớn Bên cạnh đó, chi phí cho các lần tái chứng nhận cũng cao Vì vậy, nếu diện tích vườn nhỏ thì sẽ khó thu hồi lại được chi phí chứng nhận VietGAP

Theo ghi nhận, tuổi cây trung bình tại các vườn chanh Tàu là 6,1 năm, vườn

có tuổi cây cao nhất là 13 năm và vườn có tuổi cây thấp nhất là 2 năm Trong đó,

có 64,7% cây đang trong giai đoạn cho trái ổn định (Bảng 3.2) Do 100% các vườn chanh Tàu tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp được trồng bằng cành chiết nên cây chanh cho trái khá sớm (khoảng 1,5-2 năm sau khi trồng) Sở dĩ có sự chênh lệch lớn về tuổi cây chanh tại đây là vì, một số vườn chanh được trồng mới lại do cây chanh đã lão (trên 20 năm) sau nhiều năm thu hoạch và cho năng suất không ổn định Theo kinh nghiệm của một số hộ nông dân canh tác chanh lâu năm cho biết, đối với những cây chanh đã lão thì họ rất “ngại” khi áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa bằng phương pháp “phá lá” vì cây dễ bị suy kiệt và chết sau đó

Bảng 3.2 Diện tích vườn và tuổi cây chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Cây cho trái chưa ổn định (<5 năm tuổi) 35,3

Cây cho trái ổn định (>5 năm) 64,7

n = 51

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), cây có múi cho trái ổn định từ năm thứ 5 sau khi trồng Vậy với tuổi cây chanh Tàu trung bình là 6,1 năm thì hoàn toàn có thể tham gia sản xuất theo VietGAP, vì đây là thời kỳ cây cho trái

ổn định (>5 năm) Đối với các vườn có tuổi cây thấp (<5 năm) thì không nên tham gia vì cây chanh đang còn trong giai đoạn cho trái chưa ổn định hiệu quả kinh tế không cao

Trang 39

3.2 THIẾT KẾ VƯỜN

3.2.1 Kích thước mương, liếp

Theo ghi nhận, vườn trồng chanh Tàu của nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có thiết kế mương, liếp khá đa dạng Chiều rộng liếp biến động từ 3,5-10 m, trung bình là 7,6 m Chiều rộng mương biến động từ 0,5-8

m, trung bình là 3,6 m (Bảng 3.3) Nguyên nhân của sự biến động kích thước mương là do nông dân muốn thu hẹp diện tích mương để tăng diện tích trồng cây chanh Còn sự biến động của kích thước liếp là do hiện tượng lỡ liếp sau nhiều năm canh tác

Bảng 3.3 Chiều rộng của mương, liếp trồng chanh Tàu được ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

n = 51

3.2.2 Đê bao, cống bọng và cây chắn gió

Theo ghi nhận, các vườn chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có thiết kế về đê bao và cống bọng khá hoàn chỉnh Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương nên hệ thống đê bao chung rất hoàn chỉnh, đảm bảo cho 100% vườn chanh tại đây không bị ngập vào các thời điểm nước nhiều Có tới 92,4% hộ lắp đặt cống bọng riêng cho vườn chanh để chủ động trong việc giữ nước tưới trong mùa khô, cũng như việc thoát nước trong mùa mưa (Bảng 3.4)

Theo Đường Hồng Dật (2000), tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm trong các vườn trồng cây ăn trái có múi làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, giảm tác hại của sâu bệnh làm tăng năng suất trái Tuy nhiên, trong thời kỳ cây ra trái, nếu bị gió nhiều, gió mạnh, quả dễ bị xây xát, dễ rụng (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Khi lập vườn cũng cần lưu ý hướng gió có hại (như gió Tây Nam ở đồng bằng sông Cữu Long) để bố trí trồng cây chắn gió, giúp điều hòa không khí trong vườn, giảm đỗ ngã, cây thụ phấn tốt trong mùa hoa nở (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Tuy nhiên, có tới 82,4% hộ nông dân canh tác chanh tại đây không chú ý bố trí cây chắn gió cho vườn chanh (Bảng 3.4)

Trang 40

Bảng 3.4 Tỉ lệ số hộ được ghi nhận có đê bao, cống bọng và cây chắn gió tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Bảng 3.5 Tỉ lệ số hộ được ghi nhận về kỹ thuật đắp mô khi trồng chanh Tàu tại xã

An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Chiều cao mô trung bình±Sd 32,3±8,1

Đường kính mô lớn nhất 100 Đường kính mô trung bình±Sd 64,3±20,4

n = 51

Kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), khi trồng cây có múi ở những vùng đất có mực thủy cấp cao như ở

Ngày đăng: 25/11/2015, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w