Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài

75 2.3K 7
Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài “ Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn Trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ và hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 đạt được kết quả như sau: Kết quả điều tra cho thấy có 62,5% tổng số hộ điều tra là vườn trồng xoài chuyên canh, dòi bông xoài phổ biến (65% số hộ điều tra) và là đối tượng gây hại quan trọng. Dòi bông xoài chỉ gây hại 7,5% số vườn điều tra với tỷ lệ nhiễm đạt dưới 50%. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái trong phòng thí nghiệm: Dòi bông xoài họ Cecidomyiidae, bộ Diptera, thành trùng có kích thước nhỏ khoảng 1-2 mm màu vàng cam, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông. Trứng rất nhỏ có màu trắng trong suốt hình oval giống như hạt gạo, kích thước trứng dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Ấu trùng hình dáng giống như dòi, có thể có 5 tuổi. Nhộng màu vàng cam co kích thước dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Triệu chứng gây hại ngoài đồng của muỗi gây hại trên bông xoài là bông có màu hồng đỏ, có trường hợp có màu nâu sậm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG HUỲNH VIỆT HƯNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC XOÀI TẠI HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG - ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA DÒI BÔNG XOÀI LUẬN VĂN TỐT NGHI ỆP KỸ SƯ NGHÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ - 2012 1 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài: “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang – Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” Do sinh viên HUỲNH VIỆT HƯNG thực hiện và đề nạp. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 Cán bộ hướng dẫn (Ký tên) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Người thực hiện Huỳnh Việt Hưng 5 LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người, sự hi sinh cao cả đó là động lực giúp con vượt qua những khó khăn để có kết quả như ngày hôm nay. Em xin gởi đến thầy Lăng Cảnh Phú, giảng viên hướng dẫn lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thành kính ghi ơn, Cô Lê Thị Ngọc Xuân và Thầy Phạm Kim Sơn cố vấn học tập đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy, các cô trong trường đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học tại trường. Chân thành cảm ơn! Các anh, các chị: Thương, Yến, Bảo, Long, Qúy, Trinh, Hồng Nga (Cao Học K17) đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Gia đình anh Hồ Duy Tân đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong lúc tôi thực hiện đề tài này. Cảm ơn bạn Nghiệm, Lộc, Còn những người bạn đã giúp tôi đi suốt chặng đường dài để hoàn thành luận văn này. Các bạn sinh viên lớp bảo vệ thực vật khóa 35 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn!!! Huỳnh Việt Hưng HUỲNH VIỆT HƯNG, 2012. “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ, 56 trang. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Lăng Cảnh Phú TÓM LƯỢC Đề tài “ Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn Trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ và hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 đạt được kết quả như sau: Kết quả điều tra cho thấy có 62,5% tổng số hộ điều tra là vườn trồng xoài chuyên canh, dòi bông xoài phổ biến (65% số hộ điều tra) và là đối tượng gây hại quan trọng. Dòi bông xoài chỉ gây hại 7,5% số vườn điều tra với tỷ lệ nhiễm đạt dưới 50%. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái trong phòng thí nghiệm: Dòi bông xoài họ Cecidomyiidae, bộ Diptera, thành trùng có kích thước nhỏ khoảng 1-2 mm màu vàng cam, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông. Trứng rất nhỏ có màu trắng trong suốt hình oval giống như hạt gạo, kích thước trứng dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Ấu trùng hình dáng giống như dòi, có thể có 5 tuổi. Nhộng màu vàng cam co kích thước dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Triệu chứng gây hại ngoài đồng của muỗi gây hại trên bông xoài là bông có màu hồng đỏ, có trường hợp có màu nâu sậm. 7 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1.1 Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của giống xoài 5 3.1 Đặc điểm chung của vườn điều tra 28 3.2 Mức độ phổ biến của các giống xoài ở hai huyện điều tra 29 3.3 Thành phần côn trùng gây hại trên cây xoài ở hai địa bàn điều tra 31 3.4 Các loại nông dược nông dân sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại trên cây xoài 33 3.5 Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi bông xoài 34 3.6 Kết quả khảo sát ngoài đồng về tình hình gây hại của dòi bông xoài ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. 36 3.7 Kích thước các giai đoạn phát triển của dòi bông xoài . 39 DANH SÁCH HÌNH 9 Hình Tựa hình Trang 1.1 Bông bị muỗi gây hại 12 1.2 Triệu chứng gây hại của muỗi trên trái xoài 14 1.3 Ấu trùng trong mụt hoặc bướu, Nhộng, Thành trùng đực 17 1.4 Triệu trứng gây hại bù lạch trên trái và bông xoài 19 1.5 Trứng của rầy bông xoài 20 3.1 Thành trùng dòi bông xoài 37 3.2 Dạng đầu dòi bông xoài 38 3.3 Cánh của thành trùng dòi bông xoài 38 3.4 Hai cánh sau của thành trùng thoái hóa thành dạng chùy 39 3.5 Thành trùng cái dòi bông xoài 40 3.6 Thành trùng đực dòi bông xoài 41 3.7 Trứng dòi bông xoài 42 3.8 Ấu trùng của muỗi gây hại bông xoài 42 3.9 Các giai đoạn giai đoạn phát triển của dòi bông xoài 43 3.10 Hình nhộng còn trong kén trắng 43 3.11 Nhộng của muỗi gây hại bông xoài 43 3.12 Phân biệt giữa nhộng đực và cái 44 3.13 Nhộng vũ hóa ra khỏi bông xoài, nhộng bên trong bông xoài 44 3.14 45 Quan sát bông xoài từ xa, quan sát gần, bông xoài chưa biểu hiện triệu chứng , trứng và dòi bên trong nụ bông 3.15 Triệu chứng đặc trưng của muỗi gây hại bông xoà i 46 3.16 Ấu trùng muỗi bông xoài bên trong nụ bông 46 [...]... mức, đặc biệt là những vườn trồng chuyên canh xoài đã gây ô nhiễm môi trường, tạo tính kháng cho dịch hại, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái Do đó dẫn tới việc xuất hiện dịch hại mới trên xoài là điều không thể tránh khỏi Chính vì vậy, đề tài Điều tra hiện trạng canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang- Đặc điểm hình thái và tri u chứng gây hại của dòi bông xoài được thực hiện nhằm:... - Điều tra và khảo sát tình hình gây hại cũng như sự nhận biết của nông dân đối với dòi bông xoài (MBX) tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ở tỉnh An Giang - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tri u chứng gây hại của MBX ở ngoài đồng nhằm tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn và xây dựng quy trình phòng trị tổng hợp muỗi gây hại bông xoài 12 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỂ CÂY... các trái xoài mới đậu lúc còn nhỏ Gây nguy hại nhất là đợt gây hại đầu tiên, trong đó toàn bộ phát hoa bị phá hủy ngay cả trước khi ra hoa và đậu trái Phát hoa tăng trưởng còi cọc và uốn cong trục của nó tại điểm vào của ấu trùng Cuối cùng nó khô đi trước khi hoa nở và đậu trái Muỗi gây hại các bông mới xuất hiện bởi đẻ trứng ở giai đoạn nụ bông, và tuổi dòi đầu tiên trong bông đang phát tri n Bông bị... (Felt), được ghi nhận ở vùng biển Caribbean và Brazil (Harris và Schreiner, 1992) Tại Oman, muỗi gây hại trên xoài là một dịch hại nghiêm trọng và gây ra sự thất thu rất lớn về năng suất do thiệt hại lá và hoa, làm cho trái nhỏ, phát tri n kém (Sankaran và Mjeni, 1988 dẫn bởi Malik và ctv., 2005) 21 Tại Nhật Bản, loài Procantirinia mangicola tấn công lá xoài non và tạo ra mụt u sưng, nổi phòng lên, đó... Malik và ctv (2005), dòi bông xoài đã được chú ý nhiều trong thời gian qua bởi vì nó đã trở thành một loại sâu hại chính trong tất cả các khu vực trồng xoài của thế giới Dòi bông xoài (Erosomya mangiferae Felt) là một loại sâu hại nghiêm trọng, gây hại bông xoài và ảnh hưởng lên đến 70% sự đậu trái, dẫn đến giảm sản lượng xoài Loài muỗi này cũng được tìm thấy ở vùng Caribbean và Brazil trên ký chủ của. .. lại của Tavares (1918) Brazil Theo Malik và ctv (2005), dòi bông xoài đã trở thành một loại sâu hại chính trên xoài và được tìm thấy trong tất cả các nước đang phát tri n xoài trên thế giới Mười sáu loài muỗi đã được biết đến có gây hại trên xoài ở châu Á Dòi bông xoài phá hoại và gây thiệt hại cây trồng ở ba giai đoạn khác nhau Không có biện pháp kiểm soát nào được xác định hiệu quả Thep Jha và Sen-sarma... Dasineura amaram angerae, Procontorinia mangifaral và Procontorinia matteriana là các loài gây hại nhiều trên xoài, trong số các loài trên thì phổ biến nhất là loài Procontorinia matteriana, muỗi đẻ trứng về phía bên trong của lá Khi dòi nở ra bên trong mô lá sẽ ăn thức ăn trong mô lá, kết quả là gây ra tri u chứng giống như u sưng trên lá Muỗi gây hại bông xoài là loài Procystiphora mangiferae và Procystiphora... nhiễm dòi bị biến dạng và rụng sớm Ấu trùng ăn các bộ phân bên trong bông làm cho bông không nở và ảnh hưởng đến sự đậu trái Nụ bông bị gây hại ảnh hưởng đến sự phát tri n và sưng phù, hóa nhộng bên trong bông (Anonymous, 1981) Singh (1960) chỉ ra rằng lá thiệt hại nặng do sự đẻ trứng của muỗi và ấu trùng ăn phá mô bên trong bông làm cho bông u sưng ảnh hưởng nhiều đến cây xoài Trong hầu hết các vườn xoài, ... Bị nhiễm trên trái ban đầu cho thấy các tổn thương nhỏ màu nâu đường kính 1 mm sau đó phát tri n lớn hơn và sâu hơn 26 Trái xoài bị nhiễm sẽ rơi xuống mặt đất trước khi chín Hình 1.2 Tri u chứng gây hại của muỗi trên trái xoài (Felt 1911) 1.3.4 Loài Procystiphora mangiferae (Felt) Theo Nakahara, L.M (1982) thiệt hại do dòi bông xoài (mango blossom midge) đã được phát hiện đầu tiên vào cuối năm 1980 bởi... hoa của nụ bông xoài nhỏ Trứng nhỏ xíu dài và hình trụ, được đẻ vào ban ngày Giai đoạn ấu trùng của D mangiferae có bốn tuổi Khi vừa mới nở, ấu trùng gần như trong suốt, tuổi hai thì ấu trùng chuyển dần sang màu trắng, trong khi đó ấu trùng tuổi ba và tuổi bốn là màu vàng cam Ấu trùng di chuyển bên trong bông xoài và ăn các bộ phận bên trong của bông xoài Ấu trùng ăn các bộ phận sinh sản của nụ hoa và . lạch trên trái và bông xoài 19 1.5 Trứng của rầy bông xoài 20 3.1 Thành trùng dòi bông xoài 37 3.2 Dạng đầu dòi bông xoài 38 3.3 Cánh của thành trùng dòi bông xoài 38 3.4 Hai cánh sau của. côn trùng gây hại trên cây xoài 33 3.5 Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi bông xoài 34 3.6 Kết quả khảo sát ngoài đồng về tình hình gây hại của dòi bông xoài ở hai huyện. trình nở hoa của giống xoài 5 3.1 Đặc điểm chung của vườn điều tra 28 3.2 Mức độ phổ biến của các giống xoài ở hai huyện điều tra 29 3.3 Thành phần côn trùng gây hại trên cây xoài ở hai

Ngày đăng: 09/04/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

  • KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

  • BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

  • “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An

  • Giang – Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài”

  • LỜI CAM ĐOAN

    • Huỳnh Việt Hưng

    • LỜI CẢM TẠ

      • HUỲNH VIỆT HƯNG, 2012. “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ, 56 trang.

      • TÓM LƯỢC

      • ĐẶT VẤN ĐỀ

      • CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

        • 1.1. TỔNG QUAN VỂ CÂY XOÀI (Mangifera indica)

          • 1.1.1. Tình hình trồng xoài ở Việt Nam và Thế Giới

          • 1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG HỌ CECIDOMYIIDAE

            • 1.2.1. Phân loại

            • 1.2.2. Đặc điểm sống và cách gây hại

            • 1.2.4. Đặc điểm sinh học

            • 1.3 HỌ CECIDOMYIIDAE GÂY HẠI TRÊN XOÀI

              • 1.3.1. Một số ghi nhận về sự phân bố của muỗi trên xoài

              • 1.4 MỘT SỐ CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI TRÊN BÔNG XOÀI

                • 1.4.1 Bù lạch

                • 1.3.2. Rầy bông xoài

                • 1.3.3. Sâu ăn bông xoài

                • Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

                  • 2.1 PHƯƠNG TIỆN

                    • 2.1.1 Đối tượng cây trồng nghiên cứu

                    • 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

                    • 2.1.3 Vật tư thí nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan