Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 43 - 45)

3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN

3.1.1 Đặc điểm chung về tình hình canh tác trên các vườn xoài khảo sát

Nhằm tìm hiểu về kỹ thuật canh tác và sự hiểu biết của nông dân về khả năng gây hại của muỗi gây hại bông xoài ở hai huyện thuộc tỉnh An Giang, chúng tôi tiến hành điều tra 0 hộ nông dân ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (Bảng 3.1) kết quả điều tra cho thấy:

Số hộ có diện tích trên 10000 m2 của hai huyện tương đối cao chiếm 2,5% tổng số hộ (Bảng 3.1) trong đó thì huyện Tịnh Biên chiếm diện tích cao hơn huyện Tri Tôn là 25% hộ, diện tích từ 5000 – 7500 m2 cũng chiếm tỷ lệ khá cao 35% tổng số hộ. Nhìn chung phần lớn các hộ nông dân đều có diện tích xoài trên 5000 m2. Điều này cho thấy, cây xoài chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông sản ở tỉnh An Giang, tình hình canh tác cây xoài ở tỉnh An Giang được trồng tập chung theo hình thức chuyên canh và cho trái quanh năm, tạo thu nhập cho người dân.

Nhìn chung vườn trồng xoài chuyên canh chiếm tỷ lệ cao 62,5% tổng số hộ điều tra, trong đó vườn trồng chuyên canh ở huyện Tịnh Biên chiếm 70% cao hơn huyện Tri Tôn (15%). Số còn lại là những hộ nông dân trồng với hình thức xen canh chiếm 37,5%. Các loại cây trồng xen canh như gừng, nghệ, mít, mãng cầu tập trung chủ yếu ở huyện Tịnh Biên, còn lại là một số loại cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi da xanh và chuối tập trung ở vùng núi huyện Tri Tôn. Như vậy, vườn trồng xoài ở Huyện Tịnh Biên chủ yếu là hình thức chuyên canh, thuận lợi cho việc đầu tư và chăm sóc, một số loại cây xen canh trong vườn để tận dụng những khoảng đất trống canh tác để tăng thêm thu nhập. Huyện Tri Tôn thì mức độ chuyên canh còn thấp, nhưng về các cây trồng xen canh thì đa số là những cây có múi mang lại lợi nhuận cao, cho thấy huyện này cũng đang dần chuyển sang canh tác cây có múi, nhằm làm phong phú các sản phẩm cây ăn trái trong huyện.

Tuổi cây trên vườn ở cả hai huyện điều tra tập trung nhiều ở độ tuổi từ 5 năm đến 20 năm tuổi. Đối với số vườn có độ tuổi cây trên 20 năm tuổi chiếm rất ít chỉ

10% và tập chung ở huyện Tịnh Biên, còn lại là cây có độ tuổi từ 11 – 20 chiếm tỷ lệ tương đối ngang nhau. Điều này chứng tỏ đây là vùng canh tác xoài lâu năm của tỉnh An Giang.

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của vườn điều tra

Đặc điểm

Tỷ lệ% hộ nông dân

Tổng số hộ Huyện Tri Tôn Huyện Tịnh Biên

2Diện tích (m ) Diện tích (m ) 1000-2500 5 10 2500-5000 12,5 5 20 5000-7500 35 45 25 7500-10000 5 10 >10000 42,5 30 55 Vườn trồng: Chuyên canh 62,5 55 70 Xen canh 37,5 45 30

Tuổi cây (năm)

5-10 35 40 30

11-20 60 60 60

>20 5 10

Ghi chú: khảo sát 40 hộ nông dân

3.1.2 Giống xoài và kỹ thuật canh tác

a. Giống xoài

Theo kết quả điều tra cho thấy, các giống xoài trồng phổ biến ở hai huyện điều tra là cát Hòa Lộc chiếm 77,5% trên tổng số hộ điều tra, xoài Bưởi chiếm 50% và hai giống xoài khác được ghi nhận trong quá trình điều tra là xoài Thanh Ca chiếm 27,5% và xoài Đài Loan chiếm 20% (Bảng 3.2).

Người dân trồng phổ biến xoài cát Hòa Lộc vì xoài có giá thành cao, giá trị kinh tế ổn định, nhưng giống xoài nầy xử lý ra hoa rất khó, năng suất không cao. Kế đến là giống xoài Bưởi do Hạt kiểm lâm huyện chuyển giao cho nông dân trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc, do giá trị thấp nên người dân dần dần lựa chọn xoài cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan để thay thế xoài Bưởi. Xoài Thanh Ca được nông dân tự để giống bằng hột và trồng tại địa phương cũng khá lâu đời, vì thế tuổi cây xoài trên

15 năm tuổi cũng khá nhiều, theo nhận định của nông dân chọn giống xoài nầy vì ngay tại thời điểm đó giống xoài Thanh Ca là giống xoài nổi tiếng dễ ra hoa đậu trái. Xoài Đài Loan là một giống xoài khá mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao và thời gian cho trái cũng tương đối ngắn khoảng 2 năm là cho trái, do đó người dân đang dần dần mua giống xoài này từ các trại giống tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre đem về địa phương trồng.

Bảng 3.2 Mức độ phổ biến của các giống xoài ở hai huyện điều tra

Mức độ phổ biến của các giống xoài Giống xoài

Tổng số hộ Phần trăm nông hộ

Xoài Bưởi 20 50

Xoài cát Hòa Lộc 31 77,5

Xoài Đài Loan 8 20

Xoài Thanh Ca 11 27,5

Như vậy, hiện nay các vườn xoài của hai huyện này đang chuyển dần qua canh tác xoài cát Hòa Lộc và Đài Loan do có giá trị thương phẩm cao, cải thiện được thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w