Loài Procontarinia frugivora (Gagné)

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 26 - 29)

Procontarinia frugivora (Gagné) là một loài mới thuộc họ Cecidomyiidae, được ghi nhận tấn công cây xoài ở đảo Luzon của Philippines, nơi mà loài muỗi này gây hại nghiêm trọng (Felt 1911).

Trong tháng hai năm 2002. Ấu trùng được tìm thấy ra khỏi các lỗ trên trái xoài ở tỉnh Bulacan, đảo Luzon, Philippines (15,0 °N, 121,02°E) (Hình 1.2). Ngay sau đó, thành trùng đã được nuôi dưỡng từ những ấu trùng và được chứng minh là một loài Procontarinia Kieffer & Cecconi không giống như bất kỳ 11 loài khác của chi đó, tất cả đều tạo bướu (gall) trên lá xoài.

Sự gây hại bởi loài muỗi mới thuộc họ Cecidomyiidae ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất của xoài. Bị nhiễm trên trái ban đầu cho thấy các tổn thương nhỏ màu nâu đường kính 1 mm sau đó phát triển lớn hơn và sâu hơn.

Trái xoài bị nhiễm sẽ rơi xuống mặt đất trước khi chín.

Hình 1.2. Triệu chứng gây hại của muỗi trên trái xoài (Felt 1911) 1.3.4. Loài Procystiphora mangiferae (Felt)

Theo Nakahara, L.M. (1982) thiệt hại do dòi bông xoài (mango blossom midge) đã được phát hiện đầu tiên vào cuối năm 1980 bởi những người dân ở Hilo, những người dân đã đem những bông xoài đi kiểm tra và những "sâu" nhỏ đã được tìm thấy bên trong các bông xoài, sau đó các cư dân gửi mẫu báo cáo đến các nhà côn trùng vào ngày 0 tháng 01 năm 1981. Muỗi trưởng thành được nuôi từ mẫu và sau đó được Tiến sĩ Raymond Gagne thuộc hệ thống Phòng thí nghiệm Côn trùng học, USDA, Beltsville xác định là dòi bông xoài, Dasineuramangiferae Felt. Đây là lần đầu tiên ghi nhận sự hiện diện của dòi bông xoài ở Hawaii.

1.3.4.1. Phân bố và ký chủ

Dòi bông xoài đã được ghi nhận từ Hawaii (Anonymous, 1981). Ấu trùng ăn phá bên trong bông làm cho bông xoài phát triển lớn hơn bình thường và bị biến dạng thành hình nón phồng lên.

Theo Nakahara, (1982) thì dòi bông xoài được ghi nhận từ Ấn Độ cũng đã xuất hiện ở nhiều nơi khác ở châu Á. Có bốn loài Muỗi (midges) tấn công phát hoa xoài ở Ấn Độ,trong đó có ba loài tấn công bông xoài và một loài tấn công trên gié hoa của phát hoa xoài. Trong ba loài tấn công bông xoài, có hai loài hóa nhộng trong đất và chỉ một loài D. mangiferae hóa nhộng trong bông xoài. Xoài là ký chủ duy nhất được biết đến của cả loài này.

Theo Nakahara, (1982) loài Dasyneura mangiferae (Felt) đã được mô tả từ miền Nam Ấn Độ vào năm 1927, sau đó được đổi tên thành Procystiphora

mangiferae (Felt) và sau đó là Dasineura mangiferae Felt. D. mangiferae thuộc họ Cecidomyiidae, bộ Diptera.

Theo Gagne và Etienne (2006) thì năm 200 một loài Dasineura mangiferae

(Felt) được phát hiện ở Guadeloupe, French West Indies, trong số phát hoa của xoài

Mangifera indica L. (Anacardiaceae), đây là báo cáo đầu tiên của dòi bông xoài ở châu Mỹ. Có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi nó được phân bố rộng rãi, dòi bông xoài là một loại côn trùng gây hại nghiêm trọng (Venkatsubba 19 0, Prasad 1971)

Theo Gagne và Etienne (2006) thì loài Dasineura mangiferae Felt (1927) lần đầu tiên được mô tả như là từ một loài nuôi từ bông xoài ở miền nam Ấn Độ, đã được ghi nhận đặc điểm liên quan đến sinh học. Felt (1927) nhận ra rằng loài "trình bày có đặc điểm đặc thù của chi" và dự kiến đặt nó trong Dasineura Grover và Prasad (1966) và Prasad (1967, 1971) nghiên cứu sinh học và hình thái học các giai đoạn của loài này ở Ấn Độ. Grover và Prasad (1966) đặt trong loài Procystiphora vì cơ quan đẻ trứng được thay đổi thành Procystiphora là một chi Holarctic của ba loài trên Cyperaceae (Họ Cói) và Juncaccae ( Họ Bấc). Cấu tạo cụ thể của các cơ quan đẻ trứng được thay đổi của những loài khác nhau được tìm thấy trong các loài hiện nay. Trong tìm kiếm để có một chi chung cho loài này, sau khi tìm hiểu thấy rằng D. mangiferae Felt thỏa đáng vào chi Gephyraulus. Chi này nếu không được biết đến từ chín loài từ các khu vực phía Tây và trung tâm Palearctic (Gagne, 200 ) thức ăn trong hoa Brassicaceae trong cùng một cách như D. mangiferae trên xoài

1.3.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nakahara (1982) đã mô tả chu kỳ sống của Procystiphora mangiferae

gây hại trên bông xoài ở Ấn độ. Trứng được đẻ vào trong các nếp gấp của lá đài và cánh hoa của nụ bông xoài nhỏ. Trứng nhỏ xíu dài và hình trụ, được đẻ vào ban ngày. Giai đoạn ấu trùng của D. mangiferae có bốn tuổi. Khi vừa mới nở, ấu trùng gần như trong suốt, tuổi hai thì ấu trùng chuyển dần sang màu trắng, trong khi đó ấu trùng tuổi ba và tuổi bốn là màu vàng cam. Ấu trùng di chuyển bên trong bông xoài và ăn các bộ phận bên trong của bông xoài. Ấu trùng ăn các bộ phận sinh sản của nụ hoa và nhị hoa, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bình thường của bông xoài. Điều này làm cho các bông xoài hoàn toàn bị hư hại, ảnh hưởng đến sự đậu trái. Ấu trùng

có tuổi đạt chiều dài 2,6 mm và chiều rộng 0,7 mm. Trước khi hóa nhộng, ấu trùng tuổi bốn sẽ hướng đầu của chúng với bề mặt của các bông xoài và cắt một lỗ thoát. Ấu trùng sau đó quay một cái kén và hóa nhộng trong bông. Giai đoạn nhộng kéo dài -6 ngày. Thông thường, chu kỳ sống của Procystiphora mangiferae được hoàn thành trong vòng hai tuần. Thành trùng đực nhỏ hơn thành trùng cái. Ngay sau khi trưởng thành chúng sẽ bắt cặp, những con cái đẻ trứng cho các nụ bông xoài.

Một thành trùng cái có thể đẻ từ 2-3 trứng trong một bông.

1.3.4.3. Sự gây hại

Theo nghiên cứu của Nakahara (1982) để xác định tỷ lệ nhiễm dòi bông xoài trên hai giống xoài Haden và Pirie, kết cho thấy có 72-100% các bông bị nhiễm. Số lượng ấu trùng hoặc nhộng dao động trong khoảng từ một đến 12 trên mỗi bông, (trung bình 3,6 con trên mỗi bông).

1.3.5. Loài Dasineura amaramanjarae

Loài côn trùng này được phân phối rộng rãi trên khắp Ấn Độ. Ấu trùng ăn các bộ phận bên trong của nụ bông làm cho nụ bông không nở và bông sẽ rụng xuống đất kết quả cuối cùng là đậu trái kém. Sự ra bông của xoài trùng hợp với sự xuất hiện của thành trùng muỗi. Ấu trùng của của muỗi năm trước đang ở thời kỳ nghỉ hoạt động (diapausing) chuyển thành nhộng đất, tới mùa ra bông xoài khi đó chúng sẽ vũ hóa thành con trưởng thành. Muỗi bắt cặp ngay sau khi xuất hiện và đẻ trứng vào nụ hoa xoài, từ 3 đến 6 trứng trong mỗi nụ bông. Thành trùng cái đẻ 0 đến 50 trứng trên 21 đến 0 nụ bông. Trứng có màu kem trắng. giai đoạn trứng từ 30 đến 36 giờ thì trứng nở. Ấu trùng màu đỏ cam bò ra khỏi bông và được thả xuống. Giai đoạn ấu trùng từ 10 đến 13 ngày. Nhộng trong đất có chiều sâu từ đến 8 cm trong một cái kén bằng tơ với các hạt cát quấn chung với chúng và nổi lên mặt đất thành con trưởng thành từ -6 ngày. Tuổi cuối của ấu trùng được nhìn thấy ở độ sâu từ 15 đến 18 cm trong đất (David và Ananthakrishman, 2004).

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 26 - 29)