Hiểu biết của nông dân và biện pháp phòng trị đối với dòi bông xoà

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 50 - 52)

f. Xử lý ra hoa xoà

3.1.5Hiểu biết của nông dân và biện pháp phòng trị đối với dòi bông xoà

Nhìn chung qua kết quả điều tra cho thấy dòi bông xoài đang gây hại nặng tại 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, dòi bông xoài xuất hiện nhiều tại núi ô tà Sóc (thuộc núi dài Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) trên 90% vườn điều tra, còn huyện Tịnh Biên chỉ xuất hiện ít khoảng 0% hộ nông dân, vì thế nông dân ở vùng này đang lo ngại về đối tượng dịch hại mới gây hại trên bông xoài, qua đó cũng cho thấy loại dịch hại này chưa phổ biến trên diện rộng.

Vì đây là đối tượng mới và có kích thước nhỏ nên đa số nông dân vẫn chưa phân biệt được một cách chính xác đối tượng này mà chỉ ghi nhận được triệu chứng ngoài đồng do dòi bông xoài gây hại, người dân thường gọi bông bị gây hại bằng tên như “bông bụp” hay “búp sen”.

Bảng 3.5 Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi bông xoài

Số hộ/tổng số hộ điều tra (%) Đặc điểm

Tổng số hộ Tri Tôn Tịnh Biên

Có 65 90 40

Không 35 10 60

Tên gọi triệu trứng

Bông bụp 42,5 85

Búp sen 10 20

Chưa biết 55 10 100

Thời điểm gây hại

Mùa mưa 52,5 40 65

Mùa nắng 35 50 20

Không chú ý 12,5 10 15

Tác nhân gây hại

Do côn trùng 17,5 25 10

Do vi sinh vật gây bệnh 22,5 25 20

Do thời tiết 32,5 40 25

Chưa thấy, không biết 27,5 10 45

Dòi bông xoài có quan trọng hay không?

Có 60 90 30

Không 5 10

Số lần xử lý thuốc giai đoạn cây ra hoa 1 lần 2,5 5 2 lần 17,5 10 25 3 lần 70 75 65 > 3 lần 10 15 5 ND* có tham gia lớp IPM không Có 2,5 5 Không 97,5 95 100

Qua kết quả điều tra cho thấy thời điểm muỗi gây hại vào mùa mưa chiếm tỉ lệ đến 52,5% hộ nông dân, thời điểm muỗi gây hại vào mùa nắng chiếm tỉ lệ 35%, tuy nhiên qua điều tra thực tế thì triệu chứng bông xoài bị hại vào mùa mưa chủ yếu là do bệnh thán thư gây ra.

Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy đa số nông dân đều không biết đúng tác nhân gây hại bông xoài chiếm tỷ lệ 82,5% hộ nông dân (trong đó có 22,5% hộ cho rằng bông xoài bị nhiễm vi sinh vật, còn hộ nông dân cho rằng do yếu tố thời tiết chiếm tỉ lệ 32,5%, số lượng nông dân cho biết là không chú ý đến hiện tượng này chiếm tỉ lệ

27,5%), chỉ có 17,5% hộ nông dân biết tác nhân gây hại là côn trùng, qua đó cho thấy tỉ lệ hộ nông dân biết đối tượng gây hại là côn trùng khá thấp. Vì thế, việc sử dụng các biện pháp phòng trị đối với dịch hại này còn nhiều hạn chế do nông dân chưa biết được chính xác tác nhân gây hại và đặc điểm gây hại của đối tượng này.

Đa số vườn nông dân có muỗi gây hại nặng thì có đến 60% cho rằng dòi bông xoài là đối tượng gây hại quan trọng, vì đây là đối tượng đặc biệt rất khó phát hiện hoặc khi phát hiện được muỗi gây hại bông thì bông đã gần như không có khả năng phục hồi lại.

Theo kết quả điều tra cũng cho thấy từ giai đoạn mầm hoa nhú đến khi hoa nở thì nông dân có xử lý thuốc trừ sâu 3 lần, chiếm tỷ lệ cao nhất từ 70%, qua đó cũng cho thấy việc xử lý thuốc trừ sâu của nông dân theo định kỳ là chủ yếu, dẫn đến tốn nhiều chi phí của người dân.

Mặc dù huyện Tịnh Biên có diện tích tương đối lớn nhưng qua kết quả điều tra thì có 100% hộ nông dân không có tham gia các lớp tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên xoài, Huyện Tri Tôn chiếm tỷ lệ 95% không có tham gia các lớp tập huấn IPM (Bảng 3.5), vì thế sự hiểu biết về dịch hại và các biện pháp quản lý dịch hại của nông dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, người dân canh tác xoài chủ yếu ở gần đồi núi và trên núi do đó việc tiếp xúc với các kênh thông tin đại chúng còn nhiều khó khăn. Vì vậy, các ngành các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường tập huấn cho nông dân để họ có thể ứng dụng tốt thành tựu khoa học và quản lý được dịch hại.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 50 - 52)