Sâu ăn bông xoà

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 35 - 39)

Theo Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị Thu Cúc (2008) Trên xoài đã phát hiện được loài, bao gồm Thalassodes falsaria, Geometrids 2, Geometrids 4 (Geometridae) và Homodes sp. (Noctuidae). Loài Homodes sp. có tính chuyên biệt, khi quan sát chỉ thấy ăn lá non xoài. Còn 3 Còn lại 3 loài Thalassodes falsaria,

Geometrids 2 và Geometrids 4 thuộc nhóm đa ký chủ. Hai loài Geometrids 2 và

Geometrids , ngoài xoài ra chúng cũng ăn phá trên bông nhãn, loài Thalassodes falsaria còn tấn công trên chôm chôm. Trong các loài sâu đo được phát hiện trên xoài, Thalassodes falsaria là đối tượng gây hại quan trọng nhất, trên một chùm bông có khi xuất hiện tới 5-7 con. 1.3.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị Thu Cúc (2008), thành trùng loài

Thalassodes falsaria có sải cánh dài ,2 cm, thân dài khoảng 2 cm. Thành trùng nhìn từ trên toàn một màu xanh cả trên thân và cánh. Mặt dưới cánh có màu trắng xanh, bụng trắng và được phủ một lớp lông khá dày. Các đôi chân có màu vàng đậm với một ít chấm đen nhỏ trên các đốt to. Đầu xanh với 2 mắt to đen, râu dài khoảng 0,5

cm, hơi cong, luôn hướng ra phía trước, có dạng răng lược ở con cái và dạng sợi chỉ ở con đực. Vòi hút dài khoảng 0,6 cm, lúc nào cũng cuộn tròn trước miệng.Mặt trên cánh có một vài vân màu trắng, nhỏ và lợt. Xung quanh rìa cánh đều có viền màu hồng nhạt. Trên 2 cánh sau, mỗi bên có một quần to màu vàng nhung hơi nhạt. Thành trùng tương đối ít di chuyển, thường dang rộng cánh khi đậu. Thành trùng có thể sống khoảng 5-6 ngày.

Trứng có dạng hình chiếc trống, màu xanh, đường kính khoảng 0,55-0,6 mm, chiều cao khoảng 0,22-0,25 mm. Mặt trên và dưới trứng đều phẳng, không láng, hơi lõm xuống làm lộ lên đường viền tròn xung quanh có dạng răng cưa. Do có bề mặt khá phẳng nên khả năng tiếp xúc và bám chặt của trứng là rất cao, đồng thời xung quanh mặt dưới trứng có lớp tơ trắng rất mịn và mỏng để giữ chặt trứng. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 17-18 ngày với tuổi khoảng 3 ngày, dài từ 0,3- 0,8 cm. Lúc đầu T1 có màu vàng hơi xanh. Ấu trùng lớn khá nhanh, trong 2 ngày kích thước đã tăng khoảng 0,5 cm.

Màu vàng trên thân ở giai đoạn cuối tuổi 1 nhạt dần, lúc này trông ấu trùng hơi xanh hơn. Ở giai đoạn này, đầu ấu trùng vẫn chưa thấy nhô cao và xuất hiện đường chẻ. Mắt ấu trùng có màu hơi vàng vàng ở cuối tuổi 1. Da ấu trùng mỏng, láng và không thấv có lông, ấu trùng di chuyển khá nhanh và liên tục. Do quá nhỏ nên ấu trùng ăn rất ít và chi cắn đứt phần biểu bì của lá, chừa lại loang lổ những đốm mỏng nhưng không thủng hoàn toàn. Tuổi khoảng 3- ngày, dài từ 0,9-1,8 cm. Khi tuổi dài khoảng 1,2 cm, màu xanh càng rõ hơn và sang ngày thứ , ngày cuối tuổi 2, ấu trùng gần như có màu xanh hoàn toàn. Quan sát thấy phần đầu ấu trùng có màu hơi ngã vàng, 2 đôi chân cuối cùng có màu hơi hồng.

Khi ấu trùng dài khoảng 1,7 cm, đầu ấu trùng đã lộ lên phần nhọn trên đầu với đường chẻ ngay chính giữa. Đường chẻ này vẫn còn nhỏ và phần nhọn của đầu cũng còn khá thấp. Cuối thân, ở đốt sau cùng của ấu trùng quan sát thấy có phần dư hơi nhô ra khỏi đôi chân sau nhưng không dài lấm. Da ấu trùng quan sát dưới kính như có vẻ dầy và xanh hơn. Thân ấu trùng không quan sát thấy có lông. Cuối tuổi 2, ấu trùng ăn khá mạnh và cắn đứt lá non thành những mảng nhỏ, thường chỉ cắn đứt từ mép lá vào chứ không cắn thủng được phần thịt lá bên trong. Quan sát thấy ở tuổi

này ấu trùng không di chuyển nhiều bằng lúc tuổi 1, nhưng nhìn chung chúng cũng rất linh hoạt.

Giai đoạn ấu trùng tuổi 3 khoảng 3- ngày, dài từ 1,9-2,5 cm. Ở tuổi 3, thân ấu trùng đã hoàn toàn có màu xanh. Riêng các đôi chân sau và phần đầu vẫn còn màu hơi hồng. Trên thân ấu trùng xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu vàng nâu ngay chỗ các khớp thân. Ở giữa các đốt 2 đôi chân sau thì đốm nâu vàng này trông rõ, dài hơn và to hơn.

Lúc này ấu trùng cắn phá rất mạnh và có thể cắn đứt cả những gân lá non ngoại trừ gân chính, nhưng chúng ít di chuyển hơn lúc còn nhỏ. Ấu trùng tuổi kéo dài khoảng ngày, dài lừ 2,6-3,3 cm. Các đôi chân trước chuyển sang màu đen, phần chóp nhọn trên đầu cũng có màu nâu đen.

Trên thân ấu trùng quan sát thấy xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ, mọc loang lổ khấp trôn thân, tùy con mà các đốm này có thế xuất hiện nhiều hay ít. Da ấu trùng có vẻ sần sùi hơn. Đây là giai đoạn mà ấu trùng tăng kích thước rất nhanh vì ấu trùng ăn phá rất mạnh. Chúng ăn được cả gân chính lá non và những lá hơi cứng hơn mà ấu trùng các tuổi nhỏ không ăn được. Nhìn chung ấu trùng di chuyển rất ít, trông có vẽ không linh động lắm nhưng lại ăn phá liên tục và nhiều hơn hẳn so với các giai đoạn trước. Ấu trùng tuổi 5, khoảng 3 ngày, dài từ 3, -3,7 cm. Đây là giai đoạn mà ấu trùng gần như chỉ lớn nhanh theo chiều hướng tăng đường kính thân và cũng là giai đoạn ấu trùng ăn phá mạnh nhất để chuẩn bị làm nhộng. Ngoài kích thước khá to, điều dễ nhận thấy nữa đó là những đốm đen mọc trên thân càng rõ hơn. Ở một số con, các đốm đen xuất hiện rất nhiều, phân bố thành từng đoạn, và ngay bên trên là những vệt trắng rất rõ, chúng nằm ngay chỗ khớp chia đốt trên thân. Ngoài ra, còn rất nhiều các đốm đen nhỏ khác phân bố không đều. Một số con, các đốm đen này xuất hiện nhiều hơn, thành vệt to ở dưới bụng ấu trùng và chúng phân bố không theo một trật tự nào. Da của ấu trùng trông rất sần sùi, nhiều hơn so với ở tuổi và thấy xuất hiện một ít đốm trắng nhỏ li ti mọc rải rác khắp thân ấu trùng, ở giai đoạn này, ấu trùng lại càng ít di chuyển hơn trước. Khi ấu trùng chuẩn bị lột xác, chúng nằm yên và hơi duỗi ra, đầu cụp xuống, hai mắt hướng thẳng xuống đất, phần nhọn của đầu sẽ đưa thẳng ra trước thay vì hướng lên như bình thường. Các đôi chân sau bám chặt lấy cành hoặc lá, các đôi chân trước không bám mà gập sát vào thân, cứ như thế

nằm bất động cho đến khi chuẩn bị lột xác. Khi lột xác, ấu trùng tách phần vỏ đầu trước, đôi khi phần vỏ này dính lại trên các đốt cổ. Kế đến, bằng cách di chuyển và uốn éo, ấu trùng dần dần tách phần vỏ trên thân, bắt đầu từ trên cổ xuống. Lớp vỏ mỏng được cuộn tròn và đẩy ngược ra phía sau, từ từ được tách hẳn ra khỏi thân và để lại phía đuôi ấu trùng. Đặc biệt, ấu trùng sẽ quay lại ăn phần xác vỏ lột ra từ thân nhưng không ăn phần vỏ đầu đã lột trước đó. Nhưng đôi khi, ấu trùng lại không ăn phần xác vỏ trên thân mà lại ăn phần vỏ đâu, và trường hợp này là rất ít. Giai đoạn nhộng khoảng 8-9 ngày.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 35 - 39)