MỘT SỐ CÔN TRÙNG CHÍNH GÂY HẠI TRÊN BÔNG XOÀI 1 Bù lạch

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 30 - 34)

1.4.1 Bù lạch

Gồm hai loài:Scirtothrips dorsalis Thrips. Trong hai loài này thì Scirtothrips dorsalis

xuất hiện phổ biến, Thrips chỉ xuất hiện rãi rác (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

Theo G. Moritz (1997), râu bù lạch có từ -9 đốt nhưng thông thường 7- 8 đốt. Con đực thường nhỏ hơn và có râu ngắn hơn con cái. Bụng của bù lạch gồm 11 đốt, cơ quan đẻ trứng của bù lạch có dạng lưởi cưa.

Theo Đồng Chiến Thắng (200 ) thành trùng có kích thước rất nhỏ (0,8-0,9 mm X 0,17-0,19 mm). Khi mới vũ hoá có màu trắng, sau đó chuyển thành màu vàng đến vàng cam, phần lưng của bụng có những mảng màu đen rất điển hình. Ba mắt đơn có màu đỏ, hai mắt kép to có màu đen và râu đầu có 7 dốt. Hai đôi cánh rất hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài. Con cái có bộ phận đẻ trứng dạng lưỡi cưa. Sau khi vũ hoá khoảng 3-5 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng đẻ khoảng 20-25 trứng.

Theo G. Moritz (1997) trứng của bù lạch có màu trắng nhạt, vàng hoặc tối, hình trụ tròn hoặc dạng thận được che phủ bởi một lớp vỏ ngoài hoặc màng đệm. vó trứng thì nhẵn, trứng được đé từng cái trong mô cây.

Theo Đồng Chiến Thắng (200 ) Trứng của bù lạch hình bầu dục, màu trắng ngà tới vàng nhạt, được đẻ rãi rác trong mô lá non, gần gân lá. Khi mật số cao, trứng thường được đẻ trên toàn bộ mặt lá. Do trứng được đẻ vào trong mô lá non nên rất khó phát hiện. Khi trứng sắp nở, nếu quan sát kỹ dưới kính lúp (X 10) có thể nhìn thấy phần chóp của trứng (màu trắng trong) hơi nhô ra phía ngoài mô lá non. Các vết đẻ sau đó có thể bị bội nhiễm bởi vi sinh vật tạo thành những đốm màu vàng nâu trên lá.

Theo T. Lewis (1997) ấu trùng của bù lạch có tuổi. 2 tuổi hoạt động gây hại là ấu trùng tuổi 1 và tuổi giai đoạn tuổi 3 và không gây hại, ít hoạt động giai đoạn là tiền nhộng và nhộng.

Theo G. Moritz (1997) ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 giống như là một phiên bản thu nhỏ của thành trùng, chỉ thêm vào sự hiện diện của cánh và phần phụ sinh dục, với những cơ quan được thích nghi với kích thước cơ thể nhỏ hơn.

Theo Đồng Chiến Thắng (2004) ấu trùng gồm 2 tuổi, ấu trùng tuổi 1 có cơ thể màu trắng trong suốt, thân rất nhỏ (0,34-0,43 mm X 0,07-0,11 mm). Chân dài, râu

đầu có 7 đốt hình ống tròn. Ấu trung tuổi 2 có kích thước cơ thể lớn hơn (0,47-0,71 mm X 0,11- 0,17 mm), có màu vàng nhạt. Râu đầu 7 đốt, các lông trên cơ thể dài hơn ấu trùng tuổi 1, đầu đã hoá cứng. giai đoạn ấu trùng tuổi 1 kéo dài từ 2-3 ngày, ấu trùng tuổi 2 kéo dài từ 3- ngày. Cuối giai đoạn tuổi 2, phần lớn ấu trùng sẽ rơi xuống đất để hoá nhộng, một số khác chui vào trong các khe nứt của cây hoặc trong

các lá cuốn lại để tiếptục giai đoạn tiếp theo.

Theo CPC (1999) tiền nhộng có màu vàng nhạt, râu phình ra, ngắn, có sự phân đốt rõ ràng, 2 cặp mầm cánh mở rộng trên ngực trái và ngực phải. Nhộng có màu vàng tối, 2 mắt kép có màu đỏ, mầm cánh được kéo dài ra, râu ngắn và gập lại qua đầu, nhộng cái với bụng lớn hơn nhộng đực.

Theo Đồng Chiến Thắng (2004), giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, râu ngắn, mập. Hai mầm cánh đã lộ ra bên ngoài cơ thể, thời gian phát triển của giai đoạn tiền nhộng kéo dài từ 1 ngày. Giai đoạn nhộng có kích thước tương tự như giai đoạn tiền nhộng. Nhộng có màu vàng sậm, mắt kép và mắt đơn có màu đỏ, mầm cánh đã dài hơn, râu ngắn và gập lại qua đầu, nhộng cái với phần bụng lớn hơn nhộng đực. Thời gian phát triển của nhộng là 1 ngày.

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) thì loài S. dorsalis sau khi vũ hóa 3 ngày con cái bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng đẻ khoảng 20-25 trứng. Trứng thường được đẻ trong mô lá non. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 13-20 ngày. Sau khi hoàn thành giai đoạn tuổi 2, một số ấu trùng sẽ rơi xuống đất để hoá nhộng, một số khác hoá nhộng trong các khe nứt của cây hoặc trong các lá cuốn lại. 1.3.1.2. Tập quán sinh sống và cách gây hại

Do bù lạch gây hại bằng cách chích hút trên cành non, lá non, nụ bông, bông và trái nên triệu chứng thường được thể hiện rõ trên các bộ phận này. Các vết chích của bù lạch sẽ tạo thành những chấm nhỏ lấm tấm như mũi kim chích nâu đen rãi rác trên lá, bông, nhánh bông. Khi bị chích hút nặng, các vết chích liên kết lại thành những mảng lớn biến màu (thường màu nâu hoặc màu vàng) trên các bộ phận nêu trên.

Trên lá: khi bị nặng, chóp lá non bị héo, có màu đỏ sau đó bị khô đi. Hai mép lá phát triển không bình thường và bị công queo.

Trên nụ bông: bù lạch chích hút sẽ gây những chấm đen li ti, các chấm này liên kết lại với nhau tạo thành những vệt lớn, khi bị gây hại nặng, nụ bông không phát triển. Còn trên bông : vào giai đoạn trổ, khi bù lạch tấn công nặng, bông sẽ khô và rụng sau đó.

Trên trái: bù lạch tấn công ngay từ khi trái vừa được hình thành. Sự chích hút của bù lạch sẽ để lại những chấm nâu đen xuất phát từ ngay cuống trái tạo thành những vùng da cám chung quanh cuống trái, khi mật số cao, vết da cám sẽ lan dần xuống chóp trái và toàn bộ trái sẽ bị da cám, làm giảm giá trị thương phẩm của trái. Nếu bị tấn công nặng vào giai đoạn tượng trái non, trái có thể bị khô và rụng. Trên trái lớn, nếu bị nhiễm bù lạch trái cũng có thể bị biến dạng và da trái bị đen. Khi trái xoài to bằng cổ tay trở đi (vỏ trái dầy) thì mật số bù lạch giảm rất rõ.

Hình 1.4 Triệu trứng gây hại bù lạch trên trái và bông xoài

(Nguồn: bài giảng Côn Trùng của Nguyễn Thị Thu Cúc)

1.3.1.3. Biện pháp phòng trị

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2003), thì một số loại thuốc hóa học to ra có hiệu quả tốt đối với bù lạch khi được sử dụng đúng như: Comite, Carbosulfan, Phosalon, Benfuracard, Prothiophos, Confidor, Regent, Bassa, Trebon, Cypermethrin,

A B

Disulfoton, Vertimec… tuy nhiên do bù lạch có thể kháng thuốc nhanh nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết (khi có >=5% lá non, phát hoa, trái bị nhiễm với 2-3 bù lạch/trái hoặc 5-10 bù lạch trên chồi non hoặc phát hoa.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w