f. Xử lý ra hoa xoà
3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGOÀI ĐỒNG
Để đánh giá tỷ lệ gây hại, xác định triệu chứng gây hại của dòi bông xoài gây ra chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp trên vườn của 0 hộ điều tra thuộc 2 huyện của tỉnh An Giang, có diện tích canh tác xoài tương đối lớn trong tỉnh.
Kết quả điều tra ngoài đồng trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên trong thời gian từ tháng 7/2012 đến tháng 9/2012 ghi nhận dòi bông xoài xuất hiện khá phổ biến đồng thời gây hại nghiêm trọng bông xoài. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của từng vườn khác nhau tùy vào điều kiện chăm sóc và trình độ nông dân, biện pháp quản lý dịch hại.
Dựa vào số liệu điều tra ta thấy, dòi bông xoài chỉ gây hại 7,5% số vườn điều tra, trong đó tỷ lệ nhiễm từ 5 – 30% chiếm 27,5%, tỷ lệ nhiễm từ 30-50% chiếm 15% và có đến 52,5% số vườn điều tra không nhiễm dòi bông xoài. Trong đó dòi bông xoài gây hại ở huyện Tri Tôn với tỷ lệ 85% tổng số hộ trong huyện, trung bình tỷ lệ phát hoa bị hại trên mỗi vườn chiếm 20,8%, huyện Tịnh Biên chỉ có 10% tổng số hộ của huyện bị dòi bông xoài gây hại, còn tỷ lệ phát hoa bị hại thấp chỉ chiếm 6,3%.
Như vậy theo điều tra thực tế và nhận định của nông dân chủ yếu huyện Tri Tôn thì hiện nay, dòi bông xoài đang bùng phát và lan rộng khắp nhà vườn trong huyện, nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời dịch hại mới này sẽ gây hại càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến năng suất, nếu nặng có thể gây thất thu hoàn toàn. Chính vì thế cần tiến hành tìm hiểu đặc điểm về đặc hình thái và triệu chứng gây hại của đối tượng dịch.
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ngoài đồng về tình hình gây hại của dòi bông xoài ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Tỷ lệ vườn (%) Tổng cả vườn
Tổng số hộ Tri Tôn Tịnh Biên
0 52,5 15 90 0- 5 5 5 5 5 - 30 27,5 50 5 30 – 50 15 30 ≥ 50 Tổng 100 100 100 Trung bình (%) 20, 8 6,3
Ghi chú: Tỷ lệ (%) hộ nông dân bị muỗi gây hại ở các mức, trung bình (%) là tỷ lệ (%) phát hoa bị gây hại trên mỗi vườn