Nhộng đực B nhộng cá

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 61)

Mỗi bông xoài có khoảng từ 2 – 8 nhộng trên bông, sao khi vũ hóa vỏ nhộng còn dính lại trên bông xoài (Hình 3.13).

Hình 3.13 Nhộng vũ hóa ra khỏi bông xoài (A), nhộng bên trong bông xoài (B)

E F

B D

C A A 3.3.2 Triệu chứng gây hại ngoài đồng của muỗi gây hại bông xoài

Giai đoạn đầu khi bông xoài mới nhiễm chưa ghi nhận sự thay đổi về hình dạng, màu sắc của bông (Hình 3.1 A) nên rất khó phân biệt với bông không bị hại. Tuy nhiên, khi tách cánh hoa ra và quan sát dưới kính lúp thì thấy trứng và dòi màu trắng trong bên trong nụ bông. (Hình 3.14 E, F).

Hình 3.14. Quan sát bông xoài từ xa (A), quan sát gần (B), bông xoài chưa biểu hiện triệu chứng (C,D), trứng và dòi bên trong nụ bông (E,F)

Hình 3.15 Triệu chứng đặc trưng của muỗi gây hại bông xoài

Giai đoạn tiếp theo ấu trùng nở ra và ăn phá các bộ phận bên trong của bông xoài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bông, chính là nguyên nhân làm bông phát triển không bình thường, phình to tròn, cánh hoa bóng hơn bình thường (Hình 3.15).

Khi tách cánh hoa ra sẽ thấy bên trong nụ bông xoài đã xuất hiện ấu trùng (Hình 3.16), số lượng ấu trùng dao động từ 2-8 ấu trùng trên bông. Ấu trùng thường ăn dọc theo hai bên trong bông trước và sau đó tấn công các bộ phận bên trong để có chổ di chuyển. Có thể là những vết cắn phá của dòi làm cho bông bị biến đổi thành màu hồng đỏ, đây cũng là triệu chứng rất đặc trưng khi chúng ta quan sát ngoài đồng để nhận diện dòi gây hại. (Hình 3.16).

3.16 Ấu trùng muỗi bông xoài bên trong nụ bông

Qua kết quả khảo sát ngoài đồng, ta thấy rõ nhất triệu chứng gây hại của muỗi trên bông xoài thì lúc đó bông xoài đã bị nhiễm nặng, nhìn toàn diện phát hoa ta thấy các bông trên phát hoa đen sậm màu lại, khi quan sát kỹ từng nụ bông xoài thì ta thấy trên bông xoài đã sậm màu và có bông thì màu đỏ hồng (Hình 3.17)

Hình 3.1 7. Triệu chứng gây hại ngoài đồng đặc trưng của muỗi bông xoài

Khi bông thể hiện triệu chứng đỏ hồng gần hoàn toàn bông xoài thì lúc này bên trong bông xoài ấu trùng đã tạo kén hóa nhộng, sau đó nhộng sẽ chuyển dần màu mắt, xuất hiện mầm cánh, khi mầm cánh chuyển sang màu đen và mắt cũng màu đen là lúc nhộng sắp vũ hóa, để lại kén nhộng bên trong và bông hư hại hoàn toàn. Ấu trùng hóa nhộng bên trong bông và được bao bọc bởi 1 lớp kén màu trắng, thì lúc này các bộ phận trong bông đã bị hư hại hết, phần bao phấn cũng bị kén nhộng quấn vào, dẫn đến hoại tử bông và dần dần về sau bông sẽ khô đen, không nở, lúc bông sậm màu lại đó chính là lúc nhộng sắp vũ hóa, sau đó bông sẽ khô dần (Hình 3.18).

Hình 3.18 Bông có nhộng sắp vũ hóa và bao nhộng đã vũ hóa hoàn toàn

Do ấu trùng họ Cecidoyiidae gây hại thường có kích thước rất nhỏ, có chu kì sinh trưởng ngắn nên khả năng gây hại rất lớn. Do đó, đây là đối tượng gây hại nghiêm trọng và khó phòng trừ (Huỳnh Thanh Đức và Nguyễn Thị Thu Cúc, 2008) Mặc dù không khảo sát được vòng đời muỗi nhưng theo tài liệu Trần Văn Hâu (2009) thì thời gian từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi hoa nở dao động khoảng 1 15 ngày, do đó có thể vòng đời của dòi bông xoài có thể ngắn, vì thế tăng mật số nhanh, nên tỷ lệ gây hại nặng, ảnh hưởng đến sự đậu trái, làm giảm đi năng xuất. Bên cạnh đó, muỗi gây hại ở giai đoạn đầu không thể hiện triệu chứng, khi xuất hiện triệu chứng điển hình thì đã quá muộn để phòng trừ, vì thế cần nắm vững rõ đặc điểm từng giai đoạn gây hại để có biện pháp phòng trừ sớm.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác cây xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài (Trang 61)