Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 61)

Theo ghi nhận, cách xử lý sâu bệnh hại trên cây chanh Tàu của các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là phòng ngừa bằng thuốc hóa học. Thời điểm bắt đầu phòng ngừa ngay sau khi “phá lá” và kéo dài về sau đƣợc 45,1% hộ (đối với sâu hại) và 58,8% hộ (đối với bệnh hại) áp dụng, và đây cũng là thời điểm đƣợc các hộ nông dân chọn nhiều nhất (Bảng 3.26). Các hộ nông dân tại đây phun ngừa sâu bệnh hại cho cây chanh định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần trong mùa nắng, 5-7 ngày/lần trong mùa mƣa.

Riêng đối với sâu hại, tất cả các hộ nông dân tại đây khi sử dụng thuốc hóa học bằng cách phun đều tán cây. Phƣơng pháp này gây ảnh hƣởng xấu đến các thiên địch có sẵn trong vƣờn, từ đó việc phòng trừ sâu hại phải lệ thuộc vào các loại thuốc hóa học vì thiện địch trong vƣờn đã bị tiêu diệt cùng lúc với các loài sâu hại. Nhƣ vậy, cách phòng ngừa sâu hại này là không phù hợp với biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) mà VietGAP khuyến cáo.

46

Bảng 3.26 Thời điểm xử lý sâu bệnh hại của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ)

1 Xử lý sâu hại

Trƣớc “phá lá” kéo dài về sau 17,6 Ngay sau khi “phá lá” kéo dài về sau 45,1 Ngay sau khi nhú mầm kéo dài về sau 37,3 2 Xử lý bệnh hại

Trƣớc “phá lá” kéo dài về sau 7,9 Ngay sau khi “phá lá” kéo dài về sau 58,8 Ngay sau khi nhú mầm kéo dài về sau 33,3

n = 51

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 60 - 61)