Phun kích thích sau “phá lá”

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 49)

3.4.4.1 Lần 1

Theo ghi nhận, các hộ nông dân canh tác chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp tiến hành phun kích thích cho cây chanh ra hoa trung bình 6,5 ngày sau khi đã phun hóa chất “phá lá” và lá đã rụng với tỉ lệ nhƣ mong muốn. Tại đây, nông dân không phun duy nhất một loại hóa chất kích thích ra hoa nào, mà pha kết hợp một vài loại hóa chất kích thích ra hoa cùng với nhau cho lần phun đầu tiên này nhƣ: 2,4-D, Thiên nông, 10-60-10, F94, Dekamon,

35

Paclobutrazol, Bioted (Bảng 3.13) nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển hoa. Riêng đối với nồng độ 2,4-D (dạng thuốc trừ cỏ có khoảng 72% hoạt chất 2,4-D) trung bình theo ghi nhận đƣợc sử dụng tại đây là 0,28⁄ (v/v), nồng độ này thấp hơn rất nhiều so với kết quả ghi nhận tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ với nồng độ 2,4-D trung bình là 0,4% (v/v) (Võ Duy Hảo, 2012). Theo Trần Văn Hâu (2009), ở thành phố Cần Thơ, nồng độ 2,4-D đƣợc sử dụng từ 0,2-0,5%.

Theo các hộ nông dân tại đây, việc phun 2,4-D không đơn thuần là chỉ để kích thích cho cây chanh ra hoa mà nó còn có tác dụng làm ngừng sự rụng lá khi tỉ lệ lá rụng đạt nhƣ mong muốn và không cho lá tiếp tục rụng. Vì vậy, việc sử dụng 2,4-D trong lần phun này có thể đƣợc xem nhƣ là điều bắt buộc. Thông thƣờng khi sử dụng nhƣ là một chất điều hòa sinh trƣởng có tác dụng kích thích sinh trƣởng nhƣ auxin, 2,4-D đƣợc khuyến cáo ở nồng độ từ 10-40 ppm để hạn chế sự rụng trái non trên một số loại cây ăn trái (Trần Sỹ Hiếu và ctv., 2013). Nhƣ vậy, với nồng độ 0,28 ⁄ tƣơng đƣơng 201,6 ppm đƣợc các hộ tại đây sử dụng để kích thích cho cây trổ hoa là rất cao. Khi kích thích trổ hoa bằng 2,4-D ở nồng độ cao có thể ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây (Trần Sỹ Hiếu và ctv., 2013).

Bảng 3.13 Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa đƣợc sử dụng phun kích thích ra hoa chanh Tàu lần 1 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ) Nồng độ () 1 Tỉ lệ hộ có thực hiện Có 100 - Không 0 - 2 Hóa chất 2,4 – D (v/v) 85,4 0,280±0,205 Thiên nông (m/v) 64,6 2,662±2,597 10-60-10 (m/v) 62,5 2,059±1,313 F94 (m/v) 47,9 4,859±2,272 Dekamon (v/v) 27,1 0,565±0,328 Paclobutrazol (m/v) 25,0 2,727±2,289 Bioted (v/v) 22,9 3,116±0,804 n = 48

36

3.4.4.2 Lần 2

Sau khi phun kích thích cho chanh ra hoa lần 1 trung bình 5,4 ngày, các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp tiến hành phun kích thích cho chanh ra hoa lần 2 cũng với các loại hóa chất giống nhƣ phun lần 1. Tuy nhiên, nồng độ đƣợc sử dụng giảm đi một nửa so với lần 1 (Bảng 3.14).

Bảng 3.14 Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa đƣợc sử dụng phun kích thích ra hoa chanh Tàu lần 2 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ) Nồng độ () 1 Tỉ lệ hộ có thực hiện Có 87,5 - Không 12,5 - 2 Hóa chất 2,4 – D (v/v) 52,4 0,179±0,175 10-60-10 (m/v) 61,9 1,581±1,180 Thiên nông (m/v) 59,5 1,557±1,992 F94 (m/v) 42,9 3,146±2,236 Dekamon (v/v) 38,1 0,659±0,552 n = 48 3.4.4.3 Lần 3

Sau khi phun kích thích cho chanh ra hoa lần 2 trung bình 8,1 ngày, một số hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp tiến hành phun kích thích cho chanh ra hoa lần 3 cũng với các loại hóa chất giống nhƣ hai lần phun trƣớc đó. Tuy nhiên, nồng độ đƣợc sử dụng trong lần phun này rất thấp và không còn sử dụng 2,4-D (Bảng 3.15). Lần phun cuối này chỉ đƣợc áp dụng đối với những vƣờn chanh có tỉ lệ ra hoa quá thấp sau hai lần phun kích thích ra hoa trƣớc đó. Nguyên nhân chủ yếu là do gặp mƣa sau khi phun lần 1 và lần 2 hoặc do tỉ lệ lá rụng chƣa thích hợp.

37

Bảng 3.15 Hóa chất và nồng độ hóa chất kích thích ra hoa đƣợc sử dụng phun kích thích ra hoa chanh Tàu lần 3 sau khi “phá lá” tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ) Nồng độ () 1 Tỉ lệ hộ có thực hiện Có 16,7 - Không 83,3 - 2 Hóa chất Thiên nông (m/v) 62,5 0,553±0,215 F94 (m/v) 50,0 0,613±0,448 10-60-10 (m/v) 50,0 0,988±0,525 Dekamon (v/v) 37,5 0,208±0,072 n = 48 3.4.5 Chống đỡ cành, bó tán

Theo ghi nhận, có 82,4% hộ nông dân canh tác chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp tiến hành chống đỡ cành, bó tán cho cây chanh sau khi “phá lá” trung bình 5,7 ngày, sớm nhất là 3 ngày và trễ nhất là 8 ngày. Thời gian kéo dài của việc làm này từ khi tiến hành đến khi kết thúc (thôi không chống đỡ cành, bó tàn nữa) trung bình là 23,2 ngày, sớm nhất là 15 ngày và trễ nhất là 30 ngày (Bảng 3.16).

38

Bảng 3.16 Tỉ lệ số hộ và thời điểm chống đỡ cành, bó tàn cho chanh Tàu sau khi “phá lá” của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 Thực hiện chống đỡ cành, bó tàn (% số hộ)

Có 82,4

Không 17,6

2 Thực hiện sau “phá lá” (ngày)

Thấp nhất 3

Cao nhất 8

Trung bình±Sd 5,7±1,5

3 Thời gian kéo dài (ngày)

Thấp nhất 15

Cao nhất 30

Trung bình±Sd 23,2±5,2

n = 48

Mục đích của việc làm này là cho toàn bộ tán cây có thể nhận đƣợc ánh sáng để thuận lợi cho việc đâm chồi ra hoa. Theo đó, khi tán cây chanh khi đƣợc chống hay bó lên những cành phía dƣới thƣờng ngày bị che rợp bởi những cành bên trên, thì bây giờ có thể nhận đầy đủ ánh sáng hơn. Sau khi những cành phía dƣới ra hoa và đậu trái thì thôi chống hay bó tán nữa, lúc này những cành phía trên sẽ bắt đầu ra hoa. Vì vậy, sẽ có độ trễ về thời gian thu hoạch giữa trái ở phần dƣới và trái phần trên của tán cây chanh.

3.4.6 Quản lý nƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ghi nhận, trong suốt quá trình canh tác, phƣơng pháp quản lý nƣớc cho vƣờn chanh Tàu của các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cùng có một số điểm chung. Nƣớc trong mƣơng vƣờn đƣợc để tự do thay đổi theo mực nƣớc trên sông đối với ngày thƣờng, trong mùa mƣa lũ thì điều khiển sao cho mực nƣớc trong mƣơng phải cách mặt liếp ít nhất 30 cm. Điều này phù hợp với khuyến cáo của Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), cây có múi rất sợ úng nƣớc, do đó phải thoát nƣớc kịp thời trong mùa mƣa lũ, giữ mặt liếp luôn cao hơn mực nƣớc cao nhất trong năm khoảng từ 30 cm trở lên.

Tuy nhiên, cách quản lý nƣớc khi xử lý cho cây chanh ra hoa thì lại có sự khác nhau giữa các hộ. Có 96,1% số hộ thực hiện “xiết nƣớc” với mực nƣớc trong

39

mƣơng cách mặt liếp từ 50-70 cm chiếm 91,8%, và đƣợc thực hiện trƣớc khi “phá lá” hay phun kích thích 30 ngày chiếm 81,7% (Bảng 3.17). Do thời gian mà các hộ canh tác chanh tại đây xử lý cho chanh ra hoa trùng với mùa mƣa lũ nên việc tƣới nƣớc cho cây sau khi “xiết nƣớc” còn phụ thuộc vào thời tiết.

Bảng 3.17 Tỉ lệ số hộ canh tác chanh Tàu có thực hiện “xiết nƣớc” trƣớc khi xử lý chanh Tàu ra hoa đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp TT Chỉ tiêu Giá trị (%) 1 Tỉ lệ hộ có thực hiện “xiết nƣớc” Có 96,1 Không 3,9 2 Mặt nƣớc cách mặt liếp (cm) 50-70 91,8 100 4,1 Cạn mƣơng 4,1 3 Trƣớc xử lý (ngày) 7-10 14,3 15 2,0 30 81,7 >30 2,0 n = 51

3.4.7 Tỉ lệ ra hoa và năng suất

Theo ghi nhận, tỉ lệ số chồi ra hoa và tỉ lệ đậu trái trung bình của các vƣờn chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp lần lƣợt là 52,5% và 45,1%. Năng suất trái chanh trung bình là 28,1 tấn/ha/năm. Năng suất cao nhất đƣợc ghi nhận là 35 tấn/ha/năm và năng suất thấp nhất đƣợc ghi nhận là 18 tấn/ha/năm (Bảng 3.18). Sự biến động năng suất chủ yếu là do cây chanh chƣa đến giai đoạn cho trái ổn định (<5 năm). Nhìn chung, với năng suất nhƣ trên có thể xem là cao đối với cây chanh. Bên cạnh đó, năng suất cao là do hiện nay có một số giống chanh mới với các đặc tính nhƣ cho trái sớm, cho nhiều trái thì kỹ thuật canh tác tốt của các hộ nông dân tại đây cũng góp phần quan trọng tác động đến năng suất của cây chanh. Nhìn chung ta có thể thấy với năng suất chanh hiện tại, nếu đƣợc chứng nhận VietGAP thì sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế lớn cho các hộ canh tác chanh Tàu đƣợc chứng nhận nói riêng và cho vùng sản xuất chanh nói chung.

40

Bảng 3.18 Tỉ lệ số chồi ra hoa, đậu trái và năng suất chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Giá trị 1 Tỉ lệ số chồi ra hoa (%) Thấp nhất 30 Cao nhất 80 Trung bình±Sd 52,5±11,9 2 Tỉ lệ đậu trái (%) Thấp nhất 20 Cao nhất 80 Trung bình±Sd 45,1±16,2

3 Năng suất (tấn/ha/năm)

Thấp nhất 18

Cao nhất 35

Trung bình±Sd 28,1±4,9

n = 51

3.4.8 Sự rụng trái non

Theo ghi nhận, sự rụng trái non xuất hiện ở tất cả các vƣờn chanh Tàu, tỉ lệ rụng trung bình là 19,9%, thấp nhất là 1% và cao nhất là 40%. Thời điểm rụng sau khi đậu trái trung bình là 28,8 ngày (Bảng 3.19). Một số hộ nông dân có can thiệp bằng cách phun các loại thuốc chống rụng trái non với nồng độ theo hƣớng dẫn. Một số khác không dùng các biện pháp để hạn chế việc rụng trái non vì cho rằng đây là do rụng sinh lý bắt buộc và nhận thấy trên thực tế không ảnh lớn đến hƣởng năng suất. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi cây chanh đậu trái thì các hộ nông dân có tiến hành bón phân cho cây chanh. Đây cũng có thể đƣợc xem là một kỹ thuật hạn chế sự rụng trái non vì thiếu dinh dƣỡng là một trong các nguyên nhân gây rụng trái non. Theo Trần Văn Hâu (2009), sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3-4 tuần sau khi hoa nở.

41

Bảng 3.19 Hiện tƣợng rụng trái non trên chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 Hiện tƣợng rụng trái non (% số hộ)

Có 100 Không 0 2 Tỷ lệ rụng trái non (%) Thấp nhất 1 Cao nhất 40 Trung bình±Sd 19,9±12,1

3 Thời điểm rụng sau đậu trái (ngày)

Thấp nhất 15

Cao nhất 45

Trung bình±Sd 28,8±9,7

n = 51

3.4.9 Quá trình ra hoa, phát triển trái

Theo ghi nhận, thời gian từ khi xử lý ra hoa đến khi nhú mầm trung bình 13,5 ngày, thời gian từ khi nhú mầm đến khi hoa nở trung bình 15,8 ngày, thời gian từ khi hoa nở đến khi đậu trái trung bình 7,8 ngày, và thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch trung bình là 122,7 ngày (Bảng 3.20).

Bảng 3.20 Thời gian từ khi xử lý ra hoa đến khi thu hoạch của chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Thấp nhất (ngày)

Cao nhất

(ngày) Trung bình±Sd (ngày)

Xử lý ra hoa - nhú mầm 6 20 13,5±4,1

Nhú mầm - hoa nở 7 30 15,8±6,9

Hoa nở - đậu trái 4 13 7,8±2,5

Đậu trái - thu hoạch 105 135 122,7±11,5

n = 51

Sự biến động này là do quá trình kích thích cho chanh Tàu ra hoa của các hộ nông dân tại đây không diễn ra cùng một thời điểm (kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch), vì vậy thời thiết khác nhau cũng có thể ảnh hƣởng đến sự biến động này. Bên cạnh đó, giai đoạn tuổi lá cây chanh (từ 2 đến trên 3 tháng) khi xử lý cũng

42

phần nào tác động đến thời gian nhú mần, nở hoa và đậu trái của cây chanh. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là tình trạng của cây chanh ở các vƣờn chanh khác nhau cũng khác nhau (tuổi cây, sức khỏe của cây). Neo trái chờ giá là một việc hết sức phổ biến đối với nhà vƣờn canh tác chanh.

3.4.10 Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái

Theo ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 100% số vƣờn có hiện tƣợng ra đọt non trong quá trình phát triển trái với tỉ lệ ra đọt non trung bình là 20,8% (Bảng 3.21). Chanh Tàu là cây ra hoa trên nách lá nên có thể ra đọt non trong quá trình phát triển trái, các đọt và lá mới này sẽ quang hợp để tạo dinh dƣỡng để nuôi trái. Nhƣng hiện tƣợng này cũng gây ra sự cạnh tranh dinh dƣỡng giữa lá non và sự phát triển của trái vì khi mới hình thành đọt non chƣa thể quang hợp đƣợc. Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng hiện tƣợng ra đọt non trên cây chanh không gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của trái.

Bảng 3.21 Sự ra đọt non trong quá trình phát triển trái chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Giá trị 1 Có hiện tƣợng ra đọt (% số hộ) Có 100 Không 0 2 Tỉ lệ ra đọt (%) Thấp nhất 10 Cao nhất 50 Trung bình±Sd 20,8±11,4 n = 51

3.5 SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH 3.5.1 Sâu hại và hóa chất phòng trị 3.5.1 Sâu hại và hóa chất phòng trị

Theo ghi nhận, có khá nhiều loài côn trùng, sâu hại xuất hiện trên cây chanh. Nhƣng thƣờng xuất hiện và gây hại cao nhất là: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp và rầy mềm. Có sự khác nhau về thời điểm xuất hiện và tỉ lệ gây hại giữa các loài côn trùng, sâu hại. Qua kết quả ghi nhận (Bảng 3.22) cho thấy, hầu nhƣ các đối tƣợng gây hại trên cây chanh này xuất hiện quanh năm, tuy nhiên, đỉnh điểm gây hại lại khác nhau. Để phòng trị các loại côn trùng gây hại nhà vƣờn sử dụng các loại thuốc trong danh mục đƣợc cho phép, trong đó chủ yếu là nhóm Sulfur (76,6%), tƣơng đối ít độc cho con ngƣời, không độc với cá và ong, thời gian cách ly ngắn (7 ngày).

43

Tuy nhiên, vẫn còn tới 11,8% số hộ sử dụng nhóm hoạt chất Carbofuran, nhóm này đã bị đƣa vào danh mục hạn chế sử dụng (Bảng 3.23).

Bảng 3.22 Sâu hại trên cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

n = 51; “-” không xuất hiện, “”đánh chọn ở cột nào thì có giá trị biểu thị đầu cột đó

Bảng 3.23 Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị sâu hại trên cây chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Nhóm hoạt chất Tỉ lệ (%) 1 Sulfur 70,6 2 Pyridaben 29,4 3 Fenobucarb 19,6 4 Abamectin 17,6 5 Ethoprophos 13,7 6 Imidacloprid 11,8 7 Carbofuran 11,8 8 Abamectin + Pyridaben 9,8 9 Cypermethrin 7,8

10 Emamectin benzoate + Avermectin 3,9

11 Pyrazosulfuron Ethyl 3,9

12 Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin 2,0

n = 51

Sâu hại Tỷ lệ (% số hộ)

Thời điểm xuất hiện

Mùa nắng Mùa mƣa Quanh năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhện đỏ 98,0  -  Bọ trĩ 56,9 -   Rệp sáp 47,1  - - Rầy mềm 19,6  -  Sâu vẽ bùa 15,7 -   Sâu ăn lá 13,7 -   Sâu đục thân 3,9 -   Sâu cuốn lá 1,9  -  Bị xít 1,9 - - 

44

Theo mục 6.5, điều 6, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng.

3.5.2 Bệnh hại và hóa chất phòng trị

Theo ghi nhận, các bệnh gây hại trên cây chanh Tàu đƣợc các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp quan tâm nhất là: ghẻ lồi, rỉ sắt, thán thƣ và ghẻ lõm. Các bệnh này xuất hiện nhiều nhất vào mùa mƣa (Bảng 3.24). Điều này thể hiện rõ qua kết quả ghi nhận các loại thuốc dùng để phòng trị bệnh trên cây chanh Tàu chủ yếu là thuốc có hoạt chất phòng trừ bệnh thán thƣ,

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 49)