SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 57)

3.5.1 Sâu hại và hóa chất phòng trị

Theo ghi nhận, có khá nhiều loài côn trùng, sâu hại xuất hiện trên cây chanh. Nhƣng thƣờng xuất hiện và gây hại cao nhất là: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp và rầy mềm. Có sự khác nhau về thời điểm xuất hiện và tỉ lệ gây hại giữa các loài côn trùng, sâu hại. Qua kết quả ghi nhận (Bảng 3.22) cho thấy, hầu nhƣ các đối tƣợng gây hại trên cây chanh này xuất hiện quanh năm, tuy nhiên, đỉnh điểm gây hại lại khác nhau. Để phòng trị các loại côn trùng gây hại nhà vƣờn sử dụng các loại thuốc trong danh mục đƣợc cho phép, trong đó chủ yếu là nhóm Sulfur (76,6%), tƣơng đối ít độc cho con ngƣời, không độc với cá và ong, thời gian cách ly ngắn (7 ngày).

43

Tuy nhiên, vẫn còn tới 11,8% số hộ sử dụng nhóm hoạt chất Carbofuran, nhóm này đã bị đƣa vào danh mục hạn chế sử dụng (Bảng 3.23).

Bảng 3.22 Sâu hại trên cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

n = 51; “-” không xuất hiện, “”đánh chọn ở cột nào thì có giá trị biểu thị đầu cột đó

Bảng 3.23 Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị sâu hại trên cây chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Nhóm hoạt chất Tỉ lệ (%) 1 Sulfur 70,6 2 Pyridaben 29,4 3 Fenobucarb 19,6 4 Abamectin 17,6 5 Ethoprophos 13,7 6 Imidacloprid 11,8 7 Carbofuran 11,8 8 Abamectin + Pyridaben 9,8 9 Cypermethrin 7,8

10 Emamectin benzoate + Avermectin 3,9

11 Pyrazosulfuron Ethyl 3,9

12 Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin 2,0

n = 51

Sâu hại Tỷ lệ (% số hộ)

Thời điểm xuất hiện

Mùa nắng Mùa mƣa Quanh năm

Nhện đỏ 98,0  -  Bọ trĩ 56,9 -   Rệp sáp 47,1  - - Rầy mềm 19,6  -  Sâu vẽ bùa 15,7 -   Sâu ăn lá 13,7 -   Sâu đục thân 3,9 -   Sâu cuốn lá 1,9  -  Bị xít 1,9 - - 

44

Theo mục 6.5, điều 6, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng.

3.5.2 Bệnh hại và hóa chất phòng trị

Theo ghi nhận, các bệnh gây hại trên cây chanh Tàu đƣợc các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp quan tâm nhất là: ghẻ lồi, rỉ sắt, thán thƣ và ghẻ lõm. Các bệnh này xuất hiện nhiều nhất vào mùa mƣa (Bảng 3.24). Điều này thể hiện rõ qua kết quả ghi nhận các loại thuốc dùng để phòng trị bệnh trên cây chanh Tàu chủ yếu là thuốc có hoạt chất phòng trừ bệnh thán thƣ, ghẻ, nấm nhƣ: Propineb (39,2%), Sulfur (37,3%), Mancozeb (31,2%). Ngoài ra, bệnh xì mủ thân cũng đƣợc các hộ tại đây quan tâm phòng trị bằng thuốc Aliette (hoạt chất Fosetyl-aluminium) (31,4%) (Bảng 3.25).

Bảng 3.24 Bệnh hại trên cây chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Bệnh hại Tỉ lệ (% số hộ)

Thời điểm xuất hiện

Mùa nắng Mùa mƣa Quanh năm

Ghẻ lồi 58,8 -   Rỉ sắt 37,3 -  - Thán thƣ 25,5 -  - Ghẻ lõm 25,5  -  Xì mủ thân 23,5 -   Vàng lá, thối rễ 21,6 -   Da cám 11,8  -  Da lu 11,8  - 

45

Bảng 3.25 Tỉ lệ số hộ sử dụng các loại hóa chất phòng trị bệnh hại trên cây chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Nhóm hoạt chất Tỉ lệ (%) 1 Propineb 39,2 2 Sulfur 37,3 3 Fosetyl-aluminium 31,4 4 Mancozeb 31,2 5 Copper Oxychloride 23,6 6 Difenoconazole + Propiconazole 21,6

7 Copper Oxychloride + Kasugamycin 9,8

8 Pyrazosulfuron Ethyl 9,8 9 Mancozeb + Metalaxyl-M 7,8 10 Azoxystrobin 5,9 11 Kasugamycin 3,9 12 Chlorothalonil 2,0 n = 51

3.5.3 Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ghi nhận, cách xử lý sâu bệnh hại trên cây chanh Tàu của các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là phòng ngừa bằng thuốc hóa học. Thời điểm bắt đầu phòng ngừa ngay sau khi “phá lá” và kéo dài về sau đƣợc 45,1% hộ (đối với sâu hại) và 58,8% hộ (đối với bệnh hại) áp dụng, và đây cũng là thời điểm đƣợc các hộ nông dân chọn nhiều nhất (Bảng 3.26). Các hộ nông dân tại đây phun ngừa sâu bệnh hại cho cây chanh định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần trong mùa nắng, 5-7 ngày/lần trong mùa mƣa.

Riêng đối với sâu hại, tất cả các hộ nông dân tại đây khi sử dụng thuốc hóa học bằng cách phun đều tán cây. Phƣơng pháp này gây ảnh hƣởng xấu đến các thiên địch có sẵn trong vƣờn, từ đó việc phòng trừ sâu hại phải lệ thuộc vào các loại thuốc hóa học vì thiện địch trong vƣờn đã bị tiêu diệt cùng lúc với các loài sâu hại. Nhƣ vậy, cách phòng ngừa sâu hại này là không phù hợp với biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) mà VietGAP khuyến cáo.

46

Bảng 3.26 Thời điểm xử lý sâu bệnh hại của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ)

1 Xử lý sâu hại

Trƣớc “phá lá” kéo dài về sau 17,6 Ngay sau khi “phá lá” kéo dài về sau 45,1 Ngay sau khi nhú mầm kéo dài về sau 37,3 2 Xử lý bệnh hại

Trƣớc “phá lá” kéo dài về sau 7,9 Ngay sau khi “phá lá” kéo dài về sau 58,8 Ngay sau khi nhú mầm kéo dài về sau 33,3

n = 51

3.5.4 Hiện tƣợng chất cây

Theo ghi nhận (Bảng 3.27) tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, tỉ lệ vƣờn chanh Tàu có hiện tƣợng chết cây khá cao tới 76,5%. Số cây chết trung bình mỗi vƣờn là 3,0±3,1%. Nguyên nhân chết cây khá đa dạng nhƣ: bệnh ở rễ, xì mũ thân, cây lão, ra hoa quá mức và có tới 12,8% là không rõ nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân gây chết cây chiếm tỉ lệ cao nhất là do bệnh ở rễ với 61,5%. Khi cây bị bệnh có 64,1% hộ xử lý cho cây chanh bằng hóa chất có trong danh mục đƣợc phép sử dụng nhƣ: Fosetyl-aluminium, Mancozeb (liều lƣợng theo hƣớng dẫn) tuy nhiên, hiệu quả không cao. Các hộ còn lại (35,9%) chọn cách loại bỏ cây bị bệnh ra khỏi vƣờn và trồng lại cây mới. Điều đáng chú ý là hiện tƣợng chết cây cũng xuất hiện ở các vƣờn chanh mới bắt đầu cho trái (từ 2 năm tuổi).

Tóm lại, cây chanh không chết trực tiếp do phun các hóa chất kích thích ra hoa mà chết do sự gây hại của các loại sâu, bệnh hoặc ảnh hƣởng lâu dài gây ra do biện pháp kích thích ra hoa.

47

Bảng 3.27 Hiện tƣợng chết cây trên chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (%) 1 Vƣờn có hiện tƣợng chết cây Có 76,5 Không 23,5 2 Tỉ lệ cây chết/vƣờn Thấp nhất 0,2 Cao nhất 15,3 Trung bình±Sd 3,0±3,1

3 Nguyên nhân chết cây

Bệnh ở rễ 61,5

Xì mủ thân 18,0

Cây lão 5,1

Ra hoa quá mức 2,6

Không rõ nguyên nhân 12,8

4 Phƣơng pháp điều trị

Hóa chất 64,1

Không điều trị 35,9

n =51

3.6 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THEO VIETGAP KHÁC 3.6.1 Sử dụng phân thuốc 3.6.1 Sử dụng phân thuốc

3.6.1.1 Thời gian cách ly phân và thuốc bảo vệ thực vật

Theo ghi nhận, việc cách ly phân và thuốc bảo vệ thực vật trƣớc khi thu hoạch của các hộ canh tác chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chƣa đƣợc quan tâm chú ý. Tỉ lệ hộ nông dân không quan tâm đến việc cách ly là khá cao với 82,4% đối với phân và 35,3% đối với thuốc bảo vệ thực vật. Tính riêng việc cách ly thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ có 5,9% hộ thực hiện cách lý đúng với hƣớng dẫn trên trên nhãn sản phẩm, trong khi đó, có tới 58,8% hộ là cách ly theo “cảm tính” (từ 7-10 ngày) (Bảng 3.28). Hiện nay, trên thị trƣờng có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật với các hoạt chất khác nhau, kéo theo đó là thời gian cách ly của từng nhóm hoạt chất cũng khác nhau, nên việc cách lý theo cảm tính là hoàn toàn không phù hợp.

48

Theo mục 6.7, điều 6, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hƣớng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa. Vậy đối với việc cách ly thuốc bảo vệ thực vật chỉ có 5,9% phù hợp với tiêu chí của VietGAP. Riêng đối với phân bón không có quy định về việc cách ly trong văn bản này.

Bảng 3.28 Thời gian cách ly phân và thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu trƣớc khi thu hoạch đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (%)

1 Cách ly phân bón

Không quan tâm 82,4

Cách ly 7-10 ngày 3,9

Cách ly từ 10 ngày trở lên 13,7

2 Cách ly thuốc hóa học

Không quan tâm 35,3

Cách ly 7-10 ngày 58,8

Cách theo hƣớng dẫn trên nhãn thuốc 5,9

n = 51

3.6.1.2 Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo ghi nhận, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, có 53% hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hƣớng dẫn trên nhãn thuốc, 45,1% hộ sử dụng theo kinh nghiệm và 1,9% hộ sử dụng kết hợp theo hƣớng dẫn và kinh nghiệm (Hình 3.4). Theo mục 6.6, điều 6, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, phải sử dụng hóa chất đúng theo sự hƣớng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hƣớng dẫn của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm. Vậy, có 53% số hộ đạt ở tiêu chí này của VietGAP.

49

Hình 3.7 Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.6.2 Sổ theo dõi

Theo ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, chỉ có 13,7% hộ có sử dụng sổ theo dõi sản lƣợng chanh thu hoạch đƣợc ở từng vụ (Bảng 3.29). Việc theo dõi sản lƣợng rất có ý nghĩa trong quá trình so sánh sản lƣợng giũa các mùa vụ để có thể rút ra kinh nghiệm trong kỹ thuật canh tác nhằm áp dụng cho mùa kế tiếp để đạt đƣợc năng suất cao nhất. Bênh cạnh đó, việc sử dụng sổ theo dõi phân thuốc đã sử dụng cũng chỉ có 21,6% hộ có sử dụng (Bảng 3.29). Tuy nhiên, việc ghi chép này chỉ là để lƣu lại loại phân thuốc nào và giá cả để tính toán lợi nhuận chứ không lƣu lại liều lƣợng cũng nhƣ thời gian đã sử dụng của từng loại.

Bảng 3.29 Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh Tàu có sử dụng sổ theo dõi đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

TT Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ)

1 Sổ theo dõi sản lƣợng

Có 13,7

Không 86,3

2 Sổ theo dõi phân thuốc

Có 21,6

Không 78,4

n = 51

Theo mục 4.6, mục 4.7, điều 4 và mục 6.14, mục 6.15, điều 6, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an

53,0% 45,1%

1,9%

Theo hƣớng dẫn trên nhãn thuốc Theo kinh nghiệm bản thân

50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, phải lƣu giữ hồ sơ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lƣợng mua). Phải lƣu giữ hồ sơ khi sử dụng phân và các loại thuốc bảo vệ thực vật cho từng vụ (ghi rõ thời gian, tên sản phẩm, địa điểm, liều lƣợng, lý do, thời gian cách ly,…). Vậy, ở chỉ tiêu này tất cả các hộ đều không đạt.

3.6.3 Dụng cụ bảo hộ

Theo ghi nhận, có tới 78,4% hộ nông dân canh tác chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi chăm sóc chanh. Chỉ có 5,9% hộ đƣợc trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đúng quy cách và 15,7% hộ đƣợc trang bị sơ sài (Bảng 3.30). Theo tiểu mục 9.1.4, mục 9.1, điều 9, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải đƣợc trang bị quần áo bảo hộ. Vậy, chỉ có 5,9% số hộ đạt yêu cầu ở chỉ tiêu này của VietGAP.

Bảng 3.30 Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh có sử dụng dụng cụ bảo hộ khi chăm sóc chanh Tàu đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ)

Đúng quy cách 5,9

Sơ sài 15,7

Không sử dụng 78,4

n = 51

3.6.4 Nơi lƣu trữ phân, thuốc

Theo ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, đa phần các hộ nông dân tại đây không bảo quản phân bón và thuốc bảo vệ thực vật với tỉ lệ cao 82,3%. Các hộ nông dân chỉ mua khi có nhu cầu sử dụng và dùng hết trong đợt. Tuy nhiên vẫn còn 9,9% hộ có bảo quản trong kho chứa riêng, 5,9% bảo quản ngay trong nhà và 1,9% là chất đống trong vƣờn (Bảng 3.31).

Theo mục 4.5, điều 4 và mục 6.10, điều 6, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải đƣợc xây dựng và bảo dƣỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nƣớc. Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và đƣợc khóa cẩn thận. Phải có bảng hƣớng dẫn và

51

thiết bị sơ cứu. Chỉ những ngƣời có trách nhiệm mới đƣợc vào kho. Vậy chỉ có 9,9% số hộ đạt yêu cầu theo chỉ tiêu này của VietGAP.

Bảng 3.31 Tỉ lệ số hộ nông dân canh tác chanh Tàu bảo quản phân, thuốc đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Chỉ tiêu Tỉ lệ (% số hộ)

Chất đống trong vƣờn 1,9

Trong nhà 5,9

Trong kho chứa 9,9

Không bảo quản 82,3

n = 51

3.6.5 Xử lý vật chứa thuốc hóa học

Theo ghi nhận, các hộ nông dân tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp xử lý các vật chứa thuốc hóa học bằng cách đốt lộ thiên chiếm tỉ lệ cao nhất với 61%. Kế đến là xử lý bằng cách kết hợp giữ việc bán phế liệu và đốt chiếm 21% và cuối cùng là chôn chiếm 18% (Hình 3.5).

Hình 3.8 Tỉ lệ (%) số hộ xử lý vật chứa thuốc hóa học đƣợc ghi nhận tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Theo mục 6.16, điều 6 và mục 8.1, điều 8, chƣơng 2 thuộc “Nội dung quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) quy định, không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nƣớc. Phải có biện pháp quản lý và

18% 61% 21% Chôn Đốt Bán phế liệu và đốt

52

xử lý chất thải, nƣớc thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm. Vậy ở chỉ tiêu này tất cả các hộ đều không đạt theo quy định của VietGAP.

3.6.6 Dụng cụ đựng trái

Theo ghi nhận, dụng cụ đựng trái khi thu hoạch của các hộ nông dân canh tác chanh Tàu tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng canh tác cây chanh tàu (citrus limonia l ) và đánh giá theo tiêu chí của vietgap tại xã an hiệp, huyện châu thành, tỉnh đồng tháp (Trang 57)