1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích diễn biến giá vàng việt nam,ứng dụng mô hình arima arch và garch dự báo giá vàng ngắn hạn

96 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi tình hình nền kinh tế có nhiều bất ổn: khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra toàn cầu, sự sụp đổ của các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên th

Trang 1

B Ộ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

-

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA - ARCH/GARCH

Trang 2

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và nội dug trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Thành ph ố HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2015

Tôn N ữ Triều Thanh

Trang 3

dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và nhất là TS Bùi Hữu Phước, là người đã trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài này Tôi kính chúc Quý thầy côngày càng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống,

sự nghiệp

Thành phố HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2015

Tôn Nữ Triều Thanh

Trang 4

M ỤC LỤC

Trang

L ỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

6 Kết cấu đề tài 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Tổng quan về vàng và thị trường vàng 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vàng 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Các đơn vị đo lường của vàng và cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước 4

1.1.1.3 Đặc điểm của vàng 4

1.1.2 Tính chất tiền tệ của vàng 5

1.1.3 Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ và trog nền kinh tế thị trường 7

1.1.3.1 Lịch sử tiền tệ của vàng 7

1.1.3.2 Chế độ Bretton Woods 8

1.1.3.3 Dự trữ vàng của NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế 11

1.1.4 Cung cầu vàng các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng 12

1.1.4.1 Mức cung vàng 12

1.1.4.2 Mức cầu về vàng: 16

1.1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng: 18

1.2 Tổng quan về phương pháp dự báo 24

1.2.1 Vấn đề cơ bản về chuỗi thời gian và ước lượng mô hình 24

1.2.1.1 Chuỗi thời gian là gì 24

Trang 5

1.2.1.2 Thành phần của chuỗi thời gian 24

1.2.1.3 Chuỗi thời gian dừng và không dừng 25

1.2.1.4 Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian 26

1.2.2 Mô hình Arima 26

1.2.2.1 Cơ sở lý luận 26

1.2.2.2 Quá trình tự hồi quy (AR - Autoregressive Process) 27

1.2.2.3 Quá trình trung bình trượt (MA - Moving Average) 27

1.2.2.4 Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARMA 28

1.2.2.5 Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA 28 1.2.3 Phương pháp Box-Jenkins 29

1.2.3.1 Định dạng 30

1.2.3.2 Ước lượng mô hình 32

1.2.3.3 Kiểm định tính thích hợp của mô hình 32

1.2.3.4 Dự báo 33

1.2.4 Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH 34

1.2.4.1 Mô hình ARCH 34

1.2.4.2 L ý thuyết mô hình GARCH 36

Chương 2: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN VỚI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (TỪ 01/2005 ĐẾN 9/2015) VÀ D Ự BÁO NGẮN HẠN 39

2.1 Tổng quan về thị trường vàng Việt Nam 39

2.1.1 Tình hình khai thác vàng 39

2.1.2 Tình hình tiêu thụ vàng 40

2.1.3 Tình hình nhập khẩu vàng 41

2.2 Phân tích diễn biến và các yếu tố tác động đến giá vàng từ năm 2005 – tháng 9/2015 42

2.3 Đánh giá chung về thị trường vàng Việt Nam 69

2.3.1 Thành công 69

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 70

Trang 6

2.4 Dự báo giá vàng Việt Nam từ tháng 10/2015 – 12/2015 71

2.4.1 Dữ liệu 72

2.4.2 Mô hình ARIMA và ARCH/GARCH để dự báo giá vàng: 75

2.4.3 Kết quả dự báo 76

2.4.4 Nhận xét 78

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QU ẢN LÝ GIÁ VÀNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC DỰ BÁO GIÁ CÓ HI ỆU QUẢ 80

3.1 Kết luận 80

3.2 Các kiến nghị về quản lý giá vàng tại Việt Nam: 80

3.3 Hạn chế của đề tài 81

3.4 Hướng phát triển của đề tài 82 TÀI LI ỆU THAM KHẢO

PH Ụ LỤC

Trang 7

DANH M ỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các dạng lý thuyết của ACF và PACF 31

Bảng 2.1 Thống kê mô tả chuỗi số liệu giá vàng 72

Bảng 2.2 Thống kê mô tả chuỗi lợi suất của vàng 73

Bảng 2.3 Lựa chọn mô hình ARMA (p,q) 75

Bảng 2.4 Lựa chọn mô hình ARCH (p) 76

Bảng 2.5 Kết quả dự báo giá vàng 77

DANH M ỤC HÌNH Hình 2.1 Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 42

Hình 2.2 Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 42

Hình 2.3 Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 53

Hình 2.4 Đồ thị chuỗi dữ liệu giá vàng 72

Hình 2.5 Đồ thị chuỗi lợi suất của vàng 74

Hình 2.6 Kiểm định ADF chuỗi lợi suất của vàng 74

Hình 2.7 Kết quả dự báo giá vàng theo mô hình ARMA(1,1) 77

Hình 2.8 Biểu đồ phần dư, giá trị thực và giá trị ước lượng của mô hình ARCH (1) 77

DANH M ỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình của phương pháp Box-Jenkins 29

Trang 8

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hi ệu Gi ải thích

Trang 9

L ỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên c ứu

Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một

loại tiền tệ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.Vàng luôn chiếm một vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương các quốc gia Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi tình hình nền kinh tế

có nhiều bất ổn: khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra toàn cầu, sự sụp đổ của các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, sự mất giá của đồng USD và lạm phát luôn đe dọa khắp mọi nơi thì các nhà đầu tư đã tìm đến vàng như một kênh đầu tư thay thế hiệu quả và là phương tiện cất trữ giá trị an toàn nhất

Bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, giá vàng diễn biến liên tục theo chiều hướng gia tăng Đặc biệt từ tháng 4/2006, giá vàng trong nước diễn biến theo chiều hướng đột biến, liên tục gia tăng từ mức 9,8 triệu đồng/lượng vào thời điểm đầu năm 2006 lên đỉnh điểm 15 triệu đồng/lượng vào tháng 5 năm 2006 Sau đó duy trì ổn định ở mức 13 triệu đồng/lượng Nhưng từ tháng 9/2007 đến nay, giá vàng thế giới và Việt Nam đột ngột tăng mạnh phá kỷ lục năm 1980, có lúc đạt trên 19 triệu đồng/lượng vào giữa tháng 3/2008, đến tháng 10/2012 có số

đó đã lên đến 47 triệu đồng/lượng, là mức giá cao nhất trong thời kỳ này

Tuy nhiên, do vàng cũng là một thị trường khá nhạy cảm với những biến động mạnh, có thể đảo chiều trong thời gian rất ngắn khiến cho đây cũng trở thành kênh đầu tư có mức độ rủi ro tương đối cao.Giá vàng vẫn hàng ngày biến động và biến động hết sức phức tạp khó dự đoán trước được, do đó rất khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc định giá

Với những lý do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích diễn biến giá

vàng Vi ệt Nam Ứng dụng mô hình ARIMA-ARCH/GARCH dự báo giá vàng

ng ắn hạn” làm đề tài luận văn của mình

Trang 10

2 M ục tiêu nghiên cứu

- Phân tích tình hình biến động giá vàng Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến tháng 9/2015

- Dự báo được giá vàng tại thị trường Việt Nam trong 3 tháng tiếp theo thông qua việc sử dụng mô hình ARIMA - ARCH/GARCH, từ đó làm cơ sở cho

việc dự báo giá vàng trong ngắn hạn

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vàng SJC, là thương hiệu chiếm 90% thị phần vàng miếng tại Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam giai đoạn

10 năm trở lại đây, từ năm 2005 đến giữa năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định tính: thu thập tài liệu về giá vàng SJC trong vòng 10 năm, thu thập tài liệu tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp, báo chí và các bài viết về thị trường vàng Việt Nam; thống kê, phân tích,

tổng hợp và so sánh các đối tượng nghiên cứu theo những giai đoạn nhỏ để làm

rõ sự biến động và nguyên nhân từ đó rút ra kết luận về xu hướng biến động trong toàn bộ thời gian nghiên cứu đồng thời đưa ra phán đoán về xu hướng trong tương lai

- Phương pháp định lượng: phương pháp phân tích chuỗi thời gian Mô hình ARIMA-ARCH/GARCH

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Hệ thống hóa các lý luận về giá vàng

- Ứng dụng mô hình ARIMA vào dự báo giá vàng ngắn hạn

- Góp phần cho một số đối tượng kinh doanh và những người có quan tâm đến giá vàng để tham khảo và ứng dụng

6 K ết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở lý thuyết:

Giới thiệu tổng quan về vàng và thị trường vàng, bao gồm vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế - xã hội, cơ sở hình thành giá vàng và các nhân tố tác động tới giá vàng đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp dự báo

Chương 2: Phân tích diễn biến với các yếu tố tác động đến giá vàng Việt

Nam th ời gian qua (từ 01/2005 đến 09/2015) và dự báo ngắn hạn

Chương 3: Kết luận và kiến nghị trong công tác quản lý giá vàng làm cơ

sở cho việc dự báo giá có hiệu quả

Trang 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.1.2 Các đơn vị đo lường của vàng và cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước

Trên thị trường thế giới vàng được tính theo đơn vị ounce hoặc troy

ounce 1 ounce tương đương 31.103476 gram Đơn vị yết giá thông thường là USD/ounce

Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo lượng (cây) hoặc chỉ Một lượng vàng nặng 37,5 gram, một chỉ vàng bằng 1/10 lượng Đơn vị yết giá là VND/lượng

Công thức quy đổi giá vàng trong nước:

Giá vàng trong nước = (Giá vàng thế giới + Phí vận chuyển+ Phí bảo hiểm)x (1+ Thuế nhập khẩu)

1.1.1.3 Đặc điểm của vàng

a Vàng là m ột kim loại quý

Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi được xuất hiện trong lịch sử Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp

bề ngoài sáng bóng Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và kéo sợi nên vàng rất phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi

mạch điện tử… Ngoài ra, vàng là vật chất có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản ánh tia hồng ngoại rất mạnh

Trang 13

b Vàng là m ột hàng hóa đặc biệt

Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một

vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa - tiền tệ.Lịch sử tiền vàng kéo dài hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những giai đoạn thăng trầm khác nhau.Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng đã có đầy

đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay chưa có loại tiền nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: chức năng phương tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ

c Vàng là d ự trữ Quốc gia

Mức dự trữ vàng của toàn thế giới tính đến tháng 06/2015 là 704,22

tấn(Hội đồng vàng thế giới (WGC), 2015) Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu

tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay

1.1.2 Tính chất tiền tệ của vàng

Vàng hàm chứa trong nó tất cả những điều kiện cần thiết của một phương tiện lưu thông tiền tệ: vàng được công nhận rộng rãi, được chấp nhận trên toàn cầu, vàng dễ dàng chuyển đổi và tồn tại dưới nhiều hình thức tiền tệ Thêm vào

đó, vàng còn có những lợi thế mà những loại tiền tệ khác không hề có.Một chính

phủ không thể in thêm tiền vàng và gây ra tình trạng lam phát, cũng không thể phá giá vàng bằng những biện pháp quyết liệt.Vàng đảm bảo sức mua thực tế, chống lại những ảnh hưởng của lạm phát.Thêm vào đó, trong những thời kỳ bất

ổn về chính trị xã hội, vàng trở thành biểu tượng của sự đảm bảo Tóm lại, để

thực hiện được các chức năng của một phương tiện lưu thông tiền tệ, vàng đảm

bảo những tính chất cơ bản như:

Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của

một loại tiền tệ, loại tiền tệ chắc chắn phải được sẵn sàng chấp nhận trong lưu thông, nếu mất đi tính chất này nó sẽ không được coi là một loại tiền tệ nữa Ngay trong trường hợp một tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung ương (NHTW)phát

Trang 14

hành cũng có thể mất đi bản chất là một phương tiện lưu thông tiền tệ nếu không được chấp nhận như là một phương tiện trao đổi, ví dụ như trong thời kỳ siêu

lạm phát Vàng hiện tại vẫn là một phương tiện thanh toán được chấp nhận trong hầu hết các giao dịch, từ giao dịch thương mại đến những giao dịch thường ngày trong dân chúng

• Tính d ễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận

biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng Nhờ những đặc tính lý hóa riêng biệt, màu sắc đặc trưng, vàng hoàn toàn đáp ứng được yêu

cầu này Giá trị của vàng hoặc một món đồ có chứa vàng được xác định dựa trên hàm lượng vàng và độ tinh khiết của vàng có trong đó, hiện tại, có nhiều phương pháp để thử và xác định tuổi vàng, ví dụ như có những công ty chuyên giám định, phân kim và xác định hàm lượng, chất lượng vàng Trong những giao dịch thường ngày, những người có kinh nghiệm có thể căn cứ vào màu sắc, trọng lượng tương đối để đưa ra nhận xét về vàng

• Tính có th ể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau

sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải nhận được tiền trả lại Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng Vàng là kim loại mềm và rất dễ chia nhỏ

• Tính lâu b ền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất

trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi Một vật mau hỏng không thể dùng làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc

• Tính d ễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ,

mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4

• Tính khan hi ếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan

hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa

Trang 15

trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay NHTW chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu ảnh hưởng của năng suất lao động tăng lên như các hàng hóa khác Sự ổn định của giá trị vàng là do năng

suất lao động sản xuất ra vàng tương đối ổn định Ngay cả việc áp dụng tiến bộ

kỹ thuật vào khai thác cũng không làm tăng năng suất lao động lên nhiều Điều này làm cho tiền vàng luôn có được giá trị ổn định, một điều kiện rất cần thiết để

nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ

Tính đồng nhất: Tiền tệ phải thực hiện được chức năng là đơn vị thanh

toán và phương tiện thanh toán, muốn vậy, tiền tệ phải có giá trị như nhau trong những khoảng thời gian khác nhau, không phân biệt thời điểm được tạo ra Một đồng tiền vàng trị giá 5 USD chẳng hạn, sẽ không có gì khác biệt giữa hai đồng

tiền như thế, thậm chí chúng được làm ra cách nhau một khoảng thời gian rất lâu

1.1.3 Vai trò c ủa vàng trong các chế độ tiền tệ và trog nền kinh tế thị trường

1.1.3.1 L ịch sử tiền tệ của vàng

Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một

loại tiền tệ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.Trong các thế

giới cổ đại, vàng chủ yếu được sử dụng làm đồ trang sức, vàng còn là biểu tượng của thánh thần, quyền lực, sự thịnh vượng của cả một đế chế.Cuối thời kỳ cổ đại, vàng bắt đầu xuất hiện trong lưu thông với tư cách là một tiền tệ khi những đồng tiền vàng đầu tiên được sử dụng Do đặc tính dễ dát mỏng, chia nhỏ được, tính hiếm, vẻ đẹp, khó bị ăn mòn, trọng lượng riêng lớn, vàng đã dần thực hiện các chức năng tiền tệ và trở thành phương tiện trung gian trong lưu thông khi hình thức thương mại hàng đổi hàng qua đi

Năm 1816, nước Anh quy định giá trị của một ounce vàng dựa trên đồng sterling và hợp pháp hóa việc đấu giá vàng.Nước Anh khiến vàng hoàn toàn có

thể chuyển đổi với đồng bạc giấy, cả trong mua bán quốc tế và giao dịch khác trên thế giới Những nước khác ở Châu Âu nhanh chóng đi theo phương thức

Trang 16

của nước Anh lập ra và chế độ Bản vị vàng đầy đủ được ra đời Tỷ giá hối đoái

giữa các đơn bị tiền tệ cơ bản của các quốc gia được ấn định dựa trên hàm lượng vàng đơn vị tiêu chuẩn Chế độ Bản vị vàng được coi là hệ thống tài chính - tiền

tệ quốc tế đầu tiên

Để hỗ trợ cho các giao dịch thương mại, hầu hết các quốc gia sử dụng một

hệ thống tiền xu bằng kim loại quý như vàng hoặc bạc Khi những thương nhân chuyển từ một loại tiền tệ sang một loại khác, một tỷ giá sẽ được xác lập Tỷ giá dùng trong giao dịch được xác định dựa trên hàm lượng kim loại quý trong một loại tiền tệ so với loại kia Bất cứ hệ thống tiền tệ của một quốc gia nào - bạc, đồng bạc giấy hay những khoản tiền gửi - cũng có thể được chuyển đổi ra vàng

Tới năm 1875, hầu hết các quốc gia châu Âu đều thực hiện chế độ Bản vị vàng Hoa Kỳ thực hiện chế độ chuyển đổi sang vàng vào năm 1879 Trong thời gian đó, chế độ bản bị vàng đã thực hiện các chế độ tiền tệ tương đối tốt, một phần do tình hình kinh tế chính trị thế giới cho tới chiến tranh thế giới thứ

nhất.Việc các tài khoản nước ngoài bị khóa, đặc biệt là tài khoản của các nước thuộc phe Đồng minh đã dẫn đến việc chế độ bản bị vàng bị rơi vào quên lãng vào năm 1914.Trong suốt cuộc chiến tranh, hầu hết các quốc gia lại trở về với chế độ Bản bị vàng Tuy nhiên, do tỷ lệ lạm phát tăng trên toàn thế giới và việc

dự trữ và giá trị của vàng tiền tệ tăng lên khiến cho cán cân thương mại khác đi

so với trước chiến tranh Thêm vào đó, sự khác biệt quá lớn trong tỷ lệ lạm phát

giữa các quốc gia do các hệ quả của chiến tranh đã khiến cho tình trạng cán cân thương mại của những cực thế giới khác nhau trở nên vô cùng phức tạp

Nước Anh đã bỏ chế độ Bản bị vàng vào năm 1931 sau những cuộc tấn công mang tính chất đầu cơ liên tiếp vào đồng Bảng kể từ năm 1925 Vào năm 1933, vì

những lý do khác nhau, Mỹ cũng bỏ mối quan hệ giữa đồng đôla và vàng

1.1.3.2 Chế độ Bretton Woods

Với nỗ lực tạo ra một chế độ tiền tệ mới cho thương mại quốc tế, trong đó vàng sẽ trở thành công cụ tiền tệ duy nhất Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton Woods - New Hamshire, Mỹ vào năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố

Trang 17

định cho các đồng tiền chính và cho phép NHTW được can thiệp vào thị trường

tiền tệ Chế độ tiền tệ Bretton Woods có ba điểm khác biệt lớn so với chế độ bản

vị vàng cũ

- Th ứ nhất, cơ chế này dựa trên hệ thống tỷ giá cố định có thể điều chỉnh

tùy theo hoàn cảnh Theo thỏa ước của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mỗi đồng tiền

quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với USD và được phép dao động trong biên độ +/-1% Tỷ giá đồng USD tự nó được cố định với giá vàng là

$35/ounce

- Th ứ hai, các nước thành viên của hiện định buộc phải cam kết chuyển

đổi hoàn thành chặt chẽ để ngăn hiện tượng đầu cơ vốn

- Th ứ ba, hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới (WB)

Một đặc điểm cơ bản và nổi bật của chế độ này là chỉ đồng USD được chuyển đổi trực tiếp ra vàng với một tỷ giá cố định - 0,888671g vàng nguyên

chất, quy định một ounce vàng có giá 35USD, thực hiện cơ chế tỷ giá cố định được xác định trên cơ sở “ngang giá vàng với USD” Tất cả đồng bản tệ của các nước khác sẽ quy đổi trực tiếp qua đồng USD, và như vậy là chuyển đổi gián

tiếp sang vàng Trong thời kỳ này, các nước phụ thuộc nhiều và rất chặt chẽ vào lượng ngoại hối nắm giữ như là một phương tiện cất trữ quốc tế bên cạnh vàng

Việc giá vàng chính thức tăng lên sẽ khiến cho đồng đôla giảm giá và ngược lại Vào năm 1945, chính phủ Mỹ nắm giữ gần 70% lượng vàng dự trữ của thế giới

Do đó, có lý do để các NHTW nước ngoài tin tưởng và sẵn sàng nắm giữ USD làm dự trữ của mình, bởi vì chính phủ Mỹ cam kết duy trì chuyển đổi USD ra vàng không hạn chế tại mức giá cố định là $35/ounce; do đó các NHTW biết rằng mỗi USD trong dự trữ đều được đảm bảo đổi ra vàng tại mức giá đã cho

Năm 1960, nhu cầu đầu cơ vàng tăng mạnh do những tin đồn về việc phá giá đồng USD (tương đương với việc giá chính thức của vàng tăng lên).Nhu cầu sau đó đối với vàng trên thị trường vàng Luân Đôn và gánh nặng tạo ra với đồng

Trang 18

USD tạo tiền đề thành lập hội vàng Gold Pool - đại diện của một số quốc gia cố

gắng bình ổn giá vàng tại mức 35 USD/ounce Nếu mức cầu vàng tại những thị trường này vượt quá cung, giá vàng sẽ được kìm lại bằng cách bổ sung thêm cho nguồn cung của thị trường lượng vàng của các nước thỏa thuận từ dự trữ quốc gia của các nước này

Vào năm 1967, người ta phát hiện ra rằng tài sản nợ của Mỹ bằng USD đã vượt qua số vàng dự trữ hiện có, do đó nếu các NHTW nước ngoài tiếp tục đổi USD dự trữ của mình ra vàng thì đồng nghĩa với sự sụp đổ của Bretton Woods

Để tránh cho Bretton Woods khỏi sụp đổ, các NHTM đã thỏa thuận với nhau

rằng sẽ không tiếp tục chuyển đổi USD dự trữ ra vàng nữa Ngoài ra, các NHTM quyết định từ bỏ can thiệp lên giá vàng trên thị trường tư nhân Như vậy, từ đây

đã hình thành hai loại giá vàng: giá vàng chính thức vẫn duy trì $35/ounce và giá vàng tự do được thả nổi theo cung cầu trên thị trường

Năm 1968, việc đồng USD bị mất niềm tin nghiêm trọng đã khiến cho nhu cầu về vàng tăng quá mạnh, khiến hội vàng Gold Pool tan rã, thị trường vàng Luân Đôn phải đóng cửa Một thị trường vàng với hai cơ chế được hình thành, một cơ chế giữ giá vàng ổn định ở mức 35 USD/ounce để thực hiện các thanh toán quốc tế và một cơ chế khác cho thị trường mở, mức giá được xác định dựa trên tình hình của thị trường

Năm 1971, Mỹ ngừng việc chuyển đổi đồng đôla sang vàng, và trong cùng năm đó, phá giá đồng đôla bằng cách tăng giá vàng chính thức từ

$35/ounce lên $38/ounce, vào năm 1973, tiếp tục tăng lên $42,22/ounce Nguyên nhân của việc này là do trong những năm đầu 1960, cán cân thanh toán

của Mỹ tương đối ổn định, nhưng giữa những năm 1960 cán cân thanh toán trở nên ngày một xấu đi Người ta bắt đầu có cảm nhận rằng USD và một số đồng tiền khác đã được định giá quá cao; trong khi đó một số đồng tiền còn lại đang được định giá quá thấp.Những toan tính đầu cơ được nhen nhóm và trở thành hiện thực khi vào năm 1967, một loạt các đồng tiền của các nước phải điều

chỉnh tỷ giá.Cho dù một số đồng tiền đã lên giá, song những nhà đầu cơ vẫn cho

Trang 19

là chưa đủ liều lượng Hơn nữa giá vàng trên thị trường tự do cao hơn giá vàng chính thức là do các nhà đầu cơ tin tưởng rằng một cộc phá giá USD là không tránh khỏi Một làn sóng đầu cơ khốc liệt tấn công vào USD bằng cách bán ồ ạt USD để mua đồng Mác Đức và Yên Nhật Trước áp lực của đầu cơ ngày càng tăng, buộc tổng thống Nixon vào ngày 15/8/1971 phải chính thức tuyên bố

“đồng USD không tiếp tục được chuyển ra vàng nữa”

Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi được coi là chế độ tỷ giá ngược với Bretton Woods Như vậy, đã không có bất cứ một thỏa thuận chung nào được áp dụng cho chế độ tỷ giá thả nổi và cũng không có thỏa thuận nào về những quy

tắc áp dụng đối với chính sách tỷ giá trong tương lai dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống Bretton Woods

Hiện nay, vàng trở thành một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường vàng vật chất, tuy nhiên vẫn được coi là một loại tiền tệ trong chi trả trong giao dịch thương mại và là công cụ thanh toán nợ giữa các quốc gia trong trường hợp không có phương thức khác Bên cạnh đó, giao dịch vàng với các hình thức đa

dạng như giao dịch vàng trên tài khoản, vàng tương lai, vàng kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm vàng được phát triển khá mạnh hiện nay

1.1.3.3 D ự trữ vàng của NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế

Các NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế luôn coi vàng là một phần không thể thiếu trong danh mục dữ trữ đầu tư của mình Hiện nay, các tổ chức này đang nắm giữ khoảng 30 nghìn tấn vàng và theo Hội đồng vàng thế giới thì

có rất nhiều nguyên nhân khiến các tổ chức này dự trữ vàng

• Th ứ nhất, các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế dùng vàng để đa

dạng hóa danh mục dự trữ tiền tệ bởi xuất phát từ thực tế giá trị của vàng được xác định bởi cung và cầu trên thị trường vàng thế giới trong khi các loại tiền tệ

và chứng khoán chính phủ lại phụ thuộc vào lời hứa và các biến thể trong chính sách tài chính, tiền tệ của NHTW

• Th ứ hai, không giống như các loại tiền tệ khác thường bị mất giá

trong một thời gian dài thì vàng luôn giữ giá trị và tăng giá trị, do đó vàng rất

Trang 20

thích hợp cho việc dự trữ của NHTW để đảm bảo an toàn về kinh tế cho các

tổ chức này

• Th ứ ba, một số quốc gia trước đây luôn kiểm soát tỷ giá và các tài sản

có giá khác, điều này dẫn đến việc NHTW và các tổ chức tài chính nắm giữ

chứng khoán nước ngoài dễ bị tổn thương khi các quốc gia có động thái thay đổi chính sách tiền tệ Khi đó vàng với tính thanh khoản cao là yếu tố cần thiết để các tổ chức này nắm giữ nhằm dễ dàng bán ra khi cần

Th ứ tư, vàng là một hình thức bảo hiểm đối với các biến động xấu của

nền kinh tế Trong trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, lạm phát, cô lập kinh tế, thì vàng là nguồn tài nguyên có tính thanh khoản cao, được chấp nhận như là một phương tiện thanh toán hay là vật thế chấp cho vay Vì

những lý do trên, nền kinh tế và dân chúng sẽ tự tin khi biết NHTW của quốc gia họ có dự trữ vàng

1.1.3.4 Vai trò c ủa vàng trong nền kinh tế thị trường

- Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống như cố phiếu và trái phiếu Lý do

để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh mục đầu tư tránh được những

rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất định Danh mục đầu tư bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với các danh mục đầu tư khác

- Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: nếu đồng USD tăng giá thì vàng

sẽ giảm và ngược lại Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD

- Vàng có thể tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm các khoản thua lỗ khi thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc

1.1.4 Cung c ầu vàng các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng

1.1.4.1 M ức cung vàng

Mức cung về vàng của thế giới bao gồm 3 nguồn chính: dự trữ ở ngân hàng và chính phủ (1,5%), vàng tái chế (37%), khai thác mỏ (61,5%) (số liệu trung bình từ năm 2007 đến năm 2011) (National Geographic, 2011)

Trang 21

a Mức khai thác vàng của các nước có sản lượng lớn

Trong toàn bộ lịch sử, chỉ 161.000 tấn vàng đã được khai thác, chỉ đủ để

lấp đầy hai bể bơi dùng trong Olympic Nó có thể được thể hiện bằng một khối với chiều dài cạnh khoảng 20,28 mét Giá trị của nó rất hạn chế với giá

$1000/ounce, 161.000 tấn vàng sẽ chỉ có giá trị 5,2 nghìn tỷ dollar (National Geographic, 2011) Nhằm đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của thế giới đối với vàng, các quốc gia sản xuất kim loại này đã đẩy mạnh khai thác trong năm 2011, nâng tổng sản lượng vàng toàn cầu lên 2.700 tấn, tăng 5,5% so với năm 2010 (Cơ quan Điều tra địa chất Mỹ USGS)

Từ những năm 1880, Nam Phi đã là một nguồn chiếm tỷ lệ lớn nguồn cung vàng thế giới, với khoảng 50% tất cả lượng vàng từng được sản xuất có nguồn gốc từ7T 7T41TNam Phi41T Sản lượng năm 1970 chiếm 79% nguồn cung thế giới, sản xuất khoảng 1.4807T 7T41Ttấn41T Sản lượng năm 2008 là 2.260 tấn Năm 20077T 7T41TTrung Quốc7T41T 7T(với 276 tấn) đã vượt qua Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất,

lần đầu tiên từ năm 1905 mất ngôi vị số một Hiện nay, 40 mỏ ở Nam Phi đang được sáu nhóm tài chính Anh - Mỹ (dưới hình thức tập đoàn) tham gia khai thác chéo bằng cách hoạt động hỗ trợ nhau Nam Phi có mỏ Witwatersrand là mỏ vàng lớn nhất thế giới, với trữ lượng hàng trăm nghìn tấn, được phát hiện từ năm

1884 và được khai thác liên tục từ đó đến nay Sản lượng khai thác trung bình

mỗi năm lên đến 350 tấn

Canada: Là nước khai thác vàng đứng thứ hai sau Nam Phi Năm 1987

đã cung ứng cho thị trường 120 tấn Suốt thập niên 70, mức thuế không ổn định đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm cho sản lượng khai thác hàng năm giảm liên tục, chỉ khoảng 50 tấn/năm.Từ năm 1980, nhờ giá vàng thế giới biến động mạnh, Canada đã có hơn 150 dự án phục hồi và khai thác mới, đưa sản lượng khai thác hàng năm của nước này đạt khoảng 130 tấn/năm

M ỹ: nước đứng thứ ba trong công nghiệp khai thác vàng từ năm 1985 trở

về trước Gần đây, sản lượng vàng của Mỹ cung ứng cho thị trường đã vượt qua

Trang 22

Canada Sự phát triển trong ngành khai thác vàng ở Mỹ cũng tương tự như ở Canada Cuộc biến động tăng giá vàng năm 1980 đã kích thích sản xuất, nâng

sản lượng khai thác của Mỹ lên năm lần Cũng trong thời kỳ tăng trưởng này, một số mỏ mới được phát hiện - nhất là ở vùng California - và là những mỏ lộ thiên nên giá thành khai thác đạt thấp (từ 140 - 200 USD/ounce năm 1996)

Úc: sau hai cơn sốt vàng vào năm 1850 và 1890, Úc đã là một nước sản

xuất vàng quan trọng trên thế giới, cung cấp khoảng 70 tấn/năm Trữ lượng ở các mỏ cũ này cũng cạn dần đã làm giá thành khai thác ngày càng cao, nên sản lượng khai thác của Úc đã giảm mạnh qua các năm Chỉ từ năm 1980, hoạt động khai thác vàng ở vùng này mới nhộn nhịp trở lại Việc thăm dò khai thác và mua bán quyền khai thác diễn ra mất trật tự, nhưng nhờ vậy mà trong vòng 8 năm (1980 - 1987), sản lượng khai thác đã tăng gấp sáu lần, đạt mức 108 tấn/năm

Brazil: Là nước khai thác vàng mới đây đã đứng vào danh sách năm nước sản xuất vàng lớn trên thế giới, nhưng lại có nhiều khả năng vươn lên hàng đầu trong những thập niên tới Vào những năm 1970, Brazil chỉ đạt sản lượng khiêm

tốn 9 tấn/năm, từ 1976 nâng sản lượng lên 35 tấn/năm Sức sản xuất của Brazil tăng đều đến năm 1996 đạt 80 tấn/năm.Brazil được đặc biệt chú ý là do tiềm năng trữ lượng vàng của nước này được đánh giá vào khoảng 30.000 tấn, lớn hơn trữ lượng đã biết của Nam Phi Đây là yếu tố quyết định cho tương lai thị trường vàng thế giới

Đối với những nước khai thác vàng khác, đều có những nét chung nhất: chưa đánh giá đầy đủ tiềm năng trữ lượng, phương pháp khai thác rất thô sơ hoặc bằng thủ công, sản lượng và năng suất chưa cao Một số nước có sản lượng cao nhưng việc khai thác lại do các nhà sản xuất nhỏ đảm nhận, họ thường thiếu

vốn để mua kỹ thuật nước ngoài cần thiết cho việc khai thác mỏ với quy mô công nghiệp Trong khi đó, các công ty lớn, chuyên ngành khai thác mỏ vàng ở nước ngoài lại tỏ ra thận trọng khi quyết định đầu tư vào các nước thuộc thế giới thứ ba, vì tình hình chính trị không ổn định và các chính sách thuế khóa, tài chính luôn thay đổi

Trang 23

b D ự trữ ở Ngân hàng và Chính phủ:

Ngân hàng trung ương và những tổ chức xuyên quốc gia nắm giữ 1/5 trữ lượng vàng trên mặt đất như tài sản dự trữ, nhưng đang giảm đều qua thời gian.28.500 tấn trong trữ lượng trên mặt đất gồm vàng sở hữu bởi ngân hàng trung ương và một phần bên ngoài là cho vay với con số cao hơn là không đáng

kể.Người bán buôn đóng góp trung bình 527 tấn vào dòng chảy cung ứng hằng năm từ năm 2002 đến năm 2006.Kể từ tháng 9 năm 1999, phần lớn việc buôn bán này được kiểm soát bởi Central Bank Agreement on Gold (CBGA).CBGA

mới đã kiểm soát giai đoạn từ tháng 9/2004 đến tháng 9/2009 đã được tuyên bố thành lập vào tháng 3/2004

Thông qua việc mua bán, NHTW cũng ảnh hưởng đến thị trường vàng thông qua việc cho vay của họ, trao đổi và những hoạt động khác.Họ giữ vai trò người cho vay vàng chính (mặc dù không phải là duy nhất) trên thị trường.Gần đây các NHTW phải báo cáo việc nắm giữ vàng của họ hàng tháng cho IMF và được phát hành hàng tháng trong ấn bản Thống kê tài chính quốc tế của IMF

Do đó những thay đổi trong việc nắm giữ vàng được giám sát Tuy nhiên một số

ít NHTW có nắm giữ vàng không cho rằng vàng là phần tích trữ của cơ quan nên không báo cáo.Thêm vào đó cũng có một phần hoặc hầu hết cơ quan không được báo cáo Do đó giám sát việc nắm giữ này vẫn rất khó khăn

c Vàng tái ch ế:

Vàng thực sự không thể tiêu hủy được, tất cả vàng đã khai thác vẫn tồn

tại.Nó cũng dễ phục hồi được từ hầu hết vàng đã qua sử dụng và có khả năng

nấu chảy ra, lọc và sử dụng lại.Điều đó cho phép cung vàng tái chế, là một bộ

phận quan trọng trên thị trường vàng vốn rất năng động.Hầu hết vàng tái chế thông thường có nguồn gốc từ trang sức Một lượng nhỏ là từ những thiết bị điện

tử được thu lại và cả từ vàng thỏi và tiền đồng Việc cung ứng kim loại tái chế

phụ thuộc rất lớn vào tình hình nền kinh tế và biến động giá vàng Vàng cũng có thể bán đổi lấy tiền mặt cả khi người sở hữu vàng cần tiền hay nếu như người đó muốn hưởng lợi nhuận qua chênh lệch giá vàng Điều này cho phép nguồn cung vàng tái chế gia tăng trong thời gian nền kinh tế ảm đạm

Trang 24

1.1.4.2 M ức cầu về vàng:

a Nhu cầu cho trang sức:

Trang sức luôn chiếm nhu cầu lớn nhất, hàng năm tiêu thụ hơn 70% sản lượng vàng khai thác từ các hầm mỏ Mức cầu hàng năm của khu vực này đã tăng dần trong những năm gần đây Mức cầu thuần túy của khu vực kim hoàn cũng rất biến động tùy thuộc sự biến động của giá vàng tính bằng bản tệ của nước tiêu thụ Năm 2013, nhu cầu về vàng trang sức đạt 2.209,5 tấn, tăng 17%

so với năm 2012 (WGC, 2013) và là mức tăng cao nhất trong 16 năm qua Nguyên nhân là do giá vàng tiếp tục giảm sâu sau khi đạt đỉnh cao vào tháng 9/2011 đã khuyến khích nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu, nhất là tại Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác.Ngược lại, việc sản xuất nữ trang tại các nước phát triển được ổn định hơn.Từ đó cho thấy việc mua sắm nữ trang ở mỗi nước có một ý nghĩa khác nhau.Tại châu Âu, vật trang sức nói lên vị trí xã hội Tại Trung và Viễn Đông, nhu cầu vật trang sức bao hàm cả ba yếu tố:

thẩm mỹ, tái sản tích lũy được bảo tồn giá trị, và yêu cầu của phong tục tập quán mang tính văn hóa xã hội Cũng chính từ sự khác biệt này mà nữ trang được chế biến rất khác nhau giữa các nước

b Nhu c ầu trong công nghiệp:

Nhờ vào tính chất vật lý và nhu cầu thẩm mỹ của vàng, một số ngành công nghiệp đã sử dụng nguyên liệu vàng ngày càng nhiều hơn, với tổng mức tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn/năm trong hai ngành chủ yếu:

− Ngành công nghi ệp điện tử: Nhu cầu vàng trong lĩnh vực điện tử tăng

trong những thập niên vừa qua nhưng nó cũng dao động tùy vào GDP toàn cầu

và sự phát triển của ngành công nghiệp Hầu hết vàng sản xuất cho những linh kiện điện tử là từ Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á Nhu cầu tương lai về vàng trong công nghiệp ngày càng lớn hơn khi những thiết bị điện tử tổng quát và hàng hóa tiêu dùng tiếp tục sử dụng vàng trong những bộ phận cấu thành Ngành công nghiệp này tập trung ở vài nước hàng đầu như Mỹ, Nhật Hai nước này tiêu thụ 70% số vàng nguyên liệu sử dụng cho ngành điện tử trên thế giới, từ 70-90

Trang 25

tấn/năm Nhịp độ tiêu thụ vàng cho ngành công nghiệp này vẫn không ngừng tăng lên, mức cầu dao động ở khoảng 100 - 300 tấn/năm

− Ngành nha khoa: Tác dụng của vàng đã được biết đến từ lâu trong lịch

sử, có thể dùng trong sinh học, kháng lại vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn, do đó được sử dụng thành công trong cơ thể con người Trong nha khoa nhu cầu sử dụng vàng chiếm ổn định khoảng 2% Nhật, Mỹ, Đức là ba nước dẫn đầu trong việc chế tạo hợp kim nha khoa

Ngoài hai ngành nêu trên, một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp khác cũng sử dụng vàng làm nguyên liệu Những nghiên cứu trong những thập niên qua không phản ánh tiềm năng thực sự sử dụng vàng đang nhiều hơn trong công nghiệp luyện kim Vàng còn được sử dụng như chất xúc tác ví dụ như chất xúc tác trong phòng đốt nhiên liệu Một số công ty đã biết phát triển công nghiệp chất xúc tác dựa trên vàng và điều này có thể làm dẫn đến nhu cầu mới

về vàng trong ngành công nghiệp luyện kim Trong lĩnh vực công nghệ nano phát triển mau lẹ thì vàng được sử dụng cũng khá nhiều như trong việc chế tạo laptop và điện thoại di động.Sử dụng vàng trong việc phủ lên chất siêu dẫn cũng

có thể tạo ý nghĩa quan trọng trong nhu cầu về vàng trong công nghiệp

c M ức cầu dự trữ của các ngân hàng quốc gia:

Vàng là tài sản dự trữ không thể thiếu của các quốc gia.30% lượng vàng của thế giới dùng để dự trữ, ứng với 8.133,5 tấn, tương ứng với 420 tỷ USD (Visual.ly, 2013).Các nước đang phát triển dự trữ nhiều tiền hơn vàng, trong khi các nền kinh tế lâu đời thường dự trữ nhiều vàng hơn - ảnh hưởng của chế độ bản

vị vàng Bồ Đào Nha đang là nước có tỷ lệ dự trữ vàng lớn nhất thế giới: 90,5%

d M ức cầu về đầu tư và đầu cơ:

Vàng sử dụng cho đầu tư đã có lâu trong lịch sử và được bắt nguồn từ vai trò của nó như vật nắm giữ an toàn, dự trữ giá trị và tài sản tiền tệ Thời gian gần đây, vai trò của vàng được biết như là loại hình đầu tư hoàn hảo, đầu tư vàng như tiền tệ và bảo đảm trước lạm phát, cũng được nhận ra Nhiều trang sức được mua ở Châu Á và Trung Đông cũng được coi như một kênh đầu tư hay mang

Trang 26

tính tiết kiệm, dự trữ Sự thu hút đầu tư vàng có liên quan đến các yếu tố: sự thay đổi của đôla và lạm phát kỳ vọng, sự thay đổi của chính trị và tăng sự thừa

nhận vai trò của vàng có thể đầu tư đa dạng

- Phân lo ại đối tượng mua vàng:

Có ba loại đối tượng mua vàng Các đối tượng này là những tác nhân quan trọng can dự vào sự hình thành giá vàng trên thị trường khiến cho giá cả có

thể tách rất xa với giá trị thực của vàng

• Nh ững người tích trữ: Đây là những người giữ vàng chủ yếu nhằm đề

phòng những mối nguy cơ về chính trị hay đứng trước bối cảnh đen tối của nền kinh tế Phần tài sản bằng vàng này là một hợp đồng bảo vệ chắc chắn cho họ

“trốn nạn lạm phát” tại chỗ, hoặc dễ dàng có điều kiện sinh sống khi thay đổi nơi cư trú Họ có ba đặc điểm: giữ vàng như một tài sản chìm tại nơi chắc chắn, giữ trong thời gian dài không cần nhắc tới yếu tố lợi nhuận khi quyết định mua hay bán vàng, và họ cũng không tâm đến tác động lên xuống của giá cả

• Nh ững nhà đầu tư: Họ cũng tích trữ nhưng tích cực hơn người tích trữ

vàng biểu hiện ở đặc điểm: tinh vi hơn dưới dạng vàng tín dụng gửi tại một tài khoản ngân hàng, xem vàng như nguồn vốn đầu tư sinh lợi và chỉ giữ nguồn vốn dưới dạng bằng vàng khi cần thiết Họ thường thực hiện nhiều lần hành vi mua - bán, hoặc vay và cho vay, qua đó nguồn vốn của họ tăng lên Họ quan tâm đến

sự biến động giá vàng cả trong ngắn lẫn dài hạn và đặt nó lên bàn cân lãi suất

• Nh ững người đầu cơ: Họ hoạt động tương tự như người đầu tư nhưng

họ cố dự đoán và khai thác sự biến động của giá vàng trong thời gian ngắn Họ chấp nhận rủi ro cao hơn để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn bằng sự cảm nhận nhanh chóng và phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá vàng

1.1.4.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến giá vàng:

a Ngu ồn cung vàng:

Trước tiên, ta có thể nói rằng, vàng là một loại hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt.Chính vì mang tính chất của một loại hàng hoá nên vàng cũng chịu tác động của quy luật cung cầu trên thị trường Xét về nguồn cung của vàng,

Trang 27

vàng được cung cấp bởi chủ yếu từ những nước có trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới: Nam Phi,Mỹ,Nga,Canada, Úc,…

Nguồn cung vàng từ khu vực Nam Phi, Úc và Canada sẽ giảm, nhưng lại tăng tại các nước như Trung Quốc, Nga và Peru Điều đáng lưu ý là, nếu giá vàng tăng mạnh như trong thời gian vừa qua, nhiều khả năng các nước sẽ điều chỉnh tăng sản lượng

Trong thời điểm kinh tế bất ổn, việc đi tìm một công cụ đầu tư và tích trữ

an toàn như vàng là điều rất dễ hiểu Hiện tại nhu cầu vàng đang được hỗ trợ

vững chắc bởi các yếu tố như nhu cầu mua vàng của một số ngân hàng trung ương nhằm tăng dự trữ vàng; nhu cầu về đầu tư vàng thỏi và đầu cơ theo chỉ số giá vàng (ETF) và nhất là nhu cầu nắm giữ vàng của các nhà đầu tư…

Thêm vào đó, chính vì loại hàng hoá đặc biệt nên vàng có tính hấp dẫn đối với tất cả mọi người Ai cũng muốn sở hữu và tích luỹ chúng vào các mục đích riêng của mình:trang sức, tích luỹ, đầu tư, thanh toán,…Đối với nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay, nhu cầu vàng ngày càng gia tăng cao

b Ảnh hưởng của giá dầu:

Dầu là một loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng.Khi giá năng lượng tăng, các ngành sản xuất dịch vụ, nhất là vận chuyển sẽ rơi vào khó khăn

Do đó, khi giá dầu tăng quá mức sẽ gây ra tác động xấu đến nền kinh tế, nhất là gây ra tình trạng lạm phát khiến giá cả cá loại hàng hóa sản xuất ra trở nên đắt

đỏ Chính vì vậy, giá vàng cũng sẽ biến động theo cùng chiều hướng là tăng theo giá dầu do nhu cầu đầu tư tránh rủi ro Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là khi giá dầu tăng cao do cầu vượt cung thì các nước trong khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu đều thu được nhiều ngoại tệ, lúc đó họ sẽ chuyển hướng sang mua vàng dự trữ, khiến giá vàng bị đẩy lên theo

c Tình hình kinh t ế của các cường quốc, nhất là Mỹ và Châu Âu:

Tình hình kinh tế Mỹ và các nước Châu Âu cũng góp một phần lớn ảnh hưởng đến giá vàng Do đã phát triển nền kinh tế thị trường và một nền tài chính

Trang 28

phát triển đa dạng, một nền kinh tế của các quốc gia này biến động thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng do ít nhiều đã cùng tham gia vào thị trường các nước này thông qua các hoạt động như đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mua trái phiếu, xuất khẩu, kinh doanh của các công ty đa quốc gia trên khắp thế giới Tình hình tài chính của các quốc gia này được coi là kim chỉ nam cho nền kinh tế thế giới thông qua một loạt các chỉ số kinh tế được công bố định kỳ như:

- Chỉ số đo lường mức độ lạm phát: CPI, PPI, PCE

- GDP

- Chỉ số tiêu dùng: Chỉ số bán lẻ, bán sỉ, hàng hóa lâu bền

- Chỉ số về sức sản xuất

- Lãi suất và các hoạt động được công bố khác của FED

- Thị trường lao động: Báo cáo việc làm, chỉ số việc làm trong khu vực dịch vụ, chỉ số thất nghiệp

- Thị trường nhà: Chỉ số hoàn thành, doanh số nhà mới, doanh số nhà mua bán, dự án cấp phép

- Dòng vốn: Báo cáo ngân sách, cán cân thương mại, chỉ số niềm tin tiêu dùng

- Chỉ số tổng hợp: tài khoản vãng lai, ISM

Các chỉ số trên sẽ được các tổ chức tài chính và các nhà kinh tế học dự báo trước.Tùy vào tình hình kinh tế mà các chỉ số này sẽ thể hiện tốt hay

xấu.Nếu chỉ số chính thức giống như dự đoán thì thị trường sẽ ít biến động còn ngược lại thì thị trường sẽ đảo chiều

d Th ị trường chứng khoán:

Biến động của thị trường chứng khoán thường chịu ảnh hưởng chính từ các

chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu và Châu Á được công bố mỗi ngày trên các trang tin tiếng Anh đáng tin cậy như Forexfactory, Fxstreet,…hơn nữa là

từ báo cáo lợi nhuận của các công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề từ công nghiệp, công nghệ cho tới dược phẩm, nông nghiệp, hóa chất,…quan trọng hơn cả

là báo cáo lợi nhuận từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân

Trang 29

hàng, do trong hơn 2 năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn

cầu đang là vấn đề nóng bỏng mà hầu hết những nhà đầu tư đều quan tâm Cuối cùng và quan trọng nhất, khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên chịu ảnh hưởng mạnh từ các chính sách kinh tế và các gói cứu trợ hay kích thích kinh tế của chính phủ các nước

Điểm đáng chú ý là thị trường chứng khoán Mỹ luôn là thị trường quyết định cho biến động của các thị trường chứng khoán khác gồm Châu Âu và Châu Á do khối lượng giao dịch lớn Theo đó tầm ảnh hưởng của chứng khoán

Mỹ lên giá vàng là quan trọng hơn cả so với các thị trường chứng khoán khác.Biến động giá của thị trường chứng khoán thường ngược chiều với biến động của giá vàng, tuy nhiên chứng khoán không phải là nhân tố thường xuyên ảnh hưởng lên giá vàng

dụng và thị trường vốn

Như ta đã biết, thị trường bất động sản là nơi khởi nguồn, là nơi bắt đầu cho cuộc đại suy thoái của kinh tế Mỹ Sự suy giảm rồi kết quả là sụp đổ của thị trường bất động sản sẽ kéo theo sự giảm giá trị của đồng USD Sự suy giảm giá

trị của đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn với nền kinh tế cũng kéo theo sự suy

giảm về niềm tin nơi các nhà đầu tư về đồng tiền này Các nhà đầu tư đang dần chuyển sang một loại tiền tệ khác có tính ổn định cao hơn và có tính an toàn hơn USD Từ Euro, sang Bảng Anh, và thậm chí có thể là dùng vàng là đơn vị chuyển đổi hàng hoá

Trang 30

Năm 2012, thị trường bất động sản sụp đổ, hậu quả kéo theo là sự đi

xuống của phố Wall Chứng khoán Mỹ đang đứng trước những chuỗi ngày dài đen tối nhất trong lịch sử tồn tại của mình.Cổ phiếu của các hãng lớn lần lượt trượt dốc, không chỉ khiến các đại tỷ phú mất đi phần lớn tài sản của mình mà còn khiến nhiều công ty vì thế mà phá sản Chuỗi dài ngày đen tối của kinh tế

Mỹ được kéo dài cùng với chuỗi các công ty, ngân hàng Mỹ cùng “rủ” nhau phá

sản, xin trợ cấp

Các công ty phá sản cũng đồng nghĩa với việc số lượng người thất nghiệp cũng tăng lên theo từng ngày Hàng loạt các công ty sát nhập, phá sản nhằm giảm bớt chi tiêu cho ngân sách lương đã khiến cho hàng trăm ngàn công nhân

phải thất nghiệp Số lượng nhân công thất nghiệp phản ánh thực trạng của nền kinh tế của một nước Nó cho biết kinh tế đất nước đang nằm trong giai đoạn phát triển hay suy thoái Qua đó, số lượng người thất nghiệp cũng ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế của Mỹ, ảnh hưởng đến tỷ giá đồng USD đối với các loại tiền tệ khác cũng như đối với giá vàng

Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ

do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng USD cũng

dao động tức thời theo quyết định của FED

Trang 31

f L ạm phát:

Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng Nếu lạm phát thấp dưới một con số sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội Ngược lại, khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kìm hãm tiêu dùng, khiến giá

cả hàng hóa tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền Có rất nhiều lý do là nguyên nhân của lạm phát, có thể kể đến những bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ (nới lỏng quá mức) hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hóa tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp Khi xuất hiện tình trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả hàng hóa, đồng thời

những biện pháp giải quyết sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền khiến các nhà đầu

tư sẽ tìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng biến động tăng

g Các tác động phụ:

- Chính tr ị:

Chiến tranh gây nên những tổn thất khôn lường và lịch sử đã có thời kỳ

chứng kiến Mỹ phải phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods

để giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, giá vàng khi đó đạt mức lịch sử

875 USD/ounce ngày 21/1/1981 Chính vì vậy những cuộc xung đột giữa Mỹ với các quốc gia khác cũng luôn là mối quan tâm của tất cả các quốc gia khác trên thế giới Tình hình hạt nhân tại Iran và Bắc Triều Tiên cũng như xung đột

giữa Nga và khối các nước Mỹ - Phương Tây tại Gruzia, hay gần đây nhất là tình trạng căng thẳng tại Ukraine làm cho tình hình chính trị thế giới nóng lên từng ngày Giá vàng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi những xung đột đó đem đến chiến tranh và nguy cơ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu

Trang 32

tăng trưởng khiến USD lên giá so với EUR thì quỹ đầu tư SPDR Gold Share

-Quỹ tín thác đầu tư vàng số một thế giới bán ra 9,19 tấn vàng Chính điều này đã làm tâm lý bán của các nhà đầu tư và quỹ khác tăng lên khiến xu hướng giảm giá kéo vàng xuống mức 737 USD/ounce ngày 11/9 Nhưng tuần lễ từ 17/9 đến 24/9, quỹ này đã gom vào gần 100 tấn vàng do biến động tình hình tài chính tại

Mỹ đã khiến giá vàng trong 1 đêm tăng lên đến 120 USD/ounce (mức cao nhất trong lịch sử biến động giá)

- Th ời tiết, Thiên tai, Chu kỳ lễ hội, Khủng bố:

Các nhân tố ảnh hưởng trên tuy không phải là cơ bản và lâu dài nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng đột biến khiến giá vàng biến động Chu kỳ lễ

hội và phong tục tập quán mua vàng làm tài sản hồi môn trong đám cưới tại Ấn

Độ và nhu cầu về trang sức tại các nước châu Á (Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, ) vào mùa cưới cũng khiến giá vàng tăng theo chu kỳ này

1.2 T ổng quan về phương pháp dự báo

1.2.1 Vấn đề cơ bản về chuỗi thời gian và ước lượng mô hình

1.2.1.1 Chu ỗi thời gian là gì

Ta có thể hiểu ngắn gọn: Chuỗi thời gian là một biến số và các giá trị của

nó được quan sát theo một trình tự thời gian nào đó Ví dụ ta có một chuỗi thời

gian Y, vậy thì YR t R sẽ là giá trị quan sát của chuỗi ở thời kỳ (hoặc thời điểm) t

Phân tích chuỗi thời gian sẽ là quá trình nghiên cứu hành vi, khuôn mẫu trong quá khứ của một biến số nào đó và từ đó sử dụng những thông tin này để

dự báo những thay đổi trong tương lai

1.2.1.2 Thành ph ần của chuỗi thời gian

Theo các phương pháp truyền thống, chuỗi thời gian gồm các thành

phần sau:

- Thành phần xu thế (Trend component) - T

- Yếu tố mùa vụ (Seasonality) - S

- Yếu tố có tính chất chu kỳ (Cyclical) - C

- Thành phần bất quy tắc (Irregular) - I

Trang 33

Gọi YR t R là giá trị của chuỗi tại thời điểm t, người ta có thể có các mô hình sau:

thế và yếu tố chu kỳ thì nên sử dụng mô hình nhân

1.2.1.3 Chu ỗi thời gian dừng và không dừng

Khái ni ệm: Chuỗi YR t R được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và

hiệp phương sai không đổi theo thời gian.Về mặt toán học, chuỗi YR t R được gọi

γR k R= Cov(YR t R,YR t-k R) = E[(YR t R - µ)(YR t-k R - µ)] ∀ t

Điều kiện thứ 3 ở trên có nghĩa là hệ số tương quan giữa YR t R và YR t-k R chỉ

phụ thuộc vào độ dài (k) về thời gian giữa t và (t+k), không phụ thuộc vào thời điểm t Nếu một chuỗi thời gian mà không thỏa mãn đồng thời cả 3 điều kiện ở trên thì đấy là một chuỗi thời gian không dừng

Khái ni ệm về nhiễu trắng (White noise)

Xét phương trình: YR t R = uR t

Trong đó: uR t Rlà yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy cổ điển Nghĩa là:

uR t R có trung bình bằng 0, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng 0 Khi

đó uR t Rđược gọi là nhiễu trắng (White noise)

Khái ni ệm về bước ngẫu nhiên (Random walk)

Nếu: YR t R = YR t-1 R + uR t

Trong đó : uR t R là nhiễu trắng thì YR t Rđược gọi là bước ngẫu nhiên

Nếu đưa thêm vào mô hình bước ngẫu nhiên một hằng số thì YR t R được gọi

là bước ngẫu nhiên có bụi (random walk with driff):

= α + Y

Trang 34

1.2.1.4 Ki ểm định tính dừng của chuỗi thời gian

Ta có một số cách để kiểm định tính dừng của một chuỗi Nhưng trong khuôn khổ bài báo cáo này, tác giả xin được phép trình bày phương pháp kiểm

định tính dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị(unit root test)

Xét mô hình sau đây:

YR t R = ρYR t-1 R + uR t R( uR t R - nhiễu trắng) (*)

Nếu như ρ=1, khi đó YR t R là một bước ngẫu nhiên như đã nói ở trên, do vậy

YR t R là một chuỗi không dừng Do đó để kiểm định tính dừng của chuỗi ta sẽ đi kiểm định cặp giả thiết:

HR 0 R :ρ=1 và HR 1 R : ρ≠1

∆YR t R = YR t R- YR t-1 R = (ρ-1)YR t-1 R + uR t

Hay: ∆YR t R =δYR t-1 R + uR t

Bây giờ giả thiết HR 0 Rở trên sẽ tương đương với giả thiết HR 0 R: δ=0

Để kiểm định tính dừng trong cả 2 trường hợp này đều không dùng được tiêu chuẩn T (Student -Test) ngay cả trong trường hợp mẫu lớn Dickey -Fuller

đã đưa ra tiêu chuẩn để kiểm định như sau:

HR 0 R :ρ = 1(chuỗi là không dừng)

HR 1 R :ρ< 1(chuỗi là dừng)

Ta đi ước lượng mô hình (*), thu được giá trị τ = ρ/se( ρ) có phân bố DF

Nếu như: τ =ρ/se(ρ) >τα thì bác bỏ HR o R, trong trường hợp này chuỗi là chuỗi dừng

1.2.2 Mô hình Arima

1.2.2.1 Cơ sở lý luận

George Box và Gwilym Jenkins (1976) đã nghiên cứu mô hình ARIMA (Autoregressive Integrated Moving Average - Tự hồi qui tích hợp Trung bình trượt), và tên của họ thường được dùng để gọi tên các quá trình ARIMA tổng quát, áp dụng vào việc phân tích và dự báo các chuỗi thời gian Phương pháp Box-Jenkins với bốn bước: nhận dạng mô hình thử nghiệm; ước lượng; kiểm định bằng chẩn đoán; và dự báo

Trang 35

Mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, xem giá trị trong quá khứ của một biến số cụ thể là một chỉ tiêu tốt phản ánh giá trị trong tương lai của nó, cụ

thể, cho YR t R là giá trị của biến số tại thời điểm t với YR t R = f(YR t-1 R, YR t-2 R, , YR 0 R, t)

1.2.2.2 Quá trình t ự hồi quy (AR - Autoregressive Process)

Ý tưởng chính của mô hình AR(p) là hồi quy trên chính số liệu quá khứ ở

• 𝜙𝜙R 0 R, 𝜙𝜙R 1 R, 𝜙𝜙R 2 R…: các tham số phân tích hồi quy

• uR t R: sai số dự báo ngẫu nhiên của giai đoạn hiện tại (hay còn gọi là nhiễu trắng) Giá trị trung bình được mong đợi bằng 0

YRtR là một hàm tuyến tính của những quan sát dừng quá khứ YRt-1,RYRt-2,R … Nói cách khác khi sử dụng phân tích hồi quy YRtR theo các giá trị chuỗi thời gian

dừng có độ trễ, chúng ta sẽ được mô hình AR (yếu tố xu thế đã được tách khỏi

yếu tố thời gian, chúng ta sẽ mô hình hóa những yếu tố còn lại - đó là sai số)

Số quan sát dừng quá khứ sử dụng trong mô hình hàm tự tương quan là

bậc p của mô hình AR Nếu ta sử dụng hai quan sát dừng quá khứ, ta có mô hình tương quan bậc hai AR(2)

Điều kiện dừng là tổng các tham số phân tích hồi quy nhỏ hơn 1 :

𝜙𝜙R 1 R+ 𝜙𝜙R 2 R+ … + 𝜙𝜙R p R< 1

Mô hình AR(1) : YRtR = 𝜙𝜙R 0 R+ 𝜙𝜙R 1 RYRt-1R+ uR t

Mô hình AR(2) : YRtR = 𝜙𝜙R 0 R+ 𝜙𝜙R 1 RYRt-1R + 𝜙𝜙R 2 RYRt-2R +uR t

1.2.2.3 Quá trình trung bình trượt (MA - Moving Average)

Quan sát dừng hiện tại YRtR là một hàm tuyến tính phụ thuộc các biến sai số

dự báo quá khứ và hiện tại Mô hình MA là một trung bình trọng số của những sai số mới nhất

1 1 2 2

Trang 36

Trong đó:

• YRt R: quan sát dừng hiện tại

• uR t R : sai số dự báo ngẫu nhiên, giá trị của nó không được biết và giá

• q : sai số quá khứ được dùng trong mô hình bình quân di động, nếu

ta sử dụng hai sai số quá khứ thì sẽ có mô hình bình quân di động bậc 2 là MA(2)

Điều kiện cần là tổng các hệ số bình quân di động phải nhỏ hơn 1 :

𝜃𝜃1 + 𝜃𝜃2 +…+ 𝜃𝜃𝑞𝑞< 1

Mô hình MA(1) : YRtR = 𝜇𝜇 + uRt R+ 𝜃𝜃R 1 RuR t-1

Mô hình MA(2) : YRtR = 𝜇𝜇 + uRtR+𝜃𝜃R 1 RuR t-1 R+ 𝜃𝜃R 2 RuR t-2

1.2.2.4 Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARMA

Cơ chế để sản sinh ra Y không chỉ là riêng AR hoặc MA mà có thể còn là

sự kết hợp cả hai yếu tố này.Khi kết hợp cả hai yếu tố chúng ta có quá trình gọi

là quá trình trung bình trượt và tự hồi quy

YR t R là quá trình ARMA(1,1) nếu Y có thể biểu diễn dưới dạng:

Y = +φ φY− + + +u θ θu(u- nhi ễu trắng)

Tổng quát, YR t R là quá trình ARMA(p,q) nếu YR t R có thể biểu diễn dưới dạng:

Y = +φ φY− +φY− + +φ Y− + +u θu− +θ u− + +θ u

1.2.2.5 Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA

Nếu chuỗi YR t Rđồng liên kết bậc d, áp dụng mô hình ARMA(p,q) cho chuỗi sai phân bậc d thì chúng ta có quá trình ARIMA(p,d,q) trong đó p là bậc tự hồi quy, d là số lần lấy sai phân chuỗi YR t R để được một chuỗi dừng, q là bậc trung bình trượt (p và q là bậc tương ứng của chuỗi dừng)

 AR(p) là trường hợp đặc biệt của ARIMA(p,d,q), khi d=0 và q=0

Trang 37

 MA(q) là trường hợp đặc biệt của ARIMA(p,d,q), khi d=0 và p=0

ARIMA(1,1,1) - nghĩa là chuỗi YR t Rcó sai phân bậc 1 là chuỗi dừng Chuỗi sai phân dừng này có thể biểu diễn dưới dạng ARMA(1,1)

1 1 0 1 1

Bước 1: Định dạng mô hình Tìm ra được các giá trị d, p, q

Bước 2: Ước lượng mô hình

Bước 3: Kiểm định giả thiết Ở bước này cần chọn ra một mô hình phù hợp

nhất với các số liệu hiện có Kiểm định đơn giản nhất là kiểm định tính dừng của các phần tử Nếu phần dư có tính dừng thì mô hình chấp nhận được.Như vậy quá trình BJ là một quá trình lặp cho đến khi nào tìm được mô hình thỏa đáng

Bước 4: Dự báo - Một trong các lý do để mô hình ARIMA được ưa

chuộng là những dự báo bằng mô hình này, đặc biệt là dự báo trong ngắn hạn, tỏ

Sơ đồ 1.1 Quy trình của phương pháp Box-Jenkins

ồn: Gary Koop - Analysis of financial data -Time series analysis)

Ki ểm định sự phù h ợp

Nh ận dạng

mô hình

Chu ỗi dừng hay không?

L ấy sai phân chu ỗi

d ữ liệu

Vẽ biểu đồ

chuỗi giá trị

Trang 38

một “nghệ thuật” đòi hỏi phải có những kinh nghiệm nhất định

 Lược đồ tương quan và tự tương quan riêng

Trên lược đồ này vẽ ACF và PACF theo độ dài của trễ Đồng thời cũng

vẽ đường phân giải chỉ khoảng tin cậy 95% được tính bằng ±(1,96/ n ) cho

hệ số tự tương quan(ACF) và hệ số tự tương quan riêng (PACF) Dựa trên lược đồ này ta có thể biết được các hệ số tự tương quan (hoặc các hệ số tự tương quan riêng) nào khả dụng Từ đó có thể đưa ra các giá trị p và q của các

quá trình AR(p) và MA(q)

♦ ρR kk Rđo mức độ kết hợp giữa YR t Rvà YR t-k R sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của

YR t-1 R,… YR t-k+1 R ,do đó nếu ρR kk R= 0 với k > p và ρR i R (i=1,2…) giảm theo hàm mũ hoặc theo hình sin thì ta có quá trình AR(p)

♦ Nếu ρR k R(k=1,2…) giảm dần theo hàm mũ hoặc theo hình sin với ρR k R= 0

(k > q), thì ta có quá trình MA(q)

Các dạng lý thuyết của ACF và PACF:

Trang 39

B ảng 1.1.Các dạng lý thuyết của ACF và PACF

Lo ại mô hình Dạng tiêu biểu của AFC D ạng tiêu biểu của PAFC AR(p) Suy giảm theo số mũ hay với

dạng sóng hình sin tắt dần hay

cả hai

Đỉnh cao đáng kể qua các độ trễ p

MA(q) Đỉnh cao đáng kể qua các độ trễ

q

Suy giảm theo số mũ hay với

dạng sóng hình sin tắt dần hay cả hai

ARMA(p,q) Suy giảm theo số mũ hay với

dạng sóng hình sin tắt dần hay

cả hai

Suy giảm theo số mũ hay với dạng sóng hình sin tắt dần hay cả hai

Lưu ý rằng các ACF và PACF của các quá trình AR(p) và MA(q) có các

dạng trái ngược; trong trường hợp AR(p), ACF giảm theo cấp số mũ nhưng PACF đạt tới giới hạn sau một số độ trễ nhất định, trái lại hiện tượng đối ngược

sẽ xảy ra đối với quá trình MA(q)

Lưu ý: do trên thực tế ta không quan sát các ACF và PACF lý thuyết mà dựa vào các dữ liệu mẫu của chúng, các giá trị ACF và PACF ước lượng sẽ không phù hợp chính xác với các giá trị lý thuyết Cái mà ta đang tìm kiếm là sự

giống nhau giữa các ACF và PACF lý thuyết với các dữ liệu mẫu đề từ đó chúng

có thể chỉ cho ta hướng đi đúng trong việc xây dựng các mô hình ARIMA

Tiêu chu ẩn Akaike, Schwarz:

Có nhiều tiêu chuẩn để lựa chọn một mô hình thích hợp.Hầu hết các tiêu chuẩn này đều xuất phát từ lược đồ tương quan.Nghĩa là giả thiết rằng d là đã

Trang 40

Trong đó:

- n: số lượng quan sát

- r: tổng số các số hạng trong mô hình ARIMA (kể cả số hạng là hằng số)

- Mô hình được lựa chọn là mô hình có AIC hoặc BIC tối thiểu

1.2.3.2 Ước lượng mô hình

Sau khi định dạng mô hình, ta biết được d - bậc của sai phân đối với chuỗi

xuất phát để thu được một chuỗi dừng Đối với chuỗi dừng này ta cũng đã biết các giá trị p và q Do đó ta dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng mô hình ARIMA này

1.2.3.3 Ki ểm định tính thích hợp của mô hình

Bằng cách nào chúng ta biết được mô hình đã lựa chọn thích hợp với các

số liệu thực tế.Nếu như mô hình là thích hợp thì các yếu tố ngẫu nhiên phải là nhiễu trắng Do đó để xem mô hình có phù hợp hay không thì chúng ta phải

kiểm định tính dừng của các phần dư Kết quả ước lượng mô hình ARIMA cho

ta phần dư Dùng kiểm định Dickey-Fuller để kiểm định xem eR t Rcó phải là nhiễu

trắng hay không?

Nếu như eR t R không phải là nhiễu trắng thì phải định dạng lại mô hình và quá trình đó cứ được tiếp tục cho đến khi nào được một mô hình thích hợp Như vậy đúng như đã nói ở trên, phương pháp Box - Jenkins là phương pháp lặp Cụ thể,

ta tiến hành các bước sau:

+ Sai s ố dự báo là ngẫu nhiên và phân phối chuẩn:

Ta nhớ lại uR t Rlà yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy Nếu uR t R có trung bình bằng 0, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng 0.Khi đó uR t R được

gọi là nhiễu trắng (White noise) Hay uR t R là nhiễu ngẫu nhiên nếu thỏa mãn các điều kiện:

Ngày đăng: 25/11/2015, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Damodar N. Gujarati, Chu ỗi thời gian trong kinh tế lượng, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright niên khóa 2011 – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng
[2] Nguyễn Quang Dong (2002), Kinh t ế lượng – Chương trình nâng cao , NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng – Chương trình nâng cao
Tác giả: Nguyễn Quang Dong
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2002
[4] Nguyễn Trọng Hoài (2007), Giá vàng: Nhân t ố ảnh hưởng và dự báo , Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá vàng: Nhân tố ảnh hưởng và dự báo
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoài
Năm: 2007
[5] Nguy ễ n Kh ắ c Minh, (2002), Các ph ương pháp Phân tích &amp; Dự báo trong Kinht ế , NXB KHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp Phân tích & Dự báo trong Kinhtế
Tác giả: Nguy ễ n Kh ắ c Minh
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 2002
[7] Cao Hào Thi, S ử dụng mô hình ARIMA trong dự báo giá , Khoa Qu ả n Lý Công Nghi ệ p, Đạ i H ọ c Bách Khoa Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng mô hình ARIMA trong dự báo giá
[3] Vũ Thị Gương (2012), Kỹ thu ậ t khai phá d ữ li ệ u chu ỗ i th ờ i gian trong d ự báo ch ứ ng khoán, Lu ận văn Thạc sĩ, Họ c vi ệ n công ngh ệ bưu chính viễ n thông Khác
[6] Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, Giáo trình kinh tế lượng, trường Đại học Kinh Tế Tp HCM, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w