Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng:

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến giá vàng việt nam,ứng dụng mô hình arima arch và garch dự báo giá vàng ngắn hạn (Trang 26 - 32)

5. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài

1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng:

Trước tiên, ta có thể nói rằng, vàng là một loại hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt.Chính vì mang tính chất của một loại hàng hoá nên vàng cũng chịu tác động của quy luật cung cầu trên thị trường. Xét về nguồn cung của vàng,

vàng được cung cấp bởi chủ yếu từ những nước có trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới: Nam Phi,Mỹ,Nga,Canada, Úc,…

Nguồn cung vàng từ khu vực Nam Phi, Úc và Canada sẽ giảm, nhưng lại tăng tại các nước như Trung Quốc, Nga và Peru. Điều đáng lưu ý là, nếu giá vàng tăng mạnh như trong thời gian vừa qua, nhiều khả năng các nước sẽ điều chỉnh tăng sản lượng.

Trong thời điểm kinh tế bất ổn, việc đi tìm một công cụ đầu tư và tích trữ an toàn như vàng là điều rất dễ hiểu. Hiện tại nhu cầu vàng đang được hỗ trợ vững chắc bởi các yếu tố như nhu cầu mua vàng của một số ngân hàng trung ương nhằm tăng dự trữ vàng; nhu cầu về đầu tư vàng thỏi và đầu cơ theo chỉ số giá vàng (ETF) và nhất là nhu cầu nắm giữ vàng của các nhà đầu tư…

Thêm vào đó, chính vì loại hàng hoá đặc biệt nên vàng có tính hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Ai cũng muốn sở hữu và tích luỹ chúng vào các mục đích riêng của mình:trang sức, tích luỹ, đầu tư, thanh toán,…Đối với nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay, nhu cầu vàng ngày càng gia tăng cao.

b. Ảnh hưởng của giá dầu:

Dầu là một loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng.Khi giá năng lượng tăng, các ngành sản xuất dịch vụ, nhất là vận chuyển sẽ rơi vào khó khăn. Do đó, khi giá dầu tăng quá mức sẽ gây ra tác động xấu đến nền kinh tế, nhất là gây ra tình trạng lạm phát khiến giá cả cá loại hàng hóa sản xuất ra trở nên đắt đỏ. Chính vì vậy, giá vàng cũng sẽ biến động theo cùng chiều hướng là tăng theo giá dầu do nhu cầu đầu tư tránh rủi ro. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là khi giá dầu tăng cao do cầu vượt cung thì các nước trong khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu đều thu được nhiều ngoại tệ, lúc đó họ sẽ chuyển hướng sang mua vàng dự trữ, khiến giá vàng bịđẩy lên theo.

c. Tình hình kinh tế của các cường quốc, nhất là Mỹ và Châu Âu:

Tình hình kinh tế Mỹ và các nước Châu Âu cũng góp một phần lớn ảnh hưởng đến giá vàng. Do đã phát triển nền kinh tế thịtrường và một nền tài chính

phát triển đa dạng, một nền kinh tế của các quốc gia này biến động thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng do ít nhiều đã cùng tham gia vào thị trường các nước này thông qua các hoạt động như đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mua trái phiếu, xuất khẩu, kinh doanh của các công ty đa quốc gia trên khắp thế giới. Tình hình tài chính của các quốc gia này được coi là kim chỉ nam cho nền kinh tế thế giới thông qua một loạt các chỉ số kinh tế được công bốđịnh kỳnhư:

- Chỉ sốđo lường mức độ lạm phát: CPI, PPI, PCE. - GDP.

- Chỉ số tiêu dùng: Chỉ số bán lẻ, bán sỉ, hàng hóa lâu bền. - Chỉ số về sức sản xuất.

- Lãi suất và các hoạt động được công bố khác của FED.

- Thị trường lao động: Báo cáo việc làm, chỉ số việc làm trong khu vực dịch vụ, chỉ số thất nghiệp.

- Thị trường nhà: Chỉ số hoàn thành, doanh số nhà mới, doanh số nhà mua bán, dự án cấp phép.

- Dòng vốn: Báo cáo ngân sách, cán cân thương mại, chỉ số niềm tin tiêu dùng

- Chỉ số tổng hợp: tài khoản vãng lai, ISM.

Các chỉ số trên sẽ được các tổ chức tài chính và các nhà kinh tế học dự báo trước.Tùy vào tình hình kinh tế mà các chỉ số này sẽ thể hiện tốt hay xấu.Nếu chỉ số chính thức giống như dựđoán thì thị trường sẽ ít biến động còn ngược lại thì thịtrường sẽ đảo chiều.

d. Thị trường chứng khoán:

Biến động của thịtrường chứng khoán thường chịu ảnh hưởng chính từ các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu và Châu Á được công bố mỗi ngày trên các trang tin tiếng Anh đáng tin cậy như Forexfactory, Fxstreet,…hơn nữa là từ báo cáo lợi nhuận của các công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề từ công nghiệp, công nghệ cho tới dược phẩm, nông nghiệp, hóa chất,…quan trọng hơn cả là báo cáo lợi nhuận từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân

hàng, do trong hơn 2 năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang là vấn đề nóng bỏng mà hầu hết những nhà đầu tư đều quan tâm. Cuối cùng và quan trọng nhất, khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên chịu ảnh hưởng mạnh từ các chính sách kinh tế và các gói cứu trợ hay kích thích kinh tế của chính phủcác nước.

Điểm đáng chú ý là thị trường chứng khoán Mỹ luôn là thị trường quyết định cho biến động của các thị trường chứng khoán khác gồm Châu Âu và Châu Á do khối lượng giao dịch lớn. Theo đó tầm ảnh hưởng của chứng khoán Mỹ lên giá vàng là quan trọng hơn cả so với các thị trường chứng khoán khác.Biến động giá của thị trường chứng khoán thường ngược chiều với biến động của giá vàng, tuy nhiên chứng khoán không phải là nhân tố thường xuyên ảnh hưởng lên giá vàng.

e. USD:

Vì là một loại hàng hoá nên giá vàng cũng bị ảnh hưởng,tác động bởi các đồng tiền nội tệ và ngoại tệ mua nó mà ở đây chủ yếu là đồng USD.Chính vì thế, việc dao động đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng. Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn.

Như ta đã biết, thị trường bất động sản là nơi khởi nguồn, là nơi bắt đầu cho cuộc đại suy thoái của kinh tế Mỹ. Sự suy giảm rồi kết quả là sụp đổ của thị trường bất động sản sẽ kéo theo sự giảm giá trị của đồng USD. Sự suy giảm giá trị của đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn với nền kinh tế cũng kéo theo sự suy giảm về niềm tin nơi các nhà đầu tư về đồng tiền này. Các nhà đầu tư đang dần chuyển sang một loại tiền tệ khác có tính ổn định cao hơn và có tính an toàn hơn USD. Từ Euro, sang Bảng Anh, và thậm chí có thể là dùng vàng là đơn vị chuyển đổi hàng hoá.

Năm 2012, thị trường bất động sản sụp đổ, hậu quả kéo theo là sự đi xuống của phố Wall. Chứng khoán Mỹ đang đứng trước những chuỗi ngày dài đen tối nhất trong lịch sử tồn tại của mình.Cổ phiếu của các hãng lớn lần lượt trượt dốc, không chỉ khiến các đại tỷ phú mất đi phần lớn tài sản của mình mà còn khiến nhiều công ty vì thế mà phá sản. Chuỗi dài ngày đen tối của kinh tế Mỹđược kéo dài cùng với chuỗi các công ty, ngân hàng Mỹ cùng “rủ” nhau phá sản, xin trợ cấp.

Các công ty phá sản cũng đồng nghĩa với việc sốlượng người thất nghiệp cũng tăng lên theo từng ngày. Hàng loạt các công ty sát nhập, phá sản nhằm giảm bớt chi tiêu cho ngân sách lương đã khiến cho hàng trăm ngàn công nhân phải thất nghiệp. Số lượng nhân công thất nghiệp phản ánh thực trạng của nền kinh tế của một nước. Nó cho biết kinh tế đất nước đang nằm trong giai đoạn phát triển hay suy thoái. Qua đó, số lượng người thất nghiệp cũng ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế của Mỹ, ảnh hưởng đến tỷ giá đồng USD đối với các loại tiền tệkhác cũng như đối với giá vàng.

Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thịtrường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD. Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹcũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh. Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng USD cũng dao động tức thời theo quyết định của FED.

f. Lạm phát:

Lạm phát cũng là một yếu tốảnh hưởng không nhỏđến giá vàng. Nếu lạm phát thấp dưới một con số sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại, khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kìm hãm tiêu dùng, khiến giá cả hàng hóa tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền. Có rất nhiều lý do là nguyên nhân của lạm phát, có thể kể đến những bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ (nới lỏng quá mức) hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hóa tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp... Khi xuất hiện tình trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả hàng hóa, đồng thời những biện pháp giải quyết sẽảnh hưởng đến giá trịđồng tiền khiến các nhà đầu tư sẽtìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từđó khiến giá vàng biến động tăng.

g. Các tác động phụ:

-Chính trị:

Chiến tranh gây nên những tổn thất khôn lường và lịch sử đã có thời kỳ chứng kiến Mỹ phải phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods để giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, giá vàng khi đó đạt mức lịch sử 875 USD/ounce ngày 21/1/1981. Chính vì vậy những cuộc xung đột giữa Mỹ với các quốc gia khác cũng luôn là mối quan tâm của tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Tình hình hạt nhân tại Iran và Bắc Triều Tiên cũng như xung đột giữa Nga và khối các nước Mỹ - Phương Tây tại Gruzia, hay gần đây nhất là tình trạng căng thẳng tại Ukraine làm cho tình hình chính trị thế giới nóng lên từng ngày. Giá vàng cũng sẽ bịảnh hưởng khi những xung đột đó đem đến chiến tranh và nguy cơ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.

-Đầu cơ:

Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ và là loại hàng hóa bảo toàn tài sản tốt nhất thế nên các quỹđầu tư và kể cả cá nhân trên thế giới xem vàng là một tài sản phải duy trì trong danh mục đầu tư nhất là trong trường hợp kinh tế thế giới đang trên đà giảm và lạm phát tràn lan. Ngày 3/9/2008, khi USD tăng mạnh lên và khu vực đồng EUR giảm

tăng trưởng khiến USD lên giá so với EUR thì quỹ đầu tư SPDR Gold Share - Quỹtín thác đầu tư vàng số một thế giới bán ra 9,19 tấn vàng. Chính điều này đã làm tâm lý bán của các nhà đầu tư và quỹ khác tăng lên khiến xu hướng giảm giá kéo vàng xuống mức 737 USD/ounce ngày 11/9. Nhưng tuần lễ từ 17/9 đến 24/9, quỹ này đã gom vào gần 100 tấn vàng do biến động tình hình tài chính tại Mỹ đã khiến giá vàng trong 1 đêm tăng lên đến 120 USD/ounce (mức cao nhất trong lịch sử biến động giá).

-Thời tiết, Thiên tai, Chu kỳ lễ hội, Khủng bố:

Các nhân tố ảnh hưởng trên tuy không phải là cơ bản và lâu dài nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng đột biến khiến giá vàng biến động. Chu kỳ lễ hội và phong tục tập quán mua vàng làm tài sản hồi môn trong đám cưới tại Ấn Độ và nhu cầu về trang sức tại các nước châu Á (Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc,...) vào mùa cưới cũng khiến giá vàng tăng theo chu kỳ này.

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến giá vàng việt nam,ứng dụng mô hình arima arch và garch dự báo giá vàng ngắn hạn (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)