Lý thuyết mô hình GARCH

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến giá vàng việt nam,ứng dụng mô hình arima arch và garch dự báo giá vàng ngắn hạn (Trang 44)

5. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài

1.2.4.2.Lý thuyết mô hình GARCH

Theo Engle (1995) một trong những hạn chế của mô hình ARCH là nó có hình vẽ giống dạng mô hình trung bình di động hơn là mô hình tự hồi quy. Một ý tưởng mới là chúng ta nên đưa thêm các biến trễ của phương sai có điều kiện vào phương trình của phương sai theo dạng tự hồi quy. Ngoài ra nếu các ảnh hưởng ARCH có quá nhiều độ trễ sẽ ảnh hưởng tới kết quả ước lượng do giảm đáng kể số bậc tự do trong mô hình. Chính vì vậy mô hình GARCH có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn.

Mô hình GARCH(p, q )

Mô hình GARCH(p, q) có dạng sau đây

YRtR = βR1R+ βR2RXRtR + uRt R (2.1) URtR ~ N(0,hRtR)

hRtR = 𝛾𝛾0 + ∑𝑖𝑖=1𝑝𝑝 𝛿𝛿𝑖𝑖ℎ𝑡𝑡−𝑖𝑖 + ∑𝑞𝑞𝑗𝑗=1𝛾𝛾𝑗𝑗𝑢𝑢𝑡𝑡−𝑗𝑗2 (2.2)

Phương trình (2.2) nói lên rằng phương sai hRtR bây giờ phụ thuộc vào cả giá trị quá khứ của những cú sốc đại diện bởi những biến trễ của hạng nhiễu bình phương, và các giá trị quá khứ của bản thân hRtR đại diện bởi các biến hRt-iR. Nếu p = 0 thì mô hình GARCH(0,q) đơn giản là mô hình ARCH(q). Dạng đơn giản nhất của mô hình GARCH là mô hình GARCH(1,1). Phương trình phương sai của mô hình GARCH(1,1) được thể hiện như sau:

hRtR = γR0R + δ1R RhRt-1R + γR1RuP

2

PRt-1

Mô hình GARCH(1,1) tương đương với mô hình ARCH bậc vô cùng với các hệ số có xu hướng giảm dần. Vì lý do này chúng ta nên sử dụng mô hình GARCH(1,1) thay cho mô hình ARCH bậc cao bởi vì với mô hình GARCH (1,1) chúng ta sẽ cần ít số hệ số cần ước lượng hơn và vì thế sẽ giúp hạn chế khả năng mất đi vô số bậc tự do trong mô hình.

Mô hình T-GARCH

Hạn chế lớn nhất trong các mô hình ARCH và GARCH là chúng được giả định có tính chất đối xứng. Điều này có nghĩa các mô hình này chỉ quan tâm tới giá trị tuyệt đối của các cú sốc chứ không quan tâm tới dấu của chúng ( bởi vì hạng nhiễu/ phần dư được xử lý dưới dạng bình phương). Vì thế trong các mô hình ARCH/ GARCH một cú sốc mạnh có giá trị dương có ảnh hưởng lên sự dao động của chuỗi số liệu hoàn toàn giống với cú sốc mạnh có giá trị âm. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy các cú sốc có giá trị âm trên thị trường thường có tác dụng mạnh và dai dẳng hơn các cú sốc có giá trịdương. Chính vì vậy người ta cố gắng mô hình hoá sự khác biệt trong ảnh hưởng này.Vì vậy mô hình T- GARCH đã được phát triển. Mục đích chính xác của mô hình là nhằm xem xét tính bất cân xứng giữa các cú sốc âm và cú sốc dương. Đểlàm được như vậy các

học giả đề xuất đưa vào phương trình phương sai một biến giả tương tác giữa hạng nhiễu bình phương và biến giả dRtR. Trong đó dRtR có giá trị bằng 1 nếu uRtR< 0 và bằng 0 nếu uRtR> 0. Nếu hệ của biến tương tác này không có ý nghĩa thống kê chứng tỏ có sự khác biệt trong các cú sốc khác nhau.

Từ ý tưởng này phương trình phương sai trong mô hình T-GARCH(1,1) sẽ có dạng như sau: hRtR = γR0R + δR1RhRt-1R + γR1RuP 2 PRt-1R + υR1RuP 2 PR t-1RdRt-1

Nếu hệ sốυR1 Rcó ý nghĩa thống kê thì các tin tức tốt và các tin tức xấu sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên phương sai.Cụ thể tin tức tốt chỉ có ảnh hưởng γR1 Rtrong khi tin tức xấu ảnh hưởng (γR1R+υR1R). Nếu υR1R> 0 thì chúng ta có thể nói có sự bất cân xứng trong tác động giữa tin tức tốt và tin tức xấu. Ngược lại nếu υR1 R= 0 thì tác động của tin tức có tính chất cân xứng. T-GARCH bậc cao có thể được thực hiện như sau:

hRtR = 𝛾𝛾0 + ∑𝑝𝑝𝑖𝑖=1𝛿𝛿𝑖𝑖ℎ𝑡𝑡−𝑗𝑗 + ∑𝑞𝑞 𝛾𝛾𝑗𝑗𝑢𝑢𝑡𝑡−𝑗𝑗2

𝑗𝑗=1 +∑𝑞𝑞𝑗𝑗=1𝜗𝜗𝑗𝑗𝑢𝑢𝑡𝑡−𝑗𝑗2 𝑑𝑑𝑡𝑡−𝑗𝑗 − Mô hình M-GARCH

Các mô hình M-GARCH cho phép tính giá trịtrung bình có điều kiện phụ thuộc vào phương sai có điều kiện của chính nó. Ví dụ khi xem xét các hành vi của nhà đầu tư thuộc dạng sợ rủi ro vì thế họđòi hỏi thêm một mức phí thưởng rủi ro như là một phần đền bù để nắm giữ một tài sản có tính rủi ro. Như vậy phí thưởng rủi ro là một hàm đồng biến với rủi ro. Tức là khi rủi ro càng cao thì mức thưởng rủi ro càng lớn. Nếu như rủi ro được đo lường là những mức dao động hay bằng phương sai có điều kiện thì phương sai có điều kiện là một phần quan trọng trong phương trình trung bình của biến. Theo như cách này thì mô hình M- GARCH(p,q) có dạng như sau:

YRtR = βR1R+ βR2RXRtR + θhRtR + uRt R

URtR ~ N(0,hRtR)

hRtR = 𝛾𝛾0 + ∑𝑝𝑝𝑖𝑖=1𝛿𝛿𝑖𝑖ℎ𝑡𝑡−𝑗𝑗 + ∑𝑞𝑞 𝛾𝛾𝑗𝑗𝑢𝑢𝑡𝑡−𝑗𝑗2 𝑗𝑗=1

Chương 2:PHÂN TÍCH DIN BIN VI CÁC YU T TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG VIT NAM THI GIAN QUA (T

01/2005 ĐẾN 9/2015) VÀ D BÁO NGN HN 2.1. Tổng quan về thịtrường vàng Việt Nam

2.1.1. Tình hình khai thác vàng

Vàng là một trong số những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hóa khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông Hiển (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã hoặc ở phiền rìa các khối nâng Hòa Bình (mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty).

Vàng gốc phát triển chủ yếu trong một số kiểu thành hệ thống khoáng hóa như: thạch anh-vàng (mỏ Bồ Cu-Thái Nguyên), vàng-bạc (Nà Pái, Xà Khía).

Vàng cộng sinh: Đây là nguồn tài nguyên khá quan trọng, hiện nay đã phát hiện vàng cộng sinh với antimon, đồng, thiết, chì, kẽm song có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bình Au=0,46-0,55 g/t.

Các nhà địa chất thống kê rằng trữ lương vàng của nước ta còn khoảng 1000-3000 tấn.Các mỏ quặng nằm rải rác ở các tỉnh Bắc Can, Cao Bằng, Quảng Nam với quy mô khác nhau.Tuy vậy 95% trữ lượng vàng tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu.

Vàng được khai thác ở Việt Nam hiện nay đa số là vàng nguyên chất, lẫn quặng, chất lượng thấp và thô sơ. Do vậy còn phải xuất khẩu sang nước ngoài gia công và nhập khẩu vàng về tiêu thụtrong nước.

Lợi nhuận cao, số doanh nghiệp tham gia vào khai thác vàng ngày càng gia tăng. Đầu tư cho khai thác vàng cũng ngày một lớn.Tuy vậy đóng góp của khai thác vàng vào GDP lại ngày càng giảm. Khai thác bừa bãi, đất nước ngày

một nghèo đi, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng là những nghịch lý trong việc khai thác vàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc khai thác ở Việt Nam hiện còn dưới hình thức thủcông là chính, cơ sở hạ tầng thấp kém, việc khai thác lậu, trái phép diễn ra tràn lan, bất chấp các cơ quan Nhà nước đã có những biện pháp ngăn chặn và xử lý. Tình trạng trên đã làm cho môi trường ở những nơi có mỏvàng đang bịđe dọa nặng nề. Người dân ởđây đã và đang phải trả giá đắt bằng chính sự sống và sức khỏe của mình.

2.1.2. Tình hình tiêu thụ vàng

Hiện nay ở Việt Nam người ta thường kinh doanh vàng dưới dạng các bánh, thỏi, nhẫn, dây chuyền, vòng, lắc với hàm lượng vàng chủ yếu là 99,999% hay 99,99%, 99,9%, 99% hay 98%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.95% lượng vàng tiêu thụ trong nước là nhập khẩu.

Năm 2010, theo báo cáo của WGC, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ vàng nhiều nhất trên thế giới với mức tiêu thụ là 81,4 tấn. Tăng trưởng so với năm 2009 là 11%.Nhiều quốc gia châu Á có nhu cầu tiêu thụđồ trang sức vàng ít hơn trong năm 2010 vì người tiêu dùng đã nản lòng với giá vàng tăng vọt.Nhu cầu vàng trang sức của Việt Nam cũng giảm nhưng đây vẫn là một thị trường tiềm năng. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 8 trong 10 quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Đức, ThổNhĩ Kỳ,…

Năm 2011, theo báo cáo của WGC, Việt Nam đã xuất khẩu 35-38 tấn vàng. Tổng nhu cầu vàng cả năm của Việt Nam tăng 23% từ mức 81,4 tấn trong năm 2010 lên mức 100,3 tấn vào năm ngoái. Trong khi nhu cầu vàng nữ trang của Việt Nam năm 2011 giảm 9% còn 13 tấn, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng đã tăng 30% lên 87,3 tấn.

Năm 2013, theo báo cáo của WGC thì nhu cầu vàng của Việt Nam vào mức 92,2 tấn, trị giá 4,16 tỷ USD. Cụ thể, nhu cầu về nữ trang là 11,9 tấn và nhu

cầu vàng miếng 80,3 tấn. So với năm 2012 khi nhu cầu vàng chỉ là 76,8 tấn, nhu cầu vàng của Việt Nam trong năm 2013 đã tăng 20%.

Năm 2014, theo báo cáo về nhu cầu tiêu thụ vàng do WGC công bố đã cho thấy Việt Nam tiêu thụ 56,4 tấn vàng miếng, còn vàng nữ trang là 12,7 tấn. Xét về lượng, lượng vàng miếng tiêu thụ đã giảm 33% so với năm 2013, còn vàng nữ trang tăng 4%.

2.1.3. Tình hình nhập khẩu vàng

95% trữ lượng vàng tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu.Nhập khẩu chiếm quy mô gần tuyệt đối trong thị trường vàng Việt Nam. Do vậy mọi biến động về giá vàng quốc tế đều gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thịtrường vàng Việt Nam.

Việt Nam cho phép nhập khẩu vàng từ những năm 90.Năm 1997, Nhà nước cấm nhập vàng do khan hiếm ngoại tệ. Đến năm 2001, Nhà nước Việt Nam chính thức cho phép nhập khẩu vàng trở lại, và được điều tiết bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Các doanh nghiệp kinh doanh muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch và giấy phép từ ngân hàng nhà nước.

Hoạt động nhập khẩu vàng bị quản lý chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tháng 5/2008, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng trong động thái để kiềm chế thâm hụt thương mại, làm dịu áp lực lạm phát và giúp bình ổn nền kinh tế.

Năm 2006, Việt Nam nhập khẩu 91 tấn vàng, số vàng được nhập trong năm 2007 và 2008 lần lượt là 51 tấn và 90,5 tấn. Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng Việt Nam hiện có thể đang nắm giữ khoảng 500 tấn vàng. Người Việt Nam quá quen với lạm phát cao và bất ổn trong nhiều năm, thường có thói quen dự trữ vàng. Người Việt Nam nắm giữ vàng tính trên mỗi đồng đô la thu nhập nhiều hơn bất kỳngười dân nước nào trên thế giới.

2.2. Phân tích diễn biến và các yếu tốtác động đến giá vàng từ năm 2005 –tháng 9/2015 tháng 9/2015

Hình 2.1. Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015

(Nguồn: Sggp.org.vn và kết quả xử lý từ Excel)

Giá vàng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến giữa năm 2015 chủ yếu có xu hướng tăng mạnh. Nhìn chung, diễn biến giá vàng trong nước theo sát diễn biến trên thị trường vàng thế giới. Trong đó, giá vàng tăng với tốc độ chậm trong giai đoạn 2005 - 2008 và tăng đột biến trong giai đoạn 2009 - 2015.

 Giai đoạn 2005 - 2008:

Hình 2.2. Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008

(Nguồn: Sggp.org.vn và kết quả xử lý từ Excel)

0 5 10 15 20 25 DD ov t: tri ệu đ ồn g/ ợn g Giá vàng Giá vàng

-Khi xảy ra sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001, giá vàng tại thị trường London và NewYork trong tháng 09/2001 đạt mức 291USD/ounce. Kể từ đó trở đi, giá vàng bắt đầu biến động lên xuống thất thường, biên độ dao động không còn cao nhưng xu hướng chung là đi lên. Giá vàng trong khoảng thời gian tháng 05/2002 đạt 315-317USD/ounce, tăng 13-14% so với đầu năm 2000 và tăng hơn 15% so với cùng kỳnăm trước. Đến cuối năm 2002, giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt 349,3USD/ounce. Bước sang năm 2003, khi Mỹ đe dọa tấn công Iraq, giá vàng liên tục tăng giá, biên độ dao động mở rộng. Tháng 01/2003, giá vàng thế giới còn xoay quanh mức 345USD/ounce thì sang tháng 2 tăng khoảng 380USD/ounce do tâm lý sợ xảy ra chiến tranh nên các nhà đầu tư và đầu cơ vào cuộc và nắm giữ vàng để bảo đảm tài sản. Tuy nhiên, khi Mỹ chính thức tấn công Iraq, giá vàng không tăng mà ngược lại còn giảm xuống mức 330USD/ounce vào cuối tháng 3, điều này có thể lý giải được là do giá vàng chạy trước do tâm lý đầu cơ, khi sự kiện chính thức xảy ra thì không còn tác động mạnh nữa hoặc là tác động ngược chiều ban đầu. Đồng thời, trong hai ngày đầu tiên khi liên minh Mỹ-Anh tấn công Iraq, chính quyền Bush thông báo về sự kết thúc nhanh của cuộc chiến khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán lạc quan dẫn đến vàng tiếp tục bị bán ra với khối lượng lớn làm giá vàng giảm mạnh. Đến khi Mỹ chiếm được Iraq vào tháng 05/2003, giá vàng lại trở lại đà tăng từ 344,6USD/ounce ngày 8/5 lên 369USD/ounce ngày 22/05/2003. Đến cuối năm 2003, đạt mức 385USD/ounce vào thời điểm tháng 10/2003 và 417USD/ounce vào tháng 12/2003, tăng 20,9% so với đầu năm.

Tại Việt Nam, từ năm 2001 đến 2006, giá vàng trong nước liên tục biến động theo chiều hướng tăng dần vùng với xu hướng gia tăng của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, có thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới như thời điểm 31/12/2005, giá vàng trong nước bán ra là 8.190.000đồng/lượng so với giá thế giới 472USD/ounce là thấp hơn đến 130.000đồng/lượng chưa kể phí gia công, thuế nhập khẩu, vận chuyển… Trong tháng 12/2005, giá vàng tăng liên tục theo đà tăng của giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước tăng liên tục và đạt

trên 15.000.000đồng/lượng vào ngày 12/05/2006 tương đương mức tăng 55,6% so với đầu năm.

Nguyên nhân làm giá vàng tăng là do nhu cầu tăng xuất phát từ một loạt ngân hàng trung ương các nước châu Á tuyên bố khả năng tăng dự trữ vàng trong thời gian tới, thêm vào đó là đồng USD suy yếu so với các ngoại tệ khác do những thông tin kinh tế của Mỹ không mấy khả quan được công bố. Một yếu tố khác nâng đỡ giá vàng là sự lên giá của dầu thô trên thị trường thế giới. Giá dầu thô tăng làm tăng nguy cơ lạm phát toàn cầu, đặc biệt với nền kinh tế Mỹ; hơn nữa nguồn bội thu của các nước xuất khẩu dầu chủ yếu tập trung mua vàng dự trữ, làm tăng cầu vàng trên quốc tế. Chính những bất ổn như vậy khiến giá vàng thế giới tăng vọt, mà Việt Nam lại là nước chủ yếu nhập khẩu vàng nên mọi biến động trên thị trường vàng thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong nước mà cụ thểlà giá vàng leo thang như đã phân tích ở trên.

Kể từ sau mức tăng kỷ lục này, giá vàng biến động giảm. Đến ngày 30/09/2006, giá vàng trong nước đứng ở mức 11.700.000đồng/lượng, sau đó tiếp tục giảm trong tháng 10 và tăng lại vào những tháng cuối năm 2006 và xoay quanh mức 12.250.000đồng/lượng.

-Bước qua năm 2007, các chuyên gia kinh tế nhận định giá vàng sẽ biến động mạnh sôi động hơn sau một thời gian luẩn quẩn quanh mức 620USD/ounce. Năm 2007 tập trung nhiều yếu tố có lợi cho giá vàng.Đồng USD biến động bất lợi khiến USD trở nên thất thế so với vàng làm nhu cầu mua vàng dự trữ ngày càng cao. Trong những ngày đầu năm 2007, giá vàng bất ngờ giảm 10USD/ounce do đồng USD mạnh lên khiến các quỹđầu tư ồ ạt bán ra khi giá dầu cũng giảm đột ngột xuống còn 59USD/thùng do thời tiết ấm lên. Đến 04/01/2007, giá vàng giao ngay trên thị trường Châu Á chỉ còn

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến giá vàng việt nam,ứng dụng mô hình arima arch và garch dự báo giá vàng ngắn hạn (Trang 44)