1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam.

38 510 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 250,5 KB

Nội dung

Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Với mục tiêu thoát khỏi nước kém phát triển trước năm 2010 và cơ bảntrở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nước ta đòihỏi phải có một lượng vốn đầu tư khổng lồ Trước nhu cầu đó thì ngoài việcthu hút vốn đầu tư trong nước còn phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài Vốnđầu tư nước ngoài có nhiều nguồn: nguồn đầu tư trực tiếp (FDI), nguồn vốnđầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư gián tiếp thông quathị trường chứng khoán … Trong các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồnODA tuy có lãi suất thấp, thời gian vay dài nhưng đó thực chất là nguồn vốn

đi vay nên nếu sử dụng không có hiệu quả thì nợ nần sẽ để lại cho thế hệ saunày Nguồn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán là nguồn tàichính ngắn hạn, đưa vào nhanh nhưng cũng rút đi rất nhanh điều này có thểlàm bất ổn định trong thị trường vốn Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là nguồn đầu tư dài hạn, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, đónggóp vào nền kinh tế về vốn, về thu hút lao động làm việc, đóng góp vào ngânsách, chuyển giao công nghệ… Từ đó ta thấy dòng vốn FDI có một ý nghĩaquan trọng, nó không những giúp ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư

mà còn có tác dụng nhiều mặt như: giải quyết việc làm, lao động; mở rộngcác mặt hàng trên thị trường và đây là một kênh có hiệu quả để thực hiệnchiến lược chuyển giao công nghệ ở Việt Nam Trước những ý nghĩa quan

trọng của dòng vốn FDI như vậy em đã quyết định nghiên cứu đề tài: Kế

hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 –

2010 của Việt Nam.

Trang 2

NỘI DUNG Chương I Cơ sở lý lụân và thực tiễn về kế hoạch vốn FDI.

I Tổng qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.Các khái niệm.

Vốn đầu tư là các chi phí bỏ ra để làm gia tăng quy mô của vốn sản xuất.Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ giá trị các tư liệu sản xuất được hìnhthành từ các hoạt động đầu tư, nhằm bảo đảm tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng tài sản sản xuất của quốc gia

Kế hoạch vốn đầu tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển,

nó xác định quy mô cơ cấu, tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần có và cân đốivới các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triểnkinh tế trong thời kỳ kế hoạch

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cánhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,kinh doanh Cá nhân hoặc công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quả lý cơ sởsản xuất kinh doanh này

Các hình thức của vốn FDI phân theo tính chất dòng vốn:

Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc tráiphiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành

Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thuđược từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm

Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công tycon trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư haymua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp

2 Các bộ phận vốn đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới ba hình thức chủ yếu:

- Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh là hình thức doanh nghiệp mà haihoặc nhiều bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định rõ trách nhiệm

Trang 3

và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuấtkinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành một pháp nhân.

- Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc cácbên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinhdoanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp Doanhnghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,

có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nướcngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài ) do nhà đầu tư nước ngoài thành lậptại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sảnxuất, kinh doanh

II Các lợi ích của vốn FDI.

1 FDI bổ sung nguồn vốn trong nước.

Cũng như các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi, ViệtNam đang đứng trước hai vấn đề quan trọng có liên quan đến có liên quanđến vốn đầu tư để đảm bảo tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ huy động vốn trongnước thông qua kênh tiết kiệm và các khoản thu của Nhà nước không đáp ứngđược nhu cầu vốn đầu tư Để giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư trên bằngcách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có vốn FDI

Nhiều công trình nghiên cứu của thế giới đã chỉ ra rằng, FDI nói chung

và nhất là FDI từ các công ty xuyên quốc gia có tác động: Kích thích các công

ty khác tham gia đầu tư vào nước chủ nhà; Là một tác nhân để thu hút vốnviện trợ phát triển (ODA) từ các nước và các tổ chức quốc tế; Gia tăng tốc độtăng trưởng kinh tế và do đó tăng tỷ lệ huy động vốn trong nước

So với đầu tư gián tiếp và vay thương mại thì FDI là dòng vốn ổn địnhhơn lại được các nhà đầu tư cam kết lâu dài, mà vịêc trả các khoản tiền vayquốc tế cũng thuận lợi hơn đối với nước chủ nhà

Trang 4

Hoạt động FDI cũng có quan hệ với thị trường vốn trong nứơc FDI cungcấp phương tiện để kích thích thị trường vốn hoạt động, đồng thời hoạt độngcủa các doanh nghiệp FDI thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo ra các nguồnngoại tệ thặng dư cho thị trường vốn trong nước; hơn nữa, nếu có chính sáchđúng đắn, cho các doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường chứng khoán sẽtạo diều kiện cho thị trường này mở rộng nhanh chóng.

2 FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ.

FDI có thể tác động đến cả chiều rộng và chiều sâu của quá trình tăngtrưởng, nếu Việt Nam hình thành được chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp tạođược môi trưòng đầu tư và kinh doanh đủ sức thu hút vốn FDI, nhất là từ cáccông ty xuyên quốc gia

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế vào năm 1995, đã đánhgiá tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế trên cơ sở dữ liệu của cácdòng chảy FDI từ các nước công nghiệp phát triển sang 69 nước đang pháttriển trong vòng hai thập niên, đã đưa ra ba kết luận:

- FDI là một phương tiện để chuyển giao công nghệ

- FDI có tác dụng làm tăng tổng mức đầu tư trong một nền kinh tế hơn làtăng từng phần

- FDI có thể tạo ra năng suất cao hơn đầu tư trong nước nếu nước chủnhà có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu

FDI không chỉ góp phần cải tạo mốt số năng lực sản xuất hiện có thôngqua việc thiết lập các liên doanh giữ nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệptrong nước, chủ yếu là thuộc quốc doanh; những doanh nghiệp này vốn cócông nghệ lạc hậu, sản xúât không hiệu quả; từ khi đưa vào liên doanh hầunhư đã đổi mới cơ bản hoặc toàn bộ công nghệ, tạo ra năng suất cao hơn vàsản phẩm có chất lượng hơn

3 FDI với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, mức tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam hàng năm bình quân khoảng 25%, thuộc vào loại cao nhất

Trang 5

trong khu vực Chỉ tính riêng lĩnh vực xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo,nếu năm 1991 chỉ có 158 triệu USD, năm 1995 là 2.864 triệu USD và năm

2000 là 5.850 triệu USD, bằng 37 lần năm 1991 Các doanh nghiệp có vốnđầu tư nứơc ngoài đã góp phần quan trọng gia tăng nhanh chóng kim ngạchxuất khẩu

Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới và mở cửa, phần lớn các doanhnghiệp FDI trong lĩnh vực chế tạo có khuynh hướng sản xuất cho thị trườngtrong nước Thời kỳ 1988-1990, chỉ có khoảng 20% dự án được phê chuẩn có

tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trên 50%; Thời kỳ 1991-1997, tỷ lệ này tăng dần vàsau năm 1997 đã đạt đến trên 70% dự án FDI có sản phẩm xuất khẩu từ 50%trở lên

4 FDI với việc làm và nguồn nhân lực.

Việt Nam đã có trên 45 vạn người lao động có việc làm trực tiếp trongcác doanh nghiệp FDI với mức thu nhập trung bình cao hơn 2 lần so với cácdoanh nghiệp khác cùng nghành nghề Đó là chưa kể hàng triệu việc làmđược tạo ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, dịch vụ cung ứng hàng hoá, phânphối sản phẩm, tiếp thị … Vấn đề có liên quan đến việc làm là tạo nguồnnhân lực cho đất nước trong quá trình công nghiệp hoá Con số trên 45 vạnngười chưa phải là nhiều so với nhu cầu cần có việc làm mỗi năm từ 1.2 -1.3triệu người ở Việt Nam Nhưng quan trọng hơn là só lao động này được tiếpcận với công nghệ hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của phương thức sản xúấttiên tiến, có kỷ luật lao động cao, một số chuyên gia trong nước đã có thể thaythế dần và có hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, trong tiếp thị, làm chủ cácquy trình công nghệ …

5 FDI với hiệu quả kinh tế - xã hội tổng quát

FDI còn có tác động đến những chỉ tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội,như tăng năng suất lao động xã hội, cán cân thanh toán quốc tế, các định chếtiền tệ, tín dụng, đóng góp vào nguồn thu của ngân sách, góp phần làm thayđổi phương thức làm việc, cải thiện môi trường sống của xã hội

Trang 6

Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì FDI có tác động đếncán cân thanh toán quốc tế lớn hơn nhiều so với các nước công nghiệp pháttriển FDI đóng vai trò kích thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ,tín dụng, ngoại hối ở nước ta

FDI đóng góp ngày càng quan trọng vào nguồn thu ngân sách từ cáckhoản thuế trực tiếp do doanh nghiệp nộp, cho đến các khoản gián tiếp doFDI tạo ra cho các hoạt động dịch vụ, thương mại, thuế thu nhập của ngườilao động

Tác động quan trọng nhất của FDI trong gần 20 năm qua là góp phầnlàm thay đổi bộ mặt đát nước, làm cho ngừơi Việt Nam tiếp cận các chuẩnmực quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động trong những năm qua, thu nhập củadân cư tăng lên khá nhiều, tỷ lệ đói nghèo giảm đi rõ rệt

III Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.

1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

a Kết quả đạt được

Trong thời kỳ 1992-1995 là thời kỳ Trung Quốc thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài với tốc độ cao.Từ khi Trung Quốc cải cách mở cửa, các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư dưới ba hình thức doanh nghiệp: doanh nghiệp hợptác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài

Quy mô dự án đầu tư chủ yếu là vừa và nhỏ, nhưng từ những năm 1993,các dự án lớn ngày càng tăng.Các dự án đầu tư nước ngoài vào Trung Quốcmang tính sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong đó tập trung ở lĩnh vực nôngnghiệp là chủ yếu.Từ năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư.Các dự án công nghiệp có hiệu quả chiếm hơn 90% tổng số và trên 70% tổngvốn nước ngoài đầu tư vào Từ những năm 90, tuy tình hình đầu tư nướcngoài có sự thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư cho công nghiệp vẫn được đảm bảo.Đến cuối năm 1998, tỷ trọng các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp

Trang 7

là57.1% các ngành nông nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, nghề cá, bảo

Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập

5 lập đặc khi kinh tế, sau đó là việc mở cửa thành phố ven biển, 13 thành phốven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên

* Môi trường luật pháp

Cho đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật

và pháp quy liên quan đến thương mại và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọngtập quán quốc tế

* Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài

Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo cơ sở hạ tầng, thựchiện các ưu đãi ( như ưư đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳhạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hoá các hình thứcđầu tư và chủ đầu tư

2 Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào việc hoàn thiện chính sánh thu hút FDI của Việt Nam.

* Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài từng bước, theo từng lĩnh vực.Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước theo liệu pháp “dò đáqua sông”, dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên tránhđược những va chạm lớnvà sự phân hoá hai cực nhanh

Từ bài học kinh nghiệm này và muốn cho hoạt động FDI của Việt Namtrong những năm đầu gia nhập WTO đạt hiệu quả, thì ta cũng nên mở dầntừng bước, theo từng lĩnh vực và điều cần chu ý tránh nhận đầu tư ồ ạt sẽ gây

Trang 8

nóng, vượt qua sự kiểm soát của cơ quan chính quyền Điều này sẽ ảnh hưởngkhông lớn môi trường đầu tư cũng như môi trường dân cư xung quanh.

* Phương thức thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài

Phương châm “dùng thị trường đổi lấy công nghệ” của Trung Quốc làmột con dao hai lưỡi, bởi lẽ với phương châm này, trình độ kỹ thuật củaTrung Quốc chỉ trong thời gian ngắn đã có những bước tiến đáng kể so vớicác nước đang phát triển khác Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được,Trung Quốc cũng đã gặp phải những khó khăn hết sức to lớn

Từ bài học kinh nghiệm trên cho thấy cần phải có những chính sách,bước đi phù hợp để phát huy tốt mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam với phương châm là đa dạnghoá các đối tác và ngày càng mở rộng các hợp đồng FDI với công ty đa quốcgia, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, điều này sẽ cho phép tranh thủ đượccác công nghệ “gốc”của các nước phát triển một cách có hiệu quả nhất

* Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài

Phát triển công nghệ quốc gia cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với cácCông ty xuyên quốc gia; làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán trong các doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phấn đấu tăng tỷ lệ góp của đối tácthuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư để hạn chế các thua thiệt trong đầu tư nướcngoài Hướng FDI vào các nhu cầu đầu tư thực sự cần thiết cho đất nước vàtăng cường khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp FDI

* Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt độngthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần thiết phải cóchính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng cần phải nghiêncứu để có chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tạo sự bình đẳng trong cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tránh gây thua thiệt chocác doanh nghiệp nhà nước

Trang 9

Về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp

ra quyết định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn chocác nhà đầu tư về thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tư Mặt tráicủa sự phân cấp này là phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích địa phương và lợi íchquốc gia, tạo nên nạn quan liêu trì trệ, hối lộ tham nhũng trong hàng ngũ cán

bộ làm công tác đầu tư Vì vậy, cần nâng cao vai trò hiệu lực và hiệu quả củanhà nứơc trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động liên quanđến đầu tư nước ngoài

Chính phủ Việt Nam cần phải thường xuyên cải thiện môi trừong đầu tưnhư: Luật đầu tư nước ngoài và các bộ luật khác có liên quan; xây dựng vàhoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, ổn định môi trường chính trị - xã hội, cácvấn đề thuộc chính sách thuế, tài chính, ngân hàng, thị trường và tiêu thụ sảnphẩm…

Trang 10

Chương II thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Nam giai đoạn 2001-2005

I Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2001-2005

1 Đặc điểm tình hình chung của giai đoạn 2001-2005

1.1 Thuận lợi

* Về trong nước:

- Tình hình kinh tế chính trị xã hội nước ta tiếp tục ổn định và nền kinh

tế tiếp tục tăng trưởng nhanh đã tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế ViệtNam Giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăngtrưởng khá cao GDP tăng bình quân 7.4% /năm, riêng năm 2005 đạt mứctăng trưởng 8.4%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16.5%, giá trị sản xuấtngành dịch vụ tăng 8.7%, tổng khả năng xuất khẩu tăng 20% , tạo thêm được1.6 triệu việc lam mới Năm 2005, khu vực kinh tế này đóng góp khoảng15.5%GDP, 37%giá trị sản xuất công nghiệp và 55%khả năng xuất khẩu của

cả nước

- thể chế kinh tế thị trường đang hình thành và vận hành có hiệu quả,nhiều cơ chế, chính sách đi vào cuộc sống Tiến trình hoàn thiện môi trườngpháp lý đang được đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc

tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thóáng, hấp dẫn

- Nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong thời gian gầnđây như Luật đầu tư, luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả đầu tư trongnước và đầu tư nước ngoài, luật đấu thầu; đồng thời Quốc hội sê xem xétthông qua một số đạo luật mới

- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã tăng lên đắng kể, tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động kinh doanh

- Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDItiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, nhất là từ sau Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ IX Đặc biệt đầu năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã

Trang 11

ban hành Nghị quyết số 13/2005/CT- TTg ngày 8/4/2005 về một số giải phápnhằm tạo chuyển biến mới trong việc thu hút FDI tại Việt Nam.

- Trong năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo cán Bộ ngành, địa phương tăngcường cải thiện môi trường đầu tư trên cả phương diện quản lý, cải cách thủtục hành chính, nâng cao cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và đào tạo cán bộ

* Về quốc tế

- Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động,Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút các nguồn lực quốc tế cho đầu tư phát triển

và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiếnquan trọng Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộđầu tư với 49 nước, Hiệp định tránh đánh thuế trung với 40 nước Đặc biệt về

cơ bản đã kết thúc việc đàm phán gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn về mởrộng thị trường xuất khẩu và khả năng thu hút FDI của Việt Nam

- Vốn FDI đã chuyển mạnh sang các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt

là các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, và các nền kinh tế mới nổi đểgiảm chi phí đầu tư và tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên đangtăng giá đột biến trên thị trường thế giới để khai thác phục vụ cho quá trìnhsản xuất kinh doanh tại các nền kinh tế đó

1.2 Khó khăn

* Về trong nước

- Là giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội

2001-2010 Mục tiêu phát triển đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giaiđoạn này khó thực hiện hơn giai đoạn trước vì những yếu tố phát triển nềnkinh tế theo chiều sâu

- Là giai đoạn Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực vàtoàn cầu Mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước ngày càng gay gắt, gâybất lợi cho các doanh nghiệp FDI

Trang 12

- Thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng không nhò đến hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp FDI.

- Một số Nghị định của Chính phủ ban hành và có hiệu lực ban hànhtrong thời gian gần đây đã bắt đầu gây ra một số khó khăn cho hoạt động FDI

* Về quốc tế

- Sức ép cạnh tranh quốc tế gia tăng cùng với tiến trình hội nhập là tháchthức to lớn đối với nền kinh tế còn yếu về tiềm lực kinh tế và sức cạnh tranhnhư Việt Nam

- Biến động bất thường của thị trường thế giới về giá cả một số nguyênliệu nhập khẩu đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của các doanhnghiệp FDI

Những đặc điểm trên cũng ảnh hưởng đồng thời lên hoạt động thu hút vàtriển khai các dự án FDI ở Việt Nam

2 Kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005.

2.1 Các chỉ tiêu thu hút

Nghị định số 09/2001/NĐ – CP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút vànâng cao hiệu quả FDI giai đoạn 2001-2005 đã xác định mục tiêu thu hút mớicho giai đoạn này là 12 tỷ USD (trung bình mỗi năm thu hút 2.4 tỷ USD).Trong đó, Bộ kế hoạch đầu tư xác định vốn FDI thu hút mới trong năm 2005

là 4.5 tỷ USD

2.2 Kết quả thực hiện thu hút vốn FDI

* Về quy mô và tốc độ thu hút

- Đây là thời kỳ phục hồi chậm chạp của hoạt động FDI tại Việt Nam.Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thu hút được 20.8 tỷ USD vốn FDI, trong

đó năm 2001 đã thu hút được 30 tỷ đồng chiếm 17.6% tổng vốn đầu tư xã hội,năm 2002 đã thu hút được 34.5 tỷ chiếm 17.3% tổng vốn đầu tư xã hội, năm

Trang 13

2003 đã thu hút được 37.8 tỷ đồng chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư xã hội, năm

2004 đã thu hút được 44.2 tỷ đồng chiếm 16.1% tổng vốn đầu tư xã hội, năm

2005 đã thu hút được 53 tỷ đồng chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư xã hội

Bảng1 kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2005

nguồn: kế hoạch phát triển kt –xh 5 năm 2006-2010

Vốn đăng ký (vdk) năm 2001 bằng 123% so với năm 2000 Hai năm tiếptheo vốn tiếp tục giảm: năm 2002 vdk chỉ bằng 88% so với năm 2001, năm

2003 chỉ bằng 96.6% so với năm 2002 Chỉ sang năm 2004 FDI mới thực sựbắt đầu phục hồi đạt hơn 4.2 tỷ USD nhưng vẫn chưa đạt được con số củanăm 1998, và đến cuối năm 2005, FDI tăng gần 40% đạt 5.9 tỷ USD nhưngvẫn chỉ xấp xỉ con số của năm 1997 (đây là năm FDI chịu tác động rõ rệt củacuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực) Giai đoạn 2001-2005, cả nước

đã thu hút được khoảng gần19.3 tỷ USD vốn FDI mới, giảm 24% so với25.37 tỷ USD giai đoạn 1996-2000 Trong đó, vốn cấp mới chỉ bằng có 60%giai đoạn 1996-2000, tăng vốn gấp 1.7 lần và vốn giải thể chỉ bằng 75%so vớigiai đoạn trước Vốn còn hiệu lực tính cho đến cuối năm 2005 là khoảng 50 tỷUSD Nếu tính chung cho cả vốn cấp mới và tăng vốn thì thời kỳ 2001-2005chỉ hơn thời kỳ 1996-2000 gần 3% Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốnFDI năm 2005 tằng 21%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cảnước là 16.5% Thành quả này có được chủ yếu là do thị trường xuất khẩu củamột số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu thô tăng cao và có thêmnhiều doanh nghiệp FDI mới đi vào hoạt động Trong giai đoạn này khu vực

có vốn FDI xuất siêu khoảng 5.8 tỷ USD(riêng năm 2005 Xuất siêu khoảng

Trang 14

2.8 tỷ USD) Tỷ trọng đóng của FDI vào GDP bình quân giai đoạn 2001-2005đạt 14.36% , trong khi giai đoạn 1996-2000 bình quân chỉ đạt 10.2% Nộpngân sách giai đoạn 2001-2005 gấp 2.38 lần giai đoạn 1996-2000.

Riêng năm 2005, trên địa bàn cả nước có 922 dự án FDI mới được cấpgiấy phếp đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 24% số dự

án và 61.2% vốn đầu tư so với năm 2004 Đó là sự tăng trưởng đột biến trongviệc thu hút FDI của Việt Nam kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ khu vực xảy ra

* Cơ cấu đâu tư

- Theo lĩnh vực:

Phần lớn các dự án FDI mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xâydựng, chiếm tới gần 67% số dự án và 60.8% vốn đăng ký Tiếp đến lĩnh vựcdịch vụ, chiếm tới hơn 19.7% số dự án và hơn 31.7% vốn đăng ký cấp mới.Trong thời kỳ 1991-1995, lĩnh vực dịch vụ tỏ ra hấp dẫn với các nhà đầu tưnước ngoài nên đã chiếm tới hơn 43% tổng số vốn dăng ký, với nhiều dự ánquy mô lớn xậy dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở Giai đoạn saugiảm xuống còn 22.4% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khuvực.Tiếp đến là nông lâm ngư nghiêp hơn 13% số dự án và gần 7.5% vốnđăng ký cấp mới, với số dự án còn hiệu lực là789 và3.775 tỷ USD Trong đóđẩu tư vào ngành nông lâm nghiệp chiếm hơn 85.5% số dự án với 91.7% vdk,đầu tư vào ngành thuỷ sản chỉ chiếm có 14.5% số dự án với hơn 8%vdk.Bảng2 Vốn FDI theo ngành(giai đoạn 1988-2005, chỉ tính d.a còn hiệu lực)chuyên ngành Số d.a trọngtỷ

tổng vốnđầu tư(1000USD)

tỷtrọng

%

vốn phápđịnh(1000USD)

Trang 15

- Theo đối tác.

Tính đến hết 31/12/2005, đã có tới hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có

dự án đầu tư vào Việt Nam Trong đó có 12 nước có số vốn đầu tư trên 1 tỷUSD, và trong số 12 nước đó có tới 7 nước thuộc Châu Á(đông nam đông á),đứng đầu là 4 nước Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông

có số vốn đầu tư trên 3.7 tỷ trở lên

- Theo địa phương

Các nhà đầu tư Nứơc ngoài đã có mặt ở tất cả các địa phương trong cảnước, ở 65 tỉnh thành phố nhưng phân bố không đều FDI tập trung ở thànhphố HCM và các tỉnh lân cân chiếm hơn một nửa vdk của cả nước(với 28.66

- Theo hình thức đầu tư

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra thì ngay càngcác dự án doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang hình thưc 100% vôn nướcngoài

Tính cho đến hết năm 2004, các dự án đầu tư trực tiếp vào nước ta mớichỉ được phép đầu tư trong 4 hình thức được quy định trong luật đầu tư nướcngoài Đến năm 2005, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào 2 hìnhthức mới là công ty cổ phần FDI và công ty quản lý vốn (thí điểm) Tínhchung đến hết ngày 31/12 năm 2005, cơ cấu FDI vào Việt Nam theo hìnhthức được phân bổ như sau:

Trang 16

Bảng: Đầu tư trực tiếp nứớc ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2005

stt

hình thứcđầu tư

tổng sốDA

tỷ trọng(%)

tổngvốn

tỷ trọng(%)

(nguồn :cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư)

Qua bảng ta thấy: tính đến hết năm 2005, hình thức 100%VNN chiếm tớigần 75% số dự án và 51%VDK Hình thức ĐNL chiếm 22%số dự án và37.6% VĐK Hai hình thức này chiếm đến gần 97%số dự án và 88,6%VĐK.Chỉ có khoảng 3%số dự án và 11.4%VĐK là thuộc về 3 hình thức đầu tư cònlại Như vậy có thể thấy rằng các nhà ĐTNN ưa thích đầu tư vào hìnhthức100%VNN Hình thức DNLD cũng không mấy được ưa chuộng vì tínhphức tạp của hình thức này trong quản lý và điều hành Tuy nhiên, số liệu trêncũng cho thấy, quy mô của ác dự án là 100%VNN thường là nhỏ, đầu tư vàonhững ngành ít rủi ro Trong khi đó, các dự án liên doanh thường có quy môlớn hơn và đầu tư trong nhiều lĩnh vực mà nếu đầu tư 100%VNN không chắcchắn vì nhà ĐTNN ít am hiểu lĩnh vực này hoặc ít am hiểu thị trường ViệtNam Hình thức BOT được Chính phủ ưu đãi nhiều hơn so với các hình thứcFDI khác như không thu tiền thuê đất, thời hạn thực hiện dự án thường là dàinhưng có rất ít các nhà ĐTNN lựa chọn, chủ yếu là do các doanh nghiệp ViệtNam liên quan đến cung ứng đầu vào hoặc đầu ra mang tính chất cục bộ rấtlớn Đây là thực tế cần được nghiên cứu và có các giải pháp tháo gỡ kịp thời

để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư bằng hình thức BOT; hoàn thiện vàhiện đại hoá cơ sở hạ tầng của quốc gia nhằm hấp dẫn các nhà ĐTNN mới vàphục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Trang 17

2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI.

Trong giai đoạn này cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và sự suygiảm kinh tế thế giới đã tác động xấu dến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt làlĩnh vực đầu tư và thương mại Nhận thức được điều này, Việt Nam đã cónhững biện pháp nhằm thu hút dòng FDI đang có xu hướng giảm: mở cửa thịtrường vốn; điều chỉnh chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, cóthời hạn, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế; giảm thiểu hàng rào phi thuế quan

… Khuyến khích thu hút FDI thông qua các chính sách thúê, giá cả dịch vụ;chủ động đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ, gia nhậpAPEC và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, ASEAN, … trên cácmặt: đối xử tối hệ quốc, đối xử quốc gia; xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, sởhữu trí tuệ, …

Việc ban hành Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp (năm 2005) là mộtbước tiến quan trọng khuyến khích đầu tư, tạo “sân chơi” bình đẳng cho cácloại hình doanh nghiệp, xác lập lại quyền tự do kinh doanh cho các doanhnghiệp Tiến hành đàm phán song phương và chuẩn bị các điều kiện gia nhậpWTO

Kết quả hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005: vốn đăng kýnăm 2001 là 2.592tỷ USD bằng 128% của năm 2000 Hai năm tiếp theo vốnđăng ký lại gỉam sút, năm 2002 là 1.621tỷ USD, chỉ bằng 62.5%năm 2001;năm 2003 là 1.914 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000; vốn đăng ký năm2004 là 2.1tỷUSDtăng 10.5% so với năm trước, năm2005 Việt Nam đã thu hút được 3.6 tỷUSD vốn đầu tư mới

2.4 Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Con đưòng phát triển kinh tế đầy ấn tượng của Đông Nam Á trong hơn

20 năm qua đã tỏ ra xứng đáng với hoạt động sôi động của FDI, vì thế khônglấy gì làm ngạc nhiên rằng Việt Nam đã thu được những kết quả đáng kể như

là một phần của xu thế phát triển kinh tế Các kết quả thu hút FDI này khôngđơn thuần là gia tăng nguồn vốn mà có thể (ít nhất là về tiềm năng ) mở rộng

Trang 18

một loạt những đóng góp phi tài chính khác như: công nghệ mới, các kỹ năng

và thiết kế, các kỹ thuật quản lý tổ chức, sự tiếp cận những thông tin về thịtrường nước ngoài v.v…Thậm chí điều này có thể được làm rõ rằng - theokhảo sát của Changhong tại Trung Quốc - hoạt động FDI có thể đóng vai trònhư một “thành phần tư nhân thay thế tạm thời “ đối với một nền kinh tế quá

độ, khi mà việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn chậm chạp vàthành phần tư nhân trong nước vẫn chưa đủ mạnh để có được những ảnhhưởng quan trọng đối với nền kinh tế Trong bối cảnh đó, việc thu hút FDIcủa Việt Nam giống như việc”nhập khẩu “một thành phần tư nhân có sẵn, và

do đó có thể có những tác đồng khả quan tức thời đối với nền kinh tế trongthời ky chuyển đổi Tại Đại hội IX, Đảng cũng khẳng định có thêm thànhphần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều này phản ánh đúng thực tế đangdiễn ra trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Kể từ năm 2003 đến 2005 thiện cảm của nhà đầu tư nước ngoài đối vớiViệt Nam đã tăng lên, mặc dù khó có thể đánh giá nhưng một số chỉ số pháttriển kể từ đầu năm 2003 đến nay có thể phản ánh mối thiện cảm đang giatăng này Một sự cảm nhận chung của các nhà đầu tư là công cuộc cải cáchkinh tế và tự do hoá kinh doanh đã dần được mở rộng, điều này thể hiện quanhững thay đổi về luật đầu tư nước ngoài, ban hành luật doanh nghiệp, sựcông nhận vai trò ngày càng gia tăng của thành phần tư nhân; việc ký kết vàthông qua hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ; việc mở cửa thịtrường chứng khoán; việc quay trở lại cho vay của IMF Tất cả các hoạt độngnày được nhìn nhận như là các tín hiệu tích cực thề hiện qua các chỉ số kinh tếhàng đầu mà đà phát triển cải cách đã lấy lại được Con số 4.1 tỷ USD trongthu hút FDI của năm 2004 (cao nhất trong vòng 7 năm qua) là một dấu mốcquan trọng ghi nhận sự phục hồi FDI sau nhiều năm trì trệ Tuy nhiên, khi xuhướng tăng trở lại dòng vốn FDI trên toàn thế giới (sau khi đã đạt mức kỷ lục

760 tỷ USD trong năm 2004 và sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2008) thì con

Trang 19

số 4.1 tỷ này(chỉ bằng năm 1994 và bằng gần ½của năm 1996) theo đánh giácủa nhiều chuyên gia, vẫn còn dưới mức tiềm nảng của Việt Nam.

Ngày đăng: 23/04/2013, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Theo hình thức đầu tư. - Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam.
heo hình thức đầu tư (Trang 15)
Hình thức đầu tư - Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam.
Hình th ức đầu tư (Trang 16)
Từ bảng trên ta thấy kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 là 57.6 tỷ đồng đạt 15.3% so với tổng vốn đầu tư xã hội. - Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam.
b ảng trên ta thấy kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 là 57.6 tỷ đồng đạt 15.3% so với tổng vốn đầu tư xã hội (Trang 22)
Bảng kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006-2010 - Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam.
Bảng k ế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006-2010 (Trang 22)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w