Các kiến nghị.

Một phần của tài liệu Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. (Trang 33 - 37)

III. Các giải pháp và kiến nghị trong kế hoạch thu hút vốn FDI 1 Các giải pháp.

2. Các kiến nghị.

Chính phủ cần đánh giá một cách toàn diện và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa nguồn lực trong nước và nước ngoài.

Chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công nghiệp, đặc biệt cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp.

Chính sách nội địa hoá cần phải tích cựcvà giải quyết từ đầu đến gốc. Quy định thời gian nội địa hoá ngắn, có chính tỷ lệ nội địa hoá càng cao thì thúê suất càng giảm.

Giá thành sản xuất các mặt hàng đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao còn rất cao so với thế giới và các nước trong khu vực là do chính sách chuyển giao công nghệ của ta còn chưa phát huy được hiệu quả. Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2010 nước ta cần một lượng vốn khá lớn do đó ngoài việc thu hút nguồn vốn trong nước thì nguồn vốn nước ngoài là nguồn quan trọng. Vốn đầu tư nước ngoài được chảy vào nước ta dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng hình thức phổ biến nhất vẫn là vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vôn quan trọng nó giúp nước ta cải thiện được tình hình thiếu vốn, đặc biệt nó còn là kênh chuyển giao công nghệ khá hiệu quả, giúp nước ta tiếp xúc được với những công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách nhanh chóng.

Sau khi gia nhập WTO vào năm 2006 thì thấy lượng vốn FDI chảy vào nước ta vượt qua mục tiêu đề ra. Sau hai năm 2006-2007 lượng vốn FDI chảy vào đã gần bằng với mục tiêu đề ra của cả giai đoạn 2006-2010 đây là một tin đáng mừng cho đất nước ta.

Là một nước đang khát vốn thì luồng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt như vậy là một tin đáng mừng nhưng bên cạnh đó thì yêu cầu đạt ra cho Chính phủ phải có những chính sách tiếp nhận cũng như chính sách sử dụng lượng vốn như thế nào cho hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế -xã hội 2. Trang web: bộ kế hoạch và đầu tư

Tổng cục thống kê Bộ tài chính 3. Tạp chí kinh tế và phát triển

4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 5. Kinh tế Việt Nam 2006

6. Kinh tế 2006-2007 Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w