Nhiệm vụ còn lại cho ba năm 2008 – 2010.

Một phần của tài liệu Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. (Trang 29 - 30)

II. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hai năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại.

4.Nhiệm vụ còn lại cho ba năm 2008 – 2010.

Là thành viên của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, trong 5 năm, từ 2006-2010, Việt Nam đề ra mục tiêu phấn đấu thu hút vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức khoảng150 tỷ USD, trong đó 35%là vốn từ bên ngoài.Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thục hiện đạt mức từ 25-30 tỷ USD.

Nhận thấy trong hai năm đầu của kế hoạch, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào nước ta với tốc độ khá nhanh. Nguồn vốn FDI ở Việt Nam đạt đỉnh cao nhất vào năm 2006 với 10.2 tỷ USD đăng ký và bổ sung và trên 4.1 tỷ USD thực hiện. Bước sang năm 2007 nhận thấy 9 tháng đầu năm, tổng vốn FDI thực hiện trong cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng 19.6%, trong đó, vốn đăng ký mới đạt 9.6 tỷ USD tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái gồm có 1045 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng đạt 1.31 tỷ USD. Ước tính năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút được 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hai năm đạt 23.2 Tỷ USD gần bằng mục tiêu đặt ra cho toàn giai đoạn 2006-2010.

Mới đây, báo cáo cuả Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH- ĐT cho biết, danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam ngày càng dài thêm và số vốn không ngừng tăng thêm. Hồi đầu năm, danh mụ các dự án này có giá trị vốn 20 tỷ USD, giữa năm lên đến 35 tỷ và đến nay danh sách đã cập nhật 50 dự án với tổng số vốn 50 tỷ USD. Tuy nhiên 50 tỷ không phản ánh thực tế nguồn vốn Việt Nam sẽ thu nhận được. Đó chỉ là biểu đồ thể hiện cơ hội lớn mà nền kinh tế đang phát triển Việt Nam có dược. Khả năng cấp phép đầu tư cả 50 dự án trên là không khả thi. Cấp phép được 30/50 dự án đó đã là thành công lớn của Việt Nam. Và mục tiêu trong các năm còn lại của giai đoạn là tổng số vốn FDI đăng ký đạt được 30 tỷ USD là một mục tiêu khá cao. Trong số 50 dự án trên, Việt Nam cần phải cân nhắc, lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phếp và triển khai các dự án phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối phát triển và nhu cầu trong nước của Việt Nam. 50 tỷ không thể ồ ạt vao Việt Nam ngay được, nếu vao quá đông sẽ làm nền kinh tế Việt Nam không tuơng thích được thì sẽ làm mất long tin đối với các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. (Trang 29 - 30)