Kết quả thu hút vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. (Trang 25 - 28)

II. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hai năm 2006, 2007 và nhiệm vụ cho các năm còn lại.

2.Kết quả thu hút vốn đầu tư trong 9 tháng đầu năm

Theo cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch - đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2007, tổng vốn FDI thực hiện trong cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng 19.6%, trong đó, vốn đăng ký mới đạt 9.6 tỷ USD tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, gồm có 1.045 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 8.29 tỷ USD, 274 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng đạt 1.31 tỷ USD.

Danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều số vốn không ngừng tăng. Tính đến thời điểm này đã có 50 dự án với tổng số vốn đầu tư 150 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn lên tới 5 ty USD như đề xuất xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử của tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đặt tại Bắc Ninh; Bắc Giang và hiện tại 2 nhà máy đầu tiên của dự án này đã được khởi động để đưa vào sản xuất. Tiếp theo là những dự án có mức vốn tương tự như dự án tổ hợp hoá dầu Naphtha Cracking tại Phú Yên đang chờ xin ý kiến Thủ tướng chính phủ; Dự án sản xuất thép tại khánh hoà với số

vốn đầu tư 4.5 tỷ USD của tập đoàn Fosco; Nhà máy nhiệt điện than Vân phong trị giá 3.8 tỷ USD do Sumitomo (Nhật bản) đầu tư…

Sự mở rộng quy mô dự án thể hiện rõ trong mức vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Tính riêng 7 tháng đầu năm 2007, số dự án quy mô tương đối lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2006, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 8.8 triệu USD, cao hơn mức bình quân của cùng kỳ năm trước khoảng 1.7 USD/dự án (năm 2006, trung bình là 7.01 triệu/dự án). Đặc biệt Việt Nam ưu tiên các dự án công nghệ cao.

Hiện nay, có 48 dự án với tổng số vốn 50 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chờ vào Việt Nam. Trong số 48 dự án đó, Việt Nam sẽ phải cân nhắc, lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phép và triển khai các dự án phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối phát triển và nhu cầu thực tế của nước ta.

Trình bày báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ I, Quốc Hội khoá XII, Phó Thủ Tưóng Nguyễn Sinh Hùng cho biết: tình hình kinh tế-xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2007 tiếp tục thuận lợi. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều yếu tố tiếp tục được phát huy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững…Đặc biệt, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng trưởng với nhịp độ cao và chất lượng mới. Chính phủ đang nắm chắc cơ hội, khẩn trương thực hành rà soát, loại bỏ những thủ tục bất hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, mở rộng phân cấp quản lý đầu tư để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Để tận dụng cơ hội, đón nhận làn song đầu tư nước ngoài mới, Chính phủ, các cấp, các Ngành phải làm tốt công tác quy hoạch để kêu gọi xúc tiến đầu tư, trong đó đặc biệt cần đầu tư nhanh, đảm bảo sự đồng bộ và điều kiện hạ tầng kỹ thuật, giao thông, viễn thông, điện, nước và hệ thống xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cần đầy mạnh công tác đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đầu tư công nghệ cao và bảo đảm hội nhập quốc tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1988 tới tháng 9/2007, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt hơn72.8 tỷ USD, với 8.058 dự án được cấp phép. Với kết quả này, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triến vọng thu hút đầu tư sau Trung Quốc(52%), Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%). Mới đây, theo báo cáo đầu tư thế giới (WTR) năm 2007 do diễn đàn Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố mới đến đây cho biết, có 11% tập đoàn liên quốc gia khẳng định Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới. Để thực hiện phần “triển vọng đầu tư” trong bản Báo cáo WIR năm 2007, UNCTAD đã tiến hành khảo sát ý kiến của hàng loạt tập đoàn liên quốc gia, Việt Nam lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn giai đoạn 2007-2009. Tuy nhiên, Việt Nam chưa lọt vào danh sách 10 nền kinh tế châu Á thu hút nhiều vốn FDI trong năm 2006.

Một phần của tài liệu Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. (Trang 25 - 28)