1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam tại 43 tỉnh thành (SAVI) năm 2003 - Bộ Y tế_phần 2 chương 2

5 520 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Cuộc điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên việt nam năm 2003 được Bộ Y Tế và Tổng Cục Thống Kê thực hiện vơi sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO) và Q

Trang 1

Chương 2

Giáo dục

Phần này mô tả những nét tổng quát nhất về tìnhhình đi học và kinh nghiệm học đường của thanhthiếu niên bao gồm tuổi đến trường và rời nhàtrường, bậc học đã hoàn thành, lý do không đi họchay bỏ học, môi trường xã hội ở trường học nhưquan hệ thầy trò, việc đối xử với học sinh, sự hàilòng và hứng thú học tập của học sinh, khối lượnghọc tập Kết quả của nghiên cứu này không đượcdùng như thước đo hiệu quả của một số khía cạnhcụ thể của chương trình học hay chuẩn của hệthống giáo dục, nhưng chúng cung cấp thông tinquý giá về vai trò của giáo dục trong đời sốngthanh thiếu niên

2.1 Tỷ lệ thanh thiếu niên đi học

Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia điều tra,96,2% đã từng được đi học Tỷ lệ này ở thành thị là98,6% so với 95,4% ở nông thôn Kết quả này cũngphù hợp với các số liệu trước đây về tỷ lệ đi học1.Cuộc điều tra SAVY cho thấy mức độ tham gia tươngtự của hai giới ở bậc tiểu học: 97% nam và 95,4% nữđi học Điều đáng quan tâm là cuộc điều tra SAVYcho thấy tỷ lệ đi học và hoàn thành các cấp học ởnam và nữ tương đối ngang nhau Có 3,8% ngườiđược hỏi chưa bao giờ đi học, tỷ lệ này tuy nhỏnhưng cũng đáng lưu tâm

Vào thời điểm tiến hành cuộc điều tra, có 44,8%trong tổng số thanh thiếu niên trong mẫu đang đihọc (kể cả trung học chuyên nghiệp, cao đẳng vàđại học) Nhóm tuổi 14-17 có tỷ lệ đang đi học caonhất là 75,2%, kế đến là 27,7% ở nhóm thanh thiếuniên tuổi 18-21 và 7% ở nhóm 22-25 tuổi Tỷ lệthanh thiếu niên thành thị hiện đang đi học là 53,4%so với 42% nông thôn Tỷ lệ nam giới được đi họccao hơn một chút, 48,1%, trong khi nữ đạt 41,5%.Trình độ học vấn đã đạt được phổ biến nhất củathanh thiếu niên trong mẫu điều tra là cấp trung họccơ sở với tỷ lệ 49,7%, tỷ lệ này ở thành thị là 38,7%và nông thôn là 53,7% Tuy nhiên, thanh thiếu niênthành thị có khuynh hướng đạt trung học phổ thôngcao hơn (30,7%) so với thanh thiếu niên nông thôn(21,1%) Một điểm khác biệt rõ rệt nữa về trình độhọc vấn đạt được thể hiện ở tỷ lệ thanh thiếu niênchỉ học hết tiểu học, con số này ở nông thôn gấpđôi so với ở thành thị (20,2% và 9,0%).

Số liệu SAVY về tỷ lệ đến trường trên 95% là đángkhích lệ mặc dù phân tích theo nhóm cho thấythanh thiếu niên ở các vùng nghèo, khu vực nôngthôn hoặc ở nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ đi họcthấp hơn Tỷ lệ nữ thanh thiếu niên dân tộc thiểu sốchưa bao giờ đi học ở mức cao nhất (19%) và namthanh thiếu niên dân tộc thiểu số là 10%, trong khiđó, tỷ lệ chưa bao giờ đi học đối với nam và nữthanh thiếu niên dân tộc Kinh đều là 2% Tính trêntổng số thanh thiếu niên chưa bao giờ đi học thìthanh thiếu niên dân tộc thiểu số chiếm tới 52% Quyền được học hành được công nhận trong LuậtGiáo dục của Việt Nam thể hiện ưu tiên của Nhà

BẢNG 2 Trình độ học vấn đã đạt được (%)

Trang 2

nước cho sự nghiệp giáo dục, và Việt Nam đã tuyênbố thực hiện phổ cập tiểu học Giáo dục tiểu họcđược miễn phí và Chính phủ thực hiện chính sáchưu tiên đặc biệt cho trẻ em nghèo Theo kết quảđiều tra lý do chính của việc thanh thiếu niên không

được đi học là do gia đình “không đủ tiền nộp học”

(44,1%, có thể bao gồm những chi phí liên quan đếnhọc tập như sách giáo khoa, văn phòng phẩm, đồngphục, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp), sau đó là

“phải làm việc cho gia đình” (21,2%) Những khó

khăn và hạn chế trong chi phí cho việc học và phảilàm việc để giúp đỡ gia đình càng trở nên nặng nềhơn với những thanh thiếu niên từ các gia đìnhnghèo, mà một phần đáng kể là thanh thiếu niêndân tộc thiểu số Điều này lý giải tại sao thanh thiếuniên từ các vùng nghèo cũng như thanh thiếu niêndân tộc thiểu số có tỷ lệ không đi học cao (Bảng 2)

2.2 Tỷ lệ bỏ học

Biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ bỏ học cao ở lứa tuổi từ12-16, thấp hơn ở lứa tuổi từ 17-18, và lại tăng caoở lứa tuổi 19 Các mốc tuổi này đúng với thời điểmchuyển cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung họcphổ thông Biểu đồ 4 cho thấy 30% học sinh bỏhọc sau khi đã học xong lớp 5, tuy nhiên nếu cộngdồn tỷ lệ bỏ học cho đến khi các em học xong lớp9 thì tỷ lệ này tăng cao đến 75%

Lý do chính của việc thanh thiếu niên bỏ học cũngtương tự như lý do các em chưa bao giờ đếntrường, đó là: 25% không thể trang trải cho việchọc, gồm những chi phí liên quan như mua sách,đồ dùng, quần áo, phương tiện để đi học, đónggóp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, 20% phảiđi làm để giúp gia đình, 13,8% cho biết khôngmuốn tiếp tục học nữa

Nhóm thanh thiếu niên dân tộc thiểu số có tỷ lệbỏ học cao hơn nhóm thanh thiếu niên dân tộcKinh Ví dụ 28,8% thanh thiếu niên trong mẫu điềutra đã bỏ học cho biết chỉ mới hoàn thành giáodục tiểu học, và tỷ lệ này ở thanh thiếu niên dântộc thiểu số là 53,3% so với 24,8% ở thanh thiếuniên dân tộc Kinh Sự thiệt thòi và điều kiện khókhăn của học sinh dân tộc thiểu số cũng như tỷ lệbỏ học tương đối cao của nhóm này được ghinhận là những thách thức lớn cần được can thiệptrong Chiến lược Phát triển Giáo dục của Việt Nam2001-20102.

BIỂU ĐỒ 3Tỷ lệ bỏ học theo lứa tuổi

BẢNG 3Nguyên nhân thanh thiếu niên chưabao giờ đi học

Trang 3

Ngoài ra còn có một nhóm nguyên nhân quantrọng khác như 13,5% không thi đỗ và 6% có sứchọc yếu Cộng hai tỷ lệ này cho thấy một con sốtương đối cao: 20% thanh thiếu niên nêu lý do thôihọc là do không thi đỗ và sức học yếu Vì thikhông đỗ và học lực yếu được coi là những yếu tốdẫn đến hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên, pháthiện này là một chỉ báo hữu ích giúp ngành giáodục tìm ra phương pháp khuyến khích thanh thiếuniên tiếp tục đi học vì trường học là một môitrường có tính bảo vệ tốt đối với các em

Ở một mức độ nào đó, hệ thống giáo dục chưa thểđáp ứng hết nhu cầu học hành cho tất cả thanhthiếu niên Việt Nam Rõ ràng điều này sẽ tác độngđến tỷ lệ bỏ học Để tiếp tục học lên bậc trunghọc, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số phải đi họcở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú xa nhà dotình trạng thiếu trường ở khu vực miền núi Cáctrường phổ thông ở vùng đồng bằng chỉ có thểtiếp nhận một số lượng học sinh nhất định theokết quả kỳ thi tuyển sinh đầu vào để hạn chếtuyển sinh Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và từ các vùng nghèo thiệt thòi về điều kiện kinh tế,phải đi học xa và thường phải học bằng ngôn ngữkhông phải là tiếng mẹ đẻ Họ cũng ít có điều

Mặc dù ở nhiều nước, tình trạng hăm dọa, ức hiếptrong trường học là nguyên nhân phổ biến dẫnđến tình trạng bỏ học nhưng theo điều tra SAVYthì việc này dường như không xảy ra ở Việt Nam

2.3 Tỷ lệ biết chữ

Những người tham gia điều tra được hỏi về mức độbiết chữ và kỹ năng đọc viết tại trường mà họ theohọc Tỷ lệ biết chữ ở vùng thành thị là 96,9% và ởnông thôn là 91,5% Trong số 96,2% thanh thiếuniên đã từng đi học có 92,8% biết đọc và viết, cónghĩa là còn 3,4% đã từng đi học nhưng vẫn mùchữ Những người chưa học hết tiểu học (16,4%của tổng số học sinh bỏ học, và 8,7% tổng sốthanh thiếu niên được điều tra) càng dễ có nguycơ tái mù chữ

2.4 Học thêm

Tỷ lệ học thêm ngoài giờ rất cao, lên đến 69%tổng số được hỏi đang đi học chính quy Do có rấtít người được hỏi trong độ tuổi 22-25 đang đi học(14 người) nên thảo luận ở đây chỉ tập trung vào

BIỂU ĐỒ 4Tỷ lệ bỏ học theo lớp học

Trang 4

kinh tế của gia đình, sự gia tăng sức ép cạnh tranhvề thành tích học tập ở trường, chất lượng học củahọc sinh và dạy thêm là một cách để tăng thu nhậpcho giáo viên Lý do của sự khác nhau giữa thànhthị và nông thôn, giữa thanh thiếu niên dân tộc thiểusố và thanh thiếu niên dân tộc Kinh trong việc họcthêm có thể bao gồm các yếu tố kinh tế, sự sẵn cóthầy cô dạy thêm, và sự khác nhau trong mức độ ưutiên và nhận thức về giá trị của học tập chính quy.

2.5 Quan niệm về trường học và giáoviên

Những thanh thiếu niên hiện đang còn đi học vănhóa, trung học, cao đẳng và đại học được hỏi mộtsố câu hỏi để tìm hiểu thái độ, quan niệm của họvề trường học và giáo viên Nhìn chung, họ có suynghĩ rất tích cực và tỷ lệ này đồng đều ở tất cảcác vùng, lứa tuổi, dân tộc và giới 90% đồng ý vớinhận định rằng giáo viên đối xử công bằng với tấtcả học sinh và sinh viên, trong đó tỷ lệ nam đồngý cao hơn nữ (92% so với 87%) Tuy nhiên 25% nữsinh viên 22-25 tuổi không đồng ý với nhận địnhnày

90% học sinh, sinh viên cho biết họ có cơ hội “cótiếng nói” ở trường Tỷ lệ cao này cũng tương tựnhư kết quả của một nghiên cứu trong khu vực doUNICEF tiến hành gần đây về sự tham gia của giớitrẻ và cơ hội bày tỏ ý kiến trong trường học cũngnhư tại cộng đồng3 Mặc dù tỷ lệ này cũng tươngđối cao ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (83%),nhưng so với thanh thiếu niên dân tộc Kinh, họ có

ít cơ hội bày tỏ suy nghĩ của mình hơn Đươngnhiên khả năng nói lên quan điểm của mình làtổng hợp của cơ hội thực tế có được, cá tính từngngười cũng như quan niệm xã hội về việc nói rachính kiến của mình Ngoài ra, 85% thanh thiếuniên đồng ý rằng được giáo viên khen ngợi khihọc tốt Tỷ lệ này tương đối đồng nhất ở cácnhóm, cao nhất là nhóm thanh thiếu niên nôngthôn (87,7%) và thấp nhất là nhóm sinh viên tuổitừ 22-25 (78,4%)

Trong số các thanh thiếu niên được phỏng vấn, chỉcó một số ít thanh thiếu niên đã từng bị nhàtrường kỷ luật và những học sinh, sinh viên bị kỷluật thường là nam sinh (7,9% so với nữ 1,9%).Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác vềtrường học cho thấy nam sinh thường làm giáoviên mất thời gian hơn nữ sinh về vấn đề kỷ luật.Cũng có thể giáo viên tập trung hơn vào nhữnghành vi vi phạm kỷ luật của nam sinh4.

Phần đông những thanh thiếu niên đang đi họccho biết họ đã cố gắng trong học tập (90,8%).Đáng lưu ý là có đến 73,9% không đồng ý rằngchương trình học quá tải, 10% không có ý kiến và16,2% cho rằng như vậy là quá nặng Đã có nhiềuý kiến trong ngành giáo dục và trong cộng đồngxoay quanh áp lực đối với học sinh do khối lượnghọc tập quá tải Tuy nhiên những phát hiện củanghiên cứu này có vẻ như không khớp với cácnhận định trước đây Chỉ có 15% thanh thiếu niên14-17 tuổi đồng ý khối lượng học tập là quá tải sovới tỷ lệ 25,2% ở nhóm 22-25 tuổi Tỷ lệ cho biếttình trạng quá tải trong học tập không cao có thểdo thanh thiếu niên xem khối lượng học tập nặng

BIỂU ĐỒ 5Học thêm phân theo giới tính, nhóm tuổi, thành thị nông thôn

Trang 5

nề là một nền tảng cho sự thành công, hoặc sợrằng việc đồng ý chương trình học tập quá tảichứng tỏ họ có học lực yếu Tỷ lệ này không nhấtquán với những bức xúc gần đây về tình trạng quátải, nhưng cũng có thể do cha mẹ và các phươngtiện thông tin đại chúng đã cường điệu hóa tìnhtrạng quá tải trong học tập, cũng có thể là họcsinh, sinh viên không muốn phê bình chương trìnhhọc và cho rằng khối lượng như vậy là phù hợp.Cần lưu ý là SAVY điều tra thanh thiếu niên 14-25tuổi hiện đang đi học, tức là từ lớp 9 trở lên, vìvậy không phản ánh tình trạng học quá tải thườngphổ biến ở học sinh từ lớp 1-8 ở thành thị thườnglà do học thêm.

Đại đa số thanh thiếu niên hiện đang đi học chobiết họ thực sự muốn vào đại học (90%) trong khithực tế chỉ có khoảng 10% vào được đại học hoặccao đẳng5 Tỷ lệ mong muốn học đại học cao cóthể dẫn đến việc nhiều học sinh cảm thấy thất

vọng khi không thể đạt được nguyện vọng củamình, và tạo ra sự cạnh tranh ngày càng lớn đểvào đại học Tuy nhiên, mong muốn học đại họccũng là động lực giúp thanh thiếu niên phấn đấuhọc tập Nghiên cứu về giáo dục dạy nghề chothấy kỳ vọng vào đại học quá lớn có thể tác độngtiêu cực lên mong muốn theo học nghề của thanhthiếu niên6 Theo kết quả nghiên cứu này, tỷ lệhọc nghề rất thấp, chỉ đạt 18,9% Vấn đề học nghềcần được nghiên cứu sâu thêm đặc biệt là nhu cầuvà các thể loại đào tạo hiện có, nhất là để chươngtrình đào tạo gắn với thị trường lao động

70% thanh thiếu niên hiện đang đi học cho rằngtrường học đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh,sinh viên khuyết tật Quan niệm này xem ra khôngsát với thực tế, vì tỷ lệ người khuyết tật tiếp cậnvới giáo dục còn hạn chế, đặc biệt là giáo dục sauđại học Tỷ lệ cao này cũng có thể do thanh thiếuniên thể hiện sự cảm thông và mong muốn tạođiều kiện cho học sinh khuyết tật trong khi cơ sởvật chất chưa đáp ứng được ngay

1 Liên hợp quốc tại Việt Nam, Đưa các Mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ đến gần hơn với người dân, Hà Nội, 2002.2 Chiến lược Phát triển Giáo dục 2001-2010, Hà Nội, 2001.3 UNICEF Văn phòng khu vực, “Hãy nói lên! Tiếng nói của trẻ

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN