1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam

68 422 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 4,28 MB

Nội dung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1, Học viện Nông nghi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐẮC HẢI

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

THỨC ĂN CỦA MỘT SỐ DÒNG CÁ RÔ PHI

TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MÃ SỐ:60.62.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN VĂN TIẾN

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, các kết quả và số liệu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Mọi số liệu, thông tin trích dẫn trong bài luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Bắc Ninh, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Hải

Trang 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khoá học và hoàn thành bản luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Văn Tiến người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện

đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban quản lý Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt Trường Cao đẳng thủy sản, nơi tôi công tác và thực hiện đề tài tốt nghiệp, đã tạo điều kiện cơ sở hạ tầng trong quá trình thực hiện đề tài

Xin cảm ơn các anh chị em lớp cao học Nuôi trồng Thủy sản khóa 21 đã cùng chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình học

Bắc Ninh, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Hải

Trang 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

Mục tiêu của đề tài 2

Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi 4

1.1.1 Đặc điểm phân loại học 4

1.1.2 Đặc điểm hình thái cá rô phi vằn 5

1.1.3 Tập tính ăn 5

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 5

1.1.5 Nhiệt độ 6

1.1.6 Độ pH 7

1.1.7 Ô xy hòa tan 7

1.2 Tổng quan về nghề nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam 8

1.2.1 Tình hình nuôi và sản xuất giống cá rô phi trên thế giới 8

1.2.2 Tình hình nuôi và sản xuất giống cá rô phi ở Việt Nam 10

1.3 Tổng quan về các dòng cá nghiên cứu 17

1.3.1 Cá rô phi dòng NOVIT4 17

1.3.2 Cá rô phi dòng GIFT 17

1.3.3 Cá rô phi dòng Lai xa 18

Trang 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20

2.2 Vật liệu nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Bố trí thí nghiệm 21

2.3.2 Cho ăn và chăm sóc 21

2.3.3 Thu thập số liệu 22

2.3.4 Xử lý số liệu 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

3.1 Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong lồng thí nghiệm 24

3.1.1 Biến động nhiệt độ nước 24

3.1.2 Biến động giá trị pH 25

3.1.3 Biến động hàm lượng oxy hòa tan 26

3.1.4 Biến động hàm lượng NH3 27

3.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá rô phi thí nghiệm 28

3.2.1 Tăng trưởng cá rô phi thí nghiệm 28

3.2.2 Tỷ lệ sống cá rô phi thí nghiệm 31

3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn 32

3.3.1 Hệ số thức ăn (FCR) và thức ăn tiêu thụ theo khối lượng khô (DFI) 32

3.3.2 Hiệu quả sử dụng protein(PER) và tỷ lệ protein tích lũy (PPD%) 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36

1 Kết luận 34

2 Kiến nghị 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp một số dòng cá rô phi tại Việt Nam 14 Bảng 1.2: Một số thành tựu chọn giống nâng cao chất lượng cá rô phi ở Việt Nam 15 Bảng 3.1: Tăng trưởng khối lượng và tăng trưởng bình quân ngày g/con/ngày

ba dòng cá rô phi 30 Bảng 3.2 Hiệu quả sử dụng protein (PER) và Tỷ lệ protein tích lũy (PPD%)

của ba dòng cá rô phi thí nghiệm 35

Trang 7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cá rô phivằn(Oreochromis niloticus) 4

Hình 1.2: Sản lượng và tỷ lệ sản lượng cá rô phi trong cơ cấu sản lượng cá nước ngọt Việt Nam (Số liệu năm 2012 FISHSTATJ, 2014) 12

Hình 1.3: Tăng trưởng sản lượng cá rô phi nuôi của Việt Nam trong 5 năm từ 2008-2012 (FISHSTATJ, 2014) 13

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh tăng trưởng của 3 dòng cá rô phi 21

Hình 3.1:Biến động nhiệt độ nước của các lồng nuôi theo tuần 25

Hình 3.2: Biến động giá trị pH nước trong các lồng qua các tuần thí nghiệm 34

Hình 3.3: Biến động hàm lượng ô xy hòa tan trong các lồng qua các tuần thí nghiệm 27

Hình 3.4 Biến động hàm lượng NH3nước trong thời gian thí nghiệm 28

Hình 3.5 Biểu đồ tăng trưởng của ba dòng cá rô phi thí nghiệm 30

Hình 3.6 Tỷ lệ sống của các dòng cá khi kết thúc thí nghiệm 31

Hình 3.7 So sánh hệ số thức ăn ba dòng cá rô phi thí nghiệm sau 150 ngày nuôi 32

Hình 3.8 Thức ăn tiêu thụ theo khối lượng khô cho 1 cá thể trong thời gian 150 ngày thí nghiệm (TB±SD) 33

Trang 8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DFI Dried Feed Intake: Thức ăn tiêu thụ theo khối lượng

khô DWG Daily weight gained: Tăng trọng khối lượng theo ngày

Trang 9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

Cá rô phi thuộc bộ cá Vược (Perciformes), họ Cichlidae, có nguồn gốc Châu Phi Cá rô phi là tên gọi chung của khoảng 80 loài cá trong đó, các loài

thuộc giống Oreochromis được nuôi phổ biến nhất

Cá rô phi loài cá nuôi nước ngọt quan trọng có sản lượng cao thứ hai sau nhóm cá chép Trong thập niên từ 2002 đến 2011, sản lượng cá rô phi tăng từ 1,115 triệu tấn lên 3,2 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình 28,7%/năm Những năm gần đây sản lượng cá rô phi tăng nhanh với tốc độ

>25%/năm, trở thành đối tượng nuôi chủ lực của nhiều quốc gia Hiện nay, cá rô phi đã được nuôi ở trên 100 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc và các nước còn lại ở châu Á là khu vực sản xuất cá rô phi lớn nhất, chiếm 75% tổng sản lượng cá rô phi thế giới

Sự tăng nhanh về sản lượng cá rô phi ngoài những đóng góp quan trọng

từ công nghệ nuôi, tăng mức độ thâm canh và siêu thâm canh, công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phát triển nên người nuôi đã chuyển từ nuôi nước xanh

sử dụng thức ăn tự chế sang nuôi bằng thức ăn công nghiệp, còn có sự đóng góp quan trọng từ các chương trình chọn giống Nhiều tính trạng đã được cải thiện vượt bậc sau chọn giống, đặc biệt là tính trạng tăng trưởng, tỷ lệ philet cao, sức kháng bệnh tốt… Bên cạnh đó công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng hooc môn cũng dần được thay thế bằng công nghệ lai khác loài giữa cá rô phi

Oreochromis niloticus và cá Rô phi xanh Oreochromis aureus tạo ra con lai có

tỷ lệ giới tính đực >95%

Ở Việt Nam, cá rô phi đang nuôi có 3 nhóm loài: cá rô phi vằn (O

niloticus) gồm có 3 dòng: GIFT, dòng NOVIT và dòng cá rô phi vằn chịu mặn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Đến nay các dòng cá rô phi vằn nuôi ở Việt Nam đã có nhiều cải thiện về chất lượng sau hàng loạt các chương

Trang 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

trình chọn giống Ngoài ra, cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) do Viên nghiên cứu

Nuôi Trồng Thủy sản 2 nghiên cứu và chọn tạo giống cũng là dòng cá được nuôi khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Dòng cá rô phi đơn

tính đực sản xuất bằng con lai khác loài giữa cá rô phi xanh Oreochromis aureus và

cá rô phi vằn (O niloticus) như dòng cá Lai xa do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy

sản 1 nghiên cứu sản xuất, dòng Cát Phú do Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh nhập công nghệ từ Trung Quốc

Ngoài ra, qua con đường tiểu ngạch, một số doanh nghiệp đã nhập cá giống rô phi dòng Đường Nghiệp, Sodan, và một số giống cá diêu hồng từ Trung Quốc, Thái Lan Tuy nhiên những dòng cá này đều chưa qua khảo nghiệm giống và chưa chính thức được phép lưu hành trên thị trường

Việc đánh giá chất lượng một số dòng cá rô phi, từ đó có khuyến cáo phù hợp cho người nuôi là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cần thiết Nghiên cứu này được thực hiện với nội dung nuôi và so sánh nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của ba dòng cá rô phi được nuôi phổ biến ở Việt Nam gồm dòng NOVIT4, và dòng Lai xa do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 sản xuất, dòng GIFT là dòng cá chọn giống của Viện nuôi trồng Thủy

sản 2

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là góp phần đánh giá chất lượng ba dòng cá rô phi nuôi phổ biến tại Việt Nam thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng, tỷ

lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn làm cơ sở khuyến cáo lựa chọn giống cá

nuôi phù hợp trong giai đoạn nuôi thương phẩm

Nội dung nghiên cứu

1 So sánh tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của 3 dòng cá rô phi được nuôi phổ biến tại Việt Nam: NOVIT4, GIFT và Lai Xa

Trang 11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

2 So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn của 3 dòng cá rô phi được nuôi phổ biến tại Việt Nam

Trang 12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi

1.1.1.Đặc điểm phân loại học

Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, hiện chúng được nuôi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới Trong 10 loài cá rô phi được nuôi phổ biến thì cá rô phi vằn

Oreochromis niloticus là đối tượng có sản lượng cao nhất Dựa vào đặc điểm sinh sản và hình thái học người ta chia cá rô phi thành 3 giống (Trewavas, 1983): Giống

Tilapia đẻ trứng bám vào giá thể ; Giống Sarotherodon : Cá đực hay cá cái ấp trứng trong miệng ; Giống Oreochromis: cá cái ấp trứng trong miệng

Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 80 loài cá rô phi nằm trong họ Cichlidae nhưng chỉ có khoảng 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản (Macintosh và Little., 1995)

Hệ thống phân loại cá rô phi vằn (hình 1.1) như sau :

Bộ cá vược: Perciformes

Bộ phụ: Percoidae

Họ: Cichlidae

Loài: Oreochromis niloticus

Hình 1.1: Cá rô phivằn(Oreochromis niloticus)

Trang 13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

1.1.2 Đặc điểm hình thái cá rô phi vằn

Cá rô phi vằn O niloticus toàn thân phủ vảy sáng bóng, phần lưng có

màu xám nhạt Trên thân có 7 – 9 vạch đậm chạy từ lưng xuống bụng Vây đuôi

có màu sọc đen đậm, chạy song song từ phía trên xuống phía dưới

1.1.3 Tập tính ăn

Cá rô phi là loài ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu thực vật phù du, động vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng côn trùng, động vật đáy Khi còn nhỏ cá rô phi ăn sinhvật phù du như tảo và động vật phù du nhỏ Khi trưởng thành cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn các loại tảo lắng ở đáy ao, ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh (Nguyễn Văn Hảo,1995).Tuy nhiên, trong ao nuôi cá ăn cả thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp

1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Sự sinh trưởng của cá rô phi mang tính đặc trưng của loài, các loài cá rô

phi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau Loài O niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh và vượt trội so với loài O Mossambicus (Nguyễn Văn Hảo, 1995).Cá rô phi loài O niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến O

galilaeus và O.aureus (Lowe, 1982)

Trong cùng một loài các dòng khác nhau cũng có tốc độ tăng trưởng khác

nhau Khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của 3 dòng cá O niloticus là dòng

Egypt, dòng Ivory Coast và dòng Ghana trong cùng một điều kiện nuôi cho thấy dòng Egypt cá tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kém nhất là dòng Ghana (Khater

và Smitherman, 1998) Nghiên cứu về sinh trưởng ở Philipphin đối với cá O

niloticus dòng Israel, dòng Singapore và dòng Đài Loan kết quả cho thấy dòng Israel có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, kém nhất là dòng Đài Loan (Tayamen và Guerrero, 1998)

Trang 14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Khi so sánh tốc độ sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá rô phi

O.niloticuschọn giống dòng GIFT và dòng không được chọn giống, kết quả cho thấy cá chọn giống dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn và hệ số thức

ăn cũng thấp hơn so với dòng cá không chọn giống (Ridha,2004).So sánh sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi GenoMar Supreme Tilapia dòng GST1 và GST3, kết quả cũng cho thấy dòng GST3 có ưu thế vượt trội cả về sinh trưởng

và tỷ lệ sống (Zimmermann và Natividad, 2004)

Ở Việt Nam khi nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của các dòng cá O

niloticus, cá rô phi dòng GIFT sinh trưởng nhanh nhất, tiếp đến là dòng Việt và dòng Thái, sinh trưởng chậm nhất là dòng Ai (Nguyễn Công Dân, 1998)

So sánh về tốc độ tăng trưởng của con lai các dòng cá rô phi bằng phương pháp lai khác loài cũng cho những kết quả khác nhau ở các dòng con lai Tốc độ

tăng trưởng của con lai giữa cá ♂ O aureus x ♀ GIFT lớn hơn con lai giữa cá

♂O aureus x ♀O niloticus Thái và thấp nhất là con lai giữa ♂O aureus x ♀ O

niloticus (Chen S C., 1997) Pullin (1998) cho rằng con lai giữa O.niloticus với O.aureus có ưu thế về sinh trưởng tốt hơn sovới bố mẹ của chúng Theo Suat Dikel (2001) khi so sánh tốc độ sinh trưởng của con lai 3 dòng rô phi: O

niloticus, O aureus và con lai giữa ♂ O aureus x ♀ O niloticus thì tốc độ tăng

trưởng ở con lai khác loài là lớn nhất

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2007), giai đoạn nuôi thương phẩm NOVIT 4 có tốc độ sinh trưởng cao nhất đạt 1,9 g/con/ngày, kế đến là dòng GIFT đạt 1,65 g/con/ngày và thấp nhất dòng Việt đạt 1,44 g/con/ngày

1.1.5 Nhiệt độ

Là loài cá nhiệt đới có nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu nóng tốt

và khả năng chịu lạnh của cá rô phi kém Cá rô phi có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 400C và chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 100C (Cherviski, 1982) Khi nhiệt độ xuống dưới 200C kéo dài làm cho cá sinh trưởng chậm, nhiệt độ

Trang 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng là từ 25 - 350C (Huet, 1994) Nhiệt độ càng thấp thì cá rô phi càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.Nhiệt độ nước thích hợp nhất cho ấp trứng rô phi là trên

200C (Pillay, 1995)

Khả năng chịu lạnh của các loài cá rô phi ở mỗi loài đều có sự khác biệt,

loài cá rô phi xanh O.aureusvà T zillii có khả năng chịu lạnh tốt nhất, tiếp đến là

O mossambicus và O hornorum, cuối cùng là O niloticus (Bechrends và ctv.,

1990) Nghiên cứu về giới hạn nhiệt độ của một số loài cá rô phi cho thấy giới

hạn nhiệt độ thấp của O aureus là 8 – 8,50C, cao là 410C, O niloticus thấp là 11

- 130C, cao là 420C, O mossambicus thấp từ 8 - 100C và cao là 420C (Chervinski, 1982) Trong cùng một loài thì ngưỡng chịu nhiệt của các dòng

cũng có sự sai khác về khả năng chịu lạnh, khả năng chịu lạnh của loài O

niloticus dòng Egypt là 100C, dòng Ivory Coast là 12,20C và dòng Ghana là 14,40C (Khater và Smithheman, 1998) Khả năng thích ứng với các biên độ nhiệt của cá rô phi còn phụ thuộc vào kích cỡ cá, sự thuần hoá và độ mặn của môi trường nước

O.niloticus và O mossambicus có thể chịu đựng được khi ngưỡng oxy xuống

Trang 16

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

còn 0,1 mg/l Tuy nhiên hàm lượng oxy thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi (Elsafed và ctv, 2006)

1.2 Tổng quan về nghề nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình nuôi và sản xuất giống cá rô phi trên thế giới

Trong những năm gần đây, sản lượng cá rô phi tăng nhanh là do chúng

có nhiều đặc điểm ưu việt như sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon và

có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện môi trường Cá rô phi nuôi từ cỡ giống 5-10 g/con có thể đạt khối lượng trung bình >500 g sau 5-6 tháng nuôi Tỷ

lệ filet đạt 2,8-3,2 kg nguyên liệu cho 1 kg filet Là loài ăn tạp thiên về thực vật,

cá rô phi sử dụng tốt thức ăn công nghiệp có thành phần các nguyên liệu từ thực vật Trong nuôi thương phẩm quy mô công nghiệp, hệ số thức ăn khá thấp từ 1,5-1,8 Cá rô phi cũng là loài có khả năng ăn lọc và sử dụng tốt thức ăn tự nhiên, do vậy cũng phù hợp với nuôi trong các mô hình nuôi kết hợp sử dụng thức ăn là phụ phẩm trồng trọt chăn nuôi Cá rô phi còn là loài rộng muối, sinh trưởng tốt trong cả môi trường nước ngọt và lợ mặn nên khả năng mở rộng diện tích nuôi là rất lớn Chúng còn phù hợp với các dạng hình mặt nước khác nhau như nuôi trong lồng bè trên sông và hồ chứa, nuôi trong ao nước ngọt, nuôi trong ao nước lợ mặn và nuôi xen canh với tôm Do thích ứng rộng, cá rô phi đã

và sẽ là loài cá nuôi quan trọng, có tiềm năng mở rộng đóng góp vào nhu cầu sản phẩm thủy sản ngày càng tăng của thế giới

Sự tăng nhanh về sản lượng cá rô phi ngoài những đóng góp quan trọng

từ công nghệ nuôi, tăng mức độ thâm canh và siêu thâm canh, phát triển của thức ăn công nghiệp còn có vai trò quan trọng của các chương trình chọn giống

và công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng hoóc môn và lai khác loài

Trên cá rô phi vằn hiện đã có một số chương trình chọn giống, tập trung vào tính trạng tăng trưởng Phương pháp chọn lọc có thể là chọn lọc cá thể (Hulata và ctv, 1986) hoặc chọn lọc gia đình (Bentsen và ctv, 2012;

Trang 17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Ponzoni và ctv, 2011) Chọn lọc cá thể trên cá rô phi được báo cáo là không đạt hiệu quả (Hulata và ctv, 1986) Điều này cho thấy sự cần thiết phải áp dụng phương pháp chọn lọc gia đình trên cá rô phi (Gjedrem, 2012) Cho đến nay, trong số các chương trình chọn giống trên cá rô phi thì Dự án GIFT (Genetic Improvement of Farmed Tilapia) (Bentsen và ctv, 2012) là được biết đến nhiều hơn cả và đạt được những kết quả đáng chú ý Dự án GIFT được thực hiện trong

10 năm (1988 – 1997) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với sự tham gia của Trung tâm Nghề cá Thế giới, AKVAFORSK (Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Na Uy) và một số cơ quan nghiên cứu thủy sản Philippines Kết quả sau 5 thế hệ chọn giống tăng trưởng của cá rô phi GIFT tăng hơn 80% so với quần thể ban đầu Từ đó, cá rô phi GIFT được phát tán và nuôi phổ biến ở nhiều nước khu vực Châu Á và Châu Phi Kết quả cho thấy cá GIFT tăng trưởng nhanh hơn từ 40 – 60% so với cá rô phi địa phương, đồng thời mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế và xã hội (Asian Development Bank, 2005)

Nhiều giống cá rô phi với tên thương mại có phẩm chất tốt hiện đang được nuôi ở phổ biến ở các nước châu Á bao gồm FaST, GIFT, GET-EXCEL, GMT, Nirwana, Gesit (super male), BEST, RedNIFI, Janti, Saline (chịu mặn), Chitralada, Đường nghiệp, Cát Phú, Lai xa, GIFT, NOVIT4, ISRAEL Những giống mới này hầu hết là kết quả của chọn giống, lai khác loài hay tạo bằng công nghệ di truyền phân tử Sự đa dạng về giống cá rô phi chất lượng cao đã và đang là động lực đóng góp vào sự tăng trưởng sản lượng chung của nghề nuôi cá

rô phi thế giới

Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực đã khắc phục được nhược điểm sinh sản tự nhiên trong ao Nhờ vậy hệ số thức ăn được cải thiện, kích cỡ thu hoạch lớn và đồng đều Trong ba công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực hiện đang được áp dụng đó là chuyển đổi giới tính bằng xử lý hooc môn giai đoạn cá bột lên hương, lai khác loài và công nghệ siêu đực thì xử lý

Trang 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

đơn tính đực bằng hooc môn và lai khác loài đang được áp dụng phổ biến nhất

Xu hướng trong tương lai sẽ dần chuyển sang sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng lai khác loài do những lo ngại về dư lượng hooc môn và ảnh hưởng đến môi trường nước của ngươi tiêu dùng châu Âu và Mỹ, thị trường tiêu thụ cá rô phi chính của thế giới

Tóm lại, cá rô phi là loài cá nuôi quan trọng trên thế giới, có tiềm năng

để phát triển thành đối tượng nuôi quan trọng đem lại sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Với nhiều đặc điểm ưu việt nhờ đặc tính của loài, sự phát triển của công nghệ nuôi, thức ăn và đặc biệt là công nghệ di truyền

đã chọn tạo những giống cá rô phi chất lượng tốt nên chắc chắn trong tương lai gần, cá rô phi tiếp tục được nuôi ở quy mô và sản lượng lớn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm thủy sản thế giới

1.2.2 Tình hình nuôi và sản xuất giống cá rô phi ở Việt Nam

Theo thống kê FAO (2014), năm 2012 sản lượng cá nước ngọt của Việt Nam đạt 2.060.000 tấn Trong đó cá Tra có sản lượng 1.240.000 tấn, chiếm 60%

tổng sản lượng cá nước ngọt, cá chép (C carpio) và cá rô phi (Oreochromis

spp.) cùng đạt 100.000 tấn, chiếm 5% sản lượng cá nuôi nước ngọt (hình 1.2) Trong nhóm cá nước ngọt, có hai loài có khả năng nuôi với sản lượng lớn phục

vụ chế biến xuất khẩu là cá Tra và cá rô phi Những đối tượng cá nước ngọt khác tuy có sản lượng lớn xong giá trị xuất khẩu thấp vì không thể chế biến thành filet Như vậy, có thể khẳng định cá rô phi là đối tượng cá nước ngọt có tiềm năng phát triển với sản lượng lớn cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng thứ 2, sau đối tượng chủ lực của Việt Nam là cá Tra

Trong những năm gần đây (2008-2012) sản lượng cá rô phi nuôi ở Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, từ 50.000 tấn lên 100.000 tấn (Hình 1.2) Hầu hết sản lượng cá rô phi được nuôi trong ao tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng mà còn rất

ít các vùng nuôi tập trung tạo sản lượng lớn Việc áp dụng các quy phạm thực

Trang 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

hành nuôi tốt (GAP) hay bộ tiêu chuẩn VietGAPs còn khá hạn chế Hơn nữa, sản lượng cá thu hoạch tập trung vào cuối năm và đầu năm sau, chất lượng còn chưa ổn định nên chưa tạo được vùng nguyên liệu lớn cho chế biến xuất khẩu Gần đây đã có một số doanh nghiệp sản xuất cá rô phi với sản lượng lớn phục vụ xuất khẩu, điển hình là Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa năm

2013 đã xuất khẩu 330 tấn cá rô phi đi các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật, Công

Ty Nam Việt (An Giang) năm 2013 đã xuất khẩu khoảng 3.000 tấn cá rô phi, diêu hồng cho chế biến xuất khẩu Do nhu cầu cao của thế giới, giá cá rô phi vào

Mỹ hiện đạt từ 3,8-4,2 đô la Mỹ cho 1 kg nên chắc chắn trong những năm tới sản lượng cá rô phi của Việt Nam sẽ phát triển mạnh theo hướng sản xuất nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu Ngoài ra, do cá rô phi nuôi có kích cỡ thương phẩm lớn, không có xương dăm và chất lượng thịt ngon nên nhu cầu tiêu thụ cá rô phi của thị trường trong nước cũng ngày một nâng cao Đứng trước bối cảnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt kế hoạch sản xuất 150.000 tấn cá rô phi vào năm 2015

Trang 20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Hình 1.2: Sản lượng và tỷ lệ sản lượng cá rô phi trong cơ cấu sản lượng cá

nước ngọt Việt Nam (Số liệu năm 2012 FISHSTATJ, 2014)

Cá rô phi ở Việt Nam được nuôi ở nhiều hình thức khác nhau như nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loài cá khác, nuôi trong ao, lồng bè, nuôi trong môi trường nước ngọt hoặc lợ mặn Hầu hết các mô hình nuôi cá rô phi trong ao đều

ở mức bán thâm canh với năng xuất 8-12 tấn/ha, tỷ lệ nông hộ áp dụng quy trình nuôi thâm canh đạt năng suất cao >20 tấn/ha còn hạn chế do yêu cầu sục khí và thay nước Nuôi cá rô phi trong lồng bè nhỏ khá phổ biến, năng suất đạt 45-70 kg/m3, trong đó nuôi trong lồng bè trên sông khá phổ biến ở miền Bắc (Nam Sách, Hải Dương; Thái Bình, Vĩnh Phúc), miền Trung (Đà Nẵng) hay miền Nam (An giang, Đồng Tháp) Nuôi cá rô phi, diêu hồng trong bè trên hồ chứa cũng phát triển trong những năm gần đây tạo nên một số vùng nuôi ở miền đông Nam

Bộ, Hòa Bình, tuy vậy quy mô lồng bè trên hồ chứa còn chưa tương xứng với tiềm năng Cá rô phi cũng đã được nuôi trong các ao đầm nuôi tôm với mục đích cải tạo ao và nâng cao tỷ lệ sống của tôm nuôi Hầu hết cá rô phi nuôi hiện nay

đã chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp và kích cỡ thương phẩm đạt

>500g/con, đạt kích cỡ cho chế biến filet Tuy vậy, tỷ lệ các khu nuôi tập trung

ít, chưa áp dụng hình thức quản lý trang trại theo VietGAPs Do vậy, hầu hết sản lượng cá rô phi phục vụ tiêu dùng nội địa, tỷ lệ chế biến xuất khẩu còn hạn chế

Trang 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

Hình 1.3: Tăng trưởng sản lượng cá rô phi nuôi của Việt Nam trong 5 năm

từ 2008-2012 (FISHSTATJ, 2014)

Về sản xuất giống cá rô phi, nhu cầu con giống ở miền Bắc ước đạt khoảng > 300 triệu con giống/năm và tập trung nhu cầu vào tháng 3-5 và tháng 9-10 Mặc dù, miền Bắc có trên 40 trại sản xuất giống nhưng năng lực cung cấp chỉ đạt sản lượng <100 triệu con giống/năm, đáp ứng khoảng 30-35% nhu cầu

và thường sản xuất khá muộn khi thời tiết ấm Do vậy, sự thiếu hụt cá giống vào thời điểm đầu năm từ tháng 3-4 là khó khăn là vấn đề được lặp lại hàng năm Bù đắp sự thiếu hụt này, các cơ quan, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất giống đã nhập cá đã có nhiều biện pháp như lưu giữ giống qua đông, nhập cá từ miền Nam và Trung ra miền Bắc vào đầu năm, sản xuất cá rô phi giống trong mùa đông… Ngoài ra đã có một lượng lớn cá giống được các doanh nghiệp tư nhân nhập nội từ Trung Quốc, Đài Loan qua đường tiểu ngạch, tỷ lệ được kiểm dịch với những lô hàng tiểu ngạch này còn thấp Do kiểm soát với những lô giống rô phi nhập khẩu tiểu ngạch hạn chế, việc nhập giống sẽ là cơ hội lây lan các dịch bệnh mới mà điển hình là dịch Streptoccocsis trên cá rô phi đã xảy ra phổ biến trong những năm gần đây, hậu quả làm giảm năng suất và lợi nhuận đã khá rõ ràng ở nhiều địa phương như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Giang Do vậy, hướng

Trang 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

bền vững ở Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tại các vùng

có ưu thế về điều kiện sinh thái (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ) sản xuất

cá rô phi giống cung cấp cho các địa phương miền Bắc vào đầu vụ Nhờ có kiểm soát tốt nguồn cá bố mẹ, công tác kiểm dịch tốt sẽ là cơ sở để đảm bảo nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam và đặc biệt là ĐB Sông Hồng phát triển bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian qua đã đầu tư nhiều chương trình và công trình phục vụ mục tiêu sản xuất cá rô phi giống cho miền Bắc, trong đó có công trình Trung tâm chọn giống cá rô phi và Dự án sản xuất cá rô phi hàng hóa cũng do Trung tâm chọn giống cá rô phi phối hợp với Trung tâm giống thủy sản Bình Định và Quảng Nam phối hợp thực hiện Trong

ba năm qua, dự án đã cung cấp mỗi năm >20 triệu cá rô phi đơn tính đực cho các tỉnh phía Bắc Trong những năm tới, Trung tâm chọn giống cá rô phi tại Quảng Nam phối hợp với Trung tâm giống thủy sản Bình Định, Quảng Nam sản xuất mỗi năm khoảng 150 triệu cá rô phi đơn tính đực, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu

cá rô phi cho các tỉnh phía Bắc

Một số giống cá rô phi nuôi tại Việt Nam được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Tổng hợp một số dòng cá rô phi tại Việt Nam

STT Dòng cá rô phi Đơn vị sản xuất/cung ứng Ưu, nhược điểm

NCNTTS2

Sinh trưởng nhanh, kích

cỡ thương phẩm lớn

tâm chọn giống cá rô phi, Các TT giống TS các tỉnh

Sinh trưởng nhanh, kích

cỡ thương phẩm lớn

3 Lai xa TT Quốc gia giống thủy

sản nước ngọt miền Bắc Trường Cao đẳng thủy sản

Sinh trưởng nhanh, đầu nhỏ, filet cao, số lượng hạn chế

4 Đường nghiệp Doanh nghiệp tư nhân tại Sinh trưởng nhanh, đầu

Trang 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

phẩm lớn, chất lượng thịt nhạt, hệ số thức ăn thấp

nhập từ Trung Quốc

Doanh nghiệp tư nhân Hải Dương, Quảng Ninh

Sinh trưởng chậm, chống chịu kém, màu sắc hồng phấn đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng Thực tiễn cho thấy chất lượng giống cá rô phi ở Việt Nam đã được cải thiện so với giai đoạn trước những năm 90 nhờ kết quả của các chương trình chọn giống và nhập nội những giống có chất lượng tốt Hiện nay, cá rô phi nuôi sau 5-6 tháng đều đạt khối lượng trung bình >500 g/con Đủ điều kiện cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa Tuy nhiên, còn thiếu những đánh giá đầy đủ

về chất lượng giống cá rô phi nhằm có những khuyến cáo phù hợp cho người

nuôi và các doanh nghiệp nuôi, chế biến xuất khẩu

Về chọn giống, các chương trình chọn giống cá rô phi ở Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng (bảng 1.2)

Bảng 1.2: Một số thành tựu chọn giống nâng cao chất lượng cá rô phi ở Việt Nam

STT Chương trình chọn

Tỷ lệ nâng cao chất lượng tính trạng chọn lọc (%)

Số thế

hệ Chủ nhiệm đề tài

Trang 24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

sinh trưởng và chịu

điều kiện nhiệt độ

nuôi không tối ưu

Trang 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

1.3 Tổng quan về các dòng cá nghiên cứu

1.3.1 Cá rô phi dòng NOVIT4

Cá rô phi dòng NOVIT4 là dòng cá chọn giống do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện và đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2004 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp Đây là dòng cá được chọn tạo dựa trên kết quả của Dự

án NORAD “Nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư và đào tạo” do chính phủ Na Uy tài trợ Dòng cá NOVIT 4 được chọn lọc theo hai tính trạng là nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh Vật liệu chọn giống ban đầu là 106 gia đình cá rô phi chọn giống dòng GIFT thế hệ thứ 5, được nhập nội từ Philipines Đến nay, dòng cá NOVIT4 đã trải qua 12 thế hệ chọn lọc Qua mỗi thế hệ, tốc độ sinh trưởng của cá rô phi dòng NOVIT4 ngày càng được cải thiện

Cá rô phi dòng NOVIT4 đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 phát tán và cung cấp cá hậu bị cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và là đối tượng được nuôi rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay Ngoài khả năng sinh trưởng nhanh, có thể đạt khối lượng 600-800g sau 6-7 tháng nuôi, cá rô phi dòng NOVIT4 còn có khả năng chịu lạnh khá tốt, có thể chịu được nhiệt độ lạnh đến

110C trong môt và tuần

1.3.2 Cá rô phi dòng GIFT

Cá rô phi dòng GIFT là kết quả của chương trình chọn giống của Trung tâm nghề cá Thế giới, có trụ sở tại Philippines Vật liệu sử dụng cho chương trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT là 8 dòng cá rô phi vằn.Những dòng cá này được lấy từ 4 quần đàn cá tự nhiên ở các vùng khác nhau của châu Phi và Ai Cập, Ghana, Kenya và Senegan, 4 quần đàn còn lại được chọn từn hững dòng cá

di nhập vào Philippines những năm 1979-1984 từ các nước Israel, Thái Lan, Đài Loan, Singapore Những quần đàn tự nhiên trên được chọn làm vật liệu nghiên cứu chọn giống theo sự giới thiệu tại hội thảo về nguồn lợi gen di truyền

cá rô phi (Pullin, 1988) Trong khoảng thời gian từ 1986-1995 dự án nâng cao

Trang 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

chất lượng di truyền của cá rô phi với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức liên hợp quốc (UNDP) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB), dựa theo phương pháp chọn lọc gia đình đã thu được kết quả rất tốt Theo Eknath (1992), cá rô phi dòng GIFTcó tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn lần lượt là 60% và 50%

so với tất cả các dòng đang tồn tại của Philipines và Israel Cá rô phi dòng GIFT

có tốc độ tăng trưởng sau mỗi thế hệ chọn lọc đạt khoảng15% Theo Bolivarand Newkirk (2002), sau 5 thế hệ cá rô phi dòng GIFT đã tăng khoảng 75 % về sức sinh trưởng so với thế hệ chọn giống ban đầu

Chương trình chọn giống dòng GIFT đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện trên cơ sở là đàn cá rô phi dòng GIFT thế hệ thứ 4 của Trung tâm nghề cá thế giới Qua quá trình chọn lọc 3 thế hệ, mỗi thế hệ tốc

độ sinh trưởng đã được cải thiện tăng 12% so với vật liệu chọn giống ban đầu (Trịnh Quốc Trọng và ctv., 2009) Đến nay, dòng cá GIFT do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 sản xuất đã được phát tán cho nhiều cơ sở sản xuất giống tại nhiều địa phương khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Trong nghiên cứu này, vật liệu thí nghiệm dòng GIFT có nguồn gốc từ đàn cá rô phi chọn giống của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2

1.3.3 Cá rô phi dòng Lai xa

Trên thế giới, một số nước như Israel, Đài loan, Trung Quốc đã Việt Nam

và đang ứng dụng công nghệ tạo cá rô phi đơn tính đực bằng lai khác loài Lai

khác loài chủ yếu là lai giữa cá rô phi vằn O niloticus và cá rô phi xanh O

aureus Việc lai khác loài yêu cầu công tác lưu giữ được dòng bố, mẹ thuần một cách nghiêm ngặt

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, trong khuôn khổ dự án “Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng lai khác loài phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu”,

do TS Phạm Anh Tuấn làm chủ nhiệm, đã tiến hành nhập nội cá rô phi dòng

xanh O aureus, rô phi dòng vằn O.niloticus từ Israel, Trung Quốc để phục vụ

Trang 27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

cho công tác nghiên cứu tạo cá rô phi đơn tính đực Năm 2010-2012, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tiếp tục thực hiện dự án “Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai khác loài với mục tiêu hoàn thiện công nghệ

và chủ động sản xuất hàng loại giống cá rô phi đơn tính đực bằng công nghệ lai khác loài Đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã làm chủ công nghệ và tạo được cá rô phi đơn tính đực quy mô sản xuất với tỷ lệ cá đực cao

>95% (Lê Ngọc Khánh và ctv., 2013) Cá rô phi đơn tính đực Lai xa tạo ra bằng phương pháp lai khác loài của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ưu điểm tăng trưởng nhanh, tỷ lệ filet cao Giải pháp lai khác loài tạo ra nguồn cá giống đơn tính đực có chất lượng tốt, khắc phục được những nghi ngại dư lượng hoóc môn so với công nghệ xử lý giới tính đực bằng cách cho cá bột ăn thức ăn trộn hoóc môn Nghiên cứu này sử dụng vật liệu cá Lai xa do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 sản xuất

Như vậy, cá rô phi là đối tượng nuôi quan trọng, tiềm năng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu cơ sở dữ liệu

để đánh giá đầy đủ về chất lượng cá giống Nghiên cứu này cung cấp những dẫn liệu khoa học, cho phép bước đầu đánh giá chất lượng 3 dòng cá rô phi nghiên cứu thông qua các đặc điểm như khả năng sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng

thức ăn ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trong điều kiện tại Việt Nam

Trang 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013 tại Trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Trường Cao đẳng Thủy sản, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

2.2 Vật liệu nghiên cứu

Cá giống: Cá giống sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm 3 dòng cá Rô phi GIFT, NOVIT4 và cá rô phi Lai xa Cá rô phi dòng GIFT thí nghiệm có nguồn gốc từ đàn cá rô phi chọn giống dòng GIFT của Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2

Cá rô phi dòng NOVIT4 có nguồn gốc từ đàn cá rô phi chọn giống dòng NOVIT4thế hệ thứ 12, được sản xuất tại phòng Sinh học thực nghiệm Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản1

Cá rô phi Lai xa (con lai giữa cá rô phi vằn O.niloticus và O aureus)

dùng trong thí nghiệm được sản xuất tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản1, thành phố Hải Dương Cá bột của ba dòng cá thí nghiệm cùng được sản xuất trong một đợt được vận chuyển đến Trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nuôi riêng trong 3 bể 5m3 đến khi cá đạt khối lượng trung bình >10 gam/con thì được

sử dụng làm vật liệu nghiên cứu

Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm này là thức ăn thương mại của Công ty Cargill Việt Nam, có hàm lượng protein 30% và 28% Loại thức ăn được điều chỉnh theo sinh trưởng của cá nuôi trong thời gian thí nghiệm

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh tăng trưởng của 3 dòng cá rô phi

2.3.2.Cho ăn và chăm sóc

Cá thí nghiệm được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi của công ty Cargill Việt Nam Hàm lượng đạm trong thức ăn sử dụng ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm từ tháng nuôi 1 đến tháng nuôi 4 là 30% và tháng nuôi thứ 5 là 28% Cá được cho ăn 3 lần/ngày vào lúc 8h, 11h và 17h với khẩu phần ăn tháng thứ nhất là 7% khối lượng thân, tháng thứ 2 là 5% khối lượng thân, tháng thứ 3 -

5 là 3% khối lượng thân

Khối lượng cá được xác định qua cân đo định kỳ hàng tháng là cơ sở để tính toán khẩu phần cho ăn của cá, đảm bảo cá thí nghiệm được ăn đủ và không

có thức ăn dư thừa trong quá trình thí nghiệm

Trang 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

2.3.3 Thu thập số liệu

Sinh trưởng cá nuôi trong thời gian thí nghiệm được xác định bằng cách cân đo ngẫu nhiên 30 cá thể ở mỗi lồng nuôi, tương đương với 50% số lượng cá thí nghiệm ở mỗi lồng Để giảm stress cho cá khi cân đo, ngừng cho cá ăn một ngày trước khi thu mẫu Khối lượng trung bình của cá hàng tháng là cơ sở để tính toán khẩu phần cho ăn hàng ngày Để xác định tăng trưởng khối lượng cá nuôi, cân toàn bộ khối lượng cá ở các lồng khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm Tăng trọng khối lượng được xác định bằng công thức:

+ Tăng trưởng khối lượng (WG) (g/con) = Khối lượng trung bình khi thu

Wf (g) – khối lượng trung bình khi thả Wi (g)

+ Tốc độ tăng trưởng của cá theo ngày (DWG) (g/con/ngày) = (Khối lượng trung bình cá sau thí nghiệm – Khối lượng trung bình cá trước thí nghiệm)/ Thời gian nuôi

Để tính toán hiệu quả sử dụng thức ăn, mẫu thức ăn thí nghiệm, 100g cá khi bắt đầu thí nghiệm của mỗi nghiệm thức và mẫu 5 cá thể ở mỗi lồng được gửi phân tích xác định thành phần dinh dưỡng tại Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Các chỉ tiêu dinh dưỡng của cá thí nghiệm bao gồm: protein thô, lipid thô, tro thô và độ ẩm

Ghi chép lượng thức ăn sử dụng: Lượng thức ăn được ghi chép hàng ngày và tổng lượng thức ăn và chủng loại thức ăn đã sử dụng cho mỗi lồng thí nghiệm làm căn cứ xác định hệ số thức ăn cho cả chu kỳ nuôi và làm căn cứ xác định hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein Một số công thức đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn như sau:

• Khối lượng thức ăn tiêu thụ theo khối lượng khô (DFI)(g/con/thời gian thí nghiệm) = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày trong thời gian thí nghiệm tính theo khối lượng khô (g)/số cá nuôi

• Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = (Tổng lượng thức ăn cá đã tiêu

Trang 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

thụ/Tăng trọng khối lượng)

• Hiệu quả sử dụng protein (PER) = Khối lượng cá tăng trọng (g)/protein tiêu thụ (g)

• Phần trăm protein tích lũy (PPD) (%) = (Protein cá sau thí nghiệm x khối lượng cá thu hoạch – Protein cá trước thí nghiệm x khối lượng cá thả) kg×100/protein thức ăn cá đã tiêu thụ (kg)

- Một số số yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ nước (ToC), hàm lượng ôxy hòa tan (DO), độ pH, NH3 đượcxác định như sau: Nhiệt độ nước, pH và ô

xy hòa tan được đo 2 lần/ ngày vào lúc 7:00 và 14:00 bằng máy đo đa chỉ tiêu Horiba (Nhật Bản) Hàm lượng NH3 được xác định 1 lần/tuần bằng phương pháp test nhanh sử dụng bộ kit Sera của Đức

2.3.4.Xử lý số liệu

Số liệu trung bình là số liệu của 3 lần lặp lại ( ± độ lệch chuẩn (SD) hoặc sai số của giá trị trung bình SE) So sánh sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức thí nghiệm sử dụng phân tích phương sai một nhân tố sử dụng theo chuẩn turkey với độ tin cậy P=0,05 Các số liệu về tỷ lệ % trước khi so sánh anova 1 nhân tố được chuyển đổi sang arsine để số liệu phân bố theo quy luật chuẩn, đảm bảo điều kiện ANOVA Phân tích số liệu sử dụng phần mềm SPSS

Trang 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong lồng thí nghiệm

Mặc dù các yếu tố môi trường không phải là yếu tố thí nghiệm trong nghiên cứu này song có vai trò quan trọng Việc xác định một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, ô xy hòa tan, PH và NH3cho phép đánh giá sự đồng nhất về điều kiện thí nghiệm giữa các nghiệm thức và sự phù hợp của các yếu tố

này với sinh trưởng của cá Rô phi thí nghiệm

3.1.1 Biến động nhiệt độ nước

Trong quá trình thí nghiệm từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013, nhiệt độ trung bình hàng tuần nước ở các lồng thí nghiệm dao động trong khoảng 26,2 – 31,40C Nhiệt độ trung bình nước ao có xu hướng giảm dần vào cuối chu kỳ nuôi do thời tiết chuyển từ mùa hè sang mùa Thu Kết quả theo dõi nhiệt độ cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm do các lồng thí nghiệm được bố trí trong cùng 1 ao nuôi (hình 3.1) Nhiệt độ nước trong khoảng từ 26,2-31,40C nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Rô phi thí nghiệm Chervinski, (1982) báo cáo rằng, cá rô phi có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 10 - 400C, sinh trưởng tối ưu trong khoảng từ 25-350C, sinh trưởng chậm ở 200C và bỏ ăn khi nhiệt độ nước thấp dưới150C

Trang 33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Hình 3.1:Biến động nhiệt độ nước của các lồng nuôi theo tuần

và làm cản trở hoạt động của một số men trong sinh vật làm thức ăn cho cá (Trịnh Thị Thanh, 1995) Trong thí nghiệm này pH nằm trong khoảng phù hợp với cá rô phi và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức do các lồng nuôi được bố trí trong cùng một ao (hình 3.2)

Trang 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Hình 3.2: Biến động giá trị pH nước trong các lồng qua các tuần thí nghiệm

3.1.3 Biến động hàm lượng oxy hòa tan

Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình thí nghiệm giao động trong khoảng 3,8 – 5,2 mg/l, nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi (Lê Văn Cát và ctv, 2006) Không có sự khác biệt về hàm lượng ô xy hòa tan giữa các nghiệm thức do các lồng thí nghiệm được bố trí trong cùng một ao (hình 3.3).Theo Nguyễn Chung và ctv., (2004), cá rô phi là loài có khả năng chịu đựng khá tốt với hàm lượng ô xy hòa tan thấp, chúng chỉ ngừng ăn khi mức oxy <1 mg/l Nếu thiếu oxy trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến tăng trọng của cá Cá rô phi có thể chết khi hàm lượng ô xy hòa tan thấp hơn 0,2 mg/L

Ngày đăng: 24/11/2015, 17:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w