Hiệu quả sử dụng protein(PER) và tỷ lệ protein tích lũy (PPD%)

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam (Trang 41 - 44)

Hiệu quả sử dụng protein (PER) là số gam cá tăng trọng khi tiêu thụ 1 gram protein thức ăn. Chỉ số PER cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của các dòng cá thí nghiệm. Trong thí nghiệm ngày, khi cá sử dụng lượng thức ăn có chứa 1 gram protein thì tăng trọng đạt được tương ứng với các dòng cá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 NOVIT4, GIFT và Lai xa lần lượt là 2,38 g/g, 2,17g/g và 2,49 g/g. Trực quan số liệu cho thấy PER đạt cao nhất là dòng Lai xa và thấp nhất là dòng GIFT. Phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt PER giữa dòng NOVIT4 và Lai xa (P>0,05). Trong khi đó PER ở dòng GIFT là thấp nhất trong các dòng cá thí nghiệm (P<0,05) (bảng 3.2) Trong nghiên cứu này, do hệ số thức ăn khá thấp, nên giá trị PER là thấp hơn so với các nghiên cứu Nguyễn Văn Tiến, (2013) khi nuôi cá rô phi dòng NOVIT4 đơn tính trong hệ thống ao nuôi biofloc. Kết quả nghiên cứu này cho thấy hiệu quả sử dụng protein giữa dòng NOVIT4 và dòng lai xa là tương đương nhau. Cần có những đánh giá tiếp theo về hiệu quả sử dụng protein ở giai đoạn cuối nuôi thương phẩm để có những đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng protein của ba dòng cá thí nghiệm để có thể kết luận chặt chẽ hơn và kết quả nghiên cứu có thểứng dụng vào sản xuất.

Tỷ lệ protein tích lũy (PPD%) là tỷ lệ giữa protein trong thức ăn mà cá đã ăn vào và protein cá đã tích lũy thành sinh khối cơ thể. Bằng cách phân tích các chỉ số protein toàn bộ cơ thể cá trước và sau khi thí nghiệm, lượng protein thức ăn cá đã sử dụng cho phép tính toán xác định được PPD%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ protein tích lũy của cá NOVIT4, GIFT và Lai xa lần lượt là 39,77; 36,24 và 41,61%. Tỷ lệ protein tích lũy của dòng GIFT là thấp hơn so với hai dòng cá còn lại (P<0,05). Trong khi đó, tỷ lệ protein tích lũy của hai dòng NOVIT4 và Lai xa là tương đương nhau (P>0,05) (bảng 3.4).Trong điều kiện nuôi cá rô phi thương phẩm trong ao hay lồng bè, hệ số thức ăn thường dao động trong khoảng từ 1,65-1,80, thức ăn có hàm lượng protein trung bình cho cả chu kỳ nuôi là 28% thì PPD thường dao động trong khoảng từ 30-35%. Trong nghiên cứu này PPD% đạt từ 36,24-41,61 là cao hơn những nghiên cứu trước đây. Lý do là hệ số thức ăn ở thí nghiệm này khá thấp, chỉ dao động từ 1,24- 1,42. Ngoài ra, đây là giai đoạn đầu của nuôi thương phẩm, hiệu quả sử dụng protein và hệ số thức ăn thường thấp hơn giai đoạn cuối của nuôi thương phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Bảng 3.2. Hiệu quả sử dụng protein (PER) và Tỷ lệ protein tích lũy (PPD%) của ba dòng cá rô phi thí nghiệm

Các thông số kỹ thuật NOVIT4 GIFT Lai xa Protein thức ăn cá sử dụng (kg) 8,37±0,01 7,92±0,01 8,22±0,01 Khối lượng cá khi thả (kg) 0,82±0,01 0,73±0,02 0,78±0,02 Protein cá khithả (kg) 0,14±0,01 0,12±0,01 0,13±0,01 Khối lượng cá thu (kg) 20,75±0,22 17,90±0,36 21,25±1,45 Protein cá khi thu (kg) 3,46±0,04 2,99±0,06 3,55±0,24 Tăng trọng khối lượng WG (kg) 19,93±0,22 17,17±0,36 20,47±1,45 Protein tích lũy (kg) 3,33±0,04 2,87±0,06 3,42±0,24

Tỷ lệ protein tích lũy PPD (%) 39,77±0,44b 36,24±0,76a 41,61±2,98b Hiệu quả sử dụng protein PER g/g 2,38±0,03b 2,17±0,05a 2,49±0,18b

(Trên cùng một hàng các giá trị trung bình có ký hiệu số mũkhác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P<0,05)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam (Trang 41 - 44)