Trên thế giới, một số nước như Israel, Đài loan, Trung Quốc đã Việt Nam và đang ứng dụng công nghệ tạo cá rô phi đơn tính đực bằng lai khác loài. Lai khác loài chủ yếu là lai giữa cá rô phi vằn O. niloticus và cá rô phi xanh O. aureus. Việc lai khác loài yêu cầu công tác lưu giữđược dòng bố, mẹ thuần một cách nghiêm ngặt.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, trong khuôn khổ dự án “Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng lai khác loài phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu”, do TS Phạm Anh Tuấn làm chủ nhiệm, đã tiến hành nhập nội cá rô phi dòng xanh O. aureus, rô phi dòng vằn O.niloticus từ Israel, Trung Quốc để phục vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 cho công tác nghiên cứu tạo cá rô phi đơn tính đực. Năm 2010-2012, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 tiếp tục thực hiện dự án “Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai khác loài với mục tiêu hoàn thiện công nghệ và chủđộng sản xuất hàng loại giống cá rô phi đơn tính đực bằng công nghệ lai khác loài. Đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 đã làm chủ công nghệ và tạo được cá rô phi đơn tính đực quy mô sản xuất với tỷ lệ cá đực cao >95% (Lê Ngọc Khánh và ctv., 2013). Cá rô phi đơn tính đực Lai xa tạo ra bằng phương pháp lai khác loài của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ưu điểm tăng trưởng nhanh, tỷ lệ filet cao. Giải pháp lai khác loài tạo ra nguồn cá giống đơn tính đực có chất lượng tốt, khắc phục được những nghi ngại dư lượng hoóc môn so với công nghệ xử lý giới tính đực bằng cách cho cá bột ăn thức ăn trộn hoóc môn . Nghiên cứu này sử dụng vật liệu cá Lai xa do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 sản xuất.
Như vậy, cá rô phi là đối tượng nuôi quan trọng, tiềm năng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu cơ sở dữ liệu để đánh giá đầy đủ về chất lượng cá giống. Nghiên cứu này cung cấp những dẫn liệu khoa học, cho phép bước đầu đánh giá chất lượng 3 dòng cá rô phi nghiên cứu thông qua các đặc điểm như khả năng sinh trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm trong điều kiện tại Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU