Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam (Trang 28 - 32)

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013 tại Trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Trường Cao đẳng Thủy sản, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

Cá giống: Cá giống sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm 3 dòng cá Rô phi GIFT, NOVIT4 và cá rô phi Lai xa. Cá rô phi dòng GIFT thí nghiệm có nguồn gốc từ đàn cá rô phi chọn giống dòng GIFT của Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2.

Cá rô phi dòng NOVIT4 có nguồn gốc từđàn cá rô phi chọn giống dòng NOVIT4thế hệ thứ 12, được sản xuất tại phòng Sinh học thực nghiệm Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản1.

Cá rô phi Lai xa (con lai giữa cá rô phi vằn O.niloticus và O. aureus)

dùng trong thí nghiệm được sản xuất tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản1, thành phố Hải Dương. Cá bột của ba dòng cá thí nghiệm cùng được sản xuất trong một đợt được vận chuyển đến Trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nuôi riêng trong 3 bể 5m3 đến khi cá đạt khối lượng trung bình >10 gam/con thì được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu.

Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm này là thức ăn thương mại của Công ty Cargill Việt Nam, có hàm lượng protein 30% và 28%. Loại thức ăn được điều chỉnh theo sinh trưởng của cá nuôi trong thời gian thí nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

2.3.1. B trí thí nghim

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 9 lồng có kích cỡ 1,5 x 1,5, x1,5m, mắt lưới 2a = 10mm, được bố trí trong cùng một ao có diện tích 700 m2, độ sâu nước 2m tại Trại thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản. Thể tích lồng ngập nước là 3m3, có nắp lưới bảo vệ và khung cho ăn bằng lưới mịn bố trí ngập sâu 30 cm phía trong lồng nhằm tránh thức ăn thí nghiệm thất thoát khi cho ăn. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mật độ cá nuôi là 60 cá thể/lồng. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (hình 2.1).

Hình 2.1: Sơđồ bố trí thí nghiệm so sánh tăng trưởng của 3 dòng cá rô phi

2.3.2.Cho ăn và chăm sóc

Cá thí nghiệm được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi của công ty Cargill Việt Nam. Hàm lượng đạm trong thức ăn sử dụng ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm từ tháng nuôi 1 đến tháng nuôi 4 là 30% và tháng nuôi thứ 5 là 28%. Cá được cho ăn 3 lần/ngày vào lúc 8h, 11h và 17h với khẩu phần ăn tháng thứ nhất là 7% khối lượng thân, tháng thứ 2 là 5% khối lượng thân, tháng thứ 3 - 5 là 3% khối lượng thân.

Khối lượng cá được xác định qua cân đo định kỳ hàng tháng là cơ sở để tính toán khẩu phần cho ăn của cá, đảm bảo cá thí nghiệm được ăn đủ và không có thức ăn dư thừa trong quá trình thí nghiệm.

Lai xa GIFT Lai xa GIFT NOVIT4 GIFT NOVIT4 Lai xa NOVIT4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

2.3.3. Thu thp s liu

Sinh trưởng cá nuôi trong thời gian thí nghiệm được xác định bằng cách cân đo ngẫu nhiên 30 cá thể ở mỗi lồng nuôi, tương đương với 50% số lượng cá thí nghiệm ở mỗi lồng. Để giảm stress cho cá khi cân đo, ngừng cho cá ăn một ngày trước khi thu mẫu. Khối lượng trung bình của cá hàng tháng là cơ sở để tính toán khẩu phần cho ăn hàng ngày. Để xác định tăng trưởng khối lượng cá nuôi, cân toàn bộ khối lượng cá ở các lồng khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Tăng trọng khối lượng được xác định bằng công thức:

+ Tăng trưởng khối lượng (WG) (g/con) = Khối lượng trung bình khi thu Wf (g) – khối lượng trung bình khi thả Wi (g).

+ Tốc độ tăng trưởng của cá theo ngày (DWG) (g/con/ngày) = (Khối lượng trung bình cá sau thí nghiệm – Khối lượng trung bình cá trước thí nghiệm)/ Thời gian nuôi.

Để tính toán hiệu quả sử dụng thức ăn, mẫu thức ăn thí nghiệm, 100g cá khi bắt đầu thí nghiệm của mỗi nghiệm thức và mẫu 5 cá thể ở mỗi lồng được gửi phân tích xác định thành phần dinh dưỡng tại Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Các chỉ tiêu dinh dưỡng của cá thí nghiệm bao gồm: protein thô, lipid thô, tro thô và độẩm.

Ghi chép lượng thức ăn sử dụng: Lượng thức ăn được ghi chép hàng ngày và tổng lượng thức ăn và chủng loại thức ăn đã sử dụng cho mỗi lồng thí nghiệm làm căn cứ xác định hệ số thức ăn cho cả chu kỳ nuôi và làm căn cứ xác định hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein. Một số công thức đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn như sau:

• Khối lượng thức ăn tiêu thụ theo khối lượng khô (DFI)(g/con/thời gian thí nghiệm) = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày trong thời gian thí nghiệm tính theo khối lượng khô (g)/số cá nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 thụ/Tăng trọng khối lượng).

• Hiệu quả sử dụng protein (PER) = Khối lượng cá tăng trọng (g)/protein tiêu thụ (g).

• Phần trăm protein tích lũy (PPD) (%) = (Protein cá sau thí nghiệm x khối lượng cá thu hoạch – Protein cá trước thí nghiệm x khối lượng cá thả) kg×100/protein thức ăn cá đã tiêu thụ (kg)

-Một số số yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ nước (ToC), hàm lượng ôxy hòa tan (DO), độ pH, NH3 đượcxác định như sau: Nhiệt độ nước, pH và ô xy hòa tan được đo 2 lần/ ngày vào lúc 7:00 và 14:00 bằng máy đo đa chỉ tiêu Horiba (Nhật Bản). Hàm lượng NH3 được xác định 1 lần/tuần bằng phương pháp test nhanh sử dụng bộ kit Sera của Đức.

2.3.4.X lý s liu

Số liệu trung bình là số liệu của 3 lần lặp lại ( ± độ lệch chuẩn (SD) hoặc sai số của giá trị trung bình SE). So sánh sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức thí nghiệm sử dụng phân tích phương sai một nhân tố sử dụng theo chuẩn turkey với độ tin cậy P=0,05. Các số liệu về tỷ lệ % trước khi so sánh anova 1 nhân tố được chuyển đổi sang arsine để số liệu phân bố theo quy luật chuẩn, đảm bảo điều kiện ANOVA. Phân tích số liệu sử dụng phần mềm SPSS.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam (Trang 28 - 32)