Hệ số thức ăn là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của các dòng cá thí nghiệm tuy nhiên hệ số thức ăn không tỷ lệ nghịch với tăng trưởng của cá nuôi. Trong thí nghiệm này, hệ số thức ăn của cá đạt khá thấp, FCR ở dòng lai xa là 1,24, tiếp đến là dòng NOVIT4 (1,29) và cao nhất là dòng GIFT là (1,42). Không có sự khác biệt về FCR giữa hai dòng cá Lai xa và NOVIT4 (P>0,05). Tuy nhiên, hệ số thức ăn của cá GIFT thí nghiệm là cao hơn so với hai dòng cá còn lại (P<0,05)(hình 3.7). Hệ số thức ăn của cá trong thí nghiệm này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến (2003) (FCR=1,7). Tuy vậy, sự khác biệt này là do cá nuôi trong thí nghiệm này sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao hơn, đồng thời FCR ở cá rô phi thường thấp hơn ở giai đoạn đầu của nuôi thương phẩm so với giai đoạn cuối do cá có khả năng ăn lọc tảo đa bào có trong môi trường nước nuôi. Như vậy, căn cứ trên hệ số thức ăn và tốc độ tăng trưởng trong thí nghiệm này, cá rô phi dòng NOVIT4 và Lai xa là tương đương nhau và có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với dòng GIFT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Khối lượng thức ăn tính theo khối lượng khô (DFI) là số gam thức ăn trung bình mà 1 cá thể cá đã sử dụng trong cả thời gian thí nghiệm (150 ngày). DFI cho phép đánh giá khả năng sử dụng thức ăn của các dòng cá thí nghiệm và là căn cứđể xác định lượng thức ăn cần sử dụng để cá đạt được khối lượng cần thiết trong thời gian nuôi tương đương. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy DFI của dòng NOVIT4 cao hơn so với dòng Lai xa chứng tỏ hiệu quả sử dụng thức ăn của dòng NOVIT4 có xu thế thấp hơn so với dòng lai xa. Tuy nhiên sự khác biệt này ở 150 ngày nuôi là chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05). DFI của cá rô phi dòng GIFT là thấp hơn so với hai dòng còn lại (P<0,05) (Hình 3.8).
Hình 3.8. Thức ăn tiêu thụ theo khối lượng khô cho 1 cá thể trong thời gian 150 ngày thí nghiệm (TB±SD)